Anh chị em thân mến,
Hôm nay tôi muốn tŕnh bày về một nhà thần bí không thuộc Thời Trung
Cổ; đó là Thánh Veronica Giuliani, một Nữ Tu Ḍng Clara Nghèo ngành
Capuchin. Lư do là v́ ngày 27/12 là ngày kỷ niệm 350 năm sinh nhật
của ngài. Citta di Castello, nơi ngài đă sống lâu nhất cũng là nơi
ngài qua đời, và Mercatello – quê quán của ngài – cùng với Giáo Phận
Urbino hân hoan cử hành biến cố này.
Thánh Veronica được sinh ra chính vào ngày 27/12/1660, ở Mercatello,
trong thung lũng Metauro, bởi ông bố Francesco Giuliani và bà mẹ
Benedetta Mancini. Ngài là em út trong 7 chị em, người thứ ba trong
số chị em theo đuổi đời sống đan tu. Ngài được đặt tên là Ursula.
Ngài mất mẹ vào năm 7 tuổi, và cha của ngài di chuyển tới Piacenza
để làm người trông coi khách hàng của lănh địa vị công tước ở Parma.
Trong thành phố này, cô Ursula càng ngày càng cảm thấy ước muốn hiến
dâng cuộc đời của ḿnh cho Chúa Kitô. Tiếng gọi này tôi thúc hơn bao
giờ hết, tới độ mới 17 tuổi cô đă gia nhập ngành tu ngặt của đan
viện Thánh Clara Nghèo ngành Capuchin ở Citta di Castello là nơi
ngài lưu trú suốt cuộc dời của ngài.
Ở đó, chị đă được đặt tên là Veronica, một tên có nghĩa là “ảnh
thật”, và thật thế, chị đă trở thành một h́nh ảnh đích thực của Chúa
Kitô Tử Giá. Một năm sau, chị đă tuyên lời khấn trọng. Cuộc hành
tŕnh bắt đầu để chị nên giống Chúa Kitô bằng nhiều thống hối, đầy
những khổ đau và một số cảm nghiệm thần bí liên quan tới Cuộc Khổ
Nạn của Chúa Giêsu: chịu đội măi gai, được nhiệm hôn, thương tích
trong trái tim và năm dấu. Vào năm 1716, ở tuổi 56, chị trở thành
đan viện mẫu của đan viện này và tiếp tục giữ vai tṛ này cho tới
khi qua đời vào năm 1727, sau một cuộc thống khổ 33 ngày đớn đau
nhất, một cuộc thống khổ lên tới tột độ nơi niềm vui sâu xa đến độ
ngài đă thốt lên những lời sau đây: “Tôi đă gặp được T́nh Yêu, T́nh
Yêu đă cho phép Ḿnh được nh́n thấy! Đó là căn nguyên cho nỗi đớn
đau của tôi. Xin hăy nói như thế cho hết mọi người, xin hăy nói như
thế cho hết mọi người!” (Summarium Beatificationis, 115-120).
Ngài đă ĺa bỏ nơi cư trú trần gian này vào ngày 9/7 để gặp gỡ Thiên
Chúa của ḿnh. Ngài hưởng thọ 67 tuổi; trong đó có 50 năm ngài đă
sống trong đan viện ở Citta di Castello. Ngài được Đức Giáo Hoàng
Grêgôriô XVI phong thánh ngày 26/5/1839.
Thánh Veronica Giuliani viết lách nhiều: thư từ, các tŕnh thuật tự
truyện, các bài thơ. Tuy nhiên, nguồn mạch chính trong việc tái cấu
trúc tư tưởng của ngài là cuốn “Kư Sự” của ngài được bắt đầu từ năm
1693: một cuốn sử 22 ngàn trang viết tay đẹp đẽ, bao gồm 34 năm sống
đời tu kín. Bản văn trải dài một cách bộc phát và liên tục. Không có
vấn đề tẩy xóa hay đính chính, những dấu chấm phẩy hay phân chia
thành các chương hoặc các phần theo một dự tính sẵn có. Thánh
Veronica không muốn sáng tác một tác phẩm văn chương; trái lại, ngài
buộc phải viết ra các cảm nghiệm của ḿnh theo ư muốn của Cha
Girolamo Bastianelli, một tu sĩ Ḍng Filippini, hợp với vị giám mục
địa phận là Antonio Eustachi.
Thánh Veronica có một linh đạo có đặc tính phu thê tập trung vào
Chúa Kitô: Linh đạo của ngài là cảm nghiệm ngài được Chúa Kitô yêu
thương, vị Phu Quân trung thành và chân thành, cũng như nhu cầu cần
đáp ứng bằng một t́nh yêu thiết tha say đắm hơn bao giờ hết. Ngài đă
giải thích hết mọi sự bằng cái then chốt yêu thương, và điều này đă
làm cho ngài thấm đẫm một niềm thanh thản sâu xa. Ngài đă sống trong
hết mọi sự trong mối hiệp nhất với Chúa Kitô, v́ mến yêu Người, và
bằng niềm vui được chứng tỏ cho Người thấy tất cả t́nh yêu khả hữu
nơi một tạo vật.
Chúa Kitô, Đấng mà Thánh Veronica được sâu xa hiệp nhất, là Chúa
Kitô khổ đau trong cuộc khổ nạn, tự nạn và phục sinh; Người là Giêsu
thực hiện việc tự hiến cho Cha để cứu độ chúng ta. Từ cảm nghiệm ấy
cũng xuất phát t́nh yêu mạnh mẽ và đớn đau đối với cả Giáo Hội cũng
như đường lối lưỡng diện của việc nguyện cầu và hy sinh dâng hiến.
Vị Thánh này đă sống theo quan điểm này: Ngài cầu nguyện, chịu khổ,
t́m kiếm “đức thanh bần thánh hảo”, như “bị tước đoạt”, mất bản thân
ḿnh (cf. ibid., III, 523), chính để dược như Chúa Kitô, Đấng đă
hiến trọn bản thân ḿnh.
Ở từng trang trong các bản văn của ḿnh, Thánh Veronica đều phó dâng
một ai đó cho Chúa, bằng việc gia tăng những lời nguyện chuyển cầu
kèm theo viếc hiến dâng bản thân ḿnh trong việc chịu đựng hết mọi
khổ đau. Trái tim của ngài mở rộng ra cho tất cả mọi “nhu cầu của
Hội Thánh”, sống với niềm ước mong phần rỗi của “toàn thế giới”
(ibid., III-IV, passim).
Thánh Veronica đă kêu lên rằng: “Ôi các tội nhân ơi… hăy đến cùng
trái tim Chúa Giêsu; hăy đến với cuộc thanh tẩy của máu châu báu
Người… Người đang đợi chờ các bạn bằng cánh tay rộng mở để ôm ấp các
bạn” (Ibid., II, 16-17). Được tác động bởi một đức ái nhiệt t́nh,
ngài đă chăm sóc, thông cảm và tha thứ cho các chị em trong đan
viện. Ngài hiến dâng các lời cầu nguyện cùng những hy sinh cho Đức
Giáo Hoàng, cho vị giám mục của ḿnh, cho các linh mục cũng như cho
tất cả mọi người cần thiết, bao gồm cả các linh hồn trong Luyện
ngục. Ngài đă tóm tắt sứ vụ chiêm niệm của ḿnh vào những lời này:
“Chúng tôi không đi rao giảng khắp thế giới để hoán cải các linh
hồn, thế nhưng chúng tôi buộc phải cầu nguyện liên lỉ cho tất cả
những ai đang xúc phạm đến Thiên Chúa…. Nhất là bằng các đau khổ của
chúng ta, tức là bằng đường lối sống tử giá” (Ibid., IV, 877). Vị
thánh của chúng ta coi sứ vụ này như “ở giữa” con người và Thiên
Chúa, giữa tội nhân và Chúa Kitô Tử Giá.
Thánh Veronica đă sâu xa sống cuộc tham phần vào t́nh yêu khổ đau
của Chúa Giêsu, tin tưởng rằng “việc vui chịu đau khổ” là “then chốt
của t́nh yêu” (cf. ibid., I, 299.417; III, 330.303.871; IV, 192).
Ngài chứng tỏ là Chúa Giêsu chịu khổ v́ tội lỗi của con người, thế
nhưng cũng v́ những khổ đau mà thành phần tôi trung của Người phải
chịu đựng trải qua các thế kỷ trong thời điểm của Giáo Hội, chính v́
niềm tin vững chắc và gắn bó của họ. Ngài đă viết: “Cha Hằng Hữu đă
làm cho Người thấy được và cảm được vào lúc ấy tất cả những khổ đau
thành phần tuyển chọn của Người cần phải chịu, các linh hồn yếu dấu
nhất của Người, tức là những ai biết rút lấy lợi ích từ Máu của
Người cũng như từ tất cả mọi đau khổ của Người” (ibid., II, 170).
Như Tông Đồ Phaolô nói về ḿnh: “Giờ đây tôi hoan hỉ nơi những khổ
đau v́ anh chị em, và trong xác thịt của ḿnh, tôi hoàn trọn những
ǵ c̣n thiếu nơi những kổ hạnh của Chúa Kitô phải chịu v́ thân thể
Người là Giáo Hội” (Colossians 1:24).
Thánh Vêrônica thậm chí c̣n xin Chúa Giêsu cho được đóng đanh với
Người. Ngài viết: “Đột nhiên tôi thấy tỏa ra từ các thương tích
thánh của Người những tia sáng; và tất cả chiếu vào mặt của tôi. Và
tôi đă thấy những tia sáng này trở thành như là những ngọn lửa nhỏ.
Bốn ngọn lửa ấy có những cái đinh; và một có lưỡi đ̣ng, như bằng
vàng, hoàn toàn nóng bỏng; và nó đâm vào trái tim của tôi, từ bên
này sang bên kia… và những cái đanh đâm thâu qua tay chân của tôi.
Tôi cảm thấy rất đớn đau; thế nhưng, nơi chính cái đau ấy tôi đă
thấy được bản thân ḿnh, tôi cảm thấy toàn thể bản thân ḿnh được
biến đổi trong Thiên Chúa” (Diary, I, 897).
Vị thánh này tin tưởng rằng ḿnh đă được tham dự vào Vương Quốc của
Thiên Chúa rồi, thế nhưng đồng thời ngài đă kêu cầu tất cả mọi vị
thánh trên Quê Trời Diễm Phúc đến trợ giúp ngài trong cuộc hành
tŕnh trần thế của việc tự hiến ḿnh của ngài, trong khi đợi chờ
vĩnh phúc; đó là nỗi khát vọng liên lỉ của cuộc sống ngài (cf.
ibid., II, 909; V, 246). Về vấn đề rao giảng ở thời bấy giờ, không
phải là hiếm thấy vấn đề được tập trung vào “việc cứu lấy linh hồn
ḿnh” theo chiều hướng cá nhân, Thánh Veronica chứng tỏ cho thấy
ngài mạnh mẽ có một “cảm quan liên đới”, một cảm quan của mối hiệp
thông với tất cả mọi anh chị em trên đường về trời, và ngài sống
động, nguyện cầu và chịu khổ cho tất cả mọi người. Những sự trần
gian gần như là cùng tận, trái lại, cho dù có được cảm nhận theo
chiều hướng linh đạo Phanxicô như là tặng ân của Đấng Hóa Công, bao
giờ cũng là những ǵ tương đối, tất cả đều phụ thuộc trước việc “nếm
hưởng” Thiên Chúa và chỉ là dấu hiệu cho thấy một đức thanh bần cùng
tận. Theo mầu nhiệm các thánh cùng thông công, ngài làm sáng tỏ việc
dâng cúng cho giáo hội của ngài, cũng như mối liên hệ giữa Giáo Hội
lữ hành và Giáo Hội thiên cung. Ngài đă viết: “Tất cả các thánh nhân
ở trên đó nhờ các công nghiệp và cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu; thế
nhưng các vị đă cộng tác với tất cả những ǵ Chúa đă làm, nhờ đó đời
sống của các vị tất cả đều trở nên đâu vào đấy… được điều chỉnh bởi
chính các việc của Người” (ibid., III, 203).
Trong các bản văn của Thánh Veronica, chúng ta thấy nhiều trích dẫn
Thánh Kinh, có những lúc gián tiếp, nhưng bao giờ cũng chính xác:
Ngài tỏ ra quen thuộc với sách thánh là nguồn mạch nuôi dưỡng cảm
nghiệm thiêng liêng của ngài. Hơn thế nữa, những giây phút mănh liệt
về cảm nghiệm thần bí của Thánh Veronica cho thấy không bao giờ tách
khỏi các biến cố cứu độ được cử hành trong phụng vụ, nơi đặc biệt
cho việc công bố và lắng nghe Lời Chúa. Nhờ đó, Thánh Kinh soi dẫn,
thanh tẩy và củng cố cảm nghiệm của Thánh Veronica, mang lại cho nó
tính cách giáo hội. Tuy nhiên, đàng khác, chính cảm nghiệm của ngài,
một cảm nghiệm được sâu xa Thánh Kinh một cách thiết tha ngoại
thường, dẫn con người tới chỗ đọc chính bản văn một cách sâu xa hơn
và “thiêng liêng” hơn, để tiến vào ư nghĩa sâu sắc tiềm ẩn của bản
văn. Ngài chẳng những diễn đạt ḿnh bằng những lời Thánh Kinh ngài
c̣n thực sự sống bởi những lời ấy nữa, những lời trở nên sự sống
trong ngài.
Chẳng hạn,
vị thánh của chúng ta thường trích dẫn lời diễn tả của Thánh Phaolô:
“Nếu Thiên Chúa ở với chúng ta th́ ai chống lại chúng ta được chứ?”
(Romans 8:31; cf. Diary, I, 714; II, 116.1021; III, 48). Nơi ngài,
việc đồng hóa câu này của Thánh Phaolô, ḷng tin tưởng mạnh mẽ của
ngài và niềm vui sâu xa của ngài, được nên trọn nơi chính con người
của ngài. Ngài đă viết: “LInh hồn tôi được liên kết với ư muốn thần
linh và tôi thực sự được định vị nơi ư muốn của Thiên Chúa. Tôi
dường như không thể nào bị tách khỏi ư muốn này của Thiên Chúa và
hướng về bản thân ḿnh bằng những lời lẽ chính xác này: không một sự
ǵ có thể tách tôi khỏi ư muốn của Thiên Chúa, dù là lo âu hay sầu
đau, dù là lao nhọc hay bị khinh khi, dù là cám dỗ hay tạo vật, dù
là ma quỉ hay đêm tối, thậm chí kể cả sự chết, v́, cả trong sự sống
lẫn sự chết, tôi cũng muốn hết mọi sự và trong hết mọi sự ư muốn của
Thiên Chúa” (Diary, IV, 272). Như thế, chúng ta tin rằng sự chết
không phải là phán quyết cuối cùng, chúng ta cố định trong ư muốn
của Thiên Chúa và v́ thế thực sự trong sự sống vĩnh hằng.
Thánh
Veronica đặc biệt chứng tỏ ḿnh là một chứng nhân can trường về sự
mỹ và quyền năng của T́nh Yêu Thần Linh, một t́nh yêu lôi kéo ngài,
thấm nhập ngài và nung nấu ngài. Chính T́nh Yêu tử giá đă in dấu ấn
trên xác thịt của ngài, như nơi Thánh Phanxicô Assisi, với cácc dấu
thánh của Chúa Giêsu: “Chúa Kitô tử giá thỏ thẻ với tôi rằng: ‘Hỡi
hôn thê của Ta, những việc thống hối con làm cho những ai bị thất
sủng với Ta là những ǵ thân thương đối với Ta… Thế rồi, bỏ một cánh
tay xuống khỏi thập giá, Người đă ra hiệu cho tôi tiến tới gần bên
cạnh sườn của Người… và tôi thấy ḿnh ở trong đôi cánh tay của Đấng
Tử Giá. Những ǵ tôi cảm nghiệm vào lúc bấy giờ tôi không thể nào
thuật lại: Tôi muốn măi măi ở trong cạnh sườn rất thánh của Người”
(ibid.., I, 37). Đó cũng là một h́nh ảnh về cuộc hành tŕnh thiêng
liêng của ngài, về đời sống nội tâm của ngài: đó là được ở trong
ṿng tay của Đấng Tử Giá và nhờ đó ở trong t́nh yêu của Chúa Kitô
cho kẻ khác.
Với Trinh
Nữ Maria, Thánh Veronica đă sống mối liên hệ mật thiết sâu xa, được
chứng thực bằng những lời ngài một ngày kia đă nghe thấy Đức Mẹ nói
và là những ǵ được ngài viết lại trong cuốn Kư Sự của ḿnh: “Con
làm cho Chúa được nghỉ ngơi trong ngực của con, Chúa liên kết với
linh hồn của con, và từ nó Chúa như bay được mang về cùng Thiên Chúa”
(IV, 901).
Thánh Veronica Giuliani mời gọi chúng ta hăy làm cho đời sống Kitô
hữu của chúng ta gia tăng, mối hiệp nhất của chúng ta với Chúa trong
việc sống cho kẻ khác, phó thác bản thân cho ư muốn của Ngài bằng
một ḷng tin tưởng trọn vẹn và hoàn toàn, cũng như cho mối hiệp nhất
với Giáo Hội, Vị Hôn Thê của Chúa Kitô; ngài mời gọi chúng ta tham
dự vào t́nh yêu đau khổ của Chúa Giêsu Tử Giá v́ phần rỗi của tất cả
mọi tội nhân; ngài mời gọi chúng ta hăy gắn mắt vào Thiên Đàng là
đích điểm cho cuộc hành tŕnh trần gian của chúng ta, nơi chúng ta
sẽ cùng nhau sống với rất nhiều anh chị em niềm vui được hoàn toàn
hiệp thông với Thiên Chúa; ngài mời gọi chúng ta hăy nuôi dưỡng ḿnh
hằng ngày bằng Lời Chúa để hâm nóng cơi ḷng của chúng ta và định
hướng cho cuộc đời của chúng ta. Những lời cuối cùng của vị thánh
này có thể được coi là tổng hợp cảm nghiệm thần bí say đắm của ngài:
“Tôi đă gặp được T́nh Yêu, T́nh Yêu đă trở thành khả thị!” Cám ơn
anh chị em.
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
15/12/2010