“Ḷng nói với ḷng - cor ad cor loquitur”
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
Tông Du Hiệp Vương Quốc (The United Kingdom) 16-19/9/2010
Vấn Đáp trên máy bay
Thứ Năm 16/9/2010 với Giới Truyền Thông về Chuyến Tông Du Hiệp Vương
Quốc
Cha Lombardi:
Tâu Đức Thánh Cha, chúng con chào mừng Đức Thánh Cha đang ở giữa
chúng con và chúng con xin cám ơn Đức Thánh Cha về việc Đức Thánh
Cha sẵn sàng cho chúng con phỏng vấn. Chúng con là một nhóm 70 phóng
viên từ các miền khác nhau trên thế giới. Tất nhiên có một số từ
Hiệp Vương Quốc cũng muốn liên hợp với chúng con ngay từ ban đầu
trên chuyến bay này. Như thường lệ, trong mấy ngày gần đây các đồng
nghiệp của con đă nêu lên một số vấn nạn chúng con xin tŕnh lên Đức
Thánh Cha cho cuộc trao đổi đầu tiên mở đầu cho cuộc hành tŕnh quan
trọng và thách đố này, một cuộc hành tŕnh chúng con hy vọng sẽ rất
tốt đẹp. Con đă chọn một số vấn nạn từ những vấn nạn được nêu lên.
Con sẽ hỏi Đức Thánh Cha bằng Tiếng Ư để Đức Thánh Cha khỏi mệt. Một
số đồng nghiệp sẽ giúp cho những ai không hiểu tiếng Ư cho lắm.
Câu
hỏi thứ nhất: trong thời gian sửa soạn cho chuyến viếng thăm này đă
có những bàn luận và ư nghĩ trái nghịch nhau. Theo những truyền
thống xưa của xứ sở này th́ đă từng có những chủ trương mạnh mẽ
chống Công giáo. Đức Thánh Cha có lo lắng về việc Đức Thánh Cha sắp
được tiếp đón hay chăng?
Đức Thánh Cha:
Trước hết, tôi chúc anh chị em một ngày sống tốt đẹp và một chuyến
bay vui vẻ cho tất cả chúng ta. Tôi phải thú thực là tôi chẳng lo
lắng ǵ hết, v́ khi tôi đến Pháp quốc, một quốc gia đă có tiếng là
chống giáo hội nhất, với những ư nghĩ mănh liệt chống giáo hội và có
rất ít tín hữu; khi tôi đến Cộng Ḥa Tiệp, một quốc gia bị tiếng là
vô tín ngưỡng nhất Âu Châu và cũng chống giáo hội nhất. Phải, tất cả
các xứ sở Tây phương, mỗi nơi tùy theo cách thức của ḿnh, có những
ư nghĩ mạnh mẽ chống giáo hội và chống Công giáo, thế nhưng họ cũng
có một sự hiện diện mạnh mẽ của đức tin nữa. Tôi đă thấy và được
tiếp đón ở Pháp cũng như ở Cộng Ḥa Tiệp, một tiếp đón nồng hậu của
cộng đồng Công giáo, được rất nhiều chú ư từ thành phần bất khả thần
tri, thành phần đang t́m kiếm, thành phần muốn biết và t́m thấy
những thứ giá trị trợ giúp cho sự tiến bộ của loài người và họ đă
chú ư lắng nghe, hy vọng, có được một cái ǵ đó từ nơi tôi theo
chiều hướng ấy. Về vấn đề chấp nhận và tôn trọng từ thành phần Công
giáo, dĩ nhiên Đại Anh quốc đă có một lịch sử chống Công giáo. Đó là
một điều hiển nhiên; thế nhưng đây cũng là xứ sở có một lịch sử
khoan dung. V́ vậy tôi tin rằng chung chung sẽ có một một cuộc tiếp
đón tích cực từ những người Công giáo và những ai có tín ngưỡng, sẽ
được chú trọng từ những ai đang t́m kiếm đường lối để tiến bước
trong thời đại của chúng ta đây, và sẽ được tôn trọng cùng chấp nhận
ở nơi xẩy ra t́nh trạng bài Công giáo. Tôi đang cảm thấy phấn khởi
và hân hoan.
Cha Lombardi:
Hiệp Vương Quốc, như nhiều xứ sở Tây phương khác – đây là một đề
tài đă được nói tới ở câu trả lời thứ nhất – được coi là một xứ sở
tục hóa, với một phong trào vô thần mạnh mẽ được liên kết với những
ảnh hưởng về văn hóa; tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu cho thấy đức
tin về tôn giáo, đặc biệt là vào Chúa Giêsu Kitô, vẫn c̣n sinh động
ở lănh vực riêng tư. Điều này có một ư nghĩa ra sao đối với những
người Công giáo và Anh giáo? Người ta có thể làm một điều ǵ đó giúp
cho Giáo Hội là một tổ chức cơ cấu khả tín hơn và hấp dẫn tất cả mọi
người hơn hay chăng?
Đức Thánh Cha:
Người ta có thể nói rằng một giáo hội trên hết mọi sự t́m cách để
làm sao trở thành những ǵ thu hút là đă đi sai đường lạc hướng mất
rồi, v́ Giáo Hội không hoạt động cho ḿnh, không hoạt động để gia
tăng các phần tử của ḿnh hầu có được quyền thế hơn. Giáo Hội để
phục vụ Người Khác; Giáo Hội không phục vụ chính ḿnh, t́m cách để
trở thành một cơ cấu hùng mạnh, nhưng nỗ lực để làm cho Phúc Âm của
Chúa Giêsu Kitô trở thành khả đạt, thành những sự thật cao cả, những
quyền lực mạnh mẽ của t́nh yêu thương và của sự ḥa giải là những ǵ
đă hiện lộ nơi h́nh ảnh này và bao giờ cũng xuất phát từ sự hiện
diện của Chúa Giêsu Kitô. Theo chiều hướng ấy, Giáo Hội không t́m
cách để trở thành những ǵ hấp dẫn, mà biến ḿnh thành trong sáng
cho Chúa Giêsu Kitô. Và theo mức độ Giáo Hội không sống cho ḿnh,
như một cơ cấu mạnh mẽ và uy quyền trên thế gian này, một cơ cấu
muốn có quyền lực mà tự ḿnh chỉ là tiếng nói của Kẻ Khác, Giáo Hội
đang thực sự trở nên trong sáng cho h́nh ảnh cao cả của Chúa Giêsu
Kitô cũng như cho các chân lư cao cả được Người mang đến cho nhân
loại, cho quyền lực của t́nh yêu; có thế Giáo Hội mới được lắng nghe
và được chấp nhận. Giáo Hội không được quan tâm đến bản thân ḿnh mà
hỗ trợ trong việc quan tâm đến Người Khác, và phải đích thân thấy và
nói về Người Khác và cho Người Khác. Theo chiều hướng ấy th́ tôi
cũng dường như cảm thấy rằng tín hữu Anh giáo và Công giáo có một
công việc đơn giản, cùng một công việc, cùng một hướng để theo. Nếu
các tín hữu Anh giáo và Công giáo thấy rằng cả hai không sống cho
ḿnh mà là dụng cụ của Chúa Kitô, là ‘bạn hữu của Chàng Rể’, như
Thánh Gioan Tiền Hô nói; nếu cả hai cùng nhau lấy Chúa Kitô là ưu
tiên chứ không phải là chính ḿnh, th́ họ tiến đến gần nhau hơn, v́
cái ưu tiên về Chúa Kitô đă kéo họ gần lại với nhau, họ không c̣n
tranh giành, mỗi bên t́m cách có nhiều người hơn, mà là liên kết dấn
thân cho chân lư của Chúa Kitô là Đấng đă đến thế gian này, nhờ đó
họ thấy chính ḿnh cũng được hỗ tương ở vào một vị thế đại kết chân
thực và thành quả.
Cha Lombardi:
Xin cám ơn Đức Thánh Cha. Câu hỏi thứ ba. Như đă được biết và các
cuộc thăm ḍ mới đây đă cho thấy rằng những gương mù về vấn đề lạm
dụng t́nh dục đă làm lung lạc niềm tin tưởng của tín hữu trong Giáo
Hội. Đức Thánh Cha có ư định tác hành ra sao để có thể lấy lại niềm
tin tưởng này?
Đức Thánh Cha:
Trước hết, tôi cần phải nói rằng những tiết lộ này đă làm cho tôi
cảm thấy rúng động. Chúng là một nỗi buồn lớn lao, và khó có thể
hiểu được làm sao lại có thể xẩy ra t́nh trạng bại hoại này nơi thừa
tác vụ linh mục như thế. Vị linh mục, ở vào giây phút thụ phong, một
giây phút đă được sửa soạn qua bao năm tháng, đă thưa “vâng” với
Chúa Kitô, để trở thành miệng lưỡi của Người, thành bàn tay của
Người và để hết ḿnh phục vụ nhờ đó Vị Mục Tử Nhân Lành là Đấng yêu
thương chúng ta, Đấng giúp đỡ và hướng dẫn chúng ta tới chân lư,
được hiện diện trên thế giới này. Làm sao lại có thể xẩy ra chuyện
một con người đă nói và làm như thế sau đó lại có thể rơi vào những
thứ bại hoại như thế th́ thật là một vấn đề khó hiểu. Thật là một
nỗi buồn cả thể, một nỗi buồn cả thể cả ở chỗ vai tṛ lănh đạo của
Giáo Hội đă không đủ tỉnh táo và đích đáng thuyên chuyển cũng như tỏ
ra cương quyết thực hiện những biện pháp cần thiết. V́ t́nh trạng
này mà chúng ta đang sống một thời điểm thống hối, khiêm hạ, tái
chân thành, như tôi đă viết cho các vị Giám Mục Ái Nhĩ Lan. Tôi cảm
thấy rằng giờ đây chúng ta cần phải dấn thân vào một thời gian thống
hối, một thời gian khiêm hạ; chúng ta cần phải lập lại và học lại sự
chân thành triệt để. Đối với thành phần nạn nhân tôi muốn nói rằng
có 3 điều quan trọng: Việc chú ư đầu tiên của chúng ta cần phải là
thành phần nạn nhân; làm thế nào để sửa lại những thiệt hại, làm thế
nào để trợ giúp những con người này thắng vượt được t́nh trạng bị
chấn thương của họ, t́m lại được sự sống, t́m lại được niềm tin
tưởng vào sứ điệp của Chúa Kitô. Việc chăm sóc, việc dấn thân cho
các nạn nhân ấy là ưu tiên hàng đầu, cùng với việc trợ giúp về vật
chất, tâm lư và thiêng liêng. Thứ đến là vấn đề của những ai lầm lỗi.
H́nh phạt chính đáng cần phải thi hành đó là loại họ ra khỏi tất cả
mọi liên hệ với giới trẻ. Chúng ta biết rằng đó là một cơn bệnh, ư
muốn tự do không làm chủ được những nơi đang có cơn bệnh này, và
chúng ta cần phải bảo vệ những con người ấy khỏi bản thân của họ,
t́m cách trợ giúp họ và bảo vệ họ khỏi chính họ cùng loại họ khỏi
liên hệ với giới trẻ. Thứ ba liên quan tới vấn đề ngăn ngừa bằng
việc giáo dục và việc tuyển chọn các dự tuyển làm linh mục. Chúng ta
cần phải coi chừng chú ư để loại trừ, theo khả năng loài người,
những trường hợp xẩy ra sau này. Đền đây tôi muốn cám ơn các vị Giám
Mục Anh quốc về sự chú trọng của các vị, việc hợp tác của các vị với
Ṭa Thánh Phêrô cũng như với các thẩm quyền dân sự, cũng như về việc
các vị chú tâm tới thành phần nạn nhân và tôn trọng luật pháp. Tôi
cảm thấy là các vị Giám Mục Anh quốc đă làm và đang làm được việc và
tôi xin cám ơn các vị.
Cha Lombardi:
Tâu Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Newman hiển nhiên là vị rất quan
trọng đối với Đức Thánh Cha. V́ Đức Hồng Y Newman mà Đức Thánh Cha
đă thực hiện một việc ngoại lệ khi chủ sự việc phong chân phước cho
ngài. Đức Thánh Cha có nghĩ rằng việc gợi lại ngài có thể giúp thắng
vượt những chia rẽ giữa các tín đồ Anh giáo và Công giáo hay chăng?
Lại nữa Đức Thánh Cha có ư nhấn mạnh hơn đến những khía cạnh nào về
con người của ngài?
Đức Thánh Cha:
Một đàng, Đức Hồng Y Newman trước hết là một con người tân tiến, một
người đă sống với tất cả vấn đề của những ǵ là tân tiến; ngài đă
đương đầu với vấn đề của chủ nghĩa bất khả thần tri (agnosticism),
vấn đề không thể biết được Thiên Chúa, vấn đề tin tưởng. Ngài là một
con người suốt đời là một cuộc hành tŕnh, một cuộc hành tŕnh mà
ngài đă chấp nhận để chân lư biến đổi trong một cuộc t́m kiếm được
đánh dấu bằng một tấm ḷng đầy chân thành và rất cởi mở, nhờ đó ngài
nhận biết hơn nữa và t́m thấy cùng chấp nhận con đường dẫn đến sự
sống chân thực. Cái tân tiến bên trong này, nơi con người của ngài
cũng như nơi đời sống của ngài, cho thấy cái tân tiến nơi đức tin
của ngài. Không phải là một thứ đức tin của những công thức thuộc
các thế đại trong quá khứ; nó là một đức tin rất riêng tư, một đức
tin được sống, chịu khổ và được t́m thấy trên một con đường dài của
việc canh tân và hoán cải. Ngài là một con người của đại văn hóa,
một con người lại chia sẻ với thứ văn hóa ngờ vực của chúng ta ngày
nay, ở vấn nạn chúng ta có thể biết được hay chăng một cái ǵ đó
chắc chắn liên quan tới sự thật về con người và hữu thể của họ, và
làm sao chúng ta có thể tiến tới những khả thể đồng qui. Ngài là một
con người có một nền văn hóa lớn lao và một kiến thức dồi dào về các
Vị Giáo Phụ của Giáo Hội. Ngài đă học hỏi và đổi mới cái gốc tích
nội tại của niềm tin và đă nhận thấy h́nh thức cùng cấu trúc nội tại
của nó. Ngài là một con người của thứ linh đạo cao cả, của nhân bản,
của nguyện cầu, bằng mối liên hệ sâu xa với Thiên Chúa, một liên hệ
riêng tư, và v́ thế là một mối liên hệ sâu xa với dân chúng thuộc
thời đại của ngài và của chúng ta. Vậy tôi muốn nêu lên 3 yếu tố này:
yếu tố tân tiến nơi đời sống của ngài cùng với những ngờ vực và trục
trặc như của chúng ta ngày nay; yếu tố thứ hai là thứ văn hóa cao cả
của ngài, kiến thức của ngài về các kho tàng văn hóa loài người,
tinh thần cởi mở cho việc thường xuyên t́m kiếm, thường xuyên canh
tân đổi mới, và linh đạo, đời sống thiêng liêng, đời sống với Thiên
Chúa; những yếu tố này khiến cho con người này trở thành một tầm vóc
ngoại lệ cho thời đại của chúng ta. Đó là lư do tại sao ngài như là
một vị Tiến Sĩ của Giáo Hội đối với chúng ta và cho tất cả chúng ta,
đồng thời cũng là một chiếc cầu nối giữa tín hữu Anh giáo và Công
giáo.
Cha Lombardi:
Một câu hỏi cuối cùng. Chuyến viếng thăm này được coi là một
chuyến viếng thăm cấp Quốc Gia như nó hội đủ điều kiện như thế. Điều
này có nghĩa là ǵ đối với những liên hệ giữa Ṭa Thánh và Hiệp
Vương Quốc? Phải chăng có ba lănh vực qui tụ quan trọng, nhất là
liên quan tới những thách đố lớn lao trên thế giới ngày nay?
Đức Thánh Cha:
Tôi rất cám ơn Nữ Hoàng Elizabeth II, người đă quyết định cống hiến
cho chuyến viếng thăm này vị trí chính thức của một cuộc viếng thăm
ở cấp Quốc gia, một cấp viếng thăm thể hiện tính chất công khai của
cuộc viếng thăm đồng thời cả trách nhiệm chung về chính trị và tôn
giáo đối với tương lai của châu lục này và tương lai của nhân loại.
Trách nhiệm cao và chung của chúng tôi đó là lưu ư tới các thứ giá
trị kiến tạo công lư và chính trị, cũng như những giá trị xuất phát
từ tôn giáo, cùng nhau tiến bước trong thời đại của chúng ta. Dĩ
nhiên sự kiện đây là một chuyến viếng thăm ở cấp Quốc gia theo quan
điểm về pháp lư không làm cho việc viếng thăm của tôi là một thực
tại chính trị, v́ nếu Giáo Hoàng là thủ lănh của một Quốc Gia, th́
đó chỉ là một phương tiện để bảo đảm cho tính chất độc lập của sứ
điệp ngài muốn nói và tính chất công khai của việc làm của ngài theo
vai tṛ Mục Tử. Theo đó th́ cuộc viếng thăm ở cấp Quốc gia chính yếu
và thiết yếu là một chuyến viếng thăm mục vụ, một chuyến viếng thăm
được thực hiện theo trách nhiệm đối với đức tin là những ǵ cần đến
vị Giáo Hoàng. B́nh thường một cuộc viếng thăm cấp Quốc gia tập
trung chú trọng vào mối liên hệ giữa những quan tâm về chính trị và
tôn giáo. Thực ra chính trị hiện hữu là để bảo toàn công lư, và nhờ
công lư bảo toàn tự do. Vậy công lư là một giá trị về luân lư, một
thứ giá trị về tôn giáo, nên đức tin, việc loan báo Phúc Âm, có liên
quan tới chính trị ở vấn đề “công lư”, và từ đó xuất phát những quan
tâm chung. Đại Anh quốc có một kinh nghiệm lâu dài và hết sức chủ
động trong trận chiến đấu chống các sự dữ của những thời đại của
chúng ta, chống lại khổ đau, nghèo khổ, bệnh nạn, nghiện hút; và
cũng những cuộc đối đầu chống khổ đau, nghèo khổ, nô lệ hóa con
người, lạm dụng con người, nghiện hút cũng là những mục tiêu của đức
tin, v́ chúng là các mục tiêu của việc nhân bản hóa con người, bằng
việc t́m cách phục hồi h́nh ảnh của Thiên Chúa cho con người, chống
lại t́nh trạng bị hủy diệt và tàn phá. Công việc chung thứ hai đó là
việc dấn thân cho ḥa b́nh trên thế giới và khả năng sống trong ḥa
b́nh, vấn đề giáo dục sống ḥa b́nh, kiến tạo các nhân đức giúp cho
con người có thể sống trong ḥa b́nh. Và sau hết, một yếu tố thiết
yếu cho ḥa b́nh đó là việc đối thoại liên tôn, khoan dung, cởi mở
với nhau, và đó là mục đích sâu xa, cả ở Đại Anh quốc là một xă hội,
cũng như ở đức tin Công giáo, trong việc cởi mở tâm can, hướng con
người về việc đối thoại, nhờ đó hướng về chân lư cũng như về đường
lối chung của nhân loại và t́m lại được các thứ giá trị làm nền tảng
cho chủ nghĩa nhân bản của chúng ta.
Cha Lombardi:
Xin cám ơn Đức Thánh Cha về những lời của ngài. Đức Thánh Cha đă
mở ra trước chúng conc cả một bức tranh toàn cảnh về ư nghĩa của rất
nhiều sứ điệp mà Đức Thánh Cha có ư muốn chuyển trao trong những
ngày này, và chúng con hy vọng rằng Đức Thánh Cha sẽ thành công
trong việc làm này qua các bài nói của Đức Thánh Cha. V́ chúng con
là thành phần truyền thông, chúng con xin hứa cộng tác vào việc hiểu
biết và truyền đạt các sứ điệp của Đức Thánh Cha. Chúng con cám ơn
Đức Thánh Cha ngay từ đầu cống hiến cho chúng con thời giờ và nghị
lực của Đức Thánh Cha, chúng con xin chúc những điều tốt đẹp nhất
cho cuộc hành tŕnh này. Chúng con xin cám ơn Đức Thánh Cha.
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa
Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2010/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20100916_interv-regno-unito_en.html