“Ḷng nói với ḷng - cor ad cor loquitur”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Tông Du

Hiệp Vương Quốc (The United Kingdom) 16-19/9/2010

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và tuyển dịch

theo mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/travels/2010/index_regno-unito_en.htm 

 

 

 

Tông Du Hiệp Vương Quốc - Biến cố trọng yếu Phong Chân Phước

 

Đức Thánh Cha Bin Đức XVI đă thc hiến chuyến tông du Hip Vương Quc 4 ngày 16-19/9/2010. Đây là chuyến tông du th 17 ca ngài trong mt giáo triu mi được 5 năm rưỡi. Mi chuyến tông du ca các Đức Thánh Cha đều có mt mc đích đặc bit, cho dù là mc đích chung vn như nhau, chng hn, đối ni là để v ch chăn ti cao có th kiên cường cng c đức tin cho đàn chiên Công giáo khp thế gii ca ḿnh, và đối ngoi là để phn nh chiu hướng ca Công Đồng Chung Vaticanô II, trong sứ v mang “vui mng và hy vng – gaudium et spes” ca mt Giáo Hi là “ánh sáng muôn dân – lumen gentium” đến cho mt thế gii càng văn minh tân tiến con người càng bo lon và lo s b t dit bi chính nhng ǵ ḿnh chế to ra lănh vc lp pháp và chính trị.

 

Chuyến tông du th 17 đến Hip Vương Quc này mang tính cách đại kết và có mc đích đại kết hết sc hin nhiên, như chuyến tông du th 5 (28/11-1/12/2006) đến Th Nhĩ K ca ngài. Thế nhưng, Th Nhĩ K, Đức Thánh Cha Bin Đức XVI đă thc hin mục đích đại kết vi thế gii Chính Thng giáo, mt thế gii đă tách khi Giáo Hi Công Giáo Rôma t năm 1052, c̣n Hip Vương Quc, mà nước Anh là chính, nơi đă được Thánh Augustinô of Canterbury, một đan sĩ Ḍng Biển Đức do Đức Thánh Cha Grêgôriô Cả sai đi, cùng với một nhóm đan sĩ cùng ḍng, đến truyền giáo từ năm 597, và là nơi rất tiếc đă tự tách khi Giáo Hi Công Giáo Rôma t biến c Vua Henry VIII năm 1535, và t đó đă tr thành một giáo hi bit lp, Giáo Hi Anh Quc (Church of England).

 

Nên nhớ rng, ngay t khi m màn cho giáo triu ca ḿnh, v giáo hoàng xut thân t Đức quc, nơi đă xut phát phong trào ci cách th phn tin lành t năm 1517, đă minh nhiên ch trương đại kết Kitô giáo là ưu tiên hàng đầu ca ngài, như ngài đă nói trong cuc gp g đầu tiên vi hng y đoàn ngày 20/4/2005 như sau:  

·         “Được nuôi dưỡng và bo tŕ bi Thánh Th, người Công giáo chc chn cm thy được thôi thúc hướng đến mi hip nht như Chúa Kitô mong muốn Nhà Tic Ly. V Tha Kế Thánh Phêrô biết rng ḿnh cn phi đặc bit nhn ly ước mun ti hu này ca V Thày Thn Linh. Nhim v kiên cường anh em ca ḿnh tht s đă được trao phó cho ngài. Bi vy, bng tt c ư thc và vào lúc m đầu cho thừa tác v ca ḿnh Giáo Hi Rôma là nơi Thánh Phêrô đă tm máu, v Tha Kế này lănh nhn, như là quyết tâm chính yếu ca ḿnh, quyết tâm không ngng hot động hướng đến vic tái thiết mi hip nht trn vn và hu h́nh ca tt c mi thành phn môn đệ ca Chúa Kitô”.

Ngoài ưu tiên hàng đầu được ngài lit kê th hai này ca ḿnh, sau ưu tiên đầu tiên là áp dng Công Đồng Chung Vaticanô II, v giáo hoàng thn hc gia đầu tiên ca thiên k th 3 Kitô giáo c̣n cho thy ưu tiên hàng đầu được ngài lit kê thứ ba trong 3 ưu tiên ca giáo triu ngài, đó là ưu tiên đối thoi văn hóa nht là liên tôn, như ngài cũng đă khng định trong cùng bài nói trên vi hng y đoàn:  

·         “Trong việc đảm nhn tha tác v ca ḿnh, v tân Giáo Hoàng này biết rng công vic của ngài là làm cho ánh sáng ca Chúa Kitô chiếu ta trước con người nam n ngày nay, không phi là ánh sáng ca ngài mà là ca Chúa Kitô. Ư thc như thế, bn thân tôi xin ng cùng mi người, k c nhng ai theo các tôn giáo khác hay nhng ai ch mun t́m kiếm mt câu gii đáp cho nhng câu hi căn bn v đời sng mà chưa t́m ra. Tôi xin chân thành cm mến ng cùng hết mi người, xin ha cùng h rng Giáo Hi mun tiếp tc phát trin mt cuc đối thoi ci m chân t́nh vi h, trong vic t́m cu s thin hảo đích thc ca nhân loi và ca xă hi”.

Trong chuyến tông du Hip Vương Quc, hai ưu tiên hàng đầu này, ưu tiên đại kết Kitô giáo và ưu tiên đối thoi văn hóa nht là liên tôn, đă được th hin hết sc rơ ràng, qua s kin ngài đă đích thân, lần đầu tiên t khi đăng quang, ch s l phong chân phước cho Đức Hng Y John Henry Newman, mt con người t́m kiếm chân lư, cho ti khi xy ra nhng cuc tr li, trước hết, t mt thiếu niên theo ch nghĩa hoài nghi sang nim tin Kitô giáo vi Giáo Hội Anh Giáo, ri sau đó, t mt giáo sĩ Anh Giáo sang linh mc Công Giáo cho ti tước v Hng Y ca Giáo Hi Công Giáo Rôma.

 

Sau đây là nhng trích dn chính yếu tiêu biu được tuyn dch t tổng số 16 bài nói ca Đức Thánh Cha Bin Đức XVI cho toàn chuyến tông du Hip Vương Quốc ca ngài, liên quan ti hai ưu tiên va đại kết Kitô giáo va đối thoi văn hóa nht là liên tôn, nhng ưu tiên qu thc được thc hin qua vic phong chân phước cho Đức Hng Y John Henry Newman quê hương Anh quc ca v tân á thánh thi đại này, vị đă lấy khẩu hiệu “ḷng nói với ḷng” khi lănh tước hồng y, một khẩu hiệu đă trở thành chủ đề cho chuyến tông du Hiệp Vương Quốc của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.

 

 

Về Hng Y Newman - một con người tân tiến nhưng cởi mở được chân lư biến đổi

 

“Một đàng, Đức Hồng Y Newman trước hết là một con người tân tiến, một người đă sống với tất cả vấn đề của những ǵ là tân tiến; ngài đă đương đầu với vấn đề của chủ nghĩa bất khả thần tri (agnosticism), vấn đề không thể biết được Thiên Chúa, vấn đề tin tưởng. Ngài là một con người suốt đời là một cuộc hành tŕnh, một cuộc hành tŕnh mà ngài đă chấp nhận để chân lư biến đổi trong một cuộc t́m kiếm được đánh dấu bằng một tấm ḷng đầy chân thành và rất cởi mở, nhờ đó ngài nhận biết hơn nữa và t́m thấy cùng chấp nhận con đường dẫn đến sự sống chân thực. Cái tân tiến bên trong này, nơi con người của ngài cũng như nơi đời sống của ngài, cho thấy cái tân tiến nơi đức tin của ngài. Không phải là một thứ đức tin của những công thức thuộc các thế đại trong quá khứ; nó là một đức tin rất riêng tư, một đức tin được sống, chịu khổ và được t́m thấy trên một con đường dài của việc canh tân và hoán cải. Ngài là một con người của đại văn hóa, một con người lại chia sẻ với thứ văn hóa ngờ vực của chúng ta ngày nay, ở vấn nạn chúng ta có thể biết được hay chăng một cái ǵ đó chắc chắn liên quan tới sự thật về con người và hữu thể của họ, và làm sao chúng ta có thể tiến tới những khả thể đồng qui. Ngài là một con người có một nền văn hóa lớn lao và một kiến thức dồi dào về các Vị Giáo Phụ của Giáo Hội. Ngài đă học hỏi và đổi mới cái gốc tích nội tại của niềm tin và đă nhận thấy h́nh thức cùng cấu trúc nội tại của nó. Ngài là một con người của thứ linh đạo cao cả, của nhân bản, của nguyện cầu, bằng mối liên hệ sâu xa với Thiên Chúa, một liên hệ riêng tư, và v́ thế là một mối liên hệ sâu xa với dân chúng thuộc thời đại của ngài và của chúng ta. Vậy tôi muốn nêu lên 3 yếu tố này: yếu tố tân tiến nơi đời sống của ngài cùng với những ngờ vực và trục trặc như của chúng ta ngày nay; yếu tố thứ hai là thứ văn hóa cao cả của ngài, kiến thức của ngài về các kho tàng văn hóa loài người, tinh thần cởi mở cho việc thường xuyên t́m kiếm, thường xuyên canh tân đổi mới, và linh đạo, đời sống thiêng liêng, đời sống với Thiên Chúa; những yếu tố này khiến cho con người này trở thành một tầm vóc ngoại lệ cho thời đại của chúng ta. Đó là lư do tại sao ngài như là một vị Tiến Sĩ của Giáo Hội đối với chúng ta và cho tất cả chúng ta, đồng thời cũng là một chiếc cầu nối giữa tín hữu Anh giáo và Công giáo”. (đáp câu phỏng vấn thứ 4 trong 5 câu của giới truyền thông trên máy bay hôm Thứ Năm 16/9)

 

Như anh chị em biết, Đức Hồng Y Newman đă lâu có một tầm ảnh hưởng quan trọng trong đời sống và tư tưởng của tôi, như ngài đă ảnh hưởng đến rất nhiều người ở bên ngoài những hải đảo này. Thảm kịch của đời sống Đức Hồng Y Newman mời gọi chúng ta hăy xem xét lại đời sống của chúng ta, nh́n nó nơi chân trời bao rộng của dự án Thiên Chúa, và gia tăng mối hiệp thông với Giáo Hội ở hết mọi thời và hết mọi nơi: một Giáo Hội của các vị tông đồ, một Giáo Hội của các vị tử đạo, một Giáo Hội của các thánh, một Giáo Hội Đức Hồng Y Newman mến yêu và hiến cả đời ḿnh cho sứ vụ của Giáo Hội… Đức Hồng Y Newman, căn cứ vào tŕnh thuật của chính ngài, đă truy nguyên tất cả gịng đời của ḿnh từ một cảm nghiệm hoán cải mănh liệt ngài có được khi c̣n trẻ. Nó là một cảm nghiệm trực tiếp về sự thật của lời Chúa, về thực tại khách quan của mạc khải Kitô giáo được truyền lại trong Giáo Hội. … Đời sống của Đức Hồng Y Newman cũng dạy chúng ta rằng việc say mê t́m kiếm chân lư, ḷng chân thành về tri thức và việc hoán cải chân thực là những ǵ đắt giá… Sau hết, Đức Hồng Y Newman dạy chúng ta rằng nếu chúng ta đă chấp nhận sự thật của Chúa Kitô và hiến cuộc đời của chúng ta cho Người th́ không có vấn đề tách biệt giữa cái chúng ta tin tưởng và cách thức chúng ta sống cuộc đời của ḿnh. Tất cả những ǵ chúng ta nghĩ tưởng, nói năng và tác hành cần phải hương đến vinh quang của Thiên Chúa và việc loan truyền Vương Quốc của Ngài. Đức Hồng Y Newman đă hiểu được điều ấy, và đă trở thành một nhà tranh đấu mạnh mẽ cho vai tṛ ngôn sứ của thành phần giáo dân Kitô giáo. Ngài đă thấy rơ ràng rằng chúng ta không chấp nhận sự thật bằng một tác động thuần tri thức cho bằng ôm ấp sự thật bằng một năng lực thiêng liêng là những ǵ thấu tới tận thâm cung của hữu thể chúng ta. Sự thật được truyền đạt không chỉ bằng giáo huấn chính thức, quả thực là quan trọng, nhưng cũng bằng cả chứng từ của cuộc đời được sống một cách nguyên tuyền, trung thành và thánh đức nữa; những ai sống trong sự thật và bởi sự thật th́ theo bản năng của ḿnh nhận thấy ngay những ǵ là sai trái, và v́ sai trái, chúng trở thành độc hại cho sự mỹ và sự thiện là những ǵ giúp tỏa chiếu ánh quang rạng ngời của chân lư, veritatis splendor”. (Tối Thứ Bảy 18/9, vọng lễ phong chân phước cho Đức Hồng Y John Henry Newman)

 

“Khi Chân Phước John Henry Newman đến sống ở Birmingham, ngài đă lấy tên ‘Maryvale’ cho ngôi nhà đầu tiên của ngài ở đây. Nguyện Đường do ngài thiết lập được cung hiến cho Đức Trinh Nữ Hoài Thai Vô Nhiễm Tội. Và Đại Học Công Giáo ở Ái Nhĩ Lan đă được ngài đặt dưới sự chở che bảo hộ của Mẹ Maria, Sedes Sapientiae. Qua nhiều thể nhiều cách, ngài đă sống thừa tác vụ linh mục của ḿnh với tinh thần mến mộ của người con thảo đối với Mẹ Thiên Chúa. Khi suy niệm về vai tṛ của Mẹ trong việc bày tỏ dự án của Thiên Chúa cho phần rỗi của chúng ta ngài đă cảm kích kêu lên rằng: ‘Ai có thể thẩm định được sự thánh thiện và trọn lành của Mẹ, vị đă được chọn làm Mẹ của Chúa Kitô? Đâu là những tặng ân của Mẹ, vị đă được chọn để trở thành người liên hệ trần gian gần gữi duy nhất của Con Thiên Chúa, con người duy nhất mà Người theo tự nhiên phải tôn kính và kính phục; con người được chỉ định để huấn luyện và giáo dục Người, ngày ngày hướng dẫn Người, để Người lớn lên về khôn ngoan và tầm vóc?’ (Parochial and Plain Sermons, ii, 131-2)” (huấn từ Truyền Tin Chúa Nhật 19/9)

 

 

Với thành phn đại din xă hội Hiệp Vương Quốc về Caesar và Thiên Chúa

 

(bao gồm ngoại giao đoàn, chính trị gia, hàn lâm viên và các lănh đạo thương mại, hôm Thứ Sáu 17/9 ở Sảnh Đường Westminster – Thành Phố Westminster)

 

“Tôi đặc biệt nhớ đến h́nh ảnh của Thánh Thomas More, một đại học giả và chính trị Anh quốc, vị được cả tín hữu lẫn không tín ngưỡng cảm phục v́ sự liêm chính theo lương tâm của ngài, cho dù có làm phật ḷng vị vương chủ có một ‘người tôi tớ tốt lành’ như ngài, v́ ngài đă quyết phụng sự Chúa trước nhất. Vấn đề nan giải mà Thánh More gặp phải ở những thời điểm khó khăn ấy, vấn đề măi kéo dài về mối liên hệ giữa những ǵ của Caesar và những ǵ thuộc về Thiên Chúa, giúp tôi có cơ hội để chia sẻ một cách vắn gọn cùng quí vị về vị thế thích đáng của niềm tin tôn giáo trong tiến tŕnh chính trị. …

 

“Dầu sao những vấn đề chính yếu gặp nguy biến ở vụ án của Thánh Thomas More vẫn tiếp tục hiện lên qua những h́nh thức hằng đổi thay khi xẩy ra những điều kiện xă hội mới. Mỗi thế hệ, khi t́m cách thăng tiến công ích, cần phải hỏi lại rằng: đâu là những đ̣i hỏi mà các chính quyền có thể hợp lư áp đặt lên công dân của ḿnh, và mức độ của những đ̣i hỏi đó tới đâu? Những nan giải về luân lư có thể được giải quyết dựa vào thẩm quyền nào? Những câu hỏi này trực tiếp dẫn chúng ta tới những nền tảng về đạo lư của việc bàn luận về dân sự. Nếu các nguyên tắc về luân lư chống đỡ cho tiến tŕnh dân chủ được quyết định về chúng chỉ bởi sự đồng thuận xă hội th́ tính chất mỏng ḍn mong manh của tiến tŕnh này trở nên quá hiển nhiên – cái thách đố thực sự đối với nền dân chủ nằm ngay ở chỗ này.

 

“Cái hụt hẫng thiếu sót của những giải quyết thực dụng ngắn hạn đối với những vấn đề phức tạp về xă hội và đạo lư đă được dẫn chứng quá rơ ràng nơi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây. Phần lớn đồng ư rằng sự thiếu nền tảng đạo lư về xă hội đối với hoạt động kinh tế đă góp phần vào những khó khăn trầm trọng mà hằng triệu triệu người trên khắp thế giới đang phải trải qua. Như “hết mọi quyết định về kinh tế đều có một hậu quả về luân lư” (Caritas in Veritate, 37) thế nào, cũng vậy, nơi lănh vực chính trị, chiều kích đạo lư nơi chính sách có những hậu quả rất ảnh hưởng mà không một chính quyền nào có thể coi thường. Một dẫn chúng tích cực về vấn đề này chúng ta thấy nơi một trong những thành đạt đặc biệt đáng kể của Quốc Hội Đại Anh quốc, đó là vấn đề hủy bỏ việc buôn bán nô lệ. ...

 

“Vậy vấn đề chính được nói đến ở đây đó là: đâu là nền tảng về đạo lư cần phải có cho các quyết định về chính trị? Truyền thống Công giáo chủ trương rằng các qui chuẩn khách quan chi phối hành động đúng đắn đều biết được bởi lư trí, chưa nói đến căn cứ vào nội dung của mạc khải. Theo chủ trương này th́ vai tṛ của tôn giáo trong cuộc tranh luận về chính trị không phải ở chỗ cung cấp những qui chuẩn ấy, như thể những qui chuẩn này là những ǵ không thể biết được bởi thành phần vô tín ngưỡng – lại càng không phải ở chỗ đưa ra những giải pháp chính trị cụ thể, mà là giúp vào việc thanh tẩy và soi sáng việc áp dụng lư trí để khám phá thấy các nguyên tắc luân lư khách quan….

 

“Tôn giáo không phải là vấn đề cần phải được thành phần lập pháp giải quyết, mà là một góp phần quan trọng vào việc kết cấu của quốc gia. Theo đó, tôi không thể nào không lên tiếng bày tỏ mối quan tâm của tôi trước t́nh trạng gia tăng việc loại trừ tôn giáo, nhất là Kitô giáo, đang xẩy ra ở một số nơi, thậm chí ở những quốc gia coi trọng vấn đề khoan dung. Có những người biện hộ rằng cần phải bịt miệng tôn giáo lại, hay ít là đẩy nó vào một xó thuần riêng tư. Có những người lập luận rằng không được khuyến khích việc cử hành công khai các ngày lễ như Giáng Sinh, với niềm tin tưởng khả vấn là nó có thể phạm đến những người thuộc tôn giáo khác hay vô tín ngưỡng một cách nào đó. Và có những người lập luận – một cách ngược đời với ư định loại trừ vấn đề kỳ thị – rằng Kitô hữu có những lúc cần phải tác hành ngược với lương tâm của ḿnh khi đóng các vai tṛ công cộng. Đó là những dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy t́nh trạng không cảm nhận chẳng những quyền lợi của thành phần tín hữu đối với quyền tự do theo lương tâm và tự do tôn giáo, mà c̣n vai tṛ hợp lệ của tôn giáo nơi đời sống công cộng. Bởi thế tôi mời tất cả quí vị, trong các lănh vực ảnh hưởng thích đáng của ḿnh, hăy t́m cách cổ vơ và phấn khích cuộc đối thoại giữa đức tin và lư trí ở hết mọi lănh vực của đời sống quốc gia. Việc quí vị sẵn sàng làm điều này đă được bao hàm nơi việc chưa từng có đó là mời tôi đến đây hôm nay”.

 

 

Với thành phn đại din liên tôn về việc t́m cầu thiêng liêng

 

(giáo sĩ và giáo dân thuộc các tôn giáo khác hôm Thứ Sáu 17/9 ở Waldegrave Drawing Room St Mary’s University College, Twickenham)

 

“Ở cấp độ thiêng liêng, tất cả chúng ta, qua những cách thức khác nhau, đều đích thân tham dự vào cuộc hành tŕnh giải đáp cho vấn đề quan trọng nhất – vấn đề liên quan tới ư nghĩa tối hậu của đời sống con người chúng ta. Việc t́m cầu những ǵ linh thánh là việc t́m kiếm một cái ǵ cần thiết duy nhất, cái duy nhất làm thỏa măn những mong đợi của tâm can con người. Vào thế kỷ thứ 5, Thánh Âu Quốc Tinh đă diễn tả cuộc t́m kiếm ấy bằng những lời lẽ sau đây: ‘Lạy Chúa, Chúa đă dựng nên chúng con cho Chúa nên ḷng chúng con khắc khoải cho tới khi nghỉ yên trong Chúa’ (Tự Thú, tập I, 1). Khi chúng ta bắt đầu thực hiện cuộc mạo hiểm này chúng ta càng ngày càng nhận thấy rằng những khởi động đó không ở nơi chúng ta mà là nơi Chúa, ở chỗ không phải chúng là là kẻ t́m kiếm Ngài mà là Ngài đang t́m kiếm chúng ta, thật sự Ngài là Đấng đă đặt niềm mong đợi Ngài sâu xa trong cơi ḷng của chúng ta.

 

“Sự hiện diện và chứng từ của anh chị em trên thế giới này là những ǵ đang vạch ra cho thấy tầm quan trọng thiết yếu cho đời sống con người về việc t́m cầu thiêng liêng chúng ta đang dấn thân. Trong lănh vực khả năng của ḿnh, các khoa học nhân bản và tự nhiên có thể cung cấp cho chúng ta một kiến thức vô giá về các khía cạnh của đời sống chúng ta và chúng giúp chúng ta nắm bắt được các hoạt động của vũ trụ vật chất, những ǵ nhờ đó có thể được khai thác để mang lại lợi ích lớn lao cho gia đ́nh nhân loại. Tuy nhiên, những thứ khoa học này không làm thỏa măn và không thể làm thỏa măn vấn đề nền tảng ấy, v́ chúng cùng nhau phục vụ ở một cấp độ khác. Chúng không thể nào thỏa đáng được những niềm mong đợi sâu xa nhất của tâm can con người, chúng không thể nào hoàn toàn giải thích cho chúng ta biết về nguồn gốc của chúng ta và số phận của chúng ta, tại sao chúng ta hiện hữu và hiện hữu để làm ǵ, chúng thật sự không thể nào cung cấp cho chúng ta câu trả lời trọn vẹn cho vấn đề ‘tại sao có một cái ǵ đó c̣n hơn không có ǵ cả?’

 

“Việc t́m cầu những ǵ là linh thánh không làm giảm giá những lănh vực t́m hiểu khác của con người. Ngược lại, nó đặt chúng vào một mối liên hệ làm gia tăng tầm quan trọng của chúng, như là những cách thức thực thi một cách hữu trách vai tṛ quản trị của chúng ta đối với thiên nhiên tạo vật. Chúng ta đọc thấy trong Thánh Kinh là sau khi công cuộc tạo dựng được hoàn tất, Thiên Chúa đă chúc lành cho các vị nguyên phụ mẫu của chúng ta và nói cùng các vị rằng: ‘Hăy sinh sôi nẩy nở cho đầy trái đất và làm chủ nó’ (Gen 1:28). Ngài đă kư thác cho chúng ta công việc xem xét và khai thác những mầu nhiệm của thiên nhiên để phục vụ một sự thiện cao cả hơn. Sự thiện cao cả hơn đây là ǵ? Theo đức tin Kitô giáo, nó được bày tỏ như là t́nh yêu mến đối với Thiên Chúa và t́nh yêu thương đối với tha nhân của chúng ta. Và v́ thế chúng ta hết ḷng và nhiệt t́nh gắn bó với thế giới này, nhưng bao giờ cũng nhắm đến việc phục vụ sự thiện cao cả hơn ấy, kẻo chúng ta làm méo mó đi vẻ đẹp ccủa thiên nhiên tạo vật bằng cách khai thác nó cho những mục đích vị kỷ. Như thế chính niềm tin của đạo giáo hướng chúng ta về những ǵ là siêu việt vượt ra ngoài cái thiện lợi hiện tại. Nó nhắc nhở chúng ta về khả năng và trách nhiệm của việc hoán cải ở lănh vực luân lư, về nhiệm vụ sống một cách an b́nh với tha nhân của chúng ta, về tầm quan trọng sống một đời liêm chính. Hiểu cho đúng th́ nó soi sáng, nó thanh tẩy tâm can của chúng ta và nó thúc đẩy hoạt động cao cả và quảng đại, cho thiện ích của toàn thể gia đ́nh nhân loại. Nó phấn khích chúng ta vun trồng việc thực hành nhân đức và vươn tới nhau bằng t́nh yêu thương, tỏ ra hết sức trân trọng đối với các truyền thông tôn giáo khác với chúng ta”.

 

 

Với thành phn đại din đại kết về mối hiệp nhất của đức tin tông truyền

 

(Tối Thứ Sáu 17/9 ở Đan Viện Westminster thuộc thành phố Westminster)

 

“Năm nay, như chúng ta biết, đánh dấu 100 năm kỷ niệm phong trào đại kết tân tiến, một phong trào bắt đầu với lời kêu gọi hioệp nhất Kitô giáo của Hội Nghị Edinburgh như là điều kiện tiên quyết cho một thứ chứng từ khả tín và thuyết phục cho Phúc Âm trong thời đại của chúng ta. Để tưởng nhớ biến cố kỷ niệm này, chúng ta cần phải tạ ơn về mức tiến bộ khả quan được thực hiện hướng đến mục tiêu cao quí này nhờ các nỗ lực của thành phần Kitô hữu dấn thân thuộc mọi giáo phái. Tuy nhiên, đồng thời chúng ta vẫn ư thức về biết bao nhiêu điều vẫn chưa được thực hiện. Trong một thế giới được đánh dấu bằng sự gia tăng việc liên thuộc và t́nh liên đới, chúng ta được thách đố loan truyền bằng một niềm xác tín mới thực tại về việc chúng ta ḥa giải và giải phóng trong Chúa Kitô, và đề cao sự thật của Phúc Âm như là then chốt cho việc phát triển đích thực và toàn vẹn của con người. Trong một xă hội càng ngày càng trở nên lănh đạm dửng dưng hay thậm chí hận thù với sứ điệp Kitô giáo, tất cả chúng ta lại càng được thúc bách cống hiến một chứng từ hân hoan và hùng hồn về niềm hy vọng ở trong chúng ta (cf 1Pet 3:15), và cho thấy Chúa Kitô Phục Sinh như là một giải đáp cho những vấn nạn sâu xa nhất và những khát vọng thiêng liêng của con người nam nữ thuộc thời đại của chúng ta.…

 

“Việc chúng ta dấn thân cho mối hiệp nhất Kitô giáo được xuất phát từ chính niềm tin tưởng của chúng ta vào Chúa Kitô, vào Chúa Kitô này, Đấng đă phục sinh từ trong kẻ chết và đang ngự bên hữu Cha, Đấng lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Chính thực tại về con người của Chúa Kitô, về công cuộc cứu độ của Người, nhất là về sự kiện lịch sử của việc Người phục sinh, một việc phục sinh là nội dung của lời giảng tông đồ tiên khởi cùng với những công thức tin tưởng, bắt đầu từ chính Tân Ước, đă là những ǵ bảo đảm tính chất nguyên tuyền của việc truyền đạt nó. Tóm lại, mối hiệp nhất của Giáo Hội chỉ là mối hiệp nhất về đức tin tông truyền, nơi đức tin được kư thác cho từng phần tử mới của Thân Ḿnh Chúa Kitô trong kễ nghi rửa tội. Chính đức tin này là những ǵ liên kết chúng ta với Chúa Kitô, làm cho chúng ta trở nên thành phần thông dự vào Thánh Thần, nhờ đó, thậm chí cho tới nay, trở nên thành phần thông dự vào sự sống của Ba Ngôi Thánh, mẫu thức của mối hiệp thông Giáo Hội dưới thế này.

 

“Các bạn thân mến, tất cả chúng ta đều biết đến các thách đố, phúc lành, thất vọng cùng những dấu hiệu của niềm hy vọng đă ghi dấu cuộc hành tŕnh đại kết của chúng ta. Tối hôm nay chúng ta kư thác tất cả những sự ấy cho Chúa, tin tưởng vào việc quan pḥng của Ngài và quyền năng ân sủng của Ngài. Chúng ta biết rằng những mối thân t́nh chúng đă h́nh thành, cuộc đối thoại chúng ta đă bắt đầu và niềm hy vọng hướng dẫn chúng ta sẽ hiến cho chúng ta sức mạnh và hướng đi khi chúng ta kiên tŕ tiến bước trong cuộc hành tŕnh chung của chúng ta. Với tính cách hiện thực của phúc âm, chúng ta đồng thời cũng phải công nhận những thách đố chúng ta đang phải đương đầu, chẳng những trên con đường hiệp nhất Kitô giáo, mà c̣n nơi công việc loan báo Chúa Kitô trong thời đại của chúng ta nữa. Việc trung thành với lời Chúa, chính v́ đó là lời chân thực, đ̣i chúng ta một đức tuân phục dẫn chúng ta tới chỗ hiểu biết sâu xa hơn ư muốn của Chúa, một đức tuân phục cần phải thoát khỏi tính chất tuân thủ về tri thức hay tính chất thuận lợi dễ dàng theo tinh thần của thời đại. Đó là lời khích lệ tôi muốn lưu lại cùng các bạn tối hôm nay, và tôi làm như thế theo thừa tác vụ là vị Giám Mục Rôma và là vị Thừa Kế Thánh Phêrô, mang trách nhiệm đặc biệt chăm sóc cho mối hiệp nhất của đàn chiên Chúa Kitô”.

 

“Nơi h́nh ảnh của Đức Hồng Y John Henry Newman, vị sẽ được phong chân phước vào Chúa Nhật, chúng ta mừng một vị giáo sĩ có nhăn quan về giáo hội được nuôi dưỡng bởi kinh nghiệm Anh giáo của ḿnh và được chín mùi qua nhiều năm làm thừa tác viên thụ phong trong Giáo Hội của Anh quốc. Ngài có thể dạy chúng ta những nhân đức cần cho phong trào đại kết: một đàng ngài được tác động theo lương tâm của ḿnh, cho dù có phải trả giá to lớn cho bản thân ḿnh; đàng khác, thái độ ngài vẫn tỏ ra ân cần thân t́nh với các người bạn xưa kia của ḿnh đă dẫn ngài đến chỗ cùng họ xem xét, với một tinh thần Ái Nhĩ Lan, những vấn đề khác biệt, bằng một ḷng sâu xa mong ước hiệp nhất trong đức tin. Thưa Đức Tổng Giám Mục, trong cùng mối thân t́nh ấy, chúng ta hăy lập lại quyết tâm của chúng ta trong việc theo đuổi mục đích hiệp nhất trong đức tin, đức cậy và đức mến, theo ư muốn của Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng ta”. (với Đức Tổng Giám Mục Canterbury Thứ Sáu 17/9 ở Lambeth Palace)

 

 

Về Học Đường Công Giáo - Giáo dục toàn diện con người để sống trọn hảo

 

(với thành phần Thày Cô, Tu Sĩ và Sinh Viên Học Sinh Công Giáo hôm Thứ Sáu 17/9 ở Chapel and Sports Arena of St Mary’s University College Twickenham, liên quan tới chung văn hóa Âu Châu và riêng vấn đề giáo dục, một vấn đề quan trọng đă từng được Đức Hồng Y Newman phát động đặc biệt cho cấp đại học)

 

“Như anh chị em biết, công việc của một thày giáo không phải chỉ ở chỗ truyền đạt tín liệu hay huấn luyện về các thứ năng khiếu để mang lại một lợi ích về kinh tế nào đó cho xă hội; giáo dục không phải và không bao giờ được coi là những ǵ thuần thực dụng. Giáo dục liên quan tới việc h́nh thành con người, trang bị cho họ trong việc sống viên trọn – tóm lại nó liên quan tới vấn đề thông đạt sự khôn ngoan. Mà khôn ngoan đích thực là những ǵ bất khả phân ly với kiến thức về Đấng Tạo Hóa, v́ ‘cả chúng ta lẫn những lời lẽ của chúng ta đều ở trong tay Ngài, như mọi hiểu biết và năng khiếu trong tay những thủ công viên’ (Wis 7:16).

 

“Chiều kích siêu việt này của việc học hành và dạy dỗ đă được nắm bắt rơ ràng bởi những đan sĩ là thành phần đă đóng góp rất nhiều vào việc truyền bá phúc âm hóa của những hải đảo này. Tôi đang nghĩ đến các đan sĩ Biển Đức, những vị đă hộ tống Thánh Âu Quốc Tinh trong việc truyền giáo của thánh nhân cho Anh quốc, đến những người moan đệ của Thánh Columba, những vị đă loan truyền đức tin khắp Tô Cách Lan và miền Bắc Anh quốc, về Thánh Davít và đồng bạn của ngài ở Wales. V́ việc t́m kiếm Thiên Chúa, một công việc là tâm điểm của ơn gọi đan tu, đ̣i phải chủ động t́m cách làm cho chính Ngài được nhận biết – việc tạo dựng của Ngài và lời mạc khải của Ngài – thành ra đan viện cần phải có thư viện và học đường (cf. Address to representatives from the world of culture at the “Collège des Bernardins” in Paris, 12 September 2008). Chính việc dấn thân của các đan sĩ trong việc học hỏi như đường lối nhờ đó gặp gỡ Lời Nhập Thể của Thiên Chúa đă đặt nền tảng cho nền văn hóa và văn minh Tây phương của chúng ta.  

 

“... Sự hiện diện của tu sĩ nơi các trường học Công giáo là một nhắc nhớ mănh liệt về đặc tính Công giáo đă được bàn căi nhiều, một đặc tính cần chi phối hết mọi khía cạnh của sinh hoạt học đường. Đặc tính này đă quá rơ ràng là nội dung của việc giảng dạy bao giờ cũng cần phải hợp với tín lư của Giáo Hội. Nghĩa là đời sống đức tin cần phải trở thành một lực đẩy cho hết mọi hoạt động của trường học, nhờ đó mới hiệu nghiệm giúp cho sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội, và giới trẻ mới khám phá thấy niềm vui được liên kết với ‘việc sống cho người khác’ của Chúa Kitô (Spe Salvi, 28). …

 

“Ở các học đường Công giáo, bao giờ cũng có một h́nh ảnh to lớn hơn ở trên và bên trên những chủ thể riêng tư các bạn học hỏi, những năng khiếu các bạn học được. Tất cả mọi việc làm được các bạn thực hiện đều liên hệ với việc gia tăng mối thân t́nh với Thiên Chúa, và tất cả đều xuất phát từ mối thân t́nh ấy. Bởi thế các bạn học biết chẳng những là những sinh viên học sinh tốt, mà c̣n là những người công dân tốt, con người tốt. Khi các bạn học cao hơn, các bạn phải chọn các môn học, các bạn bắt đầu chuyên biệt hóa bằng một cái nh́n về những ǵ các bạn sẽ làm sau này trong cuộc sống. Việc ấy là việc làm đúng và thích đáng. Thế nhưng, các bạn hăy luôn nhớ rằng hết mọi môn học chỉ là một phần của bức tranh to lớn hơn. Đừng bao giờ để ḿnh trở thành nhỏ hẹp. Thế giới cần đến các khoa học gia tốt, thế nhưng một quan điểm có tính cách khoa học trở thành nhỏ hẹp một cách nguy hiểm nếu nó loại trừ chiều kích tôn giáo hay đạo lư của cuộc sống, cũng thế tôn giáo trở thành hẹp ḥi nếu nó loại trừ việc góp phần hợp lệ của khoa học cho kiến thức của chúng ta về thế giới. Chúng ta cần đến các sử gia, các triết gia, các kinh tế gia tốt, thế nhưng nếu những ǵ họ cống hiến về đời sống con người thuộc lănh vực đặc biệt của họ quá hẹp ḥi th́ họ có thể dẫn chúng ta đi tới chỗ sai lạc trầm trọng.

 

“Một trường học tốt là một học đường cung cấp một nền giáo dục bao gồm toàn thể con người. Và một trường học Công giáo tốt, c̣n hơn thế nữa, cần phải giúp cho tất cả mọi học sinh sinh viên của ḿnh trở thành những vị thánh…”