“Ḷng nói với ḷng - cor ad cor loquitur”
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
Tông Du Hiệp Vương Quốc (The United Kingdom) 16-19/9/2010
Diễn
Từ Thứ Bảy 18/9 ở Hyde Park – London Tối Vọng Phong Chân Phước Cho
Đức Hồng Y John Henry Newman
… Như anh
chị em biết, Đức Hồng Y Newman đă lâu có một tầm ảnh hưởng quan
trọng trong đời sống và tư tưởng của tôi, như ngài đă ảnh hưởng đến
rất nhiều người ở bên ngoài những hải đảo này. Thảm kịch của đời
sống Đức Hồng Y Newman mời gọi chúng ta hăy xem xét lại đời sống của
chúng ta, nh́n nó nơi chân trời bao rộng của dự án Thiên Chúa, và
gia tăng mối hiệp thông với Giáo Hội ở hết mọi thời và hết mọi nơi:
một Giáo Hội của các vị tông đồ, một Giáo Hội của các vị tử đạo, một
Giáo Hội của các thánh, một Giáo Hội Đức Hồng Y Newman mến yêu và
hiến cả đời ḿnh cho sứ vụ của Giáo Hội.
…. Tối
hôm nay, trong bối cảnh của việc cúng ta cầu nguyện chung, tôi muốn
chia sẻ với anh chị em về một ít khía cạnh trong đời sống của Đức
Hồng Y Newman được tôi cho rằng rất liên quan tới đời sống của chúng
ta là thành phần tín hữu cũng như đến đời sống của Giáo Hội ngày
nay.
Tôi muốn
bắt đầu bằng việc nhắc lại rằng Đức Hồng Y Newman, căn
cứ vào tŕnh thuật của chính ngài, đă truy nguyên tất cả gịng
đời của ḿnh từ một cảm nghiệm hoán cải mănh liệt ngài có được khi
c̣n trẻ. Nó là một cảm nghiệm trực tiếp về sự thật của lời Chúa, về
thực tại khách quan của mạc khải Kitô giáo được truyền lại trong
Giáo Hội. Cảm nghiệm này, vừa tôn giáo vừa tri thức, đă tác
động ơn gọi của ngài trong việc trở thành một thừa tác viên của Phúc
Âm, đă soi động nhận thức của ngài về nguồn giáo huấn thẩm quyền của
Giáo Hội Chúa, và khích động ḷng nhiệt thành của ngài đối với việc
canh tân đời sống Giáo Hội nơi việc trung thành với truyền thống
tông đồ. Vào cuối đời của ḿnh, Đức Hồng Y Newman đă diễn tả hoạt
động của đời ngài như là một cuộc đối chọi với khuynh hướng đang gia
tăng cho tôn giáo như là một vấn đề thuần riêng tư và chủ quan, một
vấn đề của ư nghĩ cá nhân. Đó là bài học đầu tiên chúng ta có thể
học được từ đời sống của ngài: trong thời đại của chúng ta đây,
khi đang có một chủ nghĩa tương đối về tri thức và luân lư đang đe
dọa làm cạn kiệt nhựa sống chính những nguồn mạch của xă hội chúng
ta, Đức Hồng Y Newman nhắc nhở chúng ta rằng, là những con
người nam nữ được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự Thiên Chúa,
chúng ta được dựng nên để biết được chân lư, để t́m thấy nơi sự thật
đó cái tự do tối hậu của chúng ta cùng với tất cả những ǵ làm hoàn
trọn các khát vọng sâu xa nhất của con người chúng ta. Tóm lại,
chúng ta được dựng nên để nhận biết Chúa Kitô, Đấng chính là “đường,
là sự thật và là sự sống” (Jn 14:6).
Đời sống
của Đức Hồng Y Newman cũng dạy chúng ta rằng việc say mê t́m
kiếm chân lư, ḷng chân thành về tri thức và việc hoán cải chân thực
là những ǵ đắt giá. Sự thật giải phóng chúng ta không thể
nào bị cầm giữ cho riêng chúng ta; sự thật cần đến chứng từ, nó tha
thiết muốn được lắng nghe, để rồi quyền năng thắng đoạt của sự
thật xuất phát từ chính ḿnh chứ không phải từ tài hùng biện hay các
lập luận của con người bày tỏ nó… Trong thời đại của chúng
ta đây, cái giá cần phải trả cho ḷng trung thành với Phúc Âm không
c̣n là những ǵ đang lơ lửng, hăm dọa và bủa vây, nhưng thường là
t́nh trạng bị sa thải, nhạo cười hay chế giễu. Tuy nhiên, Giáo Hội
không thể lùi bước mà không thực hiện việc loan truyền Chúa Kitô và
Phúc Âm của Người như là một sự thật cứu độ, nguồn mạch cho hạnh
phúc tối hậu của cá nhân chúng ta, và như là nền tảng cho một xă hội
công chính và nhân bản.
Sau hết,
Đức Hồng Y Newman dạy chúng ta rằng nếu chúng ta đă chấp nhận
sự thật của Chúa Kitô và hiến cuộc đời của chúng ta cho Người th́
không có vấn đề tách biệt giữa cái chúng ta tin tưởng và cách thức
chúng ta sống cuộc đời của ḿnh. Tất cả những ǵ chúng ta
nghĩ tưởng, nói năng và tác hành cần phải hương đến vinh quang của
Thiên Chúa và việc loan truyền Vương Quốc của Ngài. Đức Hồng Y
Newman đă hiểu được điều ấy, và đă trở thành một nhà tranh đấu mạnh
mẽ cho vai tṛ ngôn sứ của thành phần giáo dân Kitô giáo. Ngài đă
thấy rơ ràng rằng chúng ta không chấp nhận sự thật bằng một
tác động thuần tri thức cho bằng ôm ấp sự thật bằng một năng lực
thiêng liêng là những ǵ thấu tới tận thâm cung của hữu thể chúng ta.
Sự thật được truyền đạt không chỉ bằng giáo huấn chính thức,
quả thực là quan trọng, nhưng cũng bằng cả chứng từ của cuộc đời
được sống một cách nguyên tuyền, trung thành và thánh đức nữa;
những ai sống trong sự thật và bởi sự thật th́ theo bản năng của
ḿnh nhận thấy ngay những ǵ là sai trái, và v́ sai trái, chúng trở
thành độc hại cho sự mỹ và sự thiện là những ǵ giúp tỏa chiếu ánh
quang rạng ngời của chân lư, veritatis splendor.
… Nhờ đức
tin chúng ta mới thấy được rằng lời Chúa như đèn soi bước chúng ta
đi và là ánh sáng soi đường chúng ta bước (cf Ps 119:105). Đức Hồng
Y Newman, như vô vàn các vị thánh trước ngài trên con đường làm Kitô
hữu môn đệ, đă dạy rằng ‘ánh sáng tốt lành’ của đức tin dẫn
chúng ta tới chỗ nhận biết sự thật về bản thân ḿnh, về phẩm vị của
chúng ta là con cái của Thiên Chúa, và số phận cao vời đang đợi chờ
chúng ta ở trên trời. Bằng việc để cho ánh sáng đức tin này chiếu
tỏa trong tâm hồn của ḿnh, cũng như bằng việc gắn bó với ánh sáng
ấy qua việc chúng ta hằng ngày kết hợp với Chúa trong nguyện cầu và
tham dự vào các bí tích ban sự sống của Giáo Hội, chính chúng ta trở
thành ánh sáng cho những người chung quanh chúng ta;
chúng ta thực thi ‘vai tṛ ngôn sứ’ của ḿnh; nhờ đó thường lôi kéo,
cho dù không biết, người ta tiến đến gần Chúa và sự thật của Người
hơn nữa. Không sống đời sống cầu nguyện, không được ân
sủng của các bí tích biến đổi nội tâm, theo Đức Hồng Y
Newman nói, chúng ta không thể ‘chiếu tỏa Chúa Kitô’; chúng ta
chỉ là những thứ ‘phèng la’ (1Cor 13:1) trong một thế
giới đầy những náo động và hỗn độn, đầy những đường lối sai lạc chỉ
gây tan nát tâm can và mơ tưởng hăo huyền.
Một trong
những suy niệm được yêu chuộng nhất của vị Hồng Y này có những lời
sau đây: “Thiên Chúa đă tạo dựng nên tôi để làm một việc nhất định
cho Ngài. Ngài đă ủy thác cho tôi một việc làm mà Ngài không trao
phó cho người khác” (Meditations on Christian Doctrine). Đến
đây chúng ta thấy chủ trương hiện thực Kitô giáo tốt lành của Đức
Hồng Y Newman, một điểm gặp gỡ bất khả tránh của đức tin và đời
sống. Đức tin là để sinh hoa kết trái nơi việc biến đổi thế
giới của chúng ta bằng quyền năng của Thánh Linh tác động nơi đời
sống và hoạt động của các tín hữu. Không ai thực tiễn nh́n
vào thế giới của chúng ta hôm nay lại có thể nghĩ rằng Kitô hữu có
thể tiếp tục với việc làm như thường, mà lại không để ư ǵ tới cuộc
khủng hoảng sâu xa về đức tin đang chi phối xă hội của chúng ta, hay
chỉ tin tưởng rằng gia sản của các thứ giá trị được truyền qua bao
thế kỷ Kitô giáo sẽ tiếp tục tác động và h́nh thành tương lai của xă
hội chúng ta. Chúng ta biết rằng ở vào những lúc khủng hoảng
và biến động Thiên Chúa đă từng gửi đến những vị đại thánh và tiên
tri để canh tân Giáo Hội và xă hội Kitô giáo; chúng ta tin
tưởng vào sự quan pḥng của Ngài và chúng ta xin Ngài tiếp tục hướng
dẫn…
………..
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa
Thánh
(trên đây là những
trích đoạn nguyên văn tiêu biểu trong bài nói của Đức Thánh Cha, và
những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm
nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2010/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20100918_veglia-card-newman_en.html
Giảng
Lễ Phong Chân Phước cho Đức Hồng Y John Henry Newman ở Cofton Park
of Rednal – Birmingham, Chúa Nhật 19/9/2010
………….
Khẩu hiệu
Cor ad cor loquitur hay “ḷng nói với ḷng” của Đức Hồng Y
Newman cống hiến cho chúng ta một minh thức về kiến thức của ngài
đối với đời sống Kitô giáo như là một ơn gọi nên thánh, một ơn gọi
được cảm thấy như là một ước muốn sâu xa của con tim con người muốn
thân t́nh hiệp thông với Con Tim Thiên Chúa. Ngài nhắc nhở chúng ta
rằng sống trung thành với việc cầu nguyện dần dần biến đổi chúng ta
nên giống như Thiên Chúa. Như ngài đă viết ở một trong những bài
giảng hay của ḿnh, “một thói quen cầu nguyện, việc thực hành hướng
về Thiên Chúa và thế giới vô h́nh ở mọi lúc, mọi nơi, mọi trường hợp
khẩn cấp – tôi muốn nói rằng cầu nguyện có những ǵ được gọi là một
thứ hiệu quả tự nhiên trong việc thiêng liêng hóa và thăng hóa linh
hồn. Một con người không c̣n là cái họ đă là trước đó; dần dần… họ
hấp thụ một loạt những ư nghĩ mới mẻ, và được thấm đẫm các nguyên
tắc mới mẻ” (Parochial and Plain Sermons, iv, 230-231).
Phúc Âm hôm nay nói với chúng ta rằng không ai có thể làm tôi hai
chủ
(cf. Lk
16:13), và giáo thuyết của Chân Phước John Henry về cầu nguyện
cho thấy rằng làm thế nào người Kitô hữu trung tín hoàn toàn được
tiến đến chỗ phục vụ chỉ một vị Chủ Nhân duy nhất, Đấng mà chỉ duy
ḿnh Người mới có quyền đ̣i việc dấn thân vô điều kiện của chúng ta
(cf Mt 23:10). Chân Phước Newman giúp chúng ta hiểu điều này có
nghĩa là ǵ đối với cuộc sống hằng ngày của chúng ta: ngài nói với
chúng ta rằng Vị Chủ Nhân thần linh của chúng ta đă ủy thác cho từng
người chúng ta một việc làm đặc biệt, một ‘việc làm nhất định’, được
chuyên biệt trao phó cho từng người. Ngài viết: “Tôi có sứ vụ
của ḿnh. Tôi là một móc nối trong một sợi xích, một liên hệ móc nối
giữa những con người. Ngài đă không dựng nên tôi vô tích sự. Tôi sẽ
hành thiện, tôi sẽ làm việc của Ngài; tôi sẽ là thiên thần ḥa b́nh,
là một giảng viên chân lư ở vị thế của ḿnh… nếu tôi tuân giữ các
giới huấn của Ngài và phục vụ Ngài theo ơn gọi của tôi” (Meditations
and Devotions, 301-2).
Việc phục
vụ nhất định Chân Phước John Henry Newman đă được kêu gọi liên quan
tới việc áp dụng trí óc sắc bén của ngài và ng̣i bút phong phú của
ngài vào nhiều “đề tài của thời đại” rất khẩn thiết. Những minh thức
của ngài nơi mối liên hệ giữa đức tin và lư trí, nơi vị thế quan
trọng của tôn giáo được mạc khải ở xă hội văn minh, và nơi nhu cầu
cần đến một đường lối bao rộng đối với việc giáo dục không những
hết sức quan trọng đối với Victorian England, mà ngày nay c̣n tiếp
tục tác động và soi sáng nhiều người trên khắp thế giới nữa. Tôi
muốn đặc biệt trân trọng trước nhăn quan của ngài về việc giáo dục
là những ǵ đă có công rất nhiều trong việc h́nh thành cái đặc tính
làm tác lực cho những học đường và đại học Công giáo ngày nay. Mạnh
mẽ chống lại với bất cứ đường lối suy giảm hay thực dụng nào, ngài
đă t́m cách để đạt được một môi trường về giáo dục bao gồm cả vấn đề
huấn luyện về tri thức, kỷ luật về luân lư và dấn thân về đạo giáo.
Dự án thành lập một Đại Học Công Giáo ở Ái Nhĩ Lan cống hiến cho
ngài cơ hội để khai triển tư tưởng của ngài về chủ đề này, và tuyển
tập các bài nói nhan đề Ư Nghĩ Về Đại Học được ngài xuất bản
đề cao một lư tưởng mà tất cả những ai dấn thân vào việc huấn luyện
về hàn lâm có thể tiếp tục học hỏi. Thật vậy, những thày cô dạy về
đạo nghĩa làm sao có thể nêu lên cho ḿnh được một mục đích nào tốt
lành đẹp hơn là lời kêu gọi nổi tiếng của Chân Phước John Henry
giành cho một người giáo dân thông minh và được học hỏi đàng hoàng:
“Tôi muốn một người giáo dân, chứ không phải là kẻ ngạo mạn, không
bừa băi trong lời nói, không tranh luận, mà là những con người biết
đạo giáo của ḿnh, đi sâu vào nó, biết ḿnh đang ở đâu, biết những
ǵ ḿnh chủ trương và không chủ trương, biết những ǵ ḿnh tin tưởng
vững vàng tới độ có thể chứng tỏ chúng, biết rất rơ về lịch sử để có
thể bênh vực nó” (The Present Position of Catholics in England,
ix, 390)….
Trong khi
di sản về tri thức của Chân Phước John Henry Newman được chú trọng
một cách dễ hiểu nơi văn chương bao rộng giành cho đời sống và việc
làm của ngài, tôi muốn nhân cơ hội này kết thúc bằng một chia sẻ vắn
gọn về đời sống của ngài như là một vị linh mục, một vị mục tử của
các linh hồn. Tính chất ân cần và nhân bản nằm bên dưới cái nhận
thức của ngài thừa tác mục vụ là những ǵ được diễn tả một cách
tuyệt vời ở một bài giảng khác trong các bài giảng nổi tiếng của
ngài: Anh chị em thân mến, nếu các Thiên Thần là các vị linh mục của
anh chị em, các vị không thể nào chia buồn với anh chị em, thông cảm
với anh chị em, thương hại anh chị em, cảm thấy dịu dành đối với anh
chị em, và cho phép anh chị em, như chúng tôi có thể; các ngài không
thể là mẫu mực và hướng đạo viên của anh chị em, và dẫn anh chị em
tiến bước từ con người cũ của anh chị em đến sự sống mới, như các vị
có thể như những ai xuất thân giữa anh chị em” (“Men, not Angels:
the Priests of the Gospel”, Discourses to Mixed Congregations,
3). Ngài đă sống trọn cái nhăn quan sâu xa nhân bản ấy về thừa tác
vụ linh mục qua việc ngài dấn thân chăm sóc cho dân chúng ở
Birmingham trong những năm ngài sống ở Nguyện Đường do ngài thành
lập, bằng cách viếng thăm bệnh nhân và người nghèo, an ủi thành phần
tang tóc, chăm sóc cho những ai ở trong ngục tù. Không lạ ǵ khi qua
đời rất nhiều ngàn người đă xếp hàng dài ở các đường phố địa phương
không đầy nửa dặm đường từ đây khi thần thể của ngài được đưa đến
nơi an táng. Một trăm hai mươi năm sau, các đám thật đông lại tụ tập
một lần nữa để hoan hỉ trước việc long trọng công nhận của Giáo Hội
về thánh đức trổi vượt của người cha được nhiều mến yêu của các linh
hồn này. C̣n cách nào tốt đẹp hơn để bày tỏ niềm vui ấy trong lúc
này hơn là hướng lên Cha trên trời bằng tấm ḷng tạ ơn chân thành,
nguyện cầu bằng những lời được Chân Phước John Henry Newman đặt vào
môi miệng của các thần trời:
Chúc tụng
Đấng Chí Thánh trên cao
Và chúc
tụng nơi cả vực thẳm;
Tuyệt vời
nhất nơi tất cả mọi lời lẽ của Ngài,
Vững vàng
nhất nơi tất cả mọi đường lối của Ngài!
(The
Dream of Gerontius).
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa
Thánh
(trên đây là những
trích đoạn nguyên văn tiêu biểu trong bài nói của Đức Thánh Cha, và
những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm
nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2010/documents/hf_ben-xvi_hom_20100919_beatif-newman_en.html
Huấn Từ
Truyền Tin Chúa Nhật XXV 19/9/2010 ở Cofton Park of Rednal –
Birmingham, về Tân Chân Phước John Henry Newman
… Khi
Chân Phước John Henry Newman đến sống ở Birmingham, ngài đă lấy tên
“Maryvale” cho ngôi nhà đầu tiên của ngài ở đây. Nguyện Đường do
ngài thiết lập được cung hiến cho Đức Trinh Nữ Hoài Thai Vô Nhiễm
Tội. Và Đại Học Công Giáo ở Ái Nhĩ Lan đă được ngài đặt dưới sự chở
che bảo hộ của Mẹ Maria, Sedes Sapientiae. Qua nhiều thể nhiều
cách, ngài đă sống thừa tác vụ linh mục của ḿnh với tinh thần mến
mộ của người con thảo đối với Mẹ Thiên Chúa. Khi suy niệm về
vai tṛ của Mẹ trong việc bày tỏ dự án của Thiên Chúa cho phần rỗi
của chúng ta ngài đă cảm kích kêu lên rằng: “Ai có thể thẩm định
được sự thánh thiện và trọn lành của Mẹ, vị đă được chọn làm Mẹ của
Chúa Kitô? Đâu là những tặng ân của Mẹ, vị đă được chọn để trở thành
người liên hệ trần gian gần gữi duy nhất của Con Thiên Chúa, con
người duy nhất mà Người theo tự nhiên phải tôn kính và kính phục;
con người được chỉ định để huấn luyện và giáo dục Người, ngày ngày
hướng dẫn Người, để Người lớn lên về khôn ngoan và tầm vóc?” (Parochial
and Plain Sermons, ii, 131-2)…
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa
Thánh
(trên đây là những
trích đoạn nguyên văn tiêu biểu trong bài nói của Đức Thánh Cha, và
những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm
nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/angelus/2010/documents/hf_ben-xvi_ang_20100919_regno-unito_en.html