“Ḷng nói với ḷng - cor ad cor loquitur”

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Tông Du Hiệp Vương Quốc (The United Kingdom) 16-19/9/2010

 

 

Lời Chào Mừng của Nữ Hoàng Elizabeth II nghênh đón Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ở Dinh Holyroodhouse Thứ Năm 16/9/2010

 

Trọng Kính Đức Thánh Cha,

 

Tôi hân hoan nghênh đón ngài đến với Hiệp Vương Quốc và đặc biệt là đến với Tô Cách Lan nhân chuyến viếng thăm đầu tiên của ngài với tư cách là Giáo Hoàng. Tôi cảm thấy rất măn nguyện nhớ lại chuyến viếng thăm mục vụ đáng ghi nhớ của cí6 Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở xứ sở này vào năm 1982. Tôi cũng c̣n những kư ức sống động về cuộc viếng thăm thứ tư của tôi ở Vatican, cũng như về việc gặp gỡ vài vị tiền nhiệm của ngài ở các dịp khác. Tôi hết sức tri ân các vị về việc ân cần nồng hậu tiếp đón một số phần tử thuộc gia đ́nh của tôi trong những tháng năm qua.

 

Nhiều đổi thay trên thế giới này trong gần 30 năm từ cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Nơi xứ sở này, chúng tôi hết sức tri ân việc tham gia của Ṭa Thánh trong việc cải tiến đáng xúc động trong trường hợp ở Bắc Ái Nhĩ Lan. Ngoài ra, cuộc sụp đổ của các chế độ chuyên chế độc tài ở khắp trung Âu và đông Âu đă mang lại cho hằng trăm triệu con người được sống tự do hơn. Ṭa Thánh tiếp tục đóng một vai tṛ quan trọng nơi các vấn đề quốc tế, nơi việc ủng hộ ḥa b́nh và phát triển, cũng như trong việc giải quyết các vấn đề cung như t́nh trạng nghèo khổ và thay đổi khí hậu.

 

Thưa Đức Thánh Cha, sự hiện diện của ngài ở đây hôm nay nhắc nhở chúng tôi về cái di sản Kitô giáo chung của chúng ta, cũng như về việc góp phần của Kitô giáo vào việc đẩy mạnh ḥa b́nh thế giới, và vào việc phát triển kinh tế và xă hội nơi các xứ sở kém thịnh vượng trên thế giới. Tất cả chúng tôi đều thấy được việc đặc biệt góp phần của Giáo Hội Công Giáo Rôma nhất là nơi thừa tác vụ của ḿnh cho thành phần nghèo khổ nhất cũng như cho các phần tử bị hụt hẫng nhất trong xă hội, việc giáo hội này chăm sóc cho thành phần vô gia cư cũng như cho việc giáo dục với một hệ thống trường học bao rộng.

Tôi biết rằng vấn đề ḥa giải là đề tài chính trong đời sống của Hồng Y John Henry Newman, vị được ngài cử hành Lễ phong Chân Phước vào Chúa Nhật tới đây. Là một con người đă chống chọi với ngờ vực và bất định, việc đóng góp của vị hồng y này vào việc hiểu biết Kitô giáo là những ǵ tiếp tục anh hưởng đến nhiều người. Tôi hoan hỉ thấy rằng cuộc viếng thăm của ngài cũng sẽ cung cấp một cơ hội để đào sâu vào mối liên hệ giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma với Giáo Hội Anh Giáo được thiết lập và Giáo Hội Tô Cách Lan.

 

Thưa Ngài Giáo Hoàng, trong thời gian gần đây ngài đă nói rằng “các tôn giáo không bao giờ có thể trở thành phương tiện cho hận thù, không bao giờ sự dữ và bạo lực có thể được biện minh bằng việc nhân danh Thiên Chúa”. Ngày nay, ở xứ sở này, chúng tôi ủng hộ niềm xác tín ấy. Chúng tôi chủ trương rằng quyền tự do thờ phượng là cốt lơi của xă hội khoan dung và dân chủ của chúng tôi.

 

Thay cho nhân dân Hiệp Vương Quốc, tôi chúc ngài một cuộc viếng thăm tốt đẹp nhất và đáng nhớ nhất.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 16/9/2010

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

 

 

ĐTC đáp từ Nữ Hoàng Elizabeth II tại Dinh Holyroodhouse ở Edinburgh, Thứ Năm 16/9/2010

 

……

Danh xưng Holyroodhouse, nơi cư trú chính thức của nữ hoàng ở Tô Cách Lan, là những ǵ nhắc nhớ  “Thánh Giá” và cho thấy những căn gốc sâu xa Kitô giáo vẫn c̣n đang hiện hữu nơi hết mọi tầng lớp của  đời sống Anh quốc. Những vị hoàng gia Anh và Tô Cách Lan đă từng là Kitô hữu ngay từ những thời gian đầu và bao gồm những vị thánh đặc biệt như Edward the Confessor và Margaret of Scotland. Như nữ hoàng biết, nhiều vị trong họ đă thi hành một cách ư thức nhiệm vụ vương chủ của ḿnh theo chiều hướng Phúc Âm, nhờ đó, đă h́nh thành quốc gia này được thiện hảo ở một tấm mức sâu xa nhất. Kết quả cho thấy là sứ điệp Kitô giáo đă trở thành một yếu tố nguyên vẹn nơi ngôn ngữ, tư tưởng và văn hóa của các dân tộc thuộc những hải đảo này trên cả ngàn năm. Việc cha ông của nữ hoàng tôn trọng sự thật và công lư, tôn trọng t́nh thương và bác ái được truyền đến nữ hoàng từ một đức tin vẫn c̣n mănh liệt ở vương quốc của nữ hoàng, cho lợi ích lớn lao của Kitô hữu cũng như ngoài Kitô giáo.

 

Chúng ta thấy được nhiều gương mẫu của quyền năng cho thiện ích này dọc suốt gịng lịch sử của Anh quốc. Thậm chí ngay cả trong các thời gian tương đối gần đây, nhờ những nhân vật như William Wilberforce và David Livingstone, Anh quốc đă trực tiếp nhúng tay vào việc ngăn chặc cviệc buôn bán nô lệ quốc tế. Được tác động bởi đức tin, những vị nữ giới như Florence Nightingale đă phục vụ người nghèo cũng như các bệnh nhân và đă dề ra những tiêu chuẩn mới trong việc chăm sóc sức khỏe là những ǵ sau này được khắp nơi noi theo. John Henry Newman, vị tôi sẽ sắp phong chân phước, là một trong nhiều Kitô hữu Anh quốc thuộc thời đại của ngài, vị có ḷng nhân từ, tài hùng biện và hoạt động là niềm vẻ vang cho thành phần đồng hương nam nữ của ngài. Những vị này, và nhiều người như các vị, đă được tác đôNhững vị này, và nhiều người như các vị, đă được tác động bởi một niềm tin sâu xa là những ǵ đă được nẩy sinh và dinh dưỡng ở các hải đảo này.

 

Ngay cả trong thời đại của chúng ta, chúng ta có thể nhớ lại việc Anh quốc cùng với các vị lănh đạo của ḿnh đă chống lại một thống chế của Nazi muốn tẩy chay Thiên Chúa ra khỏi xă hội và chối bỏ nhân tính chung của chúng ta đối với nhiều người, đặc biệt là đối với những người Do Thái, những người bị cho rằng không đáng sống. Tôi cũng nhớ đến thái độ của chế độ này đối với các vị mục tử Kitô giáo và thành phần tu sĩ Kitô giáo là những người đă nói sự thật trong yêu thương, chống lại thành phần Nazi và phải trả giá cho việc chống đối này bằng mạng sống của ḿnh. Khi chúng ta suy nghĩ về những bài học bừng tỉnh của chủ nghĩa cực đoan vô thần trong thế kỷ 20, chúng ta đừng bao giờ quên rằng làm sao mà việc loại trừ Thiên Chúa, tôn giáo và đức hạnh ra khỏi đời sống công cộng cuối cùng dẫn đến một quan niệm bị hụt hẫng về con người cũng như về xă hội, bởi thế dẫn tới một “quan niệm suy giảm về con người và định mệnh của họ” (Caritas in Veritate, 29).

 

65 năm trước đây, Anh quốc đă đóng một vai tṛ thiết yếu trong việc h́nh thành vấn đề đồng thuận quốc tế hậu chiến thuận lợi cho việc thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc….

Nh́n về phía trước, Hiệp Vương Quốc vẫn là một tên tuổi chính yếu về chính trị và kinh tế trên cầu trường quốc tế…. Ngày nay, Hiệp Vương Quốc đang nỗ lực trở thành một xă hội tân tiến và đa văn hóa. Trong công cuộc thánh đố này, chớ ǵ Hiệp Vương Quốc vẫn tỏ ra tôn trọng đối với những giá trị truyền thống cùng những biểu hiện về văn hóa bị những h́nh thức tục hóa ngày càng gia tăng không c̣n trân quí hay thậm chí chấp nhận. Chớ ǵ Hiệp Vương Quốc không làm mờ tối đi cái nền tảng Kitô giáo đang chống đỡ những quyền tự do của nó; và chớ ǵ cái gia sản ấy, một di sản đă luôn giúp ích nhiều cho quốc gia này, liên lỉ làm mẫu được Chính Quyền và nhân dân của nữ hoàng nêu lên trước hai tỉ phần tử của toàn thể Nhân Dân và đại gia đ́nh chư quốc nói Tiếng Anh khắp thế giới.

 

………

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh (trên đây là những trích đoạn nguyên văn tiêu biểu trong bài nói của Đức Thánh Cha, và những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2010/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20100916_incontro-autorita_en.html

 

 

Hiện T́nh Giáo Hội Công Giáo ở Đại Anh Quốc

 

Theo Văn Pḥng Thống Kê Trung Ương của Giáo Hội được cập nhật hóa ngày 31/12/2009, Đại Anh quốc có diện tích là 230.762 cây số vuông và dân số là 59.381.000 người, trong đó có 8.87% Công giáo, tức 5.264.000 tín hữu. Giáo Hội Công Giáo ở đây, về tổ chức nội bộ, có 32 giáo phận và 2.977 giáo xứ, với 59 giám mục, 5.225 linh mục, 6.497 tu sĩ, 160 tổ chức giáo dân và 34.669 giáo lư viên, 2 tiểu chủng sinh và 245 đại chủng sinh. Về lănh vực xă hội, có 806.334 trẻ em và thanh thiếu niên học ở 2.828 trung tâm giáo dục của Công giáo, từ mẫu giáo tới đại học; có 8 bệnh viện do các linh mục hay tu sĩ điều hành, 1 bệnh xá, 171 nhà cho người già hay tật nguyền, 79 cô nhi viện và dưỡng nhi viện, 94 trung tâm tham vấn và các trung tâm pḥ sự sống, 147 trung tâm giáo dục và phục hồi xă hội, và 31 tổ chức các loại khác.