“Ḷng nói với ḷng - cor ad cor loquitur”
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
Tông Du Hiệp Vương Quốc (The United Kingdom) 16-19/9/2010
Huấn Dụ
Thày Cô, Tu Sĩ và Học Sinh Công Giáo Thứ Sáu 17/9 ở Chapel and
Sports Arena of St Mary’s University College Twickenham (London
Borough of Richmond)
Huấn Dụ
Các Thày Cô và Tu Sĩ Công Giáo
............
Như anh chị em biết,
công việc của một thày giáo không phải chỉ ở chỗ truyền đạt tín
liệu hay huấn luyện về các thứ năng khiếu để mang lại một lợi ích về
kinh tế nào đó cho xă hội; giáo dục không phải và không bao giờ được
coi là những ǵ thuần thực dụng. Giáo dục liên quan tới việc h́nh
thành con người, trang bị cho họ trong việc sống viên trọn – tóm lại
nó liên quan tới vấn đề thông đạt sự khôn ngoan. Mà khôn
ngoan đích thực là những ǵ bất khả phân ly với kiến thức về Đấng
Tạo Hóa, v́ “cả chúng ta lẫn những lời lẽ của chúng ta đều ở trong
tay Ngài, như mọi hiểu biết và năng khiếu trong tay những thủ công
viên” (Wis 7:16).
Chiều kích siêu việt
này của việc học hành và dạy dỗ đă được name bắt rơ ràng bởi những
đan sĩ là thành phần đă đóng góp rất nhiều vào việc truyền bá phúc
âm hóa của những hải đảo này. Tôi đang nghĩ đến các đan sĩ Biển Đức,
những vị đă hộ tống Thánh Âu Quốc Tinh trong việc truyền giáo của
thánh nhân cho Anh quốc, đến những người moan đệ của Thánh Columba,
những vị đă loan truyền đức tin khắp Tô Cách Lan và miền Bắc Anh
quốc, về Thánh Davít và đồng bạn của ngài ở Wales. V́ việc t́m
kiếm Thiên Chúa, một công việc là tâm điểm của ơn gọi đan tu, đ̣i
phải chủ động t́m cách làm cho chính Ngài được nhận biết – việc tạo
dựng của Ngài và lời mạc khải của Ngài – thành ra đan viện cần phải
có thư viện và học đường
(cf.
Address to representatives from the world of culture at the “Collège
des Bernardins” in Paris, 12 September 2008). Chính
việc dấn thân của các đan sĩ trong việc học hỏi như đường lối nhờ đó
gặp gỡ Lời Nhập Thể của Thiên Chúa đă đặt nền tảng cho nền văn hóa
và văn minh Tây phương của chúng ta.
... Sự hiện diện của tu
sĩ nơi các trường học Công giáo là một nhắc nhớ mănh liệt về đặc
tính Công giáo đă được bàn căi nhiều, một đặc tính cần chi phối hết
mọi khía cạnh của sinh hoạt học đường. Đặc tính này đă quá rơ ràng
là nội dung của việc giảng dạy bao giờ cũng can phải hợp với tín lư
của Giáo Hội. Nghĩa là đời sống đức tin cần phải trở thành một
lực đẩy cho hết mọi hoạt động của trường học, nhờ đó mới
hiệu nghiệm giúp cho sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội, và giới trẻ mới
khám phá thấy niềm vui được liên kết với ‘sống cho người khác’ của
Chúa Kitô (Spe Salvi, 28).
……….
Huấn Dụ
Các Học Sinh Công Giáo
Không phải vấn đề
thường xẩy ra là một vị Giáo Hoàng, hay đúng hơn bất kỳ ai khác, có
được cơ hội để nói với các học sinh của tất cả mọi trường học Công
giáo ở Anh, Wales và Tô Cách Lan cùng một lúc. Và v́ giờ nay tôi
được dịp này, tôi có một điều rất muốn nói với các bạn. Tôi hy
vọng là trong số các bạn đang nghe tôi hôm nay nay có một số trở
thành những vị thánh của thế kỷ 21. Điều Thiên Chúa mong muốn nhất
đối với mỗi một người trong các bạn đó là các bạn cần phải trở nên
thánh hảo. Ngài yêu thương các bạn hơn là các bạn có thể bắt
đầu tượng tưởng thấy, và Ngài muốn những ǵ tuyệt nhất cho các bạn.
Và ở một mức độ bao rộng th́ điều tuyệt nhất cho các bạn đó là nên
thánh.
Có lẽ một số trong các
bạn chứa từng nghĩ đến điều này bao giờ. Có thể một số trong các bạn
nghĩ rằng vấn đề làm thánh không phải là vấn đề giành cho ḿnh. Hăy
để tôi giải thích cho các bạn tôi có ư muốn nói ǵ. Khi chúng ta trẻ
trung, chúng ta thường nghĩ về con người chúng ta sùng mộ, con người
chúng ta cảm phục, con người chúng ta muốn giống như thế. Họ có thể
là một ai đó chúng ta gặp thấy trong cuộc sống hằng ngày của ḿnh
được chúng ta hết sức quí mến. Hay có thể là một người nổi tiếng nào
đó. Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa nổi nang, và giới trẻ
thường được thúc đẩy mô phỏng theo những nhân vật thuộc thế giới thể
thao hay văn nghệ. Vấn đề tôi muốn đặt ra cho các bạn là thế này:
Đâu là những tính chất các bạn thấy nơi người khác mà các bạn hết
sức muốn cho chính bản thân ḿnh? Đâu là loại người các bạn thật sự
muốn trở nên?
Khi tôi mời gọi các
bạn trở thành những vị thánh là tôi yêu cầu các bạn đừng lấy làm măn
nguyện với cái tuyệt vời thứ yếu. Tôi đang xin các bạn đừng theo
đuổi một mục tiêu hẹp ḥi duy nhất mà bỏ qua tất cả những mục tiêu
khác.
Việc có tiền bạc khiến chúng ta có thể trở thành quảng đại và làm
lành trên thế giới này, thế nhưng, tự ḿnh, nó không đủ để làm cho
chúng ta được hạnh phúc. Việc tài khéo ở một số hoạt động hay nghề
nghiệp th́ tốt, nhưng nó sẽ không làm cho các bạn thỏa măn, trừ phi
chúng ta nhắm đến một cái ǵ đó c̣n cao cả hơn thế nữa. Nó có thể
làm cho chúng ta trở thành nổi tiếng, thế nhưng nó sẽ không làm cho
chúng ta được hạnh phúc. Hạnh phúc là điều tất cả chúng ta đều
mong muốn, thế nhưng một trong những thảm trạng cả thể trên thế giới
này đó là rất nhiều người lại không t́m được nó, v́ họ t́m kiếm nó ở
nơi không đúng chỗ. Cái then chốt cho thứ hạnh phúc này rất
đơn giản thôi – hạnh phúc thật chỉ được t́m thấy ở nơi Thiên
Chúa. Chúng ta cần phải có ḷng can đảm để đặt những niềm hy
vọng sâu xa nhất của ḿnh nơi một ḿnh Thiên Chúa mà thôi, chứ không
phải ở tiền bạc, ở nghề nghiệp, ở thành công trần thế, hay ở những
mối liên hệ với kẻ khác, nhưng trong Thiên Chúa. Chỉ duy ḿnh
Ngài mới có thể thỏa măn những nhu cầu sâu xa nhất của cơi ḷng
chúng ta thôi.
Thiên Chúa chẳng những
yêu thương chúng ta sâu xa và mạnh mẽ đến độ chúng ta khó có thể bắt
đầu thấu hiểu, thế nhưng Ngài c̣n mời gọi chúng ta hăy đáp ứng t́nh
yêu ấy nữa. Tất cả các bạn đều biết như thế nào khi các bạn gặp một
người thu hút và hấp dẫn, và các bạn muốn làm bạn với người đó. Các
bạn luôn hy vọng họ sẽ thấy các bạn thu hút và hấp dẫn, và muốn chơi
với các bạn. Thiên Chúa muốn t́nh bằng hữu của các bạn. Và một
khi các bạn làm bạn với Thiên Chúa th́ hết mọi sự trong đời sống của
các bạn bắt đầu đổi thay. Khi các bạn hiểu biết Ngài hơn,
các bạn thấy các bạn muốn phản ảnh một cái ǵ đó từ sự thiện hảo vô
cùng của Ngài nơi đời sống của các bạn. Các bạn cảm thấy ham thực
hành nhân đức. Các bạn bắt đầu thấy rằng tham lam và vị kỷ cùng với
tất cả mọi thứ tội lỗi khác xuất phát từ chúng, đều là các khuynh
hướng hủy diệt và nguy hiểm gây đau khổ sâu đậm và hư hại nặng nề,
và các bạn muốn bản thân tránh bị rơi vào cái cạm bẫy đó. Các bạn
bắt đầu cảm thấy xót thương cho những người gặp khốn khó và các bạn
hăng hái làm một cái ǵ đó để giúp đỡ họ. Các bạn muốn ra tay trợ
giúp cho thành phần nghèo khổ và thành phần đói khổ, các bạn muốn an
ủi kẻ sầu thương, các bạn muốn trở thành một con người nhân hậu và
quảng đại. Và một khi những điều ấy bắt đầu có liên hệ tới các bạn
là các bạn đang ngon lành trên con đường nên thánh rồi vậy.
Ở các học đường Công
giáo, bao giờ cũng có một h́nh ảnh to lớn hơn ở trên và bên trên
những chủ thể riêng tư các bạn học hỏi, những năng khiếu các bạn học
được. Tất cả mọi việc làm được các bạn thực hiện đều liên hệ với
việc gia tăng mối thân t́nh với Thiên Chúa, và tất cả đều xuất phát
từ mối thân t́nh ấy.
Bởi thế các bạn học biết chẳng những là những sinh viên học sinh tốt,
mà c̣n là những người công dân tốt, con người tốt. Khi các bạn học
cao hơn, các bạn phải chọn các môn học, các bạn bắt đầu chuyên biệt
hóa bằng một cái nh́n về những ǵ các bạn sẽ làm sau này trong cuộc
sống. Việc ấy là việc làm đúng và thích đáng. Thế nhưng, các bạn hăy
luôn nhớ rằng hết mọi môn học chỉ là một phần của bức tranh to lớn
hơn. Đừng bao giờ để ḿnh trở thành nhỏ hẹp. Thế giới cần đến các
khoa học gia tốt, thế nhưng một quan điểm có tính cách khoa
học trở thành nhỏ hẹp một cách nguy hiểm nếu nó loại trừ chiều kích
tôn giáo hay đạo lư của cuộc sống, cũng thế tôn giáo trở thành hẹp
ḥi nếu nó loại trừ việc góp phần hợp lệ của khoa học cho kiến thức
của chúng ta về thế giới. Chúng ta cần đến các sử gia, các
triết gia, các kinh tế gia tốt, thế nhưng nếu những ǵ họ cống hiến
về đời sống con người thuộc lănh vực đặc biệt của họ quá hẹp ḥi th́
họ có thể dẫn chúng ta đi tới chỗ sai lạc trầm trọng.
Một trường học tốt
là một học đường cung cấp một nền giáo dục bao gồm toàn thể con
người. Và một trường học Công giáo tốt, c̣n hơn thế nữa, cần phải
giúp cho tất cả mọi học sinh sinh viên của ḿnh trở thành những vị
thánh.
Tôi biết rằng có nhiều sinh viên học sinh không Công giáo học trong
các trường Công giáo ở Đại Anh quốc, và tôi muốn bao gồm tất cả các
bạn nơi những lời tôi nói hôm nay nữa. Tôi nguyện cầu để cả các bạn
nữa sẽ cảm thấy phấn khởi thực hành nhân đức và gia tăng kiến thức
cùng t́nh thân với Thiên Chúa song song với các bạn bhọc Công giáo
của ḿnh. Các bạn là lời nhắc nhở cho họ về bức tranh to lớn hơn
đang hiện hữu ở ngoài học đường, thật vậy, đúng là việc tôn trọng và
t́nh thân hữu đối với các phần tử thuộc các truyền thống tôn giáo
khác cần phải thuộc về số các nhân đức được học hỏi ở một trường học
Công giáo. Cả tôi cũng hy vọng rằng các bạn sẽ muốn đem ra chia sẻ
với hết mọi người các bạn gặp những thứ giá trị và minh thức các bạn
học được nhờ nền giáo dục Kitô giáo.
Các bạn thân mến, xin
cám ơn các bạn đă lưu ư lắng nghe, tôi hứa nguyện cầu cho các bạn,
và tôi xin các bạn cầu nguyện cho tôi. Tôi hy vọng gặp nhiều các bạn
vào Tháng Tám năm tới, tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Maní. Trong khi
chờ đợi tôi chúc lành cho tất cả các bạn!
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa
Thánh
(trên đây là những
trích đoạn nguyên văn tiêu biểu trong bài nói của Đức Thánh Cha, và
những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm
nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2010/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20100917_mondo-educ_en.html