Tân Chân Phước John Henry Newman

(1801-1890)

 

 

Cuộc đời, hoạt động và sự nghiệp

 

Newman được sinh ra ở Luân Đôn Anh quốc, là đứa con đầu ḷng của một gia đ́nh có 3 trai và 3 gái. Cha là John Newman, một ngân hàng gia, và mẹ là Jemima Fourdrinier.

 

Vào năm 7 tuổi, Newman được gửi đi học ở Great Ealing School của Tiến Sĩ George Nicholas. Năm 14 tuổi, Newman đă đọc các tác phẩm có tính chất hoài nghi của Thomas Paine, David Hume và có lẽ cả của Voltaire.

 

Vào năm 15 tuổi, hay vào mùa thu năm 1816, trong năm học cuối cùng ở trường, Newman đă trở lại với những ấn tượng về tín điều đọc thấy từ các sách vở thuộc truyền thống cải cách của Calvin. Newman đă trở thành một tín đồ theo phái thệ phản Calvin và có những chủ trương tiêu biểu như giáo hoàng là tên phản kitô theo chiều hướng của Thomas Newton cũng như cuốn Lịch Sử về Giáo Hội Chúa Kitô của Joseph Milner.

 

Ngày 13/6/1824 Newman được thụ phong phó tế ở Vương Cung Thánh Đường Chúa Kitô Oxford. Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi 29/5/1825 Newman được thụ phong linh mục trong Giáo Hội Chúa Kitô.

 

Newman 23 tuổi - bài giảng đầu tiên về Chúa Ba Ngôi

 

Năm 1828, mặc dù Newman theo danh xưng vẫn c̣n liên hệ với tín đồ phái Evangelicals, nhưng quan điểm của ngài dần dần thiên về chiều hướng giáo hội hơn. Vào mùa hè năm ấy, ngài đă thực hiện việc nghiên cứu thấu đáo các Giáo Phụ của Giáo Hội.

 

Vào Tháng 12/1832, trong chuyến hành tŕnh Địa Trung Hải, Newman đă viết một bức thư về nhà diễn tả Rôma như là “một nơi tuyệt vời nhất trên Trái Đất”, nhưng đạo Công Giáo Rôma như là một thứ “đa thần, thoái hóa và ngẫu tượng”.

 

Tháng 8/1833, Newman viết cuốn Tracts for the Times, một tác phẩm mà các phần tử thuộc Phong Trào Oxford được mở màn vào ngày 9/7/1833 mang danh là Tractarian, một tác phẩm viết để bảo đảm cho Giáo Hội Anh Quốc một nền tảng vĩnh viễn về tín lư và kỷ luật. Vào năm 1836 Newman đồng thời c̣n tung ra những bài diễn thuyết để bênh vực chủ trương và tính cách “trung lộ” (via media – middle way) của Anh Giáo, một đạo giáo ở giữa Công Giáo Rôma và phong trào Thệ Phản thông dụng.  

 

Newman đă gây ảnh hưởng cao độ ở Oxford vào năm 1839. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về lạc thuyết Nhất Tính (monophysitism), Newman đă cảm thấy nghi ngờ về chủ trương của Anh giáo liên quan tới những nguyên tắc về thẩm quyền của giáo hội. Thế rồi sau khi đọc bài viết về “Chủ Trương của Anh Giáo” của Nocholas Wiseman trên tờ Dublin Review, trong đó những lời của Thánh Augustine thành Hippo chống lại bè rối Donatists đă gây tác dụng mănh liệt nơi nhà học giả Anh giáo này, như những ǵ được bày tỏ trong cuốn Apologia phần 5 như sau:

 

“Những lời của Thánh Âu Quốc Tinh đă tác động tôi mănh liệt như chưa bao giờ tôi cảm thấy bởi những lời nào trước đó… chúng như là lời ‘Tolle, lege – Tolle, lege’ của một con trẻ đă khiến cho chính Thánh Âu Quốc Tinh phải trở lại vậy. “Securus judicat orbis terrarum – phán quyết của thế gian là những ǵ cuối cùng!”. Qua những lời sâu xa này của Vị Giáo Phụ xưa kia ấy, khi giải thích và gồm tóm tiến tŕnh dài lâu và khác nhau của lịch sử giáo hội, th́ khoa thần học ‘Via Media - Trung Lộ’ này hoàn toàn tan biến”. 

 

Tuy nhiên, Newman đă tiếp tục công việc của ḿnh như là một tay bút chiến thuộc Anh giáo thiên Công giáo (High Anglican) cho đến khi ngài phát hành tập Tract 90 vào năm 1841. Đây là tập cuối cùng trong loạt bài viết, khảo sát cặn kẽ về 39 Khoản (Thirty-Nine Articles), cho rằng những phủ định của những điều khoản này không trực tiếp chống lại kinh tin kính chính thức của Giáo Hội Công Giáo Rôma mà chỉ chống lại những sai lầm và quá đáng thông dụng mà thôi. Tập sách này đă gây căm phẫn ở Oxford.

 

Thế là Newman đă coi chủ trương của tín hữu Anh giáo giống như chủ trương của thành phần bán Bè Rối Arian trong cuộc tranh luận về lạc thuyết Arian. Việc liên kết chức giám mục Anh giáo và Luthero được thỏa thuận ở Giêrusalem đối với Newman là một chứng cớ nữa cho thấy Giáo Hội Anh quốc không phải là giáo hội tông truyền.

 

Newman bắt đầu được biến đổi

 

Vào năm 1842, Newman rút về Littlemore và sống một đời ở những điều kiện tương tự như đời sống đan tu với một số nhỏ môn đề của ḿnh, như John Debree Dalgrairns, William Lockhart, Ambrose St. John và Frederick Oakeley. Những ngôi nhà trú ngụ và làm việc của nhóm này được Newman gọi là “Nhà của Đức Maria ở Littlemore” (giờ đây được gọi là Học Viện Newman – Newman College).

 

Tại đây, Newman ủy thác cho một số môn đệ của ḿnh viết về đời sống của các vị thánh Anh quốc, c̣n ngài dồn giờ vào việc hoàn tất Tiểu Luận về việc phát triển tín lư Kitô giáo. Vào Thánh 2/1843, ngài đă phổ biến như những ǵ chính thức rút lại tất cả những ǵ khắc nghiệt ngài đă nói phạm tới Rôma. Vào Tháng 9/1843, ngài đă tung ra bài giảng cuối cùng về Anh giáo ở Littlemore.

 

Hai năm trôi qua trước khi Newman được tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo Rôma ngày 9/10/1845, qua linh mục Dominic Barberi, một tu sĩ người ƯḌng Passionist tại Học Viện ở Littlemore. Hậu quả gây ra cho bản thân của ngài từ việc trở lại Công giáo này thật lớn lao, ở chỗ, ngài đă bị mất đi các mối liên hệ với gia đ́nh và bạn hữu, những thái độ đối với ngài trong cộng đồng Oxford của ngài trở nên xung đột.

 

Vào Tháng 2/1846, Newman rời Oxford đến Oscott là nơi Đức Giám Mục Wiseman bấy giờ làm đại diện ṭa thánh Rôma ở khu vực Midland cư ngụ. Và vào tháng 10 Newman đă đi Rôma, nơi ngài được Đức Hồng Y Giacomo Filippo Fransoni truyền chức linh mục và được Đức Thánh Cha Piô IX cấp bằng D.D. (Doctor of Divinity – Tiến Sĩ Thần Học) cho.

 

Cuối năm 1847, Cha Newman trở về Anh quốc như một tu sĩ Ḍng Oratorian do Thánh Philip Neri thành lập và đầu tiên ngài cư ngụ ở Maryvale, rồi ở Học Viện Thánh Wilfrid, đoạn ở Birmingham, sau cùng ở Edgbaston với một cuộc sống ẩn dật gần 40 năm, trừ 4 năm ở Ái Nhĩ Lan.

 

Trước khi ngài cư ngụ ở Edgbaston, ngài đă cùng với vị bề trên của ḿnh là Cha Frederick William Faber thiết lập London Oratory. Tại đây, vào năm 1851, Cha Newman đă thực hiện một tiến tŕnh diễn thuyết về Vị Thế Hiện Tại của T́n Hữu Công Giáo ở Anh Quốc, những bài diễn thuyết hầu như bị báo chí coi thường, những bài diễn thuyết đă phân tích dài ḍng các quan điểm truyền thống của Công giáo được tín đồ Thệ Phản nắm giữ. Ở bài thứ năm, ngài đă chống lại những lời nói phản Công giáo của Giacinto Achilli, một tu sĩ xuất tu Ḍng Đaminh, một con người bị ngài cho thấy có nhiều hành động vô luân. Ngài đă bị tội phỉ báng vào năm 1852 và phải phạt 100 Anh kim, chưa kể luật sư phí biện hộ của ngài lên đến 14 ngàn Anh kim. Số tiền liên quan tới vụ án này đă được quần chúng quyên góp chẳng những thanh toán đầy đủ mà c̣n dư để mua một mảnh đất nhỏ ở Rednal trên Lickey Hills, bao gồm một nguyện đường và một nghĩa trang là nơi sau này trở thành chốn yên nghỉ đời đời của ngài.

 

Vào năm 1854, theo lời yêu cầu của các vị Giám Mục Công Giáo Ái Nhĩ Lan, Cha Newman đă đến Dublin làm việc trưởng của Đại Học Đường Công Giáo ở Ái Nhĩ Lan mới thành lập, hiện nay là Đại Học Viện Dublin – University College, Dublin (U.C.D). Trong thời gian này ngài đă thành lập Hội Văn Chương và Lịch Sử. Sau 4 năm, ngài đă về hưu. Ngài đă phát hành một tập sách tổng hợp các bài thuyết tŕnh dưới nhan đề Ư Nghĩ về Một Đại Học Đường, một tập sách chất chứa một số bài viết tác dụng nhất của ngài.

 

Vào năm 1858, Cha Newman có dự án thành lập một nhà chi nhánh Oratory ở Oxford; thế nhưng dự án ấy bị Cha Henry Edward Manning và những người khác phản đối như thể muốn dụ dỗ những người Công giáo gửi con cái của ḿnh đến đại học này, bởi đó dự án của cha bị băi bỏ. Tuy nhiên, từ khi người Công giáo bắt đầu đến học ở Oxford từ thập niên 1860 trở đi, một câu lạc bộ Công giáo được thành lập, và vào năm 1888 nó được đổi tên là Hội Newman Đại Học Oxford để ghi nhận các nỗ lực của ngài làm cho giới Công giáo ở thành phố đại học ấy. Oxford Oratory trên 100 năm sau cũng được thành lập vào năm 1993.

 

Vào năm 1862, Cha Newman bắt đầu sửa soạn viết tiểu sử của ḿnh cùng với những ghi nhớ để làm sáng tỏ sự nghiệp của ḿnh. Thời cơ đă đến vào Tháng 1/1864, khi cha bị Charles Kingsley tấn công, và cuộc tấn công bằng văn tự này đă bị ngài phản hồi, trước hết bằng một tập sách nhỏ (phát hành năm 1864 và tái bản năm 1913) liên quan tới vấn đề Tiến Sĩ Newman có quả thực cho Sự Thật không phải là một nhân đức hay chăng, và sau nữa bằng cuốn Apologia Pro Vita Sua.

 

Vào thời điểm của Công Đồng Chung Vaticanô I (1869-1870), Cha Newman tỏ ra do dự về việc chính thức công bố tín điều Giáo Hoàng vô ngộ, v́ nghĩ rằng chưa đến thời điểm thích hợp của nó, nhưng ngài không tỏ ra dấu hiệu bất măn nào khi tín điều này được tuyên bố và biện hộ cho “nguyên tắc giảm thiểu” bao gồm việc giới hạn một ít điều nào đó thôi trong tín điều giáo hoàng vô ngộ này. Về sau, trong bức thư gửi cho Công Tước ở Norfolk, Cha Newman đă khẳng định rằng ngài luôn tin vào tín lư này và chỉ sợ hậu quả gây ngăn trở bởi việc tuyên tín này nơi vấn đề trở lại căn cứ vào những khó khăn về lịch sử đă từng thấy.

 

Vào năm 1878, học viện cũ của ngài đă chọn ngài là đồng chí danh dự, và ngài đă tái viếng thăm Oxford sau khoảng thời gian 32 năm, vào chính ngày Đức Piô IX qua đời, vị giáo hoàng đă không tin tưởng ngài, nhưng Đức Lêô XIII được Công Tước ở Norfolk và những người giáo dân khác khuyên nên phong cho Cha Newman làm hồng y, dù vị linh mục này không phải là linh mục hay ở Rôma. Cha Newman đă được chấp nhận tước hồng y vào Tháng 2/1879 và sau 3 tháng được phong tước này vào ngày 12/5. Khẩu hiệu khi nhận tước hồng y của ngài là “ḷng nói với ḷng – Cor ad cor loquitur”, câu khẩu hiệu này cũng được ghi trên tấm khăn phủ quan tài của ngài. Ngoài ra, theo ư của ngài, trên mộ bia của ngài phải có câu sau đây: “Ex umbris et imaginibus in veritatem – Từ tối tăm và ảo ảnh tiến vào chân lư”.

 

Đức Hồng Y John Henry Newman

 

Cuộc đời 89 tuổi của ngài đă để lại 33 tác phẩm, 11 cuốn trong thời gian ngài c̣n theo Anh giáo, đặc biệt nhất là cuốn Tracts for the Times (1833–1841) và cuốn Lectures on Justification (1838), và 22 cuốn sau khi đă trở lại Công giáo, trong đó có 5 cuốn nổi tiếng sau đây: Essay on the Development of Christian Doctrine (1845); Retractation of Anti-Catholic Statements (1845); Idea of a University (1852 and 1858); Apologia Pro Vita Sua (autobiography– 1866, 1865) và An Essay in Aid of a Grammar of Assent (1870).

 

Đức Hồng Y Newman khi gần qua đời

 

Mộ của ngài được khai quật lên vào ngày 2/10/2008 để mang hài tích của ngài sang một phần mộ ở bên trong Birmingham Oratory (một điều hoàn toàn ngược lại với ư muốn của ngài), trong thời gian án phong thánh của ngài đang được cứu xét. Tuy nhiên, người ta không t́m thấy một dấu vết nào hài tích của ngài, một sự kiện có thể đă bị gây ra bởi quan tài bằng gỗ và việc chôn tàng ở ngay nơi ẩm thấp. Ngài đă được trở thành Đấng Đáng Kính năm 1991 và một phép lạ đă được công nhận nhờ lời chuyển cầu của ngài, nên ngài đă được phong chân phước ngày Chúa Nhật 19/9/2010 trong chuyến tông du 4 ngày (16-19/9/2010) của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, vị đă công nhận .

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tóm dịch tiểu sử từ mạng điên toán toàn cầu

http://en.wikipedia.org/wiki/John_Henry_Newman

 

 

Được Phong Chân Phước

 

Phỏng vấn trên máy bay Thứ Năm 16/9

 

Cha Lombardi: Tâu Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Newman hiển nhiên là vị rất quan trọng đối với Đức Thánh Cha. V́ Đức Hồng Y Newman mà Đức Thánh Cha đă thực hiện một việc ngoại lệ khi chủ sự việc phong chân phước cho ngài. Đức Thánh Cha có nghĩ rằng việc gợi lại ngài có thể giúp thắng vượt những chia rẽ giữa các tín đồ Anh giáo và Công giáo hay chăng? Lại nữa Đức Thánh Cha có ư nhấn mạnh hơn đến những khía cạnh nào về con người của ngài?

 

Đức Thánh Cha: Một đàng, Đức Hồng Y Newman trước hết là một con người tân tiến, một người đă sống với tất cả vấn đề của những ǵ là tân tiến; ngài đă đương đầu với vấn đề của chủ nghĩa bất khả thần tri (agnosticism), vấn đề không thể biết được Thiên Chúa, vấn đề tin tưởng. Ngài là một con người suốt đời là một cuộc hành tŕnh, một cuộc hành tŕnh mà ngài đă chấp nhận để chân lư biến đổi trong một cuộc t́m kiếm được đánh dấu bằng một tấm ḷng đầy chân thành và rất cởi mở, nhờ đó ngài nhận biết hơn nữa và t́m thấy cùng chấp nhận con đường dẫn đến sự sống chân thực. Cái tân tiến bên trong này, nơi con người của ngài cũng như nơi đời sống của ngài, cho thấy cái tân tiến nơi đức tin của ngài. Không phải là một thứ đức tin của những công thức thuộc các thế đại trong quá khứ; nó là một đức tin rất riêng tư, một đức tin được sống, chịu khổ và được t́m thấy trên một con đường dài của việc canh tân và hoán cải. Ngài là một con người của đại văn hóa, một con người lại chia sẻ với thứ văn hóa ngờ vực của chúng ta ngày nay, ở vấn nạn chúng ta có thể biết được hay chăng một cái ǵ đó chắc chắn liên quan tới sự thật về con người và hữu thể của họ, và làm sao chúng ta có thể tiến tới những khả thể đồng qui. Ngài là một con người có một nền văn hóa lớn lao và một kiến thức dồi dào về các Vị Giáo Phụ của Giáo Hội. Ngài đă học hỏi và đổi mới cái gốc tích nội tại của niềm tin và đă nhận thấy h́nh thức cùng cấu trúc nội tại của nó. Ngài là một con người của thứ linh đạo cao cả, của nhân bản, của nguyện cầu, bằng mối liên hệ sâu xa với Thiên Chúa, một liên hệ riêng tư, và v́ thế là một mối liên hệ sâu xa với dân chúng thuộc thời đại của ngài và của chúng ta. Vậy tôi muốn nêu lên 3 yếu tố này: yếu tố tân tiến nơi đời sống của ngài cùng với những ngờ vực và trục trặc như của chúng ta ngày nay; yếu tố thứ hai là thứ văn hóa cao cả của ngài, kiến thức của ngài về các kho tàng văn hóa loài người, tinh thần cởi mở cho việc thường xuyên t́m kiếm, thường xuyên canh tân đổi mới, và linh đạo, đời sống thiêng liêng, đời sống với Thiên Chúa; những yếu tố này khiến cho con người này trở thành một tầm vóc ngoại lệ cho thời đại của chúng ta. Đó là lư do tại sao ngài như là một vị Tiến Sĩ của Giáo Hội đối với chúng ta và cho tất cả chúng ta, đồng thời cũng là một chiếc cầu nối giữa tín hữu Anh giáo và Công giáo”.

 

Với Đức Tổng Giám Mục Canterbury Thứ Sáu 17/9 ở Lambeth Palace

 

“Nơi h́nh ảnh của Đức Hồng Y John Henry Newman, vị sẽ được phong chân phước vào Chúa Nhật, chúng ta mừng một vị giáo sĩ có nhăn quan về giáo hội được nuôi dưỡng bởi kinh nghiệm Anh giáo của ḿnh và được chín mùi qua nhiều năm làm thừa tác viên thụ phong trong Giáo Hội của Anh quốc. Ngài có thể dạy chúng ta những nhân đức cần cho phong trào đại kết: một đàng ngài được tác động theo lương tâm của ḿnh, cho dù có phải trả giá to lớn cho bản thân ḿnh; đàng khác, thái độ ngài vẫn tỏ ra ân cần thân t́nh với các người bạn xưa kia của ḿnh đă dẫn ngài đến chỗ cùng họ xem xét, với một tinh thần Ái Nhĩ Lan, những vấn đề khác biệt, bằng một ḷng sâu xa mong ước hiệp nhất trong đức tin”.

 

Thứ Bảy 18/9 ở Hyde Park – London

 

“… Như anh chị em biết, Đức Hồng Y Newman đă lâu có một tầm ảnh hưởng quan trọng trong đời sống và tư tưởng của tôi, như ngài đă ảnh hưởng đến rất nhiều người ở bên ngoài những hải đảo này. Thảm kịch của đời sống Đức Hồng Y Newman mời gọi chúng ta hăy xem xét lại đời sống của chúng ta, nh́n nó nơi chân trời bao rộng của dự án Thiên Chúa, và gia tăng mối hiệp thông với Giáo Hội ở hết mọi thời và hết mọi nơi: một Giáo Hội của các vị tông đồ, một Giáo Hội của các vị tử đạo, một Giáo Hội của các thánh, một Giáo Hội Đức Hồng Y Newman mến yêu và hiến cả đời ḿnh cho sứ vụ của Giáo Hội.

 

“…. Tối hôm nay, trong bối cảnh của việc cúng ta cầu nguyện chung, tôi muốn chia sẻ với anh chị em về một ít khía cạnh trong đời sống của Đức Hồng Y Newman được tôi cho rằng rất liên quan tới đời sống của chúng ta là thành phần tín hữu cũng như đến đời sống của Giáo Hội ngày nay.

 

“Tôi muốn bắt đầu bằng việc nhắc lại rằng Đức Hồng Y Newman, căn cứ vào tŕnh thuật của chính ngài, đă truy nguyên tất cả gịng đời của ḿnh từ một cảm nghiệm hoán cải mănh liệt ngài có được khi c̣n trẻ. Nó là một cảm nghiệm trực tiếp về sự thật của lời Chúa, về thực tại khách quan của mạc khải Kitô giáo được truyền lại trong Giáo Hội. Cảm nghiệm này, vừa tôn giáo vừa tri thức, đă tác động ơn gọi của ngài trong việc trở thành một thừa tác viên của Phúc Âm, đă soi động nhận thức của ngài về nguồn giáo huấn thẩm quyền của Giáo Hội Chúa, và khích động ḷng nhiệt thành của ngài đối với việc canh tân đời sống Giáo Hội nơi việc trung thành với truyền thống tông đồ. Vào cuối đời của ḿnh, Đức Hồng Y Newman đă diễn tả hoạt động của đời ngài như là một cuộc đối chọi với khuynh hướng đang gia tăng cho tôn giáo như là một vấn đề thuần riêng tư và chủ quan, một vấn đề của ư nghĩ cá nhân. Đó là bài học đầu tiên chúng ta có thể học được từ đời sống của ngài: trong thời đại của chúng ta đây, khi đang có một chủ nghĩa tương đối về tri thức và luân  lư đang đe dọa làm cạn kiệt nhựa sống chính những nguồn mạch của xă hội chúng ta, Đức Hồng Y Newman nhắc nhở chúng ta rằng, là những con người nam nữ được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự Thiên Chúa, chúng ta được dựng nên để biết được chân lư, để t́m thấy nơi sự thật đó cái tự do tối hậu của chúng ta cùng với tất cả những ǵ làm hoàn trọn các khát vọng sâu xa nhất của con người chúng ta. Tóm lại, chúng ta được dựng nên để nhận biết Chúa Kitô, Đấng chính là ‘đường, là sự thật và là sự sống’ (Jn 14:6).

 

“Đời sống của Đức Hồng Y Newman cũng dạy chúng ta rằng việc say mê t́m kiếm chân lư, ḷng chân thành về tri thức và việc hoán cải chân thực là những ǵ đắt giá. Sự thật giải phóng chúng ta không thể nào bị cầm giữ cho riêng chúng ta; sự thật cần đến chứng từ, nó tha thiết muốn được lắng nghe, để rồi quyền năng thắng đoạt của sự thật xuất phát từ chính ḿnh chứ không phải từ tài hùng biện hay các lập luận của con người bày tỏ nó… Trong thời đại của chúng ta đây, cái giá cần phải trả cho ḷng trung thành với Phúc Âm không c̣n là những ǵ đang lơ lửng, hăm dọa và bủa vây, nhưng thường là t́nh trạng bị sa thải, nhạo cười hay chế giễu. Tuy nhiên, Giáo Hội không thể lùi bước mà không thực hiện việc loan truyền Chúa Kitô và Phúc Âm của Người như là một sự thật cứu độ, nguồn mạch cho hạnh phúc tối hậu của cá nhân chúng ta, và như là nền tảng cho một xă hội công chính và nhân bản.

 

“Sau hết, Đức Hồng Y Newman dạy chúng ta rằng nếu chúng ta đă chấp nhận sự thật của Chúa Kitô và hiến cuộc đời của chúng ta cho Người th́ không có vấn đề tách biệt giữa cái chúng ta tin tưởng và cách thức chúng ta sống cuộc đời của ḿnh. Tất cả những ǵ chúng ta nghĩ tưởng, nói năng và tác hành cần phải hương đến vinh quang của Thiên Chúa và việc loan truyền Vương Quốc của Ngài. Đức Hồng Y Newman đă hiểu được điều ấy, và đă trở thành một nhà tranh đấu mạnh mẽ cho vai tṛ ngôn sứ của thành phần giáo dân Kitô giáo. Ngài đă thấy rơ ràng rằng chúng ta không chấp nhận sự thật bằng một tác động thuần tri thức cho bằng ôm ấp sự thật bằng một năng lực thiêng liêng là những ǵ thấu tới tận thâm cung của hữu thể chúng ta. Sự thật được truyền đạt không chỉ bằng giáo huấn chính thức, quả thực là quan trọng, nhưng cũng bằng cả chứng từ của cuộc đời được sống một cách nguyên tuyền, trung thành và thánh đức nữa; những ai sống trong sự thật và bởi sự thật th́ theo bản năng của ḿnh nhận thấy ngay những ǵ là sai trái, và v́ sai trái, chúng trở thành độc hại cho sự mỹ và sự thiện là những ǵ giúp tỏa chiếu ánh quang rạng ngời của chân lư, veritatis splendor.

 

“… Nhờ đức tin chúng ta mới thấy được rằng lời Chúa như đèn soi bước chúng ta đi và là ánh sáng soi đường chúng ta bước (cf Ps 119:105). Đức Hồng Y Newman, như vô vàn các vị thánh trước ngài trên con đường làm Kitô hữu môn đệ, đă dạy rằng ‘ánh sáng tốt lành’ của đức tin dẫn chúng ta tới chỗ nhận biết sự thật về bản thân ḿnh, về phẩm vị của chúng ta là con cái của Thiên Chúa, và số phận cao vời đang đợi chờ chúng ta ở trên trời. Bằng việc để cho ánh sáng đức tin này chiếu tỏa trong tâm hồn của ḿnh, cũng như bằng việc gắn bó với ánh sáng ấy qua việc chúng ta hằng ngày kết hợp với Chúa trong nguyện cầu và tham dự vào các bí tích ban sự sống của Giáo Hội, chính chúng ta trở thành ánh sáng cho những người chung quanh chúng ta; chúng ta thực thi ‘vai tṛ ngôn sứ’ của ḿnh; nhờ đó thường lôi kéo, cho dù không biết, người ta tiến đến gần Chúa và sự thật của Người hơn nữa. Không sống đời sống cầu nguyện, không được ân sủng của các bí tích biến đổi nội tâm, theo Đức Hồng Y Newman nói, chúng ta không thể ‘chiếu tỏa Chúa Kitô’; chúng ta chỉ là những thứ ‘phèng la’ (1Cor 13:1) trong một thế giới đầy những náo động và hỗn độn, đầy những đường lối sai lạc chỉ gây tan nát tâm can và mơ tưởng hăo huyền.

 

“Một trong những suy niệm được yêu chuộng nhất của vị Hồng Y này có những lời sau đây: ‘Thiên Chúa đă tạo dựng nên tôi để làm một việc nhất định cho Ngài. Ngài đă ủy thác cho tôi một việc làm mà Ngài không trao phó cho người khác’ (Meditations on Christian Doctrine). Đến đây chúng ta thấy chủ trương hiện thực Kitô giáo tốt lành của Đức Hồng Y Newman, một điểm gặp gỡ bất khả tránh của đức tin và đời sống. Đức tin là để sinh hoa kết trái nơi việc biến đổi thế giới của chúng ta bằng quyền năng của Thánh Linh tác động nơi đời sống và hoạt động của các tín hữu. Không ai thực tiễn nh́n vào thế giới của chúng ta hôm nay lại có thể nghĩ rằng Kitô hữu có thể tiếp tục với việc làm như thường, mà lại không để ư ǵ tới cuộc khủng hoảng sâu xa về đức tin đang chi phối xă hội của chúng ta, hay chỉ tin tưởng rằng gia sản của các thứ giá trị được truyền qua bao thế kỷ Kitô giáo sẽ tiếp tục tác động và h́nh thành tương lai của xă hội chúng ta. Chúng ta biết rằng ở vào những lúc khủng hoảng và biến động Thiên Chúa đă từng gửi đến những vị đại thánh và tiên tri để canh tân Giáo Hội và xă hội Kitô giáo; chúng ta tin tưởng vào sự quan pḥng của Ngài và chúng ta xin Ngài tiếp tục hướng dẫn…”

 

Lễ Phong Chân Phước ở Cofton Park of Rednal – Birmingham, Chúa Nhật 19/9/2010

 

“Khẩu hiệu Cor ad cor loquitur hay ‘ḷng nói với ḷng’ của Đức Hồng Y Newman cống hiến cho chúng ta một minh thức về kiến thức của ngài đối với đời sống Kitô giáo như là một ơn gọi nên thánh, một ơn gọi được cảm thấy như là một ước muốn sâu xa của con tim con người muốn thân t́nh hiệp thông với Con Tim Thiên Chúa. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng sống trung thành với việc cầu nguyện dần dần biến đổi chúng ta nên giống như Thiên Chúa. Như ngài đă viết ở một trong những bài giảng hay của ḿnh, “một thói quen cầu nguyện, việc thực hành hướng về Thiên Chúa và thế giới vô h́nh ở mọi lúc, mọi nơi, mọi trường hợp khẩn cấp – tôi muốn nói rằng cầu nguyện có những ǵ được gọi là một thứ hiệu quả tự nhiên trong việc thiêng liêng hóa và thăng hóa linh hồn. Một con người không c̣n là cái họ đă là trước đó; dần dần… họ hấp thụ một loạt những ư nghĩ mới mẻ, và được thấm đẫm các nguyên tắc mới mẻ” (Parochial and Plain Sermons, iv, 230-231).

 

“Phúc Âm hôm nay nói với chúng ta rằng không ai có thể làm tôi hai chủ (cf. Lk 16:13), và giáo thuyết của Chân Phước John Henry về cầu nguyện cho thấy rằng làm thế nào người Kitô hữu trung tín hoàn toàn được tiến đến chỗ phục vụ chỉ một vị Chủ Nhân duy nhất, Đấng mà chỉ duy ḿnh Người mới có quyền đ̣i việc dấn thân vô điều kiện của chúng ta (cf Mt 23:10). Chân Phước Newman giúp chúng ta hiểu điều này có nghĩa là ǵ đối với cuộc sống hằng ngày của chúng ta: ngài nói với chúng ta rằng Vị Chủ Nhân thần linh của chúng ta đă ủy thác cho từng người chúng ta một việc làm đặc biệt, một ‘việc làm nhất định’, được chuyên biệt trao phó cho từng người. Ngài viết: ‘Tôi có sứ vụ của ḿnh. Tôi là một móc nối trong một sợi xích, một liên hệ móc nối giữa những con người. Ngài đă không dựng nên tôi vô tích sự. Tôi sẽ hành thiện, tôi sẽ làm việc của Ngài; tôi sẽ là thiên thần ḥa b́nh, là một giảng viên chân lư ở vị thế của ḿnh… nếu tôi tuân giữ các giới huấn của Ngài và phục vụ Ngài theo ơn gọi của tôi’ (Meditations and Devotions, 301-2).

 

“Việc phục vụ nhất định Chân Phước John Henry Newman đă được kêu gọi liên quan tới việc áp dụng trí óc sắc bén của ngài và ng̣i bút phong phú của ngài vào nhiều ‘đề tài của thời đại’ rất khẩn thiết. Những minh thức của ngài nơi mối liên hệ giữa đức tin và lư trí, nơi vị thế quan trọng của tôn giáo được mạc khải ở xă hội văn minh, và nơi nhu cầu cần đến một đường lối bao rộng đối với việc giáo dục không những hết sức quan trọng đối với Victorian England, mà ngày nay c̣n tiếp tục tác động và soi sáng nhiều người trên khắp thế giới nữa. Tôi muốn đặc biệt trân trọng trước nhăn quan của ngài về việc giáo dục là những ǵ đă có công rất nhiều trong việc h́nh thành cái đặc tính làm tác lực cho những học đường và đại học Công giáo ngày nay. Mạnh mẽ chống lại với bất cứ đường lối suy giảm hay thực dụng nào, ngài đă t́m cách để đạt được một môi trường về giáo dục bao gồm cả vấn đề huấn luyện về tri thức, kỷ luật về luân lư và dấn thân về đạo giáo. Dự án thành lập một Đại Học Công Giáo ở Ái Nhĩ Lan cống hiến cho ngài cơ hội để khai triển tư tưởng của ngài về chủ đề này, và tuyển tập các bài nói nhan đề Ư Nghĩ Về Đại Học được ngài xuất bản đề cao một lư tưởng mà tất cả những ai dấn thân vào việc huấn luyện về hàn lâm có thể tiếp tục học hỏi. Thật vậy, những thày cô dạy về đạo nghĩa làm sao có thể nêu lên cho ḿnh được một mục đích nào tốt lành đẹp hơn là lời kêu gọi nổi tiếng của Chân Phước John Henry giành cho một người giáo dân thông minh và được học hỏi đàng hoàng: ‘Tôi muốn một người giáo dân, chứ không phải là kẻ ngạo mạn, không bừa băi trong lời nói, không tranh luận, mà là những con người biết đạo giáo của ḿnh, đi sâu vào nó, biết ḿnh đang ở đâu, biết những ǵ ḿnh chủ trương và không chủ trương, biết những ǵ ḿnh tin tưởng vững vàng tới độ có thể chứng tỏ chúng, biết rất rơ về lịch sử để có thể bênh vực nó’” (The Present Position of Catholics in England, ix, 390)….

 

Lời từ biệt của Thủ Tướng Hiệp Vương Quốc ngỏ cùng Đức Thánh Cha Chúa Nhật 19/9/2010 ở Phi Trường Quốc Tế Birmingham:

 

“Một thách đố cho tất cả chúng ta đó là theo lương tâm của ḿnh để hỏi không phải là những ǵ chúng ta có quyền mà là những ǵ chúng ta có trách nhiệm? Để hỏi không phải là những ǵ cho chính bản thân chúng ta mà là những ǵ chúng ta có thể làm cho những người khác?

 

“Đức Hồng Y Newman, vị đă được phong chân phước ở Birmingham sáng hôm nay, có lần đă nói rằng một việc nhỏ bé được thực hiện bởi một người nào đó giúp ‘xoa dịu bệnh nhân hay túng thiếu’ hay bởi một người nào đó tỏ ra ‘tha thứ cho kẻ thù địch’ cho thấy đức tin thực sự hơn là được tỏ ra bởi ‘cuộc đàm đạo về đạo giáo lưu loát nhất’ hay bởi ‘kiến thức sâu xa nhất về Thánh Kinh’.

 

“Trong việc đóng góp lớn lao của ḿnh cho triết lư của nền giáo dục cao học, Đức Hồng Y Newman đă nhắc nhở thế giới về nhu cầu giáo dục để sống chứ không chỉ cho công ăn việc làm.

 

“Vấn đề giáo dục bao rộng để sống đă quan trọng hóa, căn cứ vào những trách nhiệm của mỗi một người trong xă hội, những đ̣i buộc và những cơ hội xuất phát từ cái được Đức Hồng Y Newman diễn tả như là ‘mối liên kết chung của sự hiệp nhất’ mà tất cả chúng ta tham phần”.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch từ mạng điên toán toàn cầu

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/travels/2010/index_regno-unito_en.htm