“Ḷng nói với ḷng - cor ad cor loquitur”

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Tông Du Hiệp Vương Quốc (The United Kingdom) 16-19/9/2010

 

 

 

Ngỏ lời cùng Đức Tổng Giám Mục Canterbury Thứ Sáu 17/9 ở Lambeth Palace (London Borough of Richmond)

 (Video)

……….

Hôm nay tôi không có ư định nói về những sự khó khăn mà đường lối đại kết gặp phải và tiếp tục gặp phải. Những khó khăn ấy đă quá rơ với mọi người hiện diện nơi đây. Trái lại, tôi muốn hợp cùng ngài để dâng lời tạ ơn về mối thân t́nh sâu xa đă từng gia tăng giữa chúng ta cũng như về sự tiến bộ đáng kể đạt được trong rất nhiều lănh vực đối thoại qua 40 năm từ khi bắt đầu hoạt động của Ủy Ban Quốc Tế Anh Giáo và Công Giáo Rôma. Chúng ta hăy kư thác các hoa trái của công việc này cho Vị Chúa của mùa màng, tin tưởng rằng Ngài sẽ chúc lành cho t́nh thân hữu của chúng ta bằng việc gia tăng nó hơn nữa.

 

Bối cảnh cho cuộc đối thoại diễn tiến giữa Hiệp Thông Anh Giáo và Giáo Hội Công Giáo đă biến đổi một cách sâu xa từ cuộc gặp gỡ riêng giữa Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Đức Tổng Giám Mục Geoffrey Fisher vào năm 1960….

 

… Thiên Chúa “muốn tất cả mọi người được cứu độ và nhận biết chân lư” (1Tim 2:4), và sự thật chính là Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Con hằng hữu của Thiên Chúa, Đấng đă ḥa giải mọi sự nơi bản thhân ḿnh bằng quyền lực của Thập Giá ḿnh. Trung thành với ư muốn của Chúa Kitô, như được bày tỏ trong đoạn Thư Thứ Nhất Thánh Phaolô gửi cho Timothêu trên đây, chúng ta công nhận rằng Giáo Hội được kêu gọi để bao gồm tất cả, nhưng không bao giờ ở chỗ hy sinh chân lư Kitô giáo. Vấn đề nan giải là ở chỗ đó đối với tất cả những ai thực sự dấn thân cho cuộc hành tŕnh đại kết.

 

Nơi h́nh ảnh của Đức Hồng Y John Henry Newman, vị sẽ được phong chân phước vào Chúa Nhật, chúng ta mừng một vị giáo sĩ có nhăn quan về giáo hội được nuôi dưỡng bởi kinh nghiệm Anh giáo của ḿnh và được chín mùi qua nhiều năm làm thừa tác viên thụ phong trong Giáo Hội của Anh quốc. Ngài có thể dạy chúng ta những nhân đức cần cho phong trào đại kết: một đàng ngài được tác động theo lương tâm của ḿnh, cho dù có phải trả giá to lớn cho bản thân ḿnh; đàng khác, thái độ ngài vẫn tỏ ra ân cần thân t́nh với các người bạn xưa kia của ḿnh đă dẫn ngài đến chỗ cùng họ xem xét, với một tinh thần Ái Nhĩ Lan, những vấn đề khác biệt, bằng một ḷng sâu xa mong ước hiệp nhất trong đức tin. Thưa Đức Tổng Giám Mục, trong cùng mối thân t́nh ấy, chúng ta hăy lập lại quyết tâm của chúng ta trong việc theo đuổi mục đích hiệp nhất trong đức tin, đức cậy và đức mến, theo ư muốn của Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng ta.

 

…………..

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

(trên đây là những trích đoạn nguyên văn tiêu biểu trong bài nói của Đức Thánh Cha, và những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2010/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20100917_arciv-canterbury_en.html 

 

 

 

Diễn từ trong buổi kinh tối đại kết Thứ Sáu 17/9 ở Đan Viện Westminster thuộc thành phố Westminster

 

 (Video)

 

Tôi xin cảm tạ Chúa cho tôi cơ hội gặp gỡ các bạn, thành phần đại diện của các niềm tin Kitô giáo ở Đại Anh quốc, trong Ngôi Nhà Thờ Đan Viện uy nghi được cung hiến cho Thánh Phêrô này đây, ngôi thánh đường có kiến trúc và lịch sử nói lên một cách hùng hồn về di sản đức tin chung của chúng ta. Ở nơi đây chúng ta không thể nào không nhớ tới đức tin Kitô giáo đă h́nh thành một cách lớn lao biết bao mối hiệp nhất và văn hóa của Âu Châu cũng như tâm can và tinh thần của nhân dân Anh quốc. Cũng ở nơi đây, chúng ta không thể nào quên được những ǵ chúng ta chia sẻ trong Chúa Kitô c̣n lớn lao hơn cả những ǵ tiếp tục chia rẽ chúng ta.

………….

 

Năm nay, như chúng ta biết, đánh dấu 100 năm kỷ niệm phong trào đại kết tân tiến, một phong trào bắt đầu với lời kêu gọi hioệp nhất Kitô giáo của Hội Nghị Edinburgh như là điều kiện tiên quyết cho một thứ chứng từ khả tín và thuyết phục cho Phúc Âm trong thời đại của chúng ta. Để tưởng nhớ biến cố kỷ niệm này, chúng ta cần phải tạ ơn về mức tiến bộ khả quan được thực hiện hướng đến mục tiêu cao quí này nhờ các nỗ lực của thành phần Kitô hữu dấn thân thuộc mọi giáo phái. Tuy nhiên, đồng thời chúng ta vẫn ư thức về biết bao nhiêu điều vẫn chưa được thực hiện. Trong một thế giới được đánh dấu bằng sự gia tăng việc liên thuộc và t́nh liên đới, chúng ta được thách đố loan truyền bằng một niềm xác tín mới thực tại về việc chúng ta ḥa giải và giải phóng trong Chúa Kitô, và đề cao sự thật của Phúc Âm như là then chốt cho việc phát triển đích thực và toàn vẹn của con người. Trong một xă hội càng ngày càng trở nên lănh đạm dửng dưng hay thậm chí hận thù với sứ điệp Kitô giáo, tất cả chúng ta lại càng được thúc bách cống hiến một chứng từ hân hoan và hùng hồn về niềm hy vọng ở trong chúng ta (cf 1Pet 3:15), và cho thấy Chúa Kitô Phục Sinh như là một giải đáp cho những vấn nạn sâu xa nhất và những khát vọng thiêng liêng của con người nam nữ thuộc thời đại của chúng ta.

………….

 

Việc chúng ta dấn thân cho mối hiệp nhất Kitô giáo được xuất phát từ chính niềm tin tưởng của chúng ta vào Chúa Kitô, vào Chúa Kitô này, Đấng đă phục sinh từ trong kẻ chết và đang ngự bên hữu Cha, Đấng lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Chính thực tại về con người của Chúa Kitô, về công cuộc cứu độ của Người, nhất là về sự kiện lịch sử của việc Người phục sinh, một việc phục sinh là nội dung của lời giảng tông đồ tiên khởi cùng với những công thức tin tưởng, bắt đầu từ chính Tân Ước, đă là những ǵ bảo đảm tính chất nguyên tuyền của việc truyền đạt nó. Tóm lại, mối hiệp nhất của Giáo Hội chỉ là mối hiệp nhất về đức tin tông truyền, nơi đức tin được kư thác cho từng phần tử mới của Thân Ḿnh Chúa Kitô trong kễ nghi rửa tội. Chính đức tin này là những ǵ liên kết chúng ta với Chúa Kitô, làm cho chúng ta trở nên thành phần thông dự vào Thánh Thần, nhờ đó, thậm chí cho tới nay, trở nên thành phần thông dự vào sự sống của Ba Ngôi Thánh, mẫu thức của mối hiệp thông Giáo Hội dưới thế này.

 

Các bạn thân mến, tất cả chúng ta đều biết đến các thách đố, phúc lành, thất vọng cùng những dấu hiệu của niềm hy vọng đă ghi dấu cuộc hành tŕnh đại kết của chúng ta. Tối hôm nay chúng ta kư thác tất cả những sự ấy cho Chúa, tin tưởng vào việc quan pḥng của Ngài và quyền năng ân sủng của Ngài. Chúng ta biết rằng những mối thân t́nh chúng đă đă h́nh thành, cuộc đối thoại chúng ta đă bắt đầu và niềm hy vọng hướng dẫn chúng ta sẽ hiến cho chúng ta sức mạnh và hướng đi khi chúng ta kiên tŕ tiến bước trong cuộc hành tŕnh chung của chúng ta. Với tính cách hiện thực của phúc âm, chúng ta đồng thời cũng phải công nhận những thách đố chúng ta đang phải đương đầu, chẳng những trên con đường hiệp nhất Kitô giáo, mà c̣n nơi công việc loan báo Chúa Kitô trong thời đại của chún g ta nữa. Việc trung thành với lời Chúa, chính v́ đó là lời chân thực, đ̣i chúng ta một đức tuân phục dẫn chúng ta tới chỗ hiểu biết sâu xa hơn ư muốn của Chúa, một đức tuân phục cần phải thoát khỏi tính chất tuân thủ về tri thức hay tính chất thuận lợi dễ dàng theo tinh thần của thời đại. Đó là lời khích lệ tôi muốn lưu lại cùng các bạn tối hôm nay, và tôi làm như thế theo thừa tác vụ là vị Giám Mục Rôma và là vị Thừa Kế Thánh Phêrô, mang trách nhiệm đặc biệt chăm sóc cho mối hiệp nhất của đàn chiên Chúa Kitô.

 

…………. 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

(trên đây là những trích đoạn nguyên văn tiêu biểu trong bài nói của Đức Thánh Cha, và những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2010/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20100917_celebrazione-ecumenica_en.html