“Ḷng nói với ḷng - cor ad cor loquitur”
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
Tông Du Hiệp Vương Quốc (The United Kingdom) 16-19/9/2010
Huấn Từ
với thành phần đại diện hàng giáo sĩ và giáo dân thuộc các tôn giáo
khác Thứ Sáu 17/9 ở Waldegrave Drawing Room St Mary’s University
College, Twickenham (London Borough of Richmond)
…………….
Tôi muốn
bắt đầu nhưng nhận định của tôi bằng việc bày tỏ ḷng tri ân của
Giáo Hội Công giáo giành cho chứng từ quan trọng được tất cả anh chị
em thực hiện như những con người nam nữ thiêng liêng ở vào một
thời điểm mà những niềm xác tín về đạo giáo không luôn được hiểu
biết hay cảm nhận. Sự hiện diện của thành phần tín hữu dấn
thân này ở các lănh vực khác nhau trong đời sống xă hội và kinh tế
hùng hồn nói lên sự kiện là chiều kích thiêng liêng của đời
sống chúng ta là nền tảng cho căn tính làm người của chúng ta, tức
là con người không nguyên sống bởi bánh (cf Deut 8:3)….
Ở cấp độ
thiêng liêng, tất cả chúng ta, qua những cách thức khác nhau, đều
đích thân tham dự vào cuộc hành tŕnh giải đáp cho vấn đề quan trọng
nhất – vấn đề liên quan tới ư nghĩa tối hậu của đời sống con người
chúng ta. Việc t́m cầu những ǵ linh thánh là việc t́m kiếm
một cái ǵ cần thiết duy nhất, cái duy nhất làm thỏa măn những mong
đợi của tâm can con người. Vào thế kỷ thứ 5, Thánh Âu Quốc
Tinh đă diễn tả cuộc t́m kiếm ấy bằng những lời lẽ sau đây: “Lạy
Chúa, Chúa đă dựng nên chúng con cho Chúa nên ḷng chúng con khắc
khoải cho tới khi nghỉ yên trong Chúa” (Tự Thú, tập I, 1).
Khi chúng ta bắt đầu thực hiện cuộc mạo hiểm này chúng ta càng ngày
càng nhận thấy rằng những khởi động đó không ở nơi chúng ta mà
là nơi Chúa, ở chỗ không phải chúng là là kẻ t́m kiếm Ngài mà là
Ngài đang t́m kiếm chúng ta, thật sự Ngài là Đấng đă đặt niềm mong
đợi Ngài sâu xa trong cơi ḷng của chúng ta.
Sự hiện
diện và chứng từ của anh chị em trên thế giới này là những ǵ đang
vạch ra cho thấy tầm quan trọng thiết yếu cho đời sống con người về
việc t́m cầu thiêng liêng chúng ta đang dấn thân. Trong lănh
vực khả năng của ḿnh, các khoa học nhân bản và tự nhiên có thể cung
cấp cho chúng ta một kiến thức vô giá về các khía cạnh của đời sống
chúng ta và chúng giúp chúng ta nắm bắt được các hoạt động của vũ
trụ vật chất, những ǵ nhờ đó có thể được khai thác để mang lại lợi
ích lớn lao cho gia đ́nh nhân loại. Tuy nhiên, những thứ khoa học
này không làm thỏa măn và không thể làm thỏa măn vấn đề nền tảng ấy,
v́ chúng cùng nhau phục vụ ở một cấp độ khác. Chúng không thể nào
thỏa đáng được những niềm mong đợi sâu xa nhất của tâm can con
người, chúng không thể nào hoàn toàn giải thích cho chúng ta biết về
nguồn gốc của chúng ta và số phận của chúng ta, tại sao chúng ta
hiện hữu và hiện hữu để làm ǵ, chúng thật sự không thể nào cung cấp
cho chúng ta câu trả lời trọn vẹn cho vấn đề “tại sao có một cái ǵ
đó c̣n hơn không có ǵ cả?”
Việc t́m cầu những ǵ là linh thánh không làm giảm giá những lănh
vực t́m hiểu khác của con người. Ngược lại, nó đặt chúng vào một mối
liên hệ làm gia tăng tầm quan trọng của chúng, như là những cách
thức thực thi một cách hữu trách vai tṛ quản trị của chúng ta đối
với thiên nhiên tạo vật.
Chúng ta đọc thấy trong Thánh Kinh là sau khi công cuộc tạo dựng
được hoàn tất, Thiên Chúa đă chúc lành cho các vị nguyên phụ mẫu của
chúng ta và nói cùng các vị rằng: “Hăy sinh sôi nẩy nở cho đầy trái
đất và làm chủ nó” (Gen 1:28). Ngài đă kư thác cho chúng ta
công việc xem xét và khai thác những mầu nhiệm của thiên nhiên để
phục vụ một sự thiện cao cả hơn. Sự thiện cao cả hơn đây là ǵ? Theo
đức tin Kitô giáo, nó được bày tỏ như là t́nh yêu mến đối với Thiên
Chúa và t́nh yêu thương đối với tha nhân của chúng ta. Và v́
thế chúng ta hết ḷng và nhiệt t́nh gắn bó với thế giới này,
nhưng bao giờ cũng nhắm đến việc phục vụ sự thiện cao cả hơn ấy, kẻo
chúng ta làm méo mó đi vẻ đẹp ccủa thiên nhiên tạo vật bằng cách
khai thác nó cho những mục đích vị kỷ. Như thế chính niềm tin của
đạo giáo hướng chúng ta về những ǵ là siêu việt vượt ra ngoài cái
thiện lợi hiện tại. Nó nhắc nhở chúng ta về khả năng và
trách nhiệm của việc hoán cải ở lănh vực luân lư, về nhiệm vụ sống
một cách an b́nh với tha nhân của chúng ta, về tầm quan trọng sống
một đời liêm chính. Hiểu cho đúng th́ nó soi sáng, nó thanh tẩy tâm
can của chúng ta và nó thúc đẩy hoạt động cao cả và quảng đại, cho
thiện ích của toàn thể gia đ́nh nhân loại. Nó phấn khích chúng ta
vun trồng việc thực hành nhân đức và vươn tới nhau bằng t́nh yêu
thương, tỏ ra hết sức trân trọng đối với các truyền thông tôn giáo
khác với chúng ta.
Từ Công
Đồng Chung Vaticanô II, Giáo Hội Công Giáo đă nhấn mạnh đến tầm quan
trọng của việc đối thoại và hợp tác với các môn đồ thuộc những tôn
giáo khác. Để gặt hái được thành đạt, việc này cần đến tính chất hỗ
tương nơi phần của tất cả những ai tham dự vào việc đối thoại cũng
như của các môn độ thuộc những tôn giáo khác.
…….
Thứ
đối thoại này cần diễn tiến ở những cấp độ khác nhau, và không được
giới hạn vào các cuộc bàn luận chính thức.
Việc đối
thoại bằng đời sống chỉ liên hệ tới việc sống bên nhau và học từ
nhau để làm sao có thể thông cảm nhau và tôn trọng nhau hơn. Việc
đối thoại bằng hành động này mang chúng ta lại với nhau bằng nơi
những h́nh thức cụ thể của việc hợp tác, khi chúng ta áp dụng những
minh thức về đạo giáo của ḿnh vào công việc cổ vơ vấn đề phát triển
toàn diện con người, vấn đề hoạt động cho ḥa b́nh, công lư và vai
tṛ quản trị thiên nhiên tạo vật. Cuộc đối thoại như thế có thể bao
gồm việc cùng nhau cứu xét những cách thức để làm sao có thể bênh
vực sự sống con người ở mọi cấp độ và cách thức làm sao để có thể
bảo đảm việc bao gồm chiều kích tôn giáo của cá nhân và cộng đồng
trong đời sống của xă hội. Thế rồi ở cấp độ chính thức đối
thoại, chẳng những cần trao đổi về thần học mà c̣n chia sẻ về những
sự phong phú thiêng liêng của chúng ta nữa, ở chỗ chia sẻ cảm nghiệm
của chúng ta về việc cầu nguyện và chiêm niệm, và bày tỏ cho nhau
niềm vui của việc chúng ta hội ngộ gặp gỡ v́ t́nh yêu Thiên Chúa….
…………
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa
Thánh
(trên đây là những
trích đoạn nguyên văn tiêu biểu trong bài nói của Đức Thánh Cha, và
những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm
nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2010/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20100917_altre-religioni_en.html