Mầu Nhiệm Thánh Mẫu

 

“Người Mẹ của Thiên Chúa là Người Mẹ của Giáo Hội,

v́ Mẹ là mẹ của Đấng đến hiệp nhất tất cả lại trong Thân Xác phục sinh của Người”

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI

trong phiên họp chung đầu tiên của Thượng Nghị Giám Mục Trung Đông Thứ Hai 11/10/2010

 

 

Anh chị em thân mến,

 

Vào ngày 11/10/1962, 48 năm trước đây, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đă khai mạc Công Đồng Chung Vaticanô II. Qua cử chỉ ấy, với ngày này, ngày 11 tháng 10, ngày cử hành vai tṛ làm Mẹ Thiên Chúa của Mẹ Maria, Đức Giáo Hoàng Gioan đă muốn kư thác tất cả Công Đồng vào bàn tay từ mẫu và tấm ḷng mẫu thân của Đức Mẹ. Cả chúng ta nữa cũng bắt đầu vào ngày 11 tháng 10, chúng ta cũng muốn kư thác Thượng Nghị này, cùng với tất cả các vấn đề của thượng nghị, với tất cả mọi thách đố của thượng nghị, với tất cả niềm hy vọng của thượng nghị, cho trái tim từ mẫu của Đức Mẹ, Người Mẹ của Thiên Chúa.

 

Đức Piô XI đă lập lễ này vào năm 1930, sau Công Đồng Êphêsô 1600 năm, một công đồng đă hợp thức hóa cho Mẹ Maria tước hiệu Theotókos, Dei Genitrix. Bằng ngôn từ trân trọng Dei Genitrix, Theotókos này, Công Đồng Êphêsô đă tóm gọn tất cả tín lư về Chúa Kitô, về Mẹ Maria, toàn thể tín lư về việc cứu chuộc. Bởi vậy thật đáng để chia sẻ vắn gọn trong chốc lát về những ǵ được nói tới trong Công Đồng Êphêsô, về ư nghĩa của ngày này.

 

Trên thực tế th́ Theotokos là một tước hiệu táo bạo. Một nữ nhân là Người Mẹ của Thiên Chúa. Người ta có thể nói: điều này làm sao có thể xẩy ra được chứ? Thiên Chúa là Đấng hằng hữu, Ngài là Đấng Hóa Công. Chúng ta là thành phần tạo vật, chúng ta ở trong thời gian: làm sao một con người có thể trở thành Người Mẹ của Thiên Chúa, của Đấng Hằng Hữu, v́ tất cả chúng ta đều ở trong thời gian, tất cả chúng ta đầu là những thụ tạo? Bởi thế, người ta có thể hiểu được sự chống đối mănh liệt xẩy ra, một phần nào đó, đối với ngôn từ ấy. Thành phần lạc giáo Nestorian thường nói rằng: người ta có thể nói về Christotókos th́ được nhưng về Theotókos th́ không: Theos, Thiên Chúa, là Đấng vượt ra ngoài, ngoài các biến cố lịch sử. Thế nhưng, Công Đồng đă quyết định điều ấy, nhờ đó, Công Đồng đă làm sáng tỏ cuộc mạo hiểm của Thiên Chúa, làm sáng tỏ tầm mức cao cả của những ǵ Ngài đă làm cho chúng ta. Thiên Chúa không ở nơi Bản Thân Ḿnh: Ngài đă vươn ḿnh ra, Ngài đă liên kết một cách thật trọn vẹn với con người là Đức Giêsu này, đến độ con người Giêsu này là Thiên Chúa, và nếu chúng ta nói về Người chúng ta bao giờ cũng có thể nói về Thiên Chúa. Một con người được sinh ra chẳng những có liên hệ với Thiên Chúa, mà chính nơi Con Người ấy, Thiên Chúa đă giáng sinh trên thế gian này. Thiên Chúa đă từ minh mà xuất thân. Thế nhưng, chúng ta có thể nói ngược lại là Thiên Chúa đă lôi kéo chúng ta lại với Ngài, nhờ đó chúng ta không ở bên ngoài Thiên Chúa, mà là ở bên trong mối tâm giao, mối tâm giao của Bản Thân Thiên Chúa.

 

Như chúng ta quá biết, triết lư của Aristotle nói với chúng ta rằng giữa Thiên Chúa và loài người chỉ có một mối liên hệ bất tương hợp. Ở chỗ, con người qui về Thiên Chúa, thế nhưng Thiên Chúa, Đấng Hằng Hữu, ở nơi Bản Thân Ḿnh, Ngài không thay đổi: Ngài không thể có mối liên hệ này hôm nay đây và mối liên hệ khác ngày mai kia. Ngài ở trong Bản Thân Ḿnh, Ngài không có những mối liên hệ ngoại tại. Đây là một vấn đề rất hợp t́nh hợp lư, thế nhưng, nó cũng là một thứ ngôn từ khiến chúng ta cảm thấy chán nản: thế th́ Thiên Chúa chẳng có liên hệ ǵ với tôi hay sao. Bằng việc nhập thể, bằng biến cố Theotókos - Mẹ Thiên Chúa, điều này đă hoàn toàn bị đổi thay, v́ Thiên Chúa đă lôi kéo chúng ta lại với Bản Thân Ngài và Thiên Chúa nơi Bản Thân Ḿnh là một mối liên hệ và cho chúng ta được tham dự vào mối liên hệ nội tại này của Ngài. Nhờ đó chúng ta được ở trong Đấng là Cha và Con và Thánh Thần (we are in His being Father, Son and Holy Spirit), chúng ta ở trong Đấng sống mối tương quan liên hệ (we are within His being in relationship), chúng ta ở trong mối liên hệ với Ngài và Ngài đă thực sự thiết lập mối liên hệ này với chúng ta. Bấy giờ, Thiên Chúa đă muốn được hạ sinh bởi nữ giới mà vẫn là Ḿnh: đó là một biến cố cả thể. Như thế chúng ta mới có thể hiểu được sâu xa tác động của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, vị đă kư thác Công Đồng Chung Vaticanô II, một Thượng Nghị Giám Mục, cho mầu nhiệm chính yếu này, cho Người Mẹ của Thiên Chúa, vị đă được Chúa kéo đến với Bản Thân Ngài và nhờ đó cùng với Mẹ Ngài lôi kéo tất cả chúng ta nữa. 

 

Công Đồng Chung Vaticanô II được khai mạc với h́nh ảnh Người Mẹ của Thiên Chúa. Vào lúc kết thúc, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đă tuyên nhận Đức Mẹ với tước hiệu Mater Ecclesiae – Mẹ Giáo Hội. Hai h́nh ảnh này, những h́nh ảnh mở đầu và kết thúc Công Đồng Chung Vaticanô II, có liên hệ tự bản chất và tựu kỳ trung chỉ là một h́nh ảnh duy nhất, v́ Chúa Kitô không được hạ sinh giống như bất cứ một cá nhân nào. Người được sinh ra để tạo nên một thân thể cho Bản Thân Người: Người đă được sinh ra – như Thánh Gioan nói ở Đoạn 12 Phúc Âm của ngài – là để lôi kéo tất cả lại cùng Người và trong Người. Người đă được hạ sinh – như Thư gửi Giáo Đoàn Côlôsê và Êphêsô nói tới – là để gồm tóm toàn thể thế gian lại, Người đă được sinh ra như trưởng tử của nhiều anh em, Người đă được sinh ra để liên kết vũ trụ lại trong Người, nhờ đó Người là Đầu của một Thân Ḿnh vĩ đại. Khi Chúa Kitô sinh ra th́ tác động thâu tóm bắt đầu, giây phút của việc kêu gọi khởi sự, giây phút của việc cấu trúc Thân Ḿnh Người, cấu trúc Hội Thánh Người. Người Mẹ của Theos, Người Mẹ của Thiên Chúa, là Người Mẹ của Giáo Hội, v́ Mẹ là mẹ của Đấng đến hiệp nhất tất cả lại trong Thân Xác phục sinh của Người.

 

Thánh Luca dẫn chúng ta tới chỗ hiểu được điều song hành này giữa đoạn thứ nhất của Sách Phúc Âm và đoạn thứ nhất của Sách Tông Vụ, một cuốn sách lập lại cùng một mầu nhiệm ở hai lănh vực khác nhau. Ở đoạn thứ nhất của Phúc Âm, Thánh Thần đă ngự xuống trên Mẹ Maria nhờ đó Mẹ đă hạ sinh và ban cho chúng ta Người Con của Thiên Chúa. Nơi đoạn nhất của Sách Tông Vụ, Mẹ Maria ở giữa thành phần môn đệ của Chúa Giêsu tất cả đang qui tụ nguyện cầu, cầu xin đám mây Thánh Linh. Như thế, từ Giáo Hội tin tưởng ấy, có Mẹ Maria ở giữa, đă xuất phát Giáo Hội là Thân Ḿnh của Chúa Kitô. Cuộc hạ sinh lưỡng diện này là cuộc hạ sinh duy nhất của Christus totus – tất cả Chúa Kitô, của Chúa Kitô ôm ấp thế giới và tất cả chúng ta.

 

Cuộc hạ sinh ở Bêlem, cuộc hạ sinh ở Nhà Tiệc Ly. Cuộc hạ sinh của Hài Nhi Giêsu, cuộc hạ sinh của Thân Ḿnh Chúa Kitô, của Giáo Hội. Đó là hai biến cố hay chỉ là một biến cố duy nhất. Thế nhưng Thánh Giá và Phục Sinh thực sự nằm ở giữa hai biến cố này. Và chỉ qua Thánh Giá mới là con đường hướng tới toàn thể Chúa Kitô, hướng tới Thân Ḿnh phục sinh của Người, hướng tới việc phổ quát hóa việc Người hiệp nhất nên một với Giáo Hội. Bởi vậy, hăy nhớ rằng, chỉ từ hạt lúa miến rơi xuống đất mới gặt hái được một mùa màng phong phú, từ Vị Chúa bị đâm thâu trên Thập Giá mới xuất phát tính chất phổ quát của thành phần môn đệ Người được tái hiệp nhất nơi Thân Ḿnh này của Người, một thân ḿnh đă tử nạn và phục sinh.

 

Lưu ư tới mối liên hệ này giữa Theotókos – Mẹ Thiên Chúa và Mater Ecclesiae – Mẹ Giáo Hội, chúng ta hướng tới cuốn sách cuối cùng của Thánh Kinh đó là cuốn Khải Huyền, ở đó, trong đoạn 12, chúng ta có thể thấy cái tổng hợp này. Người nữ mặc mặt trời, đội 12 sao và chân đạp mặt trăng, đang hạ sinh. Và Người nữ này hạ sinh bằng một tiếng kêu đau đớn. Người nữ này hạ sinh bằng nỗi khổ đau cả thể. Ở đây, mầu mhiệm Thánh Mẫu là mầu nhiệm ở Bêlem bao gồm cả một mầu nhiệm lớn lao. Chúa Kitô luôn được tái sinh qua tất cả mọi thế hệ và v́ thế đảm nhận việc qui tụ loài người lại trong Người. Và cuộc hạ sinh lớn lao này đạt được nơi tiếng kêu của Thập Giá, nơi nỗi đớn đau của Cuộc Khổ Nạn. Và máu của các vị tử đạo là những ǵ thuộc về tiếng kêu của Thập Giá ấy.

 

Bởi vậy, giờ đây, chúng ta có thể nh́n vào bài thánh vịnh thứ hai của Giờ Kinh Trưa này là Thánh Vịnh 81, nơi chúng ta có thể thấy được một phần của tiến tŕnh ấy. Thiên Chúa là Đấng ở giữa các thần linh – các thần linh này ở Israel vẫn c̣n được coi như các thần linh. Trong Bài Thánh Vịnh này, bằng một sự tập trung sâu xa, bằng một nhăn quan ngôn sứ, chúng ta có thể thấy được quyền lực bị tước đoạt đi khỏi các thần linh. Những thần linh có vẻ được coi là thần linh không phải là thần linh và mất đi những đặc tính thần linh của ḿnh và rơi xuống đất. Dii estis et moriemini sicut nomine (cf. Psa 81:6-7): cuộc tranh giành quyền lực, việc sụp đổ của các thần linh.

 

Tiến tŕnh này, một tiến tŕnh đạt được dọc theo đường lối sống đức tin của Israel, và là một tiến tŕnh được tóm lại ở nơi đây như là một nhăn quan duy nhất, thực sự là tiến tŕnh về tôn giáo của lịch sử, đó là việc sụp đổ của các thần linh. Như thế, cuộc biến đổi thế giới này, việc nhận biết vị Thiên Chúa chân thật, việc mất đi quyền năng của các thế lực thống trị thế giới này, là một tiến tŕnh của khổ đau. Nơi lịch sử của Israel, chúng ta có thể thấy được việc giải phóng khỏi đa thần này, thấy được việc nh́n nhận – “Chỉ Ngài là Thiên Chúa” – đă đạt được ra sao bằng nỗi đớn đau cả thể, bắt đầu với con đường của Abraham, của cuộc lưu đầy, của anh em nhà Maccabê, cho tới Chúa Kitô. Và tiến tŕnh mất mát quyền lực này tiếp tục diễn tiến suốt gịng lịch sử, như được nói tới ở Sách Khải Huyền đoạn 12; cuốn sách này đề cập tới việc sụp đổ của các thiên thần là thành phần không phải là thiên  thần thực sự, họ không phải là các thần linh trên trái đất (the fall of the angels, which are not truly angels, they are not divinities on earth). Và tiến tŕnh này thực sự đạt được ngay vào thời điểm của Giáo Hội vươn ḿnh, nơi chúng ta có thể thấy được máu của các vị tử đạo tước đoạt ra sao quyền lực của các thần linh, khởi đi từ vị hoàng đế thần linh, tước đoạt ra sao tất cả mọi thứ thần linh ấy. Chính máu của các vị tử đạo, nỗi khổ đau, tiếng kêu la của Mẹ Giáo Hội đang làm cho các thần linh rơi rụng và nhờ đó biến đổi thế giới.

 

Cuộc sụp đổ này chẳng những nh́n nhận rằng chúng không phải là Thiên Chúa; nó c̣n là tiến tŕnh biến đổi thế giới nữa, một tiến tŕnh đ̣i phải trả bằng máu, đ̣i phải chịu khổ đau từ thành phần chứng nhân của Chúa Kitô. Nếu chúng ta nh́n kỹ hơn nữa, chúng ta có thể thấy rằng tiến tŕnh này chẳng bao giờ kết thúc. Nó đạt được ở các giai đoạn lịch sử khác nhau một cách mới mẻ hơn bao giờ hết; thậm chí ngày nay, vào thời điểm này đây, thời điểm mà Chúa Kitô, Con một Thiên Chúa, cần phải được hạ sinh cho thế giới bằng việc sụp đổ của các thần linh, bằng đớn đau, bằng việc tử đạo của thành phần chứng nhân. Chúng ta hăy nhớ lại tất cả mọi quyền lực cả thể của lịch sử ngày nay. Chúng ta hăy nhớ đến cái thủ đô ẩn danh đang cầm buộc con người, một thủ đô không c̣n thuộc sở hữu của con người, nhưng là một quyền lực vô h́nh được con người phục dịch, bởi thế con người cảm thấy bị quằn quại và thậm chí bị sát hại (Let us remember the anonymous capital that enslaves man which is no longer in man's possession but is an anonymous power served by men, by which men are tormented and even killed). Nó là một thứ quyền lực hủy diệt đang đe dọa thế giới này. Và v́ thế mới có quyền lực của những thứ ư hệ khủng bố. Các hành động bạo lực hiển nhiên được thực hiện nhân danh Thiên Chúa, thế nhưng Thiên Chúa này không phải là Thiên Chúa: chúng là các thứ ngụy thần cần phải được lột mặt chỉ tên; chúng không phải là Thiên Chúa. Và v́ thế mới có các thứ thuốc phiện, một quyền lực giống như một con mănh thú háu ăn, vươn nanh vuốt của ḿnh ra chạm tới tất cả mọi phần đất trên thế giới để hủy diệt thế giới; nó là một thứ thần linh nhưng là một ngụy thần cần phải sụp đổ. Hay thậm chí ngay cả lối sống được quần chúng tuyên truyền: ngày nay chúng ta cần phải làm những điều như thế này thế kia, hôn nhân không thành vấn đề nữa, đức thanh tịnh không c̣n là một nhân đức nữa, vân vân. 

 

Những thứ ư hệ này đang thống trị, đang mănh liệt áp đặt ḿnh thành các thứ thần linh. Và trong nỗi đớn đau của các Thánh, trong nỗi khổ đau của thành phần tín hữu, của Mẹ Giáo Hội mà chúng ta thuộc về, th́ những thứ thần linh ấy cần phải sụp đổ. Những ǵ được nói tới trong các Bức Thư gửi cho Giáo Đoàn Côlôsê và cho Êphêsô cần phải xẩy ra, đó là những thứ thống lănh, những thứ quyền lực cần phải rơi rụng và lụy thuộc vị Chúa duy nhất là Chúa Giêsu Kitô. Vtrận chiến liên quan tới chúng ta này, trận chiến Thiên Chúa tước đoạt quyền lực ấy, trận chiến sụp đổ của các ngụy thần, một cuộc sụp đổ v́ chúng không phải là thần linh mà là các thứ quyền lực có thể hủy  diệt thế giới này, những quyền lực đă được đoạn 12 của Sách Khải Huyền đề cập tới, cho dù bằng một h́nh ảnh bí nhiệm, một h́nh ảnh theo tôi có nhiểu giải thích khác nhau và hay ho. Sách Khải Huyền nói rằng con rồng phun một gịng nước lớn trước người nữ đang tẩu thoát để chế ngự người nữ này. Và dường như bất khả tránh được việc người nữ ấy bị ch́m ngập trong gịng nước ấy. Thế nhưng trái đất dễ thương đă nuốt lấy gịng nước ấy mà vẫn không hề bị hăm hại. Tôi nghĩ rằng gịng nước này là những ǵ dễ hiểu, đó là những gịng nước muốn thống trị tất cả và muốn làm cho đức tin của Giáo Hội biến mất, một Giáo Hội không c̣n nơi nào khác nữa trước mănh lực của những gịng nước đang áp đặt ḿnh này như là lư lẽ duy nhất, như là đường lối duy nhất để sống. Và trái đất nuốt đi gịng nước ấy là đức tin của thành phần đơn sơ bé nhỏ trong ḷng, thành phần không để ḿnh bị chế ngự bởi những gịng nước này và là thành phần bảo v Người Mẹ và bảo v Người Con. Đó là lư do tại sao bài Thánh Vịnh nói – bài thánh vịnh đầu tiên của Giờ Kinh Trưa này – đức tin của thành phần hèn mọn trong ḷng là đức khôn ngoan đích thực (cf Ps 118:130). Sự khôn ngoan đích thực này của đức tin đơn thành, một đức tin không để ḿnh bị ngập lụt bởi các gịng nước ấy, là quyền lực của Giáo Hội. Và chúng ta đă về lại với mầu nhiệm Thánh Mẫu.  

 

Ở Thánh Vịnh 81 c̣n có cả một lời cuối cùng, đó là "movebuntur omnia fundamenta terrae" (Psa 81:5), những nền tảng của trái đất bị rung chuyển. Chúng ta thấy được điều ấy hôm nay đây, với những trục trặc về khí hậu, thấy được những nền tảng của trái đất đang bị lung lay ra sao, thấy được chúng bị đe dọa bởi hành vi cử chỉ của chúng ta như thế nào. Những nền tảng bề ngoài đang bị rung chuyển v́ những nền tảng bên trong đang bị rúng động, những nền tảng về luân lư và tôn giáo, về đức tin sống theo đường ngay nẻo chính. Và chúng ta biết rằng đức tin là nền tảng, và chắc chắn các nền tảng của trái đất này không thể nào bị lung lay nếu chúng gắn liền với đức tin, với đức khôn ngoan chân thực. 

 

Thế rồi bài Thánh Vịnh thân thưa cùng Chúa rằng: “Hăy đứng lên, lạy Thiên Chúa, phán xét thế gian” (Ps 81:8). Vậy chúng ta cũng hăy thân thưa cùng Chúa rằng: “Xin hăy đứng lên vào lúc này đây, xin hăy nắm lấy thế giới này trong đôi tay của Chúa, xin hăy bảo vệ Giáo Hội Chúa, hăy bảo vệ nhân loại, hăy bảo vệ trái đất”. Một lần nữa chúng ta kư thác ḿnh cho Người Mẹ của Thiên Chúa, cho Mẹ Maria, mà nguyện rằng: “Hỡi Mẹ là một đại tín hữu, Mẹ là vị đă mở trái đất ra cho trời cao, xin hăy cứu giúp chúng con, hôm nay đây xin Mẹ hăy mở các cánh cửa ra nữa, để chân lư, để ư muốn của Thiên Chúa là sự thiện đích thực, chiếm được ơn cứu độ thực sự cho thế giới”. Amen.  

 

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2010/october/documents/hf_ben-xvi_spe_20101011_meditazione_en.html

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)