Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

Tông Thư Gửi Giới Trẻ Thế Giới Năm 1985 

Tôi Phải Làm Ǵ Để Được Sự Sống Đời Đời? 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

 

  

1- CẦU CHÚC CHO NĂM GIỚI TRẺ QUỐC TẾ

 

 Qúi Bạn thân mến,

 

“H

ăy luôn sẵn sàng trả lời cho người nào đối chất anh em về niềm hy vọng ở nơi anh em” (1Pt.3:15).

 

Đó là huấn dụ Tôi muốn ngỏ cùng giới trẻ qúi bạn  vào đầu năm nay. Năm 1985 đă được Tổ Chức Liên Hiệp Quốc công bố là Năm Giới Trẻ Quốc Tế, một năm rất quan trọng trước hết đối với chính tất cả qúi bạn, cũng như đối với con người ở mọi lứa tuổi – cá nhân, cộng đồng và toàn thể xă hội. Nó cũng đặc biệt quan trọng đối với Giáo Hội là bảo quản viên các chân lư cùng giá trị trọng yếu, đồng thời cũng là phục vụ viên lo cho định mệnh đời đời mà con người và đại gia đ́nh nhân loại phải đạt đến nơi chính Thiên Chúa nữa.

 

V́ con người là đường lối căn bản đồng thời cũng là đường lối thường nhật của Giáo Hội (xem Thông Điệp Redemptoris Hominis, 14), mới dễ hiểu được tại sao Giáo Hội qui tầm quan trọng đặc biệt cho thời kỳ  trẻ trung như là một giai đoạn chính yếu trong đời sống của mọi con người. Thành phần trẻ qúi bạn là những người hiện thân cho nét trẻ trung này: qúi bạn là nét trẻ trung của các quốc gia và xă hội, là nét trẻ trung của mọi gia đ́nh và của toàn thể nhân loại; qúi bạn cũng là nét trẻ trung của Giáo Hội nữa. Tất cả chúng tôi đang trông đợi ở qúi bạn, v́ tất cả chúng tôi, ở một ư nghĩa nào đó, được tiếp tục trở nên trẻ tung nhờ qúi bạn. Bởi thế, nét trẻ trung của qúi bạn không phải là sở hữu của qúi bạn, tư hữu của qúi bạn hay sản hữu của một thế hệ: nó thuộc về tất cả thời khoảng mà mọi người trải qua trong cuộc hành tŕnh đời sống của ḿnh, đồng thời nó cũng là một sản hữu đặc biệt thuộc về mọi người. Nó là sản hữu của chính nhân loại.

 

Nơi qúi bạn có niềm hy vọng, v́ qúi bạn thuộc về tương lai, cũng như tương lai thuộc về qúi bạn. Hy vọng bao giờ cũng gắn liền với tương lai; nó là niềm mong đợi “những ǵ tốt đẹp trong tương lai”. Là một nhân đức Kitô Giáo, nó gắn liền với niềm mong đợi những ǵ tốt đẹp vĩnh cửu Thiên Chúa đă hứa ban cho con người nơi Đức Giêsu Kitô (xem Rm.8:19,21; Eph.4:4; Phil.3:10f; Tit.3:7; Heb.7:19; 1Pet.1:13). Vừa là nhân đức Kitô Giáo vừa là nhân đức nhân bản, niềm hy vọng này là niềm mong đợi những ǵ tốt đẹp được con người gầy dựng nên, bằng tài năng do Thiên Chúa Quan Pḥng ban cho.

 

Theo ư nghĩa ấy, tương lai thuộc về giới trẻ qúi bạn, cũng như nó đă từng thuộc về thế hệ của thành phần nay đă là người lớn, và thực sự là cùng với họ nó đă trở thành một thực tại hiện thời. Trách nhiệm đối với thực tại hiện thời này cũng như đối với việc h́nh thành nó, cùng nhiều h́nh thức khác nhau, trước hết là ở nơi người lớn. Qúi bạn có trách nhiệm đối với những ǵ một ngày kia cùng với qúi bạn trở thành thực tại song là những ǵ vẫn c̣n ở trong tương lai.

           

Khi nói rằng tương lai thuộc về qúi bạn là chúng tôi đang nghĩ đến những thứ đoản kỳ của con người luôn luôn là một cuộc hành tŕnh hướng về tương lai. Khi nói rằng tương lai tùy thuộc vào qúi bạn là chúng tôi đang nghĩ đến những thứ đạo đức theo đ̣i hỏi của trách nhiệm luân lư, đ̣i chúng ta qui về con người như là một con người – và về cộng đồng cũng như xă hội làm nên bởi nhiều người – cái giá trị trọng yếu của tác động nhân bản, quyết định, trọng trách và ư hướng nhân bản.

 

Chiều kích này cũng là chiều kích thích hợp với niềm hy vọng Kitô Giáo và niềm hy vọng nhân bản. Trong chiều kích này, ước muốn tiên khởi và chính yếu Giáo Hội muốn tỏ ra đối với giới trẻ qúi bạn, qua môi miệng của Tôi, trong Năm dành cho Tuổi Trẻ này, đó là: qúi bạn phải “luôn sẵn sàng trả lời cho người nào đối chất qúi bạn về niềm hy vọng ở nơi qúi bạn” (1Pt.3:15).

 

 

2- CHÚA KITÔ NÓI VỚI NGƯỜI BẠN TRẺ

  

 

N

hững lời được Thánh Tông Đồ Phêrô viết gửi cho thế hệ Kitô Hữu tiên khởi này có liên hệ với toàn thể Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô. Có lẽ chúng ta sẽ thấy được mối liên hệ này rơ ràng hơn khi chúng ta suy niệm về cuộc đối thoại của Chúa Kitô với người bạn trẻ được các Thánh Kư ghi lại. Trong nhiều đoạn văn Thánh Kinh th́ đây là đoạn đáng để nhắc lại nhất về điểm này.

 

Đối với vấn nạn: “Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm ǵ để được hưởng sự sống đời đời?”, Chúa Giêsu, trước hết, đă trả lời bằng câu hỏi: “Tại sao anh gọi Tôi là nhân lành? Không có ai tốt lành ngoài một ḿnh Thiên Chúa”. Đoạn Người tiếp: “Chắc anh biết các giới luật: ‘Chớ sát nhân, Chớ ngoại t́nh, Chớ trộm cắp, Chớ làm chứng gian, Chớ lừa đảo, Hăy tôn kính cha mẹ ḿnh’” (Mk.10:17-19). Chúa Giêsu đă dùng những lời này để nhắc nhở cho người đặt vấn nạn một số giới luật của Thập Giới.

 

Thế nhưng, cuộc đối thoại không ngừng lại ở đó. V́ người bạn trẻ ấy xưng rằng: “Thưa Thầy, tất cả những điều ấy tôi đă tuân giữ từ nhỏ”. Bấy giờ, theo Thánh Kư, “Chúa Giêsu tŕu mến nh́n anh ta, và nói với anh ‘Anh c̣n thiếu một điều; đó là hăy đi bán những ǵ anh có mà thí cho kẻ khó, th́ anh sẽ được kho tàng trên trời, rồi hăy đến theo Tôi’” (Mk.10:20-21).

 

Đến đây bầu khí cuộc gặp gỡ thay đổi. Thánh Kư cho biết là “nghe nói thế, mặt anh ta xệ xuống và buồn rầu bỏ đi; v́ anh ta có nhiều của cải” (Mk.10:22).

 

Cũng có các đoạn Phúc Âm khác nói đến việc Chúa Giêsu Nazarét gặp gỡ các người bạn trẻ – nhất là hai lần đáng nhớ là khi Người phục sinh kẻ chết, một lần cho con gái ông Giairô (x.Lk.8:49-56) và một lần cho đứa con trai của bà góa thành Naim (x.Lk.7:11-17) – thế nhưng, chúng ta có thể nói ngay rằng, cuộc đối thoại được đề cập đến trên đây là một cuộc gặp gỡ trọn vẹn nhất và phong phú nhất về nội dung của nó. Cũng có thể nói rằng, cuộc gặp gỡ này có một tính chất phổ quát và phi thời gian, nói cách khác, ở một nghĩa nào đó, nó có một giá trị tồn tại và liên tục, qua các thế kỷ và các thế hệ. Chúa Kitô nói như thế với giới trẻ, nam hay nữ; cuộc đối thoại của Người diễn ra ở các phần đất khác nhau trên thế giới, giữa ḷng các dân nước, các ṇi giống và các văn hóa khác nhau. Mỗi một người trong qúi bạn có thể là kẻ Người muốn nói với trong cuộc đối thoại này.

 

Thêm vào đó, tất cả mọi yếu tố được tŕnh thuật và tất cả mọi lời phát biểu từ hai phía trong cuộc đối thoại ấy có một tầm mức quan trọng hết sức thiết yếu và hàm xúc. Người ta có thể nói rằng, những lời ấy chất chứa một sự thật đặc biệt sâu xa về con người nói chung, nhất là sự thật về tuổi trẻ. Chúng thật sự quan trọng đối với giới trẻ. 

 

Bởi thế, xin qúi bạn hăy cho phép tôi liên kết các suy tư chính yếu của tôi nơi Bức Thư đây với cuộc gặp gỡ đối thoại này và đoạn Phúc Âm ấy. Có lẽ như vậy sẽ dễ dàng giúp cho qúi bạn tự khai triển lấy cuộc đối thoại của ḿnh với Chúa Kitô – một cuộc đối thoại có một tầm mức quan trọng sâu xa và thiết yếu đối với một con người trẻ.

 

(c̣n tiếp)