Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

Tông Thư Gửi Giới Trẻ Thế Giới Năm 1985 

Tôi Phải Làm Ǵ Để Được Sự Sống Đời Đời? 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

 

  

14- TUỔI TRẺ LÀ “PHÁT TRIỂN”

 

 

H

ăy để Tôi đúc kết phần chia sẻ này bằng việc nhắc lại các lời Phúc Âm nói về những năm niên thiếu của Chúa Giêsu Nazarét. Những lời này ngắn gọn thôi, song lại là những lời bao gồm cả giai đoạn 30 năm Người sống trong gia đ́nh với Mẹ Maria cùng với Thánh Giuse thợ mộc. Thánh Kư Luca viết: “Rồi Chúa Giêsu lớn lên trong khôn ngoan và tầm vóc, trong ơn nghĩa Chúa và nhân loại” (Lk.2:52).

 

Như thế, tuổi trẻ là “phát triển”. Theo ư nghĩa của tất cả những ǵ đă được bàn giải về đề tài này cho tới đây th́ đoạn Phúc Âm vừa rồi là một đoạn tổng hợp gợi ư đặc biệt. Việc phát triển “theo tầm vóc” bao gồm mối liên hệ tự nhiên giữa con người với thời gian: việc phát triển này thực sự là một giai đoạn “vươn lên” theo cuộc sống của một con người. Nó là thời gian phát triển tâm sinh lư: một việc phát triển về tất cả những năng lực làm nên cá tính của một con người b́nh thường. Thế nhưng, tiến tŕnh này phải được đi kèm theo với “việc phát triển” về khôn ngoan và ân sủng nữa.

 

Qúi bạn trẻ thân mến, Tôi chỉ mong muốn tất cả qúi bạn được “phát triển” như vậy. Người ta có thể nói rằng tuổi trẻtuổi trẻ chính ở chỗ phát triển ấy. Như thế, tuổi trẻ có một đặc tính riêng không thể tái diễn. Như thế, tuổi trẻ có một giá trị đặc biệt đối với cảm nghiệm cá nhân mỗi một người trong qúi bạn cũng như đối với cảm nghiệm chung cộng đồng. Cũng thế, tuổi trẻ được đúc kết thành cảm nghiệm cho những người lớn đă trải qua thời tuổi trẻ, và đang chuyển từ giai đoạn “vươn lên” đến giai đoạn “đi xuống”, để làm nên khuôn mẫu chung của đời sống.

 

Tuổi trẻ là một tiến tŕnh “phát triển”, cùng với việc tích lũy dần dần tất cả những ǵ là chân thật, thiện hảo và mỹ lệ, ngay cả khi việc phát triển này có liên hệ “ngoại tại”, với khổ đau, với việc mất đi những người thân yêu, và với tất cả cảm nghiệm về sự dữ không ngừng tỏ hiện trên thế giới chúng ta đang sống đây.

 

Tuổi trẻ phải là “phát triển”. Bởi thế, việc tiếp xúc với thế giới hữu h́nh, với thiên nhiên, hết sức quan trọng. Vào thời tuổi trẻ của con người, mối liên hệ với thế giới hữu h́nh này làm phong phú con người khác với kiến thức về thế giới “học được từ sách vở”. Nó trực tiếp làm phong phú chúng ta. Người ta có thể nói rằng, nhờ việc tiếp xúc với thiên nhiên, chúng ta thâu nhận vào cuộc hiện hữu làm người của ḿnh chính mầu nhiệm tạo dựng, mầu nhiệm tỏ cho chúng ta thấy, qua sự phong phú tiềm tàng, và qua những vật thể hữu h́nh khác nhau, cũng là mầu nhiệm luôn làm hiệu cho chúng ta hướng về những ǵ kín nhiệm và vô h́nh. Sự khôn ngoan – cả ở trong những cuốn sách hay cũng như ở nơi chứng từ của các trí khôn tinh anh – dường như cho thấycái tinh suốt của thế giới” một cách khác nhau. Con người đọc được cuốn sách tuyệt vời này là một điều tốt – “cuốn sách thiên nhiên”, cuốn sách mở ra cho mỗi một người chúng ta. Điều mà tâm trí giới trẻ đọc thấy nơi cuốn sách này dường như hoàn toàn ḥa hợp với lời huấn dụ khôn ngoan này: “Hăy thu thập khôn ngoan, hăy thu thập minh trí. Đừng tránh né khôn ngoan, khôn ngoan sẽ ǵn giữ con; hăy yêu mến khôn ngoan, khôn ngoan sẽ canh chừng con” (Prv.4:5-6).

 

Con người ngày nay, nhất là ở trong môi trường văn minh kỹ nghệ và kinh tế phát triển mạnh mẽ, đă trở thành một nhà khai phá thiên nhiên ở một mức độ rộng lớn, song thường khai phá v́ vụ lợi nên đă hủy hoại đi nhiều cái qúi hóa và duyên dáng của nó, cũng như đă phóng uế môi sinh thiên nhiên của trái đất. Thế nhưng, thiên nhiên trước mắt chúng ta cũng vẫn đáng được ca tụng và chiêm ngưỡng như là một bức gương soi vĩ đại của thế giới này. Nó phản ảnh giao ước của Đấng Tạo Hóa với tạo vật của Ngài, mà trọng tâm của tạo vật, từ ban đầu, ở nơi con người là loài đă được trực tiếp dựng nên “theo h́nh ảnh” của Đấng Hóa Công.

 

Bởi thế, niềm hy vọng của Tôi dành cho giới trẻ qúi bạn là mong sao cho “việc phát triển theo tầm vóc và khôn ngoan” của qúi bạn được thể hiện qua việc tiếp xúc với thiên nhiên. Hăy kiếm giờ cho việc tiếp xúc này! Đừng để nó qua đi! Qúi bạn hăy chấp nhận cả những mệt nhọc và gắng lực cần phải có cho việc tiếp xúc này, nhất là khi chúng ta đặc biệt muốn đạt tới những đích điểm cam go. Những nhọc mệt như thế mới hay và c̣n tạo nên một yếu tố xă hơi lành mạnh cần thiết như việc học hành và làm việc vậy.

 

Những mệt nhọc và gắng sức này cũng được nhắc đến trong Thánh Kinh, nhất là nơi Thánh Phaolô, vị đă so sánh toàn thể đời sống Kitô hữu với một cuộc đua đấu ở thao trường (x.1Cor.9:24-27).

 

Mỗi một người trong qúi bạn cần phải có những mệt nhọc và gắng sức này, để chẳng những trau luyện thân thể, mà c̣n khiến cả con người ḿnh cảm nghiệm được niềm vui trong việc làm chủ được ḿnh, và niềm hănh diện ḿnh đă vượt thắng được các ngăn trở cùng các chướng ngại vật. Đó phải là một trong những yếu tố “phát triển” làm nên đặc tính tuổi trẻ.

 

Tôi cũng hy vọng là “sự phát triển” này c̣n được thể hiện qua việc tiếp xúc với các thành đạt của con người, cũng như qua việc giao tiếp với con người sống. Sự phong phú và khác nhau nơi các thành đạt của con người vĩ đại biết bao! Tuổi trẻ dường như đặc biệt nhạy cảm với sự thật, sự thiện và sự mỹ, được chất chứa nơi những công cuộc của con người. Qua việc giao tiếp với con người ở lănh vực có rất nhiều văn hóa khác nhau, có rất nhiều nghệ thuật và khoa học, chúng ta học biết được sự thật về con người, (như Thánh Vịnh 8 đă diễn tả hết sức linh động), một sự thật có thể đắp xây và thăng hoa nhân tính nơi mỗi một người trong chúng ta.

 

Tuy nhiên, chúng ta học biết con người một cách đặc biệt qua việc giao tiếp với những người khác. Sống trẻ trung phải khiến cho qúi bạn “phát triển về khôn ngoan” nhờ ở việc giao tiếp này. V́ tuổi trẻ là thời gian có những giao tiếp mới, những t́nh đồng chí và thân hữu mới, ở một lănh vực rộng răi hơn là chỉ có nơi gia đ́nh. Trước mắt chúng ta có cả một lănh vực cảm nghiệm rộng lớn là những ǵ hệ trọng, chẳng những đối với kiến thức mà c̣n liên quan đến việc giáo dục và đạo đức nữa. Tất cả cảm nghiệm giới trẻ này sẽ có lợi, ở chỗ giúp cho qúi bạn khả năng phán đoán thiết yếu, nhất là khả năng nhận thức về tất cả mọi sự thuộc về con người. Cảm nghiệm giới trẻ của qúi bạn sẽ được chúc phúc, qúi bạn sẽ dần dần học được từ cảm nghiệm này sự thật chính yếu liên quan đến con người – liên quan đến mọi người cũng như liên quan đến chính ḿnh – một sự thật bởi thế đă được tóm lại nơi đoạn văn nổi bật trong Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes: “Con người, thành phần tạo vật duy nhất trên thế gian này được Thiên Chúa dựng nên cho chính ḿnh họ, sẽ không thể nào hoàn toàn gặp được chính ḿnh, nếu không chân thành trao ban bản thân ḿnh đi” (đoạn 24).

 

Bởi thế mà chúng ta học biết những người khác để trở nên con người hoàn toàn hơn là nhờ ở khả năng “ban tặng bản thân ḿnh”: tức để trở nên những con người nam, những con người nữ sống “cho kẻ khác”. Sự thật về con người này – khoa nhân loại học này – đă đạt tới tuyệt đỉnh khôn sánh của ḿnh nơi Chúa Giêsu Nazarét. Do đó mà những năm trẻ tuổi của Người hết sức quan trọng, thời gian “Người phát triển về khôn ngoan... cũng như về ơn nghĩa với Thiên Chúa và nhân loại”.

 

Tôi cũng mong qúi bạn đạt được một t́nh trạng “phát triển” tương tự như thế qua việc giao tiếp với Thiên Chúa. Đó là lư do tại sao việc tiếp xúc với thiên nhiên, cũng như việc giao tiếp với người khác, chỉ giúp vào việc giao tiếp với Thiên Chúa này một cách gián tiếp, c̣n phương tiện trực tiếp và đặc biệt của nó vẫn là việc cầu nguyện. Qúi bạn hăy cầu nguyện và hăy học cầu nguyện! Qúi bạn hăy mở ḷng và lương tâm ḿnh ra cho Đấng biết qúi bạn hơn là chính qúi bạn biết qúi bạn. Qúi bạn hăy nói chuyện với Ngài! Hăy đào sâu kiến thức của ḿnh nơi lời Thiên Chúa Hằng Sống, bằng việc đọc và suy niệm Thánh Kinh.

 

Đó là những phương pháp và phương tiện cho việc đến gần Thiên Chúa và giao tiếp với Ngài. Qúi bạn hăy nhớ rằng đây là vấn đề của một mối liên hệ hai chiều. Thiên Chúa cũng đáp ứng bằng việc “tự ban tặng bản thân ḿnh” một cách tuyệt vời nhất, một ban tặng được ngôn từ thánh kinh gọi là “ân sủng”. Qúi bạn hăy gắng sống trong ân sủng của Thiên Chúa!

 

Đề tài về việc “phát triển” Tôi tŕnh bày khá dài để nói lên một số khía cạnh chính mà thôi, mỗi một khía cạnh này c̣n có thể được đào sâu hơn nữa. Tôi hy vọng việc đào sâu này sẽ được thực hiện nơi thành phần giới trẻ và các nhóm giới trẻ, nơi các phong trào và các tổ chức, là những cơ cấu đang trở nên phồn thịnh nơi các xứ sở và địa lục khác nhau, bằng sinh hoạt theo phương pháp hoạt động tâm linh và tông đồ của riêng ḿnh. Mục đích của những cơ cấu này, nhờ sự hỗ trợ của các Vị Mục Tử trong Giáo Hội, là để tỏ cho giới trẻ thấy con đường “phát triển” này, con đường phát triển mà, theo một nghĩa nào đó, đă nói lên được ư nghĩa của tuổi trẻ theo phúc âm.

 

(c̣n tiếp)