Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

Tông Thư Gửi Giới Trẻ Thế Giới Năm 1985 

Tôi Phải Làm Ǵ Để Được Sự Sống Đời Đời? 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

 

  

3- TUỔI TRẺ LÀ MỘT KHO TÀNG ĐẶC BIỆT

 

 

C

húng ta sẽ bắt đầu từ những ǵ chúng ta thấy ở cuối đoạn Phúc Âm. Người trẻ ấy buồn bă bỏ đi “v́ anh ta có nhiều của cải”.

 

Câu văn này chắc chắn là nói đến của cải vật chất mà người bạn trẻ ấy làm chủ hay được thừa hưởng. Điều này có thể là trường hợp của một số người, song không phải là trường hợp chung. Bởi thế những lời của Thánh Kư mới gợi lên một cách đặt vấn đề khác đi, đó là vấn đề về sự kiện mà tuổi trẻ tự nó (không dính dáng ǵ đến bất cứ sản vật thể lư nào) là một kho tàng đặc biệt của con người, của một con người trẻ nam hay nữ, và nó rất thường được sống bởi giới trẻ như là một kho tàng riêng. Tôi nói rất thường chứ không phải là luôn luôn, không phải là bất dịch, v́ trên thế gian này không thiếu những người, bởi những lư do khác nhau, không cảm thấy tuổi trẻ như là một kho tàng. Chúng ta cần phải nói riêng về điều này.

 

Tuy nhiên, có những lư do – cũng là những lư do khách quan – để nghĩ về tuổi trẻ như là một kho tàng đặc biệt mà con người nghiệm thấy ở một giai đoạn riêng trong cuộc sống của họ. Nó là một giai đoạn nhất định khác biệt với giai đoạn thơ trẻ, (nó chính là thời gian con người rời bỏ những năm thơ trẻ), nó cũng khác biệt với giai đoạn hoàn toàn trưởng thành. Bởi v́ giai đoạn tuổi trẻ là thời gian của một cuộc tận lực khám phá về cái tôi nhân bản cũng như về những tính chất và khả năng gắn liền với cái tôi này. Cái nh́n nội tâm của một nhân cách phát triển nơi con người trẻ nam hay nữ dần dần và liên tục cho thấy cái khả năng đặc biệt, và theo một ư nghĩa nào đó, đặc thù và bất tái diễn, của một nhân tính cụ thể thực sự được in ấn tất cả dự án của cuộc sống tương lai. Cuộc sống cho thấy ḿnh như là một cuộc thực hiện dự án này, như là một “cuộc làm cho ḿnh nên trọn vẹn”.

 

Vấn đề này cần được giải thích một cách tự nhiên theo nhiều quan điểm; thế nhưng, để gẫy gọn hơn, người ta có thể nói rằng, kho tàng là tuổi trẻ này tỏ ḿnh ra thực sự ở nơi h́nh diện hay h́nh thể ấy. Đó là một kho tàng của khám phá và đồng thời cũng là kho tàng của tổ chức, của chọn lựa, của viễn tượng cũng như của những quyết định tư riêng đầu đời, những quyết định quan trọng cho tương lai theo khía cạnh hoàn toàn cá nhân trong cuộc sống làm người. Những quyết định này đồng thời cũng quan trọng đặc biệt về xă hội nữa. Con người trẻ trong Phúc Âm, như chúng ta có thể suy diễn từ các vấn đề anh ta hỏi khi thân thưa với Chúa Giêsu, thực sự đă ở trong giai đoạn sống động này. Bởi thế, những chữ cuối cùng về việc “có nhiều của cải” – tức là giầu có – cũng có thể thực sự được hiểu theo ư nghĩa này: ư nghĩa kho tàng chính là tuổi trẻ.

 

Thế nhưng, chúng ta phải đặt vấn đề: kho tàng tuổi trẻ này có cần phải làm cho con người xa lạ với Chúa Kitô chăng? Chắc chắn là Thánh Kư không có ư nói như thế, trái lại, đọc kỹ đoạn văn, chúng ta sẽ có một kết luận khác. Quyết định ĺa khỏi Chúa Kitô nhất định là do ảnh hưởng bởi những sự giầu có bên ngoài, bởi cái người trẻ đó có (“hữu sản”). Chứ không phải bởi cái anh ta là! Cái anh ta là, chính là con người trẻ – kho tàng nội tâm được hàm chứa nơi tuổi trẻ – đă dẫn anh ta đến với Chúa Giêsu. Và nó cũng đă thúc đẩy anh ta đặt ra những câu hỏi dứt khoát nhất liên quan đến dự án cho cả cuộc sống. Tôi phải làm ǵ? “Tôi phải làm ǵ để được sự sống đời đời?”. Tôi phải làm ǵ để đời sống của tôi có thể được đầy đủ giá trị và trọn vẹn ư nghĩa?

 

Qúi bạn thân mến, tuổi trẻ của mỗi một người trong qúi bạn là một kho tàng được tỏ hiện thực sự nơi những vấn nạn. Con người hỏi ḿnh những vấn nạn này suốt cuộc sống của ḿnh. Song vào thời tuổi trẻ những vấn nạn này mới đặc biệt khẩn trương, thật sự là thôi thúc. Như thế là điều tốt. Những vấn nạn này thực sự cho thấy sinh động tính thích hợp với tuổi của qúi bạn. Qúi bạn đôi khi tự hỏi ḿnh những vấn nạn này một cách hấp tấp, trong lúc tự ḿnh qúi bạn cũng biết rằng không thể vội vàng hay nông nổi giải đáp chúng được. Câu giải đáp phải có một chiều sâu đặc biệt và dứt khoát. Ở đây nó là một vấn đề của một giải đáp liên quan đến cả cuộc sống, bao gồm cả cuộc đời con người.

 

Những vấn nạn thiết yếu này được đặt ra một cách đặc biệt bởi những phần tử thuộc thế hệ của qúi bạn có cuộc đời bị đau khổ đè xuống từ nhỏ: do bị thiếu hụt hay hư hại về thể lư, bị tật nguyền hay hạn chế, gặp khó khăn trong gia đ́nh hay hoàn cảnh xă hội. Trong lúc đó, nếu trí khôn họ phát triển b́nh thường th́ vấn nạn về ư nghĩa và giá trị của đời sống đối với mọi người trong họ càng trở nên thiết yếu và đặc biệt thê thảm, v́ ngay từ đầu đời, vấn nạn đă được đánh dấu bằng khổ đau trong cuộc sống. Có bao nhiêu người trẻ như vậy trong muôn vàn người trẻ trên khắp thế giới! Nơi các dân nước và xă hội khác nhau; nơi các gia đ́nh riêng lẻ! Có biết bao nhiêu người trong họ ngay từ nhỏ đă phải sống ở nhi viện hay bệnh viện, bị kết tội ăn bám, làm cho họ bắt đầu cảm thấy ḿnh vô dụng đối với nhân loại!

 

Vậy mà chúng ta có thể nói rằng tuổi trẻ của họ cũng là một kho tàng nội tâm hay sao? Chúng ta phải đặt vấn đề này với ai đây? Họ phải đặt vấn đề thiết yếu này với ai đây? Ở đây dường như chỉ có một ḿnh Chúa Kitô là Đấng có thế giá để hỏi, Đấng không ai có thể hoàn toàn thay thế được.

 

4- THIÊN CHÚA LÀ T̀NH YÊU

 

 

C

húa Kitô đă trả lời cho người bạn trẻ trong Phúc Âm. Người nói: “Không ai nhân lành ngoại trừ một ḿnh Thiên Chúa”. Chúng ta đă nghe thấy điều người bạn trẻ hỏi: “Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm ǵ để được sự sống đời đời?” Tôi phải làm thế nào để cuộc sống của tôi có ư nghĩa và giá trị? Chúng ta có thể chuyển nghĩa câu hỏi của anh ta sang ngôn từ của thời đại chúng ta. Theo chiều hướng này, câu trả lời của Chúa Kitô có nghĩa là: chỉ có một ḿnh Thiên Chúa là nền tảng tối hậu cho tất cả mọi giá trị; chỉ có một ḿnh Ngài mới ban cho cuộc sống làm người của chúng ta ư nghĩa vĩnh viễn mà thôi.

 

Chỉ có một ḿnh Thiên Chúa là nhân lành, nghĩa là: nơi Ngài và nơi một ḿnh Ngài tất cả giá trị được bắt nguồn và đạt thành; Ngài là “Alpha và Omega, là nguyên thủy và là cùng đích” (Rev.21:6). Chỉ ở nơi một ḿnh Ngài các giá trị mới có tính chất chuyên chính và vĩnh viễn xác thật. Không có Ngài – tức không căn cứ vào Thiên Chúa – toàn thể thế giới giá trị tự nhiên thực sự bị lơ lửng trong một khoảng trống hoàn toàn rỗng không. Nó cũng mất đi tính cách tỏ tường, tính cách minh nhiên của ḿnh. Sự dữ được đặt lên như là một sự lành và chính sự lành lại bị chối bỏ. Chúng ta lại không thấy điều này với chính cảm nghiệm về thời đại của chúng ta hay sao, thời mà Thiên Chúa đă bị loại trừ khỏi những giới hạn của định giá, của phán đoán và của tác hành?

 

Tại sao chỉ có một ḿnh Thiên Chúa nhân lành? Bởi v́ Ngài là t́nh yêu. Chúa Kitô đă đưa ra câu trả lời này bằng những lời của Phúc Âm, nhất là bằng chứng từ của cuộc sống cũng như cái chết của ḿnh: “Thiên Chúa đă yêu thế gian đến nỗi đă ban Con một ḿnh” (Jn.3:16). Thiên Chúa nhân lành thực sự v́ Ngài “là t́nh yêu” (1Jn.4:8,16).

 

Như chúng ta đă nói, vấn đề về giá trị của đời sống, về ư nghĩa của đời sống, làm nên một phần nơi kho tàng tuổi trẻ. Nó đến từ tâm điểm của những sự phong phú dồi dào và lo âu được gắn liền với dự án phải được đảm nhận và thực hiện cho cuộc sống.

 

C̣n hơn thế nữa, khi tuổi trẻ được thử thách bởi khổ đau nơi bản thân ḿnh, hay thực sự nhận thấy khổ đau nơi người khác; khi tuổi trẻ bị kinh hoàng khi nh́n thấy đủ thứ sự dữ xẩy ra trên đời; sau hết, khi tuổi trẻ phải đối diện với mầu nhiệm tội lỗi, với lỗi lầm của loài người (mầu nhiệm lầm lỗi) (x.2Thes 2:7). Câu giải đáp của Chúa Kitô là thế này: “Chỉ có một ḿnh Thiên Chúa là nhân lành”; chỉ có một ḿnh Thiên Chúa là t́nh yêu. Câu giải đáp này xem ra khó khăn, song cũng mạnh mẽ và chân thật; tự nó là một giải quyết tối hậu.Û Qúi bạn trẻ ơi, Tôi cầu xin biết bao để qúi bạn nghe được câu giải đáp của Chúa Kitô bằng một cách thế riêng tư nhất có thể; để qúi bạn t́m thấy con đường nội tâm giúp qúi bạn thấu triệt được nó, chấp nhận nó và làm cho nó nên trọn!

 

Chúa Kitô là như thế trong cuộc đối thoại với người bạn trẻ. Chúa Kitô là như thế trong cuộc đối thoại với mỗi một người trong qúi bạn. Khi qúi bạn thưa: “Lạy Thầy nhân lành” th́ Người hỏi “Tại sao các con gọi Ta là nhân lành? Không có ai nhân lành ngoại trừ một ḿnh Thiên Chúa”. Bởi thế mà sự kiện Ta nhân lành cũng là sự kiện cho thấy Thiên Chúa. “Ai thấy Thầy là thấy Cha” (Jn.14:9). Chúa Kitô đă phán như thế, Người là tôn sư và là thân hữu, là Chúa Kitô tử giá và phục sinh: Người luôn luôn là thế, hôm qua, hôm nay và muôn đời (x.Heb.13:8).

 

Đó là cốt lơi, là điểm thiết yếu trong câu giải đáp cho những vấn đề mà giới trẻ qúi bạn đặt ra cho Người, bởi kho tàng ở trong qúi bạn, một kho tàng vùi sâu trong tuổi trẻ của qúi bạn. Tuổi trẻ của qúi bạn mở ra trước qúi bạn những tầm nh́n khác nhau; nó cống hiến cho qúi bạn dự án hoạt động cho cả cuộc sống của qúi bạn. Từ đó mới có vấn đề về các giá trị; từ đó mới có vấn đề về ư nghĩa cuộc đời, về sự thật, về sự thiện và về sự dữ. Trong khi giải đáp cho qúi bạn, Chúa Kitô bảo qúi bạn hăy qui hướng tất cả mọi sự ấy cho Thiên Chúa, đồng thời Người cũng tỏ cho qúi bạn biết nguồn mạch và nền tảng những điều ấy là ǵ nơi bản thân qúi bạn. V́ mỗi một người trong qúi bạn đều là h́nh ảnh và giống như Thiên Chúa ở ngay nơi tác động tạo thành của Ngài (x. Gn.1:26). Chính h́nh ảnh và nét tương tự này làm cho qúi bạn đặt ra những vấn đề qúi bạn cần phải tự vấn. Những vấn đề này cho thấy rằng không có Thiên Chúa con người không thể hiểu biết về bản thân, cũng như không có Thiên Chúa thậm chí con người cũng không thể làm cho bản thân ḿnh nên trọn. Chúa Giêsu Kitô đến trần gian trước hết để làm cho mỗi người chúng ta nhận ra điều này. Không có Người, chiều kích căn bản nơi sự thật về con người này sẽ dễ ch́m vào lu mờ. Tuy nhiên, “sự sáng đă đến trong thế gian” (Jn.3:19; x.1:9), “và tối tăm không át nổi ánh sáng” (Jn.1:5).

 

(c̣n tiếp)