Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

Tông Thư Gửi Giới Trẻ Thế Giới Năm 1985 

Tôi Phải Làm Ǵ Để Được Sự Sống Đời Đời? 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

 

  

5- VẤN NẠN VỀ SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI

 

 

T

ôi phải làm ǵ để cuộc sống của tôi có giá trị, có ư nghĩa? Vấn nạn hết sức thiết tha này phát xuất từ môi miệng của người bạn trẻ trong Phúc Âm dưới h́nh thức là “Tôi phải làm ǵ để được sự sống đời đời?” Phải chăng con người đặt ra câu hỏi loại này đă nói lên một thứ ngôn từ vẫn c̣n hiểu được đối với con người thời nay? Chúng ta không phải là thế hệ mà chân trời cuộc sống của ḿnh hoàn toàn được tràn đầy bởi thế gian và tiến bộ trần tục hay sao? B́nh thường chúng ta suy nghĩ theo phân loại trần gian. Nếu chúng ta đi xa hơn giới hạn của hành tinh của ḿnh là để chúng ta phóng đi các chuyến bay liên hành tinh, để truyền đi các tín hiệu cho các hành tinh khác biết và để theo dơi hướng đi của chúng trong không gian.

 

Tất cả những điều này đă trở thành những cái làm nên nền văn minh tân tiến của chúng ta. Khoa học cùng với kỹ thuật đă khám phá ra một cách khôn tả các khả năng của con người về vấn đề này, và họ cũng đă tiến đến chỗ làm chủ thế giới nội tâm của các tư tưởng, khả năng, khuynh hướng và đam mê của ḿnh.

 

Thế nhưng, cũng vẫn rơ ràng là, khi chúng ta đặt ḿnh trước nhan Chúa Kitô, khi Người trở nên vị khả tín cho những vấn nạn của tuổi trẻ chúng ta, chúng ta vẫn không thể đặt vấn nạn nào khác hơn vấn nạn người bạn trẻ đă nêu lên: “Tôi phải làm ǵ để được sự sống đời đời?”. Bất cứ một vấn nạn nào khác về ư nghĩa và giá trị của đời sống chúng ta đều thiếu sót và không thiết yếu trước nhan Chúa Kitô.

 

Chúa Kitô chẳng những là “Thầy nhân lành”, Đấng tỏ cho thấy các nẻo đường sự sống trên thế gian này. Người c̣n là chứng nhân cho định mệnh vĩnh cửu mà con người có nơi chính Thiên Chúa nữa. Người là chứng nhân cho bất tử tính của con người. Phúc Âm mà Người loan báo bằng môi miệng của Người được vĩnh viễn niêm ấn bằng Thập Giá và Phục Sinh trong Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người. “Chúa Kitô sống lại từ trong kẻ chết sẽ không bao giờ chết nữa; cái chết không c̣n làm chủ được Người nữa” (Rm.6:9). Trong cuộc Phục Sinh của ḿnh, Chúa Kitô cũng đă vĩnh viễn trở nên “dấu hiệu tương khắc” (Lk.2:34) trước tất cả mọi dự án không thể đem con người ra khỏi ranh giới tử thần. Thật vậy, tại mức ranh giới này, các dự án ấy bị cứng họng trước tất cả những vấn nạn của con người về giá trị và ư nghĩa của cuộc sống. Đối với tất cả mọi hoạch tŕnh này, đối với những cách nh́n khác nhau về thế giới và đối với các ư thức hệ khác nhau, Chúa Kitô luôn luôn lập lại rằng: “Tôi là sự sống lại và là sự sống” (Jn.11:25).

 

Bởi thế, anh chị em thân mến, nếu anh chị muốn nói chuyện với Chúa Kitô và muốn chấp nhận tất cả sự thật về chứng từ của Người, anh chị vừa phải “yêu thương thế gian” – v́ Thiên Chúa “đă qúa yêu thương thế gian đến ban Con một của ḿnh” (Jn.3:16) – lại vừa phải có được một sự xa lánh trong nội tâm liên quan đến tất cả những thực tại phong phú và hấp dẫn làm nên “thế gian” này. Anh chị phải dứt khoát đặt vấn đề về sự sống đời đời. V́, “thể thức của thế gian này đang qua đi” (1Cor.7:31), và mỗi một người trong chúng ta cũng qua đi theo. Con người vào đời với viễn tượng có một ngày ḿnh sẽ chết đi theo chiều kích của thế gian hữu h́nh này; đồng thời, với lư luận nội tâm về cuộc hiện hữu ở bên ngoài bản thân của họ, con người cũng mang trong ḿnh mọi sự mà bởi đó họ vượt ra khỏi thế gian.

 

Mọi sự mà bởi đó con người tự ḿnh vượt ra khỏi thế gian – mặc dù họ ăn rễ sâu trong thế gian – là do h́nh ảnh và nét tương tự như Thiên Chúa được in ấn nơi nhân tính của họ ngay từ ban đầu. Và mọi sự mà bởi đó con người vượt ra khỏi thế gian không những biện minh cho vấn nạn về sự sống đời đời mà thực sự c̣n làm cho vấn nạn này tuyệt đối thiết yếu nữa. Đó là một vấn nạn mà con người hằng tự vấn, chẳng những trong lănh giới Kitô Giáo mà cả ngoài Kitô Giáo nữa. Như người bạn trẻ trong Phúc Âm, anh chị cũng phải lấy can đảm nêu vấn nạn này lên. Kitô Giáo dạy chúng ta hiểu biết cuộc sống trần gian theo quan điểm về Vương Quốc Thiên Chúa, theo quan điểm về sự sống đời đời. Không có sự sống đời đời th́ cuộc sống trần gian này cho dù giầu có, cho dù phát triển về mọi mặt, cuối cùng cũng mang con người đến cái chết tất yếu không thể nào tránh được.

 

Đến đây chúng ta thấy tương khắc giữa tuổi trẻ và sự chết. Sự chết dường như xa cách tuổi trẻ. Thực như thế. Tuy nhiên, v́ tuổi trẻ bao gồm dự án cho cả cuộc sống – một dự án được phác họa theo tiêu chuẩn ư nghĩa và giá trị cuộc đời – mà trong thời c̣n trẻ cũng cần phải đặt vấn đề về sự mệnh chung. Kinh nghiệm làm người cũng cảm thấy như lời Thánh Kinh: “Con người được ấn định phải chết một lần” (Heb.9:27). Vị tác giả được linh ứng c̣n thêm: “Và sau đó là việc phán xét” (ibid). Chúa Kitô phán: “Thầy là sự sống lại và là sự sống; ai tin Thầy th́ dù có chết cũng sẽ được sống, và ai đang sống mà tin Thầy sẽ không bao giờ bị chết” (Jn.11:25-26). Bởi thế, như người bạn trẻ trong Phúc Âm, anh chị hăy hỏi Chúa Kitô: “Tôi phải làm ǵ để được sự sống đời đời?”

  

 

6- VỀ LUÂN LƯ VÀ LƯƠNG TÂM

 

 

T

rước vấn nạn ấy, Chúa Giêsu đă trả lời: “Anh biết các giới luật”, và Người liền liệt kê những giới luật này, những giới luật là một phần của Thập Giới. Moisen đă lănh nhận các giới luật này trên Núi Sinai vào thời điểm Thiên Chúa lập Giao Ước với dân Yến-Duyên. Chúng được viết trên các bia đá (x.Ex.34:1; Dt.9:10; 2Cor.3:3) và đối với dân Yến-Duyên chúng là những qui định thường nhật về con đường phải theo (x.Dt.4:5-9). Người bạn trẻ nói chuyện với Chúa Kitô thuộc ḷng trôi chảy các giới luật của Thập Giới; anh ta đă thực sự có thể hân hoan tuyên bố: “Tất cả những điều này tôi đă tuân giữ từ nhỏ” (Mk.10:20).

 

Chúng ta thử giả sử trong cuộc đối thoại này Chúa Kitô cũng lập lại cùng một câu hỏi với mỗi một người trẻ trong qúi bạn: “Các con có biết các giới răn không?”. Câu hỏi sẽ được lập lại y như thế, v́ các giới răn này là thành phần của Giao Ước giữa Thiên Chúa và nhân loại. Các giới răn này ấn định các căn bản thiết yếu cho hành vi cử chỉ, quyết định giá trị luân lư của hành động làm người, và vẫn giữ được mối liên hệ chặt chẽ với ơn gọi sống đời đời của con người, với việc thiết lập Vương Quốc của Thiên Chúa trong con người và giữa con người. Bộ luật luân lư tỏ tường, được đóng dấu bằng những lời của Mạc Khải thần linh, bắt nguồn từ nơi các bia đá Thập Giới Núi Sinai, và đạt đến tuyệt đỉnh của nó nơi Phúc Âm: nơi Bài Giảng trên Núi (x.Mt.5-7) cũng như nơi giới răn yêu thương (x.Mt.22:37-40; Mk.12:29-31; Lk.10:27).

 

Bộ luật luân lư này cũng được viết bằng một thể thức khác nữa. Nó được in ấn nơi lương tâm luân lư của nhân loại, ở chỗ những ai không biết đến các giới răn, tức lề luật được Thiên Chúa mạc khải, th́ họ “là luật cho chính ḿnh họ” (Rm.2:14). Thánh Phaolô đă viết như thế trong Thư gửi giáo đoàn Rôma, ngài liền thêm: “Họ chứng tỏ là những ǵ lề luật đ̣i hỏi đều được viết trong ḷng họ, có lương tâm của họ làm chứng như thế” (Rm.2:15).

 

Ở đây chúng ta chạm đến những vấn đề hết sức quan trọng cho tuổi trẻ của qúi bạn cũng như cho dự án của cuộc sống bởi tuổi trẻ mà có.

 

Dự án này chấp nhận viễn ảnh về sự sống đời đời, trước hết, nhờ sự thật nơi các việc làm xây dựng nên nó. Sự thật về các việc làm này được đặt nền tảng nơi lề luật luân lư lưỡng diện: một lề luật được viết trên các tấm bia đá Thập Giới của Moisen và trong Phúc Âm, cũng là một lề luật được in ấn nơi lương tâm luân lư của con người. Đó là một vấn đề chính đối với con người: nó là một vấn đề trọng yếu cho tuổi trẻ qúi bạn, một vấn đề liên quan đến toàn thể dự án của cuộc sống thực sự được h́nh thành từ lúc tuổi trẻ. Giá trị của nó là giá trị gắn liền nhất nơi mối liên hệ giữa mỗi người qúi bạn với sự thiện và sự dữ luân lư. Giá trị của dự án này lệ thuộc vào đường lối chính yếu dựa trên tính cách chuyên chính và trung trực của lương tâm qúi bạn. Nó cũng lệ thuộc vào cảm thức tính của lương tâm qúi bạn nữa.

 

Đến đây chúng ta thấy ḿnh ở vào giây phút quyết liệt, khi mà thời gian và vĩnh cửu từng bước gặp gỡ nhau ở mức độ thích hợp với con người. Nó là mức độ của lương tâm, mức độ của các giá trị luân lư: lương tâm là chiều kích quan trọng nhất của thời gian và lịch sử. V́ lịch sử được viết chẳng những bằng các biến cố là những ǵ, ở một nghĩa nào đó, xẩy ra “từ bên ngoài”; nó được viết trước tiên “từ bên trong”; nó là lịch sử của lương tâm con người, của các chiến thắng và thua bại về luân lư. Cũng ở nơi lương tâm con người mà sự cao cả thực sự của con người mới có được một nền tảng, đó là phẩm giá làm người đích thực. Đó là kho tàng nội tâm mà nhờ đó con người tiếp tục ra khỏi bản thân ḿnh để tiến đến vĩnh cửu. Nếu thực sự “con người được ấn định chết một lần duy nhất” th́ cũng đúng là con người mang theo ḿnh kho tàng lương tâm, kho chứa sự lành và sự dữ, vượt qua ranh giới sự chết, để trước nhan Đấng là chính sự thánh thiện, họ có thể t́m thấy chân lư tối hậu và vĩnh viễn về tất cả cuộc sống của ḿnh: “sau đó là phán xét” (Heb.9:27).

 

Đó chính là những ǵ xẩy ra trong lương tâm, tức là trong sự thật nội tâm về các hành động của chúng ta, mà theo một nghĩa nào đó, luôn luôn có sự hiện diện của chiều kích sự sống đời đời. Chính lương tâm này, qua các giá trị luân lư, đồng thời cũng ghi dấu ấn nổi nang nhất trên cuộc sống của các thế hệ, trên lịch sử cùng văn hóa của các hoàn cảnh, các tổ chức, các dân nước loài người cũng như của toàn thể nhân loại.

 

Trong lănh vực này phải tùy thuộc ở mỗi một người trong qúi bạn biết là chừng nào.

 

(c̣n tiếp)