Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

Tông Thư Gửi Giới Trẻ Thế Giới Năm 1985 

Tôi Phải Làm Ǵ Để Được Sự Sống Đời Đời? 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

 

  

8- “HĂY THEO TÔI”

 

 

N

hư thế, phân tách bài Phúc Âm, chúng ta thấy rằng, ánh nh́n là việc Chúa Kitô đáp lại chứng từ mà người bạn trẻ tỏ ra bằng đời sống của ḿnh cho tới lúc bấy giờ, bằng việc anh ta thực hiện theo các giới răn của Thiên Chúa: “Tôi đă tuân giữ tất cả những điều ấy từ nhỏ”.

 

“Ánh nh́n tŕu mến” này đồng thời cũng mở đầu cho đoạn kết thúc của cuộc đối thoại. Theo tŕnh thuật của Thánh Mathêu, chính người bạn trẻ tự ḿnh mở đầu hồi kết thúc này, v́ chẳng những anh ta cho thấy rằng anh ta trung thành với các giới luật của Thập Giới là những ǵ ghi dấu tất cả mọi việc anh ta làm trước đó, mà c̣n đặt ra một vấn nạn mới nữa. Thật vậy, anh ta đă hỏi là: “Tôi c̣n cần phải làm ǵ hơn nữa?”

 

Đây là một câu hỏi rất quan trọng. Nó cho thấy rằng, trong lương tâm luân lư của con người, nhất là của một con người trẻ là thành phần đang h́nh thành dự án cho cả cuộc sống của ḿnh, c̣n tiềm tàng khát vọng “một cái ǵ hơn nữa”. Nỗi khát vọng này tỏ hiện bằng nhiều cách thức khác nhau, và chúng ta cũng nhận thấy nó cả nơi những người dường như xa cách với đạo giáo của chúng ta nữa.

 

Trong số tín đồ theo các tôn giáo ngoài Kitô Giáo, nhất là Phật Giáo, Ấn Giáo và Hồi Giáo, chúng ta thấy rằng, qua cả mấy ngàn năm, họ đă từng lôi cuốn được “các con người tâm linh”, những cá nhân mà, ngay từ thời tuổi trẻ của ḿnh, thường từ bỏ mọi sự để sống trong nghèo khó và tinh tuyền theo khát vọng t́m kiếm Tuyệt Đối Thể hiện hữu ngoài tầm dáng của các vật thể chất. Họ nỗ lực đạt đến một trạng thái hoàn toàn siêu thoát, họ kính mến và tin tưởng nương thân nơi Thiên Chúa, rồi với cả linh hồn ḿnh, họ cố gắng thuận phục các truyền khiến thầm kín nơi ḿnh. Họ dường như bị thúc đẩy bởi một tiếng nói mầu nhiệm bên trong vang lên trong tâm linh họ, đúng như âm vọng của những lời Thánh Phaolô nói: “Bóng dáng của thế gian này đang qua đi” (1Cor.7:31), và một tiếng nói hướng dẫn họ t́m kiếm những ǵ cao cả hơn, bền bỉ hơn: “Hăy t́m kiếm những sự trên cao” (Col.3:1). Họ tận lực đi t́m kiếm đích điểm, khi gắng sức tinh luyện tâm linh của ḿnh và đôi khi tiến tới chỗ mến yêu dâng hiến cuộc đời của ḿnh cho thần linh. Như thế, họ trở nên các mẫu sống cho con người sống chung quanh họ, bằng chính việc họ làm nói lên cái căn bản của các giá trị vĩnh cửu vượt lên trên những giá trị tạm bợ, đôi khi giả tạo, của xă hội họ đang sống.

 

Thế nhưng, chính ở nơi Phúc Âm mà khát vọng nên trọn lành, khát vọng “một cái ǵ hơn nữa”, mới t́m thấy điểm qui chiếu thực sự của ḿnh. Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Kitô xác nhận tất cả lề luật luân lư mà tâm điểm của nó là các bia đá của Mười Điều Răn. Thế nhưng, Người đồng thời cũng ban cho các điều răn này một ư nghĩa phúc âm mới mẻ. Như chúng ta đă biết, tất cả được qui tụ ở t́nh yêu, một t́nh yêu chẳng những như một giới răn mà c̣n như một tặng ân: “T́nh yêu của Thiên Chúa đă tuôn đổ vào ḷng chúng ta nhờ Thánh Thần là Đấng được ban cho chúng ta” (Rm.5:5).

 

Trong chiều hướng này người ta cũng hiểu được đồ án của Tám Mối Phúc Thật, mở đầu cho Bài Giảng Trên Núi nơi Phúc Âm Thánh Mathêu (x.Mt.5:3-12).

 

Cũng trong chiều hướng này, các giới răn làm nên bộ luật luân lư căn bản của Kitô Giáo được nên trọn nhờ các lời khuyên phúc âm, những lời khuyên thể hiện và cụ thể hóa lời Chúa Kitô mời gọi nên trọn lành, tức lời Người mời gọi nên thánh, một cách đặc biệt.

 

Khi người bạn trẻ hỏi về điều “hơn nữa”: “Tôi c̣n cần phải làm ǵ hơn nữa?”, Chúa Giêsu đă tŕu mến nh́n anh ta, và nỗi tŕu mến này ở đây mang một ư nghĩa mới mẻ. Con người, tự thâm tâm của ḿnh được bàn tay của Thánh Linh chuyển từ một cuộc đời sống theo các giới răn đến một cuộc đời sống theo nhận thức ban tặng, và ánh nh́n tŕu mến của Chúa Kitô thể hiện việc “chuyển tiếp” nội tâm này. Chúa Giêsu nói: “Nếu anh muốn nên trọn lành, th́ hăy đi bán những ǵ anh có mà thí cho kẻ khó, anh sẽ có kho tàng trên trời; rồi hăy đến theo Tôi” (Mt.19:21).

 

Phải, qúi bạn trẻ thân mến ơi! Kitô hữu có khả năng sống theo chiều kích ban tặng. Thật vậy, chiều kích này chẳng những “cao hơn” chiều kích của những đ̣i buộc về luân lư thuần túy mà c̣n “sâu hơn” và trọng yếu hơn. Nó cho thấy việc thể hiện trọn vẹn hơn dự án cho đời sống mà chúng ta bắt đầu xây dựng trong thời tuổi trẻ của ḿnh. Chiều kích ban tặng này cũng tạo nên một dàn dựng trọn vẹn cho mọi ơn gọi làm người và làm Kitô hữu, như sẽ được nói đến sau.

 

Tuy nhiên, vào lúc này đây, Tôi muốn nói với qúi bạn về ư nghĩa đặc biệt của những lời Chúa Kitô nói với người bạn trẻ. Tôi làm như thế là v́ tôi tin rằng Chúa Kitô cũng ngỏ những lời này trong Giáo Hội với một số người thắc mắc trẻ tuổi của Người qua mọi thế hệ. Kể cả trong thế hệ của chúng ta nữa. Bởi thế, những lời của Người là biểu hiệu cho ơn gọi đặc biệt trong cộng đồng Dân Chúa. Giáo Hội thấy lời “Hăy theo Tôi” (x.Mk.10:21; Jn.1:43, 21:29) của Chúa Kitô mở màn cho mọi ơn gọi ở việc phục vụ nơi thiên chức linh mục thừa tác, một thiên chức mà theo Giáo Hội Công Giáo thuộc Lễ Nghi La Tinh có liên quan đến việc tự ư chọn sống đời độc thân. Giáo Hội c̣n thấy cũng lời “hăy theo Tôi” của Chúa Kitô khai mào cho ơn gọi tu sĩ, nhờ đó, qua việc tuyên khấn sống các lời khuyên phúc âm (khiết tịnh, khó nghèo và tuân phục), con người nam nữ thấy rằng đời sống của ḿnh v́ Vương Quốc của Thiên Chúa (x.Mt.19:12) giống như bản đồ án của cuộc đời chính Chúa Kitô đă sống trên thế gian. Bằng việc tuyên giữ các lời khấn tu tŕ, những người này dấn thân làm chứng đặc biệt cho t́nh yêu Thiên Chúa trên hết mọi sự, cũng như làm chứng cho ơn gọi được hiệp nhất với Thiên Chúa trong chốn trường sinh mà mọi người phải qui về. Dầu sao cũng cần phải có một số người đặc biệt chứng tỏ ơn gọi này cho những người khác thấy.

 

Tôi không đề cập đến vấn đề ấy trong Bức Thư này, v́ nó đă được tŕnh bày đầy đủ hơn ở chỗ khác và ở vào một số trường hợp rồi (Chẳng hạn trong Tông Huấn Redemptionis Donum: AAS 76 -1984, 513-546). Tôi đề cập đến nó ở đây, v́ trong cuộc đối thoại với người bạn trẻ, nó cần phải được đặc biệt làm sáng tỏ, nhất là vấn đề đức nghèo khó theo phúc âm. Tôi cũng đề cập đến nó v́ lời Chúa Kitô kêu gọi “Hăy theo Tôi”, theo nghĩa ngoại lệ và đặc sủng này, thực sự thường vang lên trong thời trẻ tuổi; đôi khi c̣n được nghe thấy trong cả thời trẻ thơ nữa.

 

Chính v́ lư do như thế, Tôi muốn nói điều ấy với giới trẻ qúi bạn trong giai đoạn quan trọng của việc phát triển nhân cách của qúi bạn như một nam nhân hay nữ nhân này: nếu có một ơn gọi như thế vang lên trong ḷng ḿnh, qúi bạn đừng dập tắt nó đi! Hăy để nó phát triển cho đến lúc ơn gọi chín mùi! Hăy đáp ứng ơn gọi này bằng nguyện cầu và bằng việc trung thành với các giới răn! V́ “mùa màng th́ bề bộn” (Mt.9:37), và nhu cầu làm mùa hết sức cần đến nhiều người lắng nghe tiếng gọi “Hăy theo Tôi” của Chúa Kitô. Nhu cầu làm mùa hết sức cần đến các vị linh mục sống theo tâm nguyện của Thiên Chúa – Giáo Hội cũng như thế giới ngày nay hết sức cần đến chứng từ của cuộc đời hoàn toàn hiến ḿnh cho Thiên Chúa: chứng từ của một t́nh yêu phu thê với Chúa Kitô sẽ đặc biệt làm cho Vương Quốc của Thiên Chúa hiện diện nơi con người, cũng như làm cho vương quốc này được gần gũi với thế giới hơn.

 

Vậy qúi bạn hăy để cho Tôi nói hết những lời của Chúa Kitô về mùa màng bề bộn. Phải, mùa màng Phúc Âm, mùa màng cứu độ này qủa là bề bộn! “Thế nhưng thợ gặt lại ít oi!”. Ngày nay có lẽ điều này được thấy rơ hơn là ở trong qúa khứ, nhất là ở một số xứ sở, cũng như ở một số Tu Hội tận hiến và các Tu Hội giống như vậy.

 

Bởi thế các con hăy cầu xin Vị Chúa mùa sai thợ đến làm mùa của Ngài” (Mt.9:37f), đến tiếp tục công cuộc của Chúa Kitô. Những lời này, nhất là ở thời chúng ta đây, đă trở nên một dự án cầu nguyện và hoạt động cho có nhiều ơn gọi linh mục và tu sĩ hơn. Nơi dự án này, chính Giáo Hội muốn nói với qúi bạn, với tuổi trẻ. Cả qúi bạn nữa cũng hăy nguyện cầu! Và nếu lời cầu nguyện này của Giáo Hội có thực sự tác dụng nơi đáy ḷng của qúi bạn, th́ xin qúi bạn hăy nghe lời Vị Tôn Sư khi Người lên tiếng gọi: “Hăy theo Tôi”.

 

(c̣n tiếp)