Linh Mục Giảng Dạy

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 504 Thứ Sáu 7/5/2010

 

 

 

Chức Linh Muc phổ quát và thừa tác: ba sứ vụ chính yếu

 

Khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, Kitô hữu được tham dự vào ba sứ vụ tư tế, vương giả và tiên tri của Chúa Kitô, như Tông Đồ Phêrô đă khẳng định trong Bức Thư Thứ Nhất của ngài ở đoạn 2 câu 9: “Anh em là ‘một chủng tộc được tuyển chọn, một hàng tư tế vương giả, một dân nước thánh thiện, một dân tộc được giành cho riêng Ngài để loan báo các công việc hiển vinh’ của Đấng đă kêu gọi anh em từ tối tăm ra ánh sáng lạ lùng”.

 

Trước hết, Kitô hữu được tham dự vào sứ vụ vương giả của Chúa Kitô, Đấng sau khi phục sinh “đă được toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt 28:18), đă giải phóng họ khỏi tội lỗi và sự chết, ở chỗ, họ chẳng những không c̣n là nô lệ của Satan và cho ma quỉ nữa như trước khi lănh nhận Phép Rửa, tuy sau khi lănh nhận Phép Rửa họ vẫn c̣n mầm mống nguyên tội là các đam mê nhục dục và tính mê nết xấu, những vết tích nguy hiểm của sự chết từ ma quỉ, trái lại, với đức tin của ḿnh, họ c̣n có thể làm chủ sự dữ và khu trừ ma quỉ, như Chúa Kitô khẳng định trong Phúc Âm Thánh Marcô ở đoạn 16 câu 17-18, như trường hợp Tông Đồ Phaolô sau biến cố đắm tầu và được thoát nạn lên Đảo Malta, bị rắn cuốn nhưng không hề hấn ǵ (x Acts 28:1-6).

 

Sau nữa, Kitô hữu cũng được tham dự vào sứ vụ tiên tri của Chúa Kitô, ở chỗ, họ “là ánh sáng thế gian” (Mt 5:14), tỏa chiếu chính Đấng “là ánh sáng thế gian” (Jn 8:12), bởi họ được hiệp nhất nên một với Chúa Kitô là Đầu mà họ là chi thể, là thân nho mà họ là cành nho, nhất là trong những cơn gian nan thử thách đức cậy của họ, nhờ đó, họ rạng ngời tỏa chiếu Chúa Kitô, trước hết và trên hết, qua con người thánh đức của họ cùng với những hành vi cử chỉ chứng nhân của họ, kể cả những lời nói đầy nội tâm của họ về Chúa Kitô và Tin Mừng Sự Sống của Người, đến độ họ có thể làm cho những ai sống quanh họ, sống gần họ và nghe lời họ nhận biết Chúa Kitô mà trở về với Người.

 

Sau hết, Kitô hữu c̣n được tham dự vào sứ vụ tư tế của Chúa Kitô, v́ bản thân họ đă được thánh hóa, đă trở nên con cái Thiên Chúa, và nhờ đó mọi việc họ làm, dù là những việc theo tự nhiên, nếu họ không có ư xấu, nhất là bằng đức mến, với tất cả ư thức đem liên kết những ǵ ḿnh làm và từng việc ḿnh làm với công nghiệp vô cùng của Chúa Kitô, đều là việc làm của con cái Thiên Chúa, đều là việc thánh, và đều đẹp ḷng Thiên Chúa, có tác dụng cứu độ trần gian.

 

Tuy nhiên, sứ vụ tư tế Kitô hữu được tham dự vào ấy là sứ vụ tư tế phổ quát, phổ quát liên quan đến hết mọi Kitô hữu đă lănh nhận Phép Rửa và đến hết mọi việc làm trong cuộc đời của người Kitô hữu. Khi thiết lập Bí Tích Thánh Thể, Chúa Kitô c̣n cố ư thiết lập một chức vụ tư tế thừa tác nữa, một chức vụ tư tế có quyền năng thay Người làm chính việc Người làm, đó là việc thánh hiến Bánh và Rượu trở nên Ḿnh Thánh và Máu Thánh của Người (x Lk 22:19), cũng như việc tha tội cho loài người (x Jn 20:23) là việc liên quan tới vấn đề thánh hóa con người.

 

Chưa hết, trên bờ hồ Tibêria sau khi phục sinh từ trong kẻ chết, Chúa Kitô đă minh nhiên trao quyền chăn dắt đoàn chiên lớn bé của Người cho riêng Thánh Phêrô là trưởng tông đồ đoàn (x Jn 21:15-17), và Người cũng trao sứ vụ chăn dắt được biểu hiệu nơi quyền tháo cởi này cho cả Thánh Phêrô lẫn tông đồ đoàn (x Mt 16:19,18:18), nghĩa là cho chung hàng giáo phẩm bao gồm các vị giáo hoàng thừa kế Thánh Phêrô và các vị giám mục thừa kế các tông đồ hiệp nhất với giáo hoàng.

 

Sau hết, Chúa Kitô, khi c̣n tại thế đă sai 12 tông đồ và 72 môn đệ đi rao giảng cho chiên lạc Nhà Israel (x Lk 9:1-6, 10:1-20), và sau khi Phục Sinh đă ủy thác sứ vụ rao giảng và giảng dạy cho các vị tông đồ khi phán: “Các con hăy đi khắp thế gian loan báo tin mừng cho tất cả mọi tạo vật” (Mk 16:15).

 

Ba sứ vụ quản trị, thánh hóa và giảng dạy của các tông đồ, cũng là 3 sứ vụ chính yếu của thành phần thừa kế các vị trong vai tṛ giám mục cũng như cho các vị linh mục được các vị giám mục truyền chức thánh cho để làm phụ tá cho các vị giám mục trong giáo phận địa phương, có thể được tóm gọn trong lời Chúa Giêsu phán trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 28 câu 18-20: “Thày được toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy các con hăy đi tuyển mộ môn đồ nơi tất cả mọi dân nước (liên quan sứ vụ chăn dắt). Các con hăy rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần (liên quan tới sứ vụ thánh hóa). Các con hăy giảng dạy cho họ tất cả những ǵ Thày đă truyền cho các con (liên quan tới sứ vụ giảng dạy). Các con hăy biết rằng Thày ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.

 

Chúng ta hăy cùng nhau theo dơi những lời huấn dụ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, liên quan tới chung các vị linh mục, trước hết, trong bài chia sẻ cho buổi triều kiến chung hằng tuần Thứ Tư 14/4/2010, ngài đă xác định vấn đề ư nghĩa của việc làm đại diện cho Chúa Kitô, sau nữa, cũng trong cùng bài chia sẻ này, ngài c̣n nhấn mạnh rằng, với tư cách đại diện hay thay cho Chúa Kitô, vị linh mục chỉ là thừa tác viên giảng dạy của Chúa Kitô mà thôi, phải giảng dạy như Chúa Kitô và theo Chúa Kitô, chứ không được chiếm chỗ của Chúa Kitô, gạt Người ra ngoài bằng cách giảng dạy theo ư riêng của ḿnh, theo chủ trương của ḿnh, và sau hết, trong bài chia sẻ cho buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần ngày 28/4/2010, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI c̣n nêu lên một mẫu gương sống đời linh mục của một vị thánh linh mục trong thế kỷ 19 là Thánh Leonard Murialdo.

 

Trong tinh thần cầu cho linh mục và xin Chúa ban cho Giáo Hội chẳng những đủ số linh mục mà c̣n là những linh mục thánh thiện, trung thực và sống động như một Chúa Kitô khác – Alter Christus hay Another Christ chứ không phải là một Phản Kitô – Anti Christ, chúng ta hăy cùng nhau theo dơi sau đây.


Vị linh mục là người đại diện Chúa Kitô – Ở chỗ nào?

 

Để hiểu ư nghĩa của tác động “thay cho Chúa Kitô là Đầu – in persona Christi Capitis” nơi vị linh mục, và cũng để hiểu được đâu là những thành quả xuất phát từ việc đại diện Chúa này, nhất là nơi việc thi hành ba sứ vụ ấy, trước hết, cần phải làm sáng tỏ ư nghĩa của chữ “đại diện”. Vị linh mục là người đại diện Chúa Kitô. Điều này nghĩa là ǵ, việc “đại diện” cho một người nào đó tiêu biểu cho những ǵ? Theo ngôn ngữ b́nh thường, nói chung, nó có nghĩa là nhận được sự ủy quyền từ một người nào đó để hiện diện thay cho họ, nói năng và tác hành thay cho họ, v́ người được đại diện thay thế không thể có mặt để làm một việc cụ thể.

 

Chúng ta tự hỏi rằng: Phải chăng vị linh mục đại diện Chúa cùng một thể thức như thế? Câu trả lời là không, v́ trong Giáo Hội, Chúa Kitô không bao giờ vắng mặt cả, Giáo Hội là thân ḿnh sống động của Người và Người là Đầu của Giáo Hội, Người hiện diện và chủ động nơi Giáo Hội. Chúa Kitô không bao giờ vắng mặt; thật vậy, Người hiện diện hoàn toàn không bị lệ thuộc một tí nào vào không gian và thời gian, nhờ biến cố Phục Sinh

 

Bởi thế, vị linh mục, người tác hành “thay cho Chúa Kitô là Đầu” và đại diện của Chúa, không bao giờ tác hành nhân danh một người nào đó vắng mặt, nhưng thay cho chính Bản Thân của Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng hiện diện bằng hoạt động thực sự hiệu năng của Người. Người thực sự tác hành và thực hiện những ǵ vị linh mục không thể làm: đó là việc thánh hiến rượu và bánh để chúng thực sự trở thành sự hiện diện của Chúa, (và) việc tha thứ tội lỗi. Chúa làm cho hành động của Người hiện diện nơi con người thi hành những cử chỉ ấy. Ba phần vụ của linh mục – những phận vụ được Truyền Thống nhận thấy nơi các lời sứ vụ khác nhau của Chúa là giảng dạy, thánh hóa, và quản trị – theo tính chất chuyên biệt của ḿnh cũng như trong mối hiệp nhất sâu xa của chúng, là những ǵ rơ ràng cho thấy việc đại diện hiệu năng này. Chúng thực sự là ba hoạt động của Chúa Kitô Phục Sinh, là chính Đấng ngày nay đang dạy dỗ trong Giáo Hội và trên thế giới, nhờ đó kiến tạo nên đức tin, qui tụ dân của ḿnh, làm cho sự thật hiện diện và thực sự xây dựng mối hiệp thông của Giáo Hội hoàn vũ; và thánh hóa cùng hướng dẫn. 

 

Linh mục là người đại diện Chúa Kitô – trong phận vụ giảng dạy

 

Phận vụ đầu tiên tôi muốn nói tới hôm nay là “munus docendi”, tức phận vụ giảng dạy. Ngày nay, ở vào lúc hết sức cấp thời về giáo dục th́ “phận vụ giảng dạy” của Giáo Hội, được thi hành một cách cụ thể qua thừa tác vụ của từng vị linh mục, là những ǵ đặc biệt quan trọng. Chúng ta sống giữa một t́nh trạng hết sức lầm lẫn về những thứ chọn lựa trọng yếu cho đời sống của chúng ta và các vấn đề về thế giới này là ǵ, nó từ đâu tới, chúng ta rồi sẽ đi đâu, chúng ta cần phải làm ǵ để thi hành sự thiện, chúng ta cần phải sống như thế nào, đâu là những giá trị thực sự thích đáng. Liên quan tới tất cả những vấn đề này có rất nhiều các thứ triết lư tương khắc, xuất hiện rồi biến mất, tạo nên lầm lẫn về những quyết định quan trọng, sống ra sao, tại sao chúng ta b́nh thường không biết hơn nữa, từ những điều và cho những điều nào đó, chúng ta được tạo nên và chúng ta đang đi về đâu.

 

Được nên trọn trong t́nh trạng này là lời của Chúa, Đấng tỏ ḷng thương xót đám đông v́ họ như chiên không chủ chăn (cf Mk 6:34). Chúa đă thực hiện việc củng cố này khi Người thấy hằng ngàn người theo Người trong sa mạc v́, theo tính chất khác nhau của các trào lưu vào thời ấy, họ không c̣n biết đâu là ư nghĩa thực sự của Thánh Kinh, Thiên Chúa đang nói những ǵ. Chúa Kitô, động ḷng thương, đă dẫn giải lời của Thiên Chúa, chính Người là Lời của Thiên Chúa, nhờ đó Người đă hướng dẫn họ. Phận vụ thay cho Chúa Kitô nơi vị linh mục là ở chỗ làm hiện hữu, giữa t́nh trạng lầm lạc và lạc hướng của thời đại chúng ta, ánh sáng của Lời Chúa, ánh sáng là chính Chúa Kitô trên thế giới này. Bởi thế vị linh mục không giảng dạy những ư nghĩ riêng của ḿnh, một thứ triết lư do chính họ sáng chế ra, thành h́nh và làm họ thỏa măn; vị linh mục không nói về ḿnh, không tự ḿnh mà nói, để có thể tạo nên thành phần ca tụng hay phe phái của ḿnh; ngài không nói về những điều riêng của ḿnh, những sáng chế của ḿnh, thế nhưng, trong t́nh trạng lầm lẫn đủ mọi thứ triết lư này, vị linh mục giảng dạy nhân danh Chúa Kitô hiện diện, các vị nêu lên chân lư là chính Chúa Kitô, đưa ra lời của Người, đường lối Người sống và tiến bước. Vị linh mục phải sống đúng như những ǵ Chúa Kitô nói về bản thân Người: “Giáo huấn của Tôi không phải là của Tôi” (Jn 7:16); tức là, Chúa Kitô không đưa ḿnh ra, mà, với tư cách là Con, Người là tiếng nói, là lời của Cha. Vị linh mục cũng cần phải nói và làm như thế: “Giáo huấn của tôi không phải của tôi, tôi không tuyên truyền các ư nghĩ của tôi hay những ǵ làm tôi thích thú, nhưng tôi là môi miệng và tâm can của Chúa Kitô và làm hiện hữu giáo huấn đặc thù và chung này, giáo huấn được Giáo Hội hoàn vũ thiết lập và là giáo huấn mang lại sự sống đời đời”.

 

Sự kiện này – tức sự kiện vị linh mục không chế tạo, không tạo nên và không loan truyền các ư nghĩa của ḿnh v́ giáo huấn ngài loan báo không phải của ngài mà là của Chúa Kitô – dầu sao cũng không có nghĩa là ngài trở thành trung dung, hầu như là một phát ngôn viên chỉ biết đọc bản văn mà có lẽ ngài không thích hợp. Gương Chúa Giêsu ở chỗ này cũng có thể là những ǵ thực dụng, Đấng nói: Thày không phải tự ḿnh mà sống và Thày không sống cho bản thân ḿnh, nhưng Thày từ Cha mà đến và sống cho Cha. Đó là lư do tại sao, nơi việc đồng hóa sâu xa này, giáo huấn của Chúa Giêsu là giáo huấn của Cha và chính Người là một với Cha. Vị linh mục loan báo lời Chúa Kitô, đức tin của Giáo Hội chứ không phải những ư nghĩ của ḿnh, cũng phải nói: Tôi không sống v́ bản thân ḿnh và cho bản thân ḿnh, nhưng tôi sống với Chúa Kitô và bởi Chúa Kitô, v́ thế tất cả những ǵ Chúa Kitô đă nói với chúng ta đều trở nên lời của tôi, cho dù những lời ấy không phải là của tôi. Sự sống của vị linh mục cần phải đồng hóa với Chúa Kitô, nhờ đó lời không phải của ngài dù sao cũng trở thành một lời nói riêng tư sâu xa. Về vấn đề này, Thánh Âu Quốc Tinh (Augustino) đă nói khi ngài nói về các vị linh mục rằng: “C̣n chúng tôi, chúng tôi là ǵ? Là những thừa tác viên của Chúa Kitô, những người tôi tớ của Người: v́ tất cả những ǵ chúng tôi đóng góp cho anh chị em không phải là của chúng tôi, nhưng chúng tôi mang tất cả những điều ấy từ kho tích trữ của Người. Và cả chúng tôi nữa cũng sống nhờ cái kho này, v́ chúng tôi là những người tôi tớ như anh chị em” (Discourse 229/E, 4).

 

Linh mục là người đại diện Chúa Kitô: Giáo huấn để cống hiến

 

Giáo huấn mà vị linh mục được kêu gọi để cống hiến, chân lư của đức tin, cần phải được nội tại hóa và được áp dụng vào đời sống bằng một cuộc hành tŕnh thiêng liêng tha thiết của bản thân, nhờ đó vị linh mục thực sự tiến vào một cuộc hiệp thông nội tâm sâu xa với chính Chúa Kitô. Vị linh mục tin tưởng, chấp nhận và cố gắng sống, trước hết như là của ḿnh tất cả những ǵ Chúa đă dạy và Giáo Hội truyền đạt, bằng cuộc hành tŕnh đồng hóa với chính thừa tác vụ mà Thánh GioanMaria Vianney là một chứng nhân gương mẫu (cf. Letter for the proclamation of the Year for Priests). Thánh Âu Quốc Tinh một lần nữa khẳng định rằng: “Hiệp nhất trong chính đức ái này tất cả chúng ta đều là thành phần thính giả của Người là Đấng đối với chúng ta là Sư Phụ duy nhất ở trên Trời” (Enarr. in Ps. 131, 1, 7).

 

Như thế, b́nh thường tiếng nói của vị linh mục có thể như là “tiếng kêu trong sa mạc” (Mk 1:3), nhưng chính nơi tiếng kêu trong sa mạc này lại chất chứa quyền lực ngôn sứ của ngài: không phải là nơi việc được công nhận hay có thể được công nhận đối với một số văn hóa và tâm thức, nhưng nơi việc tỏ ra cái mới mẻ đặc thù có sức mang lại cho con người một cuộc canh tân đích thực và sâu xa, tức là một Chúa Kitô là Đấng Hằng Sống, và là Vị Thiên Chúa gần gũi, Vị Thiên Chúa hoạt động trong đời sống và v́ sự sống của thế giới, và cống hiến chân lư cho chúng ta, cống hiến đường lối để sống cho chúng ta.

 

Trong việc cẩn thận sửa soạn bài giảng Chúa Nhật của ḿnh, kể cả việc giảng trong tuần, để nổ lực đào luyện về giáo lư, nơi các học đường, nơi các tổ chức hàn lâm, và đặc biệt là nhờ cuốn sách bất thành văn là chính đời sống của họ, vị linh mục bao giờ cũng là “giáo sư”, là thày dạy. Thế nhưng, không phải bằng việc cho ḿnh là người áp đặt sự thật riêng ḿnh, mà bằng một niềm tin tưởng khiêm hạ và hân hoan của một con người t́m thấy Chân Lư, người đă được nắm bắt và biến đổi, và v́ vậy, không thể làm ǵ khác ngoài việc loan báo nó. Thật vậy, không ai có thể chọn chức linh mục cho ḿnh, đó không phải là cách thức tiến đến một thứ an sinh trong cuộc sống, tiến đến chỗ chiếm được một vị thế trong xă hội; không ai có thể cống hiến nó cho bản thân ḿnh, hay tự ḿnh t́m kiếm nó. Thiên chức linh mục là việc đáp ứng tiếng gọi của Chúa, đáp ứng ư muốn của Người, trở nên người mang tin mừng không phải về một sự thật cá nhân mà là sự thật của Chúa.

 

Anh em linh mục thân mến, dân Kitô giáo đ̣i nghe từ việc giảng dạy của chúng ta giáo huấn chân thực của Giáo Hội, nhờ đó họ có thể canh tân việc gặp gỡ Chúa Kitô là Đấng cống hiến niềm vui, an b́nh, cứu độ. Thánh Kinh, những bản văn của các Vị Giáo Phụ và tiến sĩ của Hội Thánh, Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo là những ǵ, về vấn đề này, tạo nên những điểm qui chiếu bất khả thiếu trong việc thi hành sứ vụ giảng dạy, rất thiết yếu cho việc hoán cải, cho cuộc hành tŕnh đức tin và phần rỗi của con người. “Việc thụ phong linh mục nghĩa là trầm ḿnh […] vào Sự Thật” (Homily for the Chrism Mass, April 9, 2009), một Sự Thật không phải chỉ là một quan niệm hay một toàn thể những ư nghĩ để truyền đạt và đồng hóa, nhưng là chính Bản Thân Chúa Kitô, Đấng cần phải sống với Người, bởi Người và trong Người. Và v́ thế cũng cần đến tính cách hợp thời và khả năng lĩnh hội của việc rao truyền loan báo. Chỉ có việc nhận thức về một Sự Thật trở nên Ngôi Vị nơi việc nhập thể của Người Con là những ǵ minh chứng cho mệnh lệnh truyền giáo: “Các con hăy đi khắp thế gian loan báo Phúc Âm cho tất cả mọi tạo vật” (Mk 16:15). Chỉ khi nào là Sự Thật nhắm đến hết mọi người th́ nó mới không phải là những ǵ áp đặt của một cái ǵ đó, mà là việc cởi mở cơi ḷng cho cái được tạo dựng nên v́ nó. 

 

Anh chị em thân mến, Chúa đă kư thác một công việc cao cả cho các vị linh mục, đó là làm người loan báo Lời của Người, loan báo Sự Thật cứu độ; làm tiếng nói của Người trên thế giới này trong việc mang những ǵ đem lại thiện ích chân thực cho các linh hồn và giúp cho cuộc hành tŕnh đức tin chân thực (cf. Corinthians 6:12). Chớ ǵ Thánh Gioan Vianney trở thành một mẫu gương cho tất cả mọi vị linh mục. Ngài là một con người rất khôn ngoan và anh hùng mạnh mẽ trong việc chống lại những áp lực về văn hóa và xă hội trong thời của ngài để có thể dẫn các linh hồn về cùng Thiên Chúa: tính chất đơn sơ, trung thành và gần gũi là những đặc tính thiết yếu nơi việc giảng dạy của ngài, là tính chất trong sáng của đức tin ngài và của thánh đức ngài. Dân Kitô giáo đă được củng cố, và như xẩy ra với các thày dạy chân thực ở mọi thời đại, đă nhận biết nơi ngài ánh sáng Chân Lư. Tóm lại, họ đă nhận biết nơi ngài những ǵ luôn cần phải được nhận biết nơi một vị linh mục: đó là nhận ra tiếng nói của Vị Chủ Chiên Nhân Lành.

  

Thánh Leonard Murialdo

 

Về Thánh Leonard Murialdo chúng ta đánh dấu việc mừng kỷ niệm 110 năm ngài qua đời, và 40 năm ngài được phong thánh.

 

Thánh Murialdo sinh ra ở Turin vào ngày 26/10/1828: Turin này là Turin của Thánh Gioan Bosco, của chính Thánh Joseph Cottolengo, một mảnh đất phong phú với rất nhiều gương thánh đức của giáo dân cũng như linh mục. Thánh Leonard là người con thứ tám trong một gia đ́nh đơn sơ tầm thường. Khi c̣n nhỏ ngài đă cùng với người anh học tiểu học và trung học ở trường Các Cha Escolapios ở Savona; ngài đă gặp được các vị giáo dục đàng hoàng, trong một bầu khí đạo đức nhờ những bài giáo lư nghiêm chỉnh cùng với những việc thực hành đạo đức thường xuyên. Tuy nhiên, trong thời thanh thiếu niên của ḿnh, ngài đă trải qua một cuộc khủng hoảng sâu xa về cuộc sống và thiêng liêng đă dẫn ngài tới chỗ trở về với gia đ́nh và kết thúc việc học hành của ngài ở Turin, ghi danh học hai năm triết lư.

 

Như ngài thuật lại th́ sau một ít tháng, nhờ ân sủng của một cuộc xưng tội chung, trong đó ngài tái nhận thức được t́nh thương vô biên của Thiên Chúa, đă xẩy ra một “cuộc trở về với ánh sáng”; vào năm 17 tuổi, quyết định đă chín mùi trong việc trở thành một vị linh mục, như một đáp ứng yêu thương đối với Thiên Chúa là Đấng đă chiếm đoạt ngài bằng t́nh yêu của Người. Ngài được thụ phong linh mục ngày 20/9/1851. Chính trong giai đoạn ấy, là một giáo lư viên của Nguyện Đường Thiên Thần Bản Mạnh, Thánh Don Bosco đă gặp ngài và tỏ ra quí mến ngài, thuyết phục ngài chấp nhận hướng đi của Nguyện Đường mới của Thánh Louis ở Porta Nuova là những ǵ ngài đă thực sự làm cho tới năm 1865. Ở đó ngài cũng giao tiếp với những vấn đề trầm trọng của các hạng người nghèo khổ nhất, ngài đă thăm viếng nhà cửa của họ, đang khi nẩy nở một cảm thức sâu xa về xă hội, giáo dục và tông đồ là những ǵ sau này đă dẫn ngài tới chỗ độc lập dấn thân cho muôn vàn khởi động thiên về giới trẻ. Các buổi dạy giáo lư, học đường và những hoạt động giải trí là nền tảng cho phương pháp giáo dục của ngài ở Nguyện Đường này. Thánh Don Bosco muốn ngài cùng với thánh nhân triều kiến Giáo Hoàng Chân Phước Piô IX vào năm 1858.

 

Vào năm 1873 ngài đă thành lập Ḍng Thánh Giuse nhắm mục đích ngay từ ban đầu là huấn luyện giới trẻ, nhất là thành phần bần cùng nhất và bị bỏ rơi nhất. Hoàn cảnh ở Turin bấy giờ được đánh dấu bằng t́nh trạng nở hoa các công việc và các hoạt động bác ái được phát động bởi Murialdo cho tới khi ngài qua đời vào ngày 30/3/1900.

 

Tôi muốn nhấn mạnh rằng cái cốt lơi của linh đạo Thánh Murialdo đó là niềm xác tín về t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa, ở chỗ Ngài là một Người Cha bao giờ cũng nhân lành, nhẫn nại và quảng đại, Đấng mạc khải cho thấy những ǵ là cao cả và bao la của t́nh Ngài xót thương tha thứ. Thánh Leonard đă cảm nghiệm được thực tại này ở tầm mức thực tế chứ không phải tri thức, nhờ một cuộc hội ngộ sống động với Chúa. Thánh nhân luôn coi ḿnh là một con người được Vị Thiên Chúa nhân hâu này đoái thương: v́ thế thánh nhân đă sống cảm nhận tri ân đối với Chúa một cách hân hoan, sống nhận thức rơ ràng về những giới hạn của ḿnh, sống ước vọng thiết tha thống hối, sống liên lỉ và quảng đại dấn thân cho việc hoán cải. Thánh nhân đă thấy được tất cả cuộc sống của ḿnh, chẳng những được t́nh yêu này soi sáng, hướng dẫn và nâng đỡ, mà c̣n liên lỉ trầm ḿnh vào t́nh thương vô biên của Thiên Chúa. Ngài đă viết trong bản Chúc Thư Thiêng Liêng của ḿnh rằng: “Ôi Chúa, t́nh thương của Chúa bao phủ con… Thiên Chúa ở mọi lúc và trong mọi nơi thế nào th́ Ngài là t́nh yêu ở mọi lúc và trong mọi nơi như vậy, là t́nh thương ở mọi lúc và trong mọi nơi như thế”.

 

Khi nhớ lại thời điểm bị khủng hoảng của ḿnh hồi c̣n trẻ, ngài đă viết như sau: “Này nhé, vị Thiên Chúa tốt lành này đă muốn sự thiện hảo và ḷng quảng đại của Ngài chiếu tỏa ra một lần nữa một cách hoàn toàn đặc biệt. Ngài chẳng những chấp nhận tôi một lần nữa vào t́nh thân của Ngài, Ngài c̣n gọi tôi đến việc chọn lựa những ǵ là yêu chuộng, đó là Ngài đă gọi tôi đến với thiên chức linh mục, và điều này xẩy ra chỉ sau khi tôi trở về với Ngài có mấy tháng trời”. V́ thế, Thánh Leonard đă sống ơn gọi linh mục của ḿnh như một tặng ân nhưng không của Thiên Chúa với một cảm nhận tri ân cảm tạ, hân hoan và yêu mến. Thánh nhân cũng đă viết như thế này: “Thiên Chúa đă chọn tôi! Ngài đă gọi tôi, cuối cùng đă đẩy tôi tới cái vinh dự này, tới vinh quang, tới hạnh phúc khôn tả được làm thừa tác viên của Ngài, được làm một ‘Chúa Kitô khác’. Và tôi đă ở đâu khi Thiên Chúa t́m kiếm tôi? Ở tận đáy vực thẳm! Tôi ở đó, và Thiên Chúa đă đến đó để t́m kiếm tôi; Ngài đă làm cho tôi nghe được tiếng Ngài ở đó”.

 

Khi nhấn mạnh đến tầm vóc cao cả lớn lao nơi sứ vụ của linh mục là vị cần phải “tiếp tục công cuộc cứu chuộc, công việc cao cả của Chúa Giêsu Kitô, công việc của Đấng Cứu Thế”, tức là công việc “cứu các linh hồn”, Thánh Leonard luôn nhắc nhở ḿnh và anh em của ḿnh về trách nhiệm của một đời sống trung thành với việc lănh nhận bí tích. T́nh yêu của Thiên Chúa và t́nh yêu đối với Thiên Chúa: đó là mảnh lực cho cuộc hành tŕnh nên thánh của ngài, là lề luật cho thiên chức linh mục của ngài, là ư nghĩa sâu xa nhất cho việc tông đồ giữa giới trẻ nghèo khổ của ngài và là nguồn mạch cho đời sống cầu nguyện của ngài. Thánh Leonard Murialdo đă tin tưởng cậy trông phó ḿnh cho Đấng Quan Pḥng, quảng đại hoàn thành ư muốn thần linh, bằng việc giao tiếp với Thiên Chúa và hiến ḿnh cho giới trẻ nghèo khổ. Nhờ đó, ngài đă liên kết sự thinh lặng chiêm niệm với nhiệt t́nh không mệt mỏi của hoạt độngc, trung thành với các phận vụ mỗi ngày bằng các khởi động khéo léo, mạnh mẽ trước những khó khăn bằng tinh thần b́nh thản. Đường lối thánh đức của ngài đó là sống giới luật yêu thường đối với Thiên Chúa cũng như đối với tha nhân của ḿnh.

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh,

Chúa chính là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống,

Chúa là Ánh Sáng thế gian,

Ai theo Chúa sẽ không đi trong tăm tối những sẽ được Ánh Sáng Sự Sống.

Nhờ Mẹ Maria chuyển cầu, Đấng đă luôn nghe và giữ lời Chúa,

Xin Chúa cho chúng con luôn ư thức và tuyên xưng như Thánh Phêrô rằng:

Chúng con c̣n biết theo ai, v́ chỉ duy ḿnh Thày mới có lời ban sự sống đời đờị

Amen.