Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin ph biến chiu hôm 21/12/2010 mt Chú Thích

“Về Vấn Đề Tầm Thường Hóa T́nh Dc.

Liên quan tới nhng gii thích ca cun ‘Ánh Sáng Thế Gian’”

 

 

“Sau khi xuất bản cuốn sách phỏng vấn ‘Ánh Sáng Thế Gian’ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă xuất hiện một số giải thích sai lạc gây ra t́nh trạng lẫn lộn liên quan tới chủ trương của Giáo Hội Công Giáo về một số vấn đề luân lư tính dục. Ư nghĩ này của Đức Giáo Hoàng đă từng bị mạo dụng nhiều lần cho những mục đích cùng những lợi ích hoàn toàn xa lạ với ư nghĩa của lời ngài nói – một ư nghĩa hiển nhiên với bất cứ ai đọc tất cả các chương nói về t́nh dục của con người. Ư định của Đức Thánh Cha là những ǵ rơ ràng, đó là muốn tái nhận thức vẻ đẹp của tặng ân thần linh nơi tính dục con người, để nhờ đó, tránh việc tầm thường hóa t́nh dục thông dụng ngày nay.

 

“Có một số giải thích đă tŕnh bày những lời lẽ của Đức Giáo Hoàng như là những ǵ trái ngược lại với giáo huấn luân lư truyền thống của Giáo Hội. Một số đă hoan nghênh giả thuyết này như là một thay đổi tích cực, c̣n những người khác lại tỏ ra than tiếc như là một điều đáng quan tâm – như thể những lời phát biểu của ngài tiêu biểu cho một thứ đứt đoạn với giáo lư liên quan tới việc ngừa thai cũng như với chủ trương của Giáo Hội ở trận chiến chống Hội Chứng Liệt Kháng. Thực ra, những lời của Đức Giáo Hoàng – những lời đặc biệt liên quan đến một thứ lệch lạc trầm trọng của hành vi cử chỉ con người, tức là hành vi cử chỉ măi dâm (cf. Light of the World, pp. 117-119) – không tiêu biểu cho một thứ đổi thay nơi giáo huấn luân lư Công giáo hay nơi thực hành về mục vụ của Giáo Hội.

 

“Như đă rơ ràng khi chú ư đọc ở những trang gây thắc mắc, Đức Thánh Cha không nói về luân lư phu thê hay về qui tắc luân lư liên quan tới việc ngừa thai. Qui tắc này thuộc về truyền thống của Giáo Hội và được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tóm gọn trong Thông Điệp Sự Sống Con Người của ngài ở đoạn 14, khi ngài viết rằng ‘cũng cần phải loại trừ bất cứ tác động nào, dù trước, hay đang hoặc sau khi giao hợp, đặc biệt có ư định ngăn ngừa việc truyền sinh – dù làm như một mục đích hay như một phương tiện’. Ư nghĩ là bất cứ ai cũng có thể suy diễn từ những lời của Đức Biển Đức XVI là những ǵ hợp lư, ở một số trường hợp nào đó, trong việc sử dụng condoms để tránh việc thụ thai ngoài ư muốn hoàn toàn là những ǵ giải thích tùy ư của ḿnh và không thể chứng thực cho lời lẽ hay ư nghĩ của ngài. Về vấn đề này, thay vào đó, Đức Giáo Hoàng kêu gọi – cũng như đă kêu gọi các vị mục tử trong Giáo Hội phát động thường xuyên hơn và hiệu nghiệm hơn (cf. Light of the World, p. 147) – những đường lối khả chấp về nhân bản và đạo lư của tác hành tỏ ra tôn trọng mối liên kết bất khả phân ly giữa ư nghĩa hiệp nhất và truyền sinh của hết mọi tác động phu thê, nhờ việc sử dụng khả thể kế hoạch gia đ́nh theo tự nhiên liên quan tới vấn đề truyền sinh.

 

“Về các trang sách được đặt vấn đề, Đức Thánh Cha nói đến trường hợp măi dâm hoàn toàn khác, một thứ hành vi bao giờ cũng bị luân lư Kitô giáo  coi là vô luân trầm trọng (cf. Vatican II, Pastoral Constitution 'Gaudium et spes', n. 27; Catechism of the Catholic Church, n. 2355). Việc giải đáp của toàn thể truyền thống Kitô giáo – thật sự không phải chỉ có truyền thống Kitô giáo – đối với việc măi dâm có thể được tóm tắt bằng những lời của Thánh Phaolô: ‘hăy xa lánh việc gian dâm’ (1Cor 6:18). Cấn phải xa tránh việc măi dâm, và đó là nhiệm vụ của các cơ quan của Giáo Hội, của xă hội dân sự  và của Quốc Gia trong việc làm hết sức có thể để giải thoát những ai liên quan tới việc làm này.

 

“Về vấn đề này, cần phải ghi nhận rằng t́nh trạng gây ra bởi việc lan truyền Hội Chứng Liệt Kháng ở nhiều miền đất trên thế giới đă làm cho vấn đề măi dâm càng trở nên trầm trọng hơn. Những ai biết ḿnh bị nhiễm HIV và v́ thế là những người có nguy cơ làm cho kẻ khác lây nhiễm, ngoài việc phạm tội lỗi điều răn thứ 6 cũng phạm tội lỗi cả điều răn thứ 5 nữa – v́ họ ư thức được việc họ gây nguy hiểm cho sự sống của kẻ khác qua hành vi tác dụng tới t́nh trạng sức khỏe công cộng. Trong trường hợp này, Đức Thánh Cha minh nhiên khẳng định rằng việc phân phối condoms không mang lại ‘việc giải quyết thực sự hay về luân lư’ cho vấn đề AIDS và cũng khẳng định rằng ‘việc hoàn toàn cậy dựa vào condoms bao hàm những ǵ tầm thường hóa tính dục’, ở chỗ nó không chịu giải quyết thứ hành vi sai lạc của con người vốn là căn nguyên gây ra việc lây lan virus này. Tuy nhiên, trong môi trường ấy, không thể phủ nhận rằng ai sử dụng condoms để giảm bớt mối nguy hại gây ra cho người khác là đang có ư định giảm thiểu sự dữ liên quan tới hoạt động vô luân của họ là một người nam hay nữ. Theo chiều hướng ấy, Đức Thánh Cha vạch ra cho thấy rằng việc sử dụng condom ‘với ư định làm giảm bout nguy cơ lây nhiễm, có thể là bước đầu trong việc chuyển hướng khác, một hướng nhân bản hơn của vấn đề thực hành t́nh dục’. Lời khẳng định này rơ ràng thích hợp với câu phát biểu trước đó của Đức Thánh Cha, đó là việc sử dụng ấy ‘thực ra không phải là cách thức để giải quyết sự dữ lây lan HIV’.

 

“Một số dẫn giải viên đă giải thích các lời của Đức Biển Đức XVI theo thứ lư thuyết được gọi là ‘sự dữ nhẹ hơn’. Tuy nhiên, lư thuyết này dễ bị giải thích sai lầm về tính cách tương xứng (cf. John Paul II, Encyclical Letter 'Veritatis splendor', n. 75-77). Không bao giờ có thể quyết định thực hiện một hành động khách quan là xấu, cho dù nó là một sự dữ nhẹ hơn. Đức Thánh Cha không nói – như có người cho rằng – có thể được thực hiện như là một sự dữ nhẹ hơn trong việc măi dâm bằng cách sử dụng condom. Giáo Hội dạy rằng việc măi dâm là hành động vô luân, cần phải tránh lánh. Tuy nhiên, những ai hoạt động măi dâm mắc phải HIVvà là người t́m cách làm giảm thiểu mối nguy hại lây lan bằng việc sử dụng condom có thể thực hiện bước đầu tiên tỏ ra tôn trọng sự sống của kẻ khác – cho dù sự dữ măi dâm bao giờ cũng mang tính chất trầm trọng của nó. Ư thức này hoàn toàn am hợp với truyền thống luân lư thần học của Giáo Hội.

 

“Tóm lại, trong cuộc chiến chống lại Hội Chứng Liệt Kháng, tín hữu Công giáo và các cơ quan của Giáo Hội Công giáo cần phải gần gũi với những ai bị lây nhiễm, cần phải chăm sóc bệnh nhân và cần phải khuyến khích tất cả mọi người sống tiết dục trước hôn nhân và trung thành trong hôn nhân. Về vấn đề này, cũng cần phải lên án bất cứ hành vi làm tầm thường hóa tính dục, v́, như Đức Giáo Hoàng nói, hành vi ấy là lư do tại sao rất nhiều người không c̣n thấy được nơi tính dục những ǵ bày tỏ t́nh yêu thong của họ: ‘Đó là lư do tại sao việc chống lại vấn đề tầm thường hóa tính dục cũng là một phần của cuộc chiến để bảo đảm là t́nh dục phải được thực hiện như là một giá trị tích cực và nhờ đó nó có thể tạo nên một tác dụng tích cực nơi toàn hữu thể con người’ (Light of the World, p. 119)”. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ VIS của Ṭa Thánh ngày 22/12/2010