Thiên
Nhiên Tạo Vật
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 487 Thứ Sáu
8/1/2010
Chủ đề của Sứ Điệp cho Ngày Ḥa B́nh Thế Giới 1/1/2010 là “nếu các
bạn muốn vun trồng ḥa b́nh th́ hăy bảo vệ thiên nhiên tạo vật”.
Đây
là một đề tài rất hợp thời và khẩn trương trong giây phút này, v́
loài người ở khắp nơi đang cảm thấy bị ảnh hưởng khủng khiếp bởi
t́nh trạng hâm nóng toàn cầu, đặc biệt là ở nơi quê hương Việt Nam
thân yêu của chúng ta, một trong ba nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất
thế giới bởi đó mà ra. Trong khi đó, các quốc gia trên thế giới vẫn
đang cố gắng giải quyết nhiều lần mà chẳng đi đến đâu, mà cứ bất
đồng với nhau v́ lợi lộc riêng tư. Nếu cứ đà này, cứ không chịu tôn
trọng và bảo vệ thiên nhiên tạo vật v́ công ích, con người chắc chắn
sẽ đi đến chỗ tự diệt, không cần Chúa phải ra tay giáng phạt. Nếu
thời Noe trong Cựu Ước, Thiên Chúa đă giáng phạt con người chỉ biết
sống theo nhục dục bằng trận đại hồng thủy, tiêu hủy cả sự sống trên
trái đất lẫn thiên nhiên tạo vật, trừ những ǵ ở trong Tầu Noe, thế
nào, th́ phải chăng hiện tượng sự sống của con người và thiên nhiên
tạo vật đang bị bàn tay lông lá của con người tàn phá là dấu chỉ
thời đại cho thấy một trận đại lụt cuối thời?
“Nếu Bạn muốn Vun Trồng Ḥa B́nh th́ hăy Bảo Vệ Thiên Nhiên”
Trong Huấn Từ Truyền Tin Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1/2010, Đức Thánh Cha
Biển Đức XVI c̣n nhắc lại Sứ Điệp Ḥa B́nh 2010 của ngài: “Có một
mục tiêu cho chung hết mọi người, một điều kiện bất khả châm chước
cho ḥa b́nh, đó là việc điều hành một cách chính đáng và khôn ngoan
các nguồn nhiên liệu của trái đất này.’Nếu các bạn muốn vun trồng
ḥa b́nh th́ hăy bảo vệ thiên nhiên’ là đề tài rất thích hợp cho sứ
điệp tôi gửi cho Ngày Ḥa B́nh Thế Giới 43 được cử hành hôm nay đây.
Trong khi sứ điệp này được phổ biến th́ các vị lănh đạo các quốc gia
và các chính quyền tụ họp lại trong hội nghị thượng đỉnh ở
Copenhagen về khí hậu (thay đổi), một hội nghị ở tầm mức toàn cầu
một lần nữa bàn thảo tới vấn đề khẩn trương trong việc đồng ư chung.
Tuy nhiên, vào lúc này đây, tôi muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng
nơi các quyết định của từng người trong việc bênh vực môi trường –
những quyết định của các gia đ́nh cũng như cua các chính quyền địa
phương. ‘Chúng ta không c̣n làm ǵ khác
hơn là thực sự thay đổi cái nh́n mang lại
những lối sống mới’ (cf.
Message, No. 11). Thực ra, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đối
với việc bảo vệ và chăm sóc cho thế giới được tạo thành.... “
Sau đây, chúng ta hăy cùng nhau theo dơi nguyên văn những trích đoạn
liên quan tới việc bảo về thiên nhiên để xây dựng ḥa b́nh, cũng như
liên quan tới lư do tại sao ḥa b́nh của con người lại liên hệ mật
thiết với t́nh trạng tồn tại của thiên nhiên tạo vật như thế?
1. Vào lúc mở màn cho Năm Mới này, tôi xin gửi lời chào b́nh
an chân thành đến tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu, các vị lănh đạo
quốc tế, và thành phần thiện chí trên khắp thế giới. Tôi đă chọn cho
Ngày Ḥa B́nh Thế Giới 43 này đề tài: Nếu Bạn muốn Vun Trồng Ḥa
B́nh th́ hăy Bảo Vệ Thiên Nhiên. Việc tôn trọng thiên nhiên có
một hậu quả lớn lao, không chỉ v́ “thiên nhiên là khởi điểm và là
nền tảng của tất cả mọi việc Thiên Chúa làm” (1), mà c̣n v́ việc bảo
tŕ nó giờ đây trở thành những ǵ thiết yếu cho việc chung sống của
nhân loại. T́nh trạng bất nhân của loài người đối với con người đă
gây ra nhiều thứ đe dọa cho ḥa b́nh cũng như cho việc phát triển
đích thực và toàn vẹn của con người – chiến tranh, những cuộc xung
đột quốc tế và từng vùng, các hành động khủng bố, và các vi phạm
nhân quyền. Tuy nhiên, cũng không kém phần lo ngại ở những
thứ đe dọa gây nên từ việc khinh xuất – nếu không muốn nói là việc
lạm dụng một cách rơ ràng – trái đất cùng những sản vật thiên nhiên
Thiên Chúa ban cho chúng ta. V́ lư do ấy, nhân loại cần phải lập lại
và củng cố “cái giao ước giữa nhân loại và môi trường, một giao ước
cần phải phản ảnh t́nh yêu thương sáng tạo của Thiên Chúa là Đấng từ
Ngài chúng ta xuất thân và là Đấng chúng ta đang hành tŕnh tiến tới”
(2).
2. Trong Thông Điệp Caritas in Veritate – Yêu
Thương trong Sự Thật, tôi đă nhận định rằng việc phát triển toàn
vẹn của con người là những ǵ chặt chẽ liên hệ tới những trách nhiệm
xuất phát từ mối liên hệ của con người với môi trường thiên nhiên.
Môi trường cần phải được thấy như là tặng ân của Thiên Chúa ban cho
tất cả mọi dân tộc, và việc chúng ta sử dụng nó bao gồm một trách
nhiệm chung đối với toàn thể nhân loại, nhất là đối với thành phần
nghèo khổ và các thế hệ tương lai. Tôi cũng nhận định rằng bất cứ
khi nào thiên nhiên, đặc biệt là con người, được thuần túy coi như
là những sản phẩm của ngẫu nhiên t́nh cờ hay của một thứ tiến hóa
theo ấn định, th́ cảm thức trách nhiệm của chúng ta nói chung trở
nên suy yếu (3). Đàng khác, thấy thiên nhiên như là tặng ân của
Thiên Chúa ban cho nhân loại sẽ giúp cho chúng ta hiểu được ơn gọi
của chúng ta và giá trị của chúng ta như là những con người…
4. …Vào năm 1990, Đức Gioan Phaolô II đă nói về một “cuộc
khủng hoảng môi sinh”, và để nhấn mạnh tới đặc tính chính yếu về đạo
lư, đă nói tới “nhu cầu khẩn trương về luân lư đối với một t́nh đoàn
kết mới” (7). Lời kêu gọi này của ngài ngày nay lại càng khẩn trương
hơn nữa, trước những dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng gia tăng mà
nếu không nghiêm cẩn quan tâm sẽ trở thành vô trách nhiệm. Chúng ta
có thể nào cứ dửng dưng trước vấn đề liên hệ tới những thực tại như
thay đổi khí hậu, việc sa mạc hóa, t́nh trạng trở nên suy yếu hay bị
mất đi khả năng sản xuất ở những vùng nông nghiệp rộng lớn, việc
phóng uế ở các sông ng̣i, t́nh trạng đánh mất đi sinh chất đa dạng,
vấn đề gia tăng những thứ thiên tai và việc phá rừng ở những miền
xích đạo và nhiệt đới? Làm sao chúng ta có thể mần ngơ trước hiện
tượng gia tăng về “thành phần tị nạn môi trường”, thành phần bó buộc
trước t́nh trạng suy thoái về nơi cư trú thiên nhiên của họ phải từ
bỏ nó – và thường cả gia tài sự nghiệp của họ nữa – để đối diện với
những hiểm nguy và các thứ bất ổn của việc tản cư bất đắc dĩ? Làm
sao chúng ta có thể cứ thụ động trước những cuộc xung đột thực sự
hay khả hữu liên quan tới việc hưởng các nguồn lợi thiên nhiên? Tất
cả những điều này là những vấn đề gây ảnh hưởng sâu đậm đến việc
hành sử nhân quyền, chẳng hạn như quyền được sự sống, quyền có được
của ăn, quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền được phát triển.
5. ... Những cuộc khủng hoảng của chúng ta hiện nay – về kinh
tế, về lương thực, về môi trường hay xă hội – tựu kỳ trung cũng là
những cuộc khủng hoảng về luân lư và tất cả những thứ khủng
hoảng này đều liên hệ với nhau. Chúng đ̣i chúng ta phải nghĩ lại
đường lối chúng ta đang cùng nhau hành tŕnh. Đặc biệt là chúng cần
một lối sống có đặc tính điều độ và đoàn kết, với những qui luật và
h́nh thức tham gia mới mẻ, một sự tham gia tin tưởng và can đảm tập
trung vào những sách lược thực sự có tác dụng, trong khi vẫn dứt
khoát loại trừ những sách lược không có công hiệu ǵ. Chỉ có thế
cuộc khủng hoảng hiện nay mới có thể trở thành một cơ hội để nhận
thức và phác họa sách lược mới.
6. Không phải hay sao cái chúng ta gọi là “thiên nhiên”,
theo nghĩa vũ trụ quan, xuất phát từ “một dự án yêu thương và chân
lư”? Thế giới này “không phải là một sản phẩm của bất cứ những ǵ là
tất yếu hay của một số phận hay cơ duyên mù quáng… Thế giới này được
xuất phát từ ư muốn tự do của Thiên Chúa; Ngài muốn làm cho các tạo
vật của Ngài được thông phần vào sự hữu của Ngài, vào lư trí của
Ngài và vào sự thiện hảo của Ngài” (9). Sách Khởi Nguyên, ở ngay
những trang đầu tiên của ḿnh, đă cho thấy dự án khôn ngoan về vũ
trụ này: ở chỗ nó xuất phát từ lư trí của Thiên Chúa và đạt tới tột
đỉnh của ḿnh nơi con người nam nữ được dựng nên theo h́nh ảnh và
tương tự Đấng Hóa Công để “làm tràn đầy mặt đất” và “thống trị nó”
như là “những người quản lư” của chính Thiên Chúa (cf. Gen
1:28). Mối ḥa hợp giữa Hóa Công, con người và thế giới thụ tạo, như
được Thánh kinh diễn tả, đă bị phá vỡ bởi tội lỗi của Adong và Evà,
bởi con người nam nữ, thành phần muốn chiếm chỗ của Thiên Chúa và
không chịu nhận ḿnh rằng họ là tạo vật của Ngài. Hậu quả
xẩy ra là “việc hành sử quyền thống trị” trên trái đất, “canh tác nó
và trông coi nó” cũng bị phá vỡ nữa, và t́nh trạng xung khắc xẩy ra
bên trong và ở giữa nhân loại với phần c̣n lại của thụ tạo (cf Gen
3:17-19). Chính nhân loại để ḿnh bị vị kỷ làm chủ; họ đă hiểu lầm ư
nghĩa mệnh lệnh của Thiên Chúa và đă khai thác thiên nhiên theo ḷng
muốn tuyệt đối thống trị nó. Thế nhưng, ư nghĩa thực sự nơi lệnh
truyền nguyên thủy của Thiên Chúa, như Sách Khởi Nguyên rơ
ràng cho thấy, không phải chỉ là một việc thông ban quyền bính, mà
là một hiệu triệu về trách nhiệm. Đức khôn ngoan của người xưa đă
nh́n nhận rằng thiên nhiên không ở trong quyền sử dụng của chúng ta
như là “một đống đồ phế thải lung tung” (10). Mạc Khải Thánh
Kinh cho chúng ta thấy rằng thiên nhiên là tặng ân của Đấng Hóa Công,
Đấng đă làm cho nó có một trật tự bẩm sinh sẵn có và giúp cho con
người có thể rút ra từ nó những nguyên tắc cần thiết để “canh tác nó
và trông coi nó” (cf Gen 2:15) (11). Hết mọi sự hiện hữu đều thuộc
về Thiên Chúa, Đấng đă kư thác nó cho con người, không phải để cho
việc họ độc đoán sử dụng. Một khi con người, thay v́ tác hành như là
cộng tác viên của Thiên Chúa, đặt ḿnh vào thế chỗ của Thiên Chúa,
th́ họ tiến tới chỗ gây ra phản loạn nơi thiên nhiên tạo vật, “một
cuộc phản loạn c̣n tàn bạo hơn cả bị họ cai trị” (12). V́ thế
con người có nhiệm vụ thi hành vai tṛ quản lư hữu trách của ḿnh
trên thiên nhiên tạo vật, chăm sóc nó và vun sới nó (13).
7. Buồn thay, khi thấy thật hết sức rơ ràng là có rất nhiều
người ở các xứ sở và miền đất khác nhau trên trái đất này đang trải
qua nỗi khốn khó gia tăng bởi sự kiện nhiều người khác tỏ ra coi
thường hay chối bỏ việc hành sử vai tṛ quản lư hữu trách đối với
môi trường. Công Đồng Chung Vaticanô II đă nhắc nhở chúng ta rằng
“Thiên Chúa đă ấn định là trái đất cùng với tất cả mọi sự nó chất
chứa đều cho tất cả mọi dân tộc và mọi quốc gia” (14). Những sản vật
của thiên nhiên là những ǵ thuộc về toàn thể nhân loại. Tuy nhiên,
khuynh hướng hiện nay của vấn đề khai thác môi trường đang gây nguy
hiểm một cách trầm trọng cho việc cung cấp một số nguồn tài nguyên
thiên nhiên chẳng những cho thế hệ hiện tại mà nhất là cho các thế
hệ mai hậu (15). Không khó khăn ǵ khi thấy được rằng t́nh trạng suy
thoái môi trường thường gây ra bởi vấn đề thiếu vắng những chính
sách chính thức có tầm nh́n xa trông rộng hay bởi việc theo đuổi
những lợi lộc thiển cận về kinh tế, những lợi lộc sau đó, thảm
thương thay, trở thành một thứ đe dọa trầm trọng cho thiên nhiên tạo
vật. Để chiến đấu với hiện tượng này, hoạt động kinh tế cần phải lưu
ư tới sự kiện là “hết mọi quyết định về kinh tế đều có một hậu quả
về luân lư” (16) và v́ thế cần phải tỏ ra tôn trọng hơn nữa đối với
môi trường. Khi sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chúng ta
cần phải tỏ ra quan tâm tới việc bảo vệ chúng và coi cái giá phải
trả kèm theo – về môi trường cũng như về xă hội – như là một phần
thiết yếu của những chi phí chung phải gánh chịu. Cộng đồng
quốc tế và chính phủ ở các quốc gia có trách nhiệm phải thực hiện
những báo hiệu xác đáng để chiến đấu một cách hiệu nghiệm với việc
lạm dụng môi trường. Để bảo vệ môi trường, cũng như để bảo toàn các
nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng khí hậu, cần phải tác hành theo
những qui luật được ấn định rơ ràng, và theo quan điểm về pháp lư và
kinh tế, trong khi quan tâm tới t́nh đoàn kết, chúng ta c̣n mắc nợ
với cả những ai sống trong những miền đất nghèo khổ trên thế giới
của chúng ta cũng như với các thế hệ tương lai nữa.
8. Rất cần phải có một cảm thức
hơn nữa về t́nh đoàn kết liên thế hệ.
Các thế hệ tương lai không thể nào lại phải gánh chịu cái tổn thất
gây ra bởi việc chúng ta sử dụng các nguồn môi trường chung. … Các
tài nguyên thiên nhiên cần phải được sử dụng ở chỗ những lợi ích
ngay trước mắt không được gây tác dụng tiêu cực trên các sinh vật,
con người, cả hiện tại và tương lai; ở chỗ việc bảo vệ tư sản không
được xung khắc với mục đích chung của các sản vật (18); ở chỗ hoạt
động của con người không được tác hại tới t́nh trạng ph́ nhiêu của
trái đất, v́ lợi ích của con người hiện tại và tương lai. … Cuộc
khủng hoảng về môi sinh này cho thấy t́nh trạng khẩn trương của một
thứ đoàn kết bao gồm thời gian và không gian. Phải nh́n nhận
rằng trong số các nguyên do cho cuộc khủng hoảng về môi sinh hiện
nay là trách nhiệm về lịch sử của các xứ sở kỹ nghệ hóa. Tuy nhiên,
các xứ sở kém phát triển, và đặc biệt là các xứ sở đang lên, cũng
không được châm chước trách nhiệm của ḿnh đối với thiên nhiên, v́
nhiệm vụ trong việc từ từ chấp nhận các phương thức và chính sách
hiệu nghiệm về môi trường là những ǵ áp đặt trên tất cả mọi người.
Điều này được hoàn thành một cách dễ dàng hơn nếu tư lợi đóng một
vai tṛ thua kém hơn trong việc cung cấp vấn đề trợ giúp cũng như
vấn đề chia sẻ kiến thức cùng với các thứ kỹ thuật sạch sẽ hơn.
9. Chắc chắn một điều là trong những vấn đề căn bản đang
được cộng đồng quốc tế cần phải giải quyết đó là vấn đề các nguồn
năng lượng và việc phát triển các chính sách chung khả trợ để thỏa
đáng các nhu cầu về năng lượng cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Nghĩa là các xă hội tân tiến về kỹ thuật cần phải sẵn sàng để phấn
khích những lối sống điều độ chừng mực hơn, trong khi đó giảm bớt
việc tiêu thụ năng lượng của ḿnh và cải tiến mức độ hiệu năng của
nó. Đồng thời cũng cần khuyến khích việc nghiên cứu và việc lợi dụng
những h́nh thức năng lượng ít ảnh hưởng hơn tới môi trường cùng với
“việc phân phối rộng răi trên thế giới các nguồn năng lượng, nhờ đó
các xứ sở thiếu hụt các nguồn năng lượng ấy có thể hưởng dùng chúng”
(20). ..
11. Vấn đề suy thoái môi trường càng ngày càng trở nên hiển
nhiên hơn là những ǵ thách đố chúng ta trong việc khảo sát lối sống
của chúng ta cùng với những kiểu mẫu thịnh hành về việc tiêu thụ và
sản xuất, những kiểu mẫu thường không vững chắc theo quan điểm xă
hội, môi trường và thậm chí kinh tế.
14. Nếu bạn muốn vun trồng ḥa b́nh th́ hăy bảo vệ thiên
nhiên tạo vật. Việc t́m cầu ḥa b́nh của con người thiện chí
chắc chắn sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu tất cả mọi người nh́n nhận mối
liên hệ bất khả phân ly giữa Thiên Chúa, con người và toàn thể tạo
vật.
Thiên Nhiên Tạo
Vật
với
việc
tạo
dựng
của
Thiên Chúa và vai tṛ của con người
Nói
đến thiên nhiên tạo vật là nói đến chẳng những việc tạo dựng của
Thiên Chúa mà c̣n nói đến con người là loài linh ư vạn vật của ngài
nữa. Tại sao Thiên Chúa dựng nên thiên nhiên tạo vật và Ngài dựng
nên chúng như thế nào? Đâu là vai tṛ của loài người đối với thiên
nhiên tạo vật và mối liên hệ giữa loài người với chung thiên nhiên
tạo vật mà chính bản thân họ cũng thuộc về thế giới thiên nhiên tạo
vật này? Chúng ta hăy cùng nhau ôn lại những khoản tổng lược giáo lư
của Giáo Hội Công Giáo được Ủy Ban Đức Tin của Hội Đồng Giám Mục
Việt Nam chuyển dịch liên quan đến các vấn đề này sau đây:
Khoản 51.
Tại sao việc khẳng định rằng: "Lúc khởi đầu, Thiên Chúa dựng nên
trời và đất" (St 1,1) lại rất quan trọng?
Bởi
v́ việc tạo dựng là nền tảng cho tất cả dự định cứu độ của Thiên
Chúa. Tạo dựng là việc biểu lộ t́nh yêu toàn năng và khôn ngoan của
Thiên Chúa; đó là bước đầu tiên hướng đến Giao ước của Thiên Chúa
duy nhất với dân Ngài; đó là khởi điểm của lịch sử cứu độ, lịch sử
này đạt tới chóp đỉnh nơi Chúa Giêsu; đó là câu trả lời đầu tiên cho
các vấn nạn căn bản của con người về nguồn gốc và cùng đích của
ḿnh.
Khoản 53.
Vũ trụ được dựng nên để làm ǵ?
Vũ
trụ được dựng nên để tôn vinh Thiên Chúa, Đấng đă muốn biểu lộ và
thông ban ḷng nhân hậu, chân lư và vẻ đẹp của Ngài. Mục đích tối
hậu của việc tạo dựng là để Thiên Chúa, trong Đức Kitô, "có toàn
quyền trên muôn loài" (1 Cr 15,28), v́ vinh quang của Ngài và hạnh
phúc của chúng ta.
Khoản 54.
Thiên Chúa đă sáng tạo vũ trụ như thế nào?
Thiên Chúa đă sáng tạo vũ trụ cách tự do, bằng sự khôn ngoan và t́nh
yêu. Vũ trụ không phải là sản phẩm của một luật tất yếu nào đó, của
một định mệnh mù quáng hoặc bởi ngẫu nhiên. Thiên Chúa đă sáng tạo "từ
hư vô" (ex nihilo; 2 Mcb 7,28), một thế giới được sắp xếp trật tự và
tốt lành, nhưng Ngài vô cùng cao cả siêu việt trên mọi loài. Ngài
ǵn giữ vạn vật trong sự hiện hữu, nâng đỡ và ban cho nó khả năng
hoạt động và hướng dẫn nó đến sự trọn hảo nhờ Chúa Con và Chúa Thánh
Thần.
Khoản
55. Sự Quan pḥng của Thiên Chúa là ǵ?
Sự
Quan pḥng của Thiên Chúa là những sắp xếp nhờ đó Thiên Chúa hướng
dẫn các thụ tạo của ḿnh đến chỗ hoàn hảo mà Ngài đă định cho chúng.
Thiên Chúa là tác giả tối cao của kế hoạch Ngài; nhưng để thực hiện
kế hoạch đó, Ngài cũng sử dụng sự cộng tác của các thụ tạo. Đồng
thời, Ngài ban cho chúng phẩm giá là tự hoạt động và trở thành
nguyên nhân cho nhau.
Khoản 59.
Thiên Chúa đă tạo dựng những ǵ?
Thánh Kinh nói: "Lúc khởi đầu Thiên Chúa sáng tạo trời đất" (St
1,1). Trong bản tuyên xưng đức tin, Hội thánh công bố Thiên Chúa là
Đấng Sáng Tạo muôn vật hữu h́nh và vô h́nh, mọi loài thiêng liêng và
vật chất, nghĩa là các thiên thần và thế giới hữu h́nh, và đặc biệt
nhất là con người.
Khoản
62. Thánh Kinh dạy ǵ về việc tạo dựng thế giới hữu h́nh?
Qua
chuyện kể "sáu ngày" tạo dựng, Thánh Kinh cho chúng ta biết giá trị
của thế giới thụ tạo, và mục đích của nó là để tôn vinh Thiên Chúa
và phục vụ con người. Mọi vật hiện hữu là nhờ Thiên Chúa, tất cả đều
lănh nhận từ Thiên Chúa sự tốt lành và hoàn hảo, lề luật và vị trí
của ḿnh trong vũ trụ.
Khoản 63.
Đâu là vị trí của con người trong công tŕnh tạo dựng?
Con
người là chóp đỉnh của các thụ tạo hữu h́nh, v́ được dựng nên theo
h́nh ảnh và giống Thiên Chúa.
Khoản 64.
Các thụ tạo liên hệ với nhau như thế nào?
Giữa
các thụ tạo có mối liên hệ với nhau và một phẩm trật theo ư Thiên
Chúa. Đồng thời cũng có một sự hợp nhất và liên đới giữa các thụ tạo,
v́ tất cả đều có cùng một Đấng Sáng Tạo, tất cả đều được Ngài yêu
mến và được sắp xếp để tôn vinh Ngài. V́ thế, tôn trọng những lề
luật đă được khắc ghi trong công tŕnh tạo dựng và những mối tương
quan phát xuất từ bản tính của mọi vật, là một nguyên tắc khôn ngoan
và là một nền tảng của luân lư.
Khoản 65.
Đâu là mối liên hệ giữa công tŕnh sáng tạo và công tŕnh cứu chuộc?
Công
tŕnh sáng tạo đạt tới tột đỉnh trong một công tŕnh c̣n vĩ đại hơn
nữa, là công tŕnh cứu chuộc. Thật vậy, công tŕnh cứu chuộc là khởi
điểm cho công tŕnh sáng tạo mới, trong đó tất cả sẽ t́m được ư
nghĩa trọn vẹn và sự viên măn của ḿnh.
Khoản 67.
Thiên Chúa dựng nên con người với mục đích ǵ?
Thiên Chúa đă dựng nên tất cả cho con người, nhưng con người được
dựng nên để nhận biết, phục vụ và yêu mến Thiên Chúa; hầu ở trần
gian, họ dâng lên Thiên Chúa mọi thụ tạo mà tạ ơn Ngài, nhờ đó họ sẽ
được nâng lên trời sống với Thiên Chúa. Chỉ trong mầu nhiệm của Ngôi
Lời Nhập thể mà mầu nhiệm về con người mới thực sự được sáng tỏ. Con
người được tiền định để phản ánh h́nh ảnh của Con Thiên Chúa làm
người, Đấng là "h́nh ảnh trọn hảo của Thiên Chúa vô h́nh" (Cl 1,15).
Trời mới và đất mới
V́
thiên nhiên tạo vật được tạo dựng nên chứ không phải tự ḿnh mà có
như Đấng Tạo Thành mà thiên nhiên tạo vật với bản chất hữu hạn và
hữu h́nh không thể nào vĩnh tồn, song sẽ qua đi, sẽ đi đến chỗ tận
cùng. Tuy nhiên, theo niềm tin Kitô giáo th́ không một sự ǵ Thiên
Chúa đă dựng nên sẽ trở về với hư vô, như trong trường hợp của thân
xác của con người chỉ trở về với cát bụi, và trở về với cát bụi một
cách tạm thời cho tới khi được sống lại trong ngày sau hết khi Chúa
Kitô lại đến trong vinh quang. Bởi thế, cho dù có chịu ảnh hưởng bởi
nguyên tội của loài người, như Thánh Tông Đồ Phaolô khẳng định trong
Thư Rôma đoạn 8 câu 19-21, “Tất cả thế giới thụ tạo những ngong
ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Ngài.
Quả thế, muôn loài đă lâm vào cảnh hư hoại, không phải v́ chúng muốn,
nhưng là v́ Thiên Chúa bắt phải chịu như vậy; tuy nhiên, vẫn không
phải là không c̣n hy vọng, v́ thế giới này sẽ được giải thoát khỏi
cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng niềm tự
do vinh hiển”. Sau đây, chúng ta ôn lại những ǵ được Công Đồng
Chung Vaticanô II trong Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng đoạn 39 theo
bản dịch của Học Viện Giáo Hoàng Piô X Đà Lạt nói về Trời Mới Đất
Mới.
“Chúng ta không biết được thời gian hoàn tất của trái đất và nhân
loại, chúng ta cũng chẳng biết cách thức biến đổi vũ trụ. Chắc chắn
h́nh ảnh của một thế gian lệch lạc v́ tội lỗi sẽ qua đi, nhưng chúng
ta được biết Thiên Chúa đă dọn sẵn một chỗ ở mới và một đất mới, nơi
công bằng ngự trị. Hạnh phúc nơi ấy sẽ thỏa măn và đắp đầy mọi ước
vọng ḥa b́nh trào dâng trong ḷng con người. Khi ấy, sự chết sẽ bị
đánh bại, con cái Thiên Chúa sẽ phục sinh trong Chúa Kitô và những
ǵ được gieo văi trong yếu hèn, mục nát, sẽ mặc lấy sự không hư nát;
t́nh yêu và các hoạt động bác ái sẽ tồn tại và toàn thể tạo vật mà
Thiên Chúa đă dựng nên cho con người sẽ được giải thoát khỏi ách nô
lệ phù vân.
“Chúng ta đă được cảnh giác là lời lăi cả thế gian mà chính ḿnh hư
mất nào ích lợi ǵ. Nhưng sự trông đợi đất mới không được làm suy
giảm, trái lại phải kích thích nỗ lực phát triển trái đất này, nơi
mà Thân Thể gia đ́nh nhân loại mới đang tăng trưởng và tiên báo một
vài h́nh ảnh của thời đại mới. Bởi vậy, tuy phải phân biệt rơ rệt
những tiến bộ trần thế với sự bành trướng Vương Quyền Chúa Kitô,
nhưng những tiến bộ này trở thành quan trọng đối với Nước Thiên Chúa
tùy theo mức độ chúng có thể góp phần vào việc tổ chức xă hội loài
người cho tốt đẹp hơn.
“Thực vậy, sau khi đă theo mệnh lệnh Chúa và nhờ Chúa Thánh Thần phổ
biến trên trái đất các giá trị về nhân phẩm, về hiệp thông huynh đệ
và tự do, nghĩa là mọi thành quả tốt đẹp do bản tính và hoạt động
con người đem lại, chúng ta sẽ gặp lại chúng, nhưng là gặp lại sau
khi chúng được thanh tẩy khỏi mọi t́ ố, được chiếu sáng và biến đổi,
nghĩa là khi Chúa Kitô giao hoàn lại Chúa Cha vương quốc vĩnh cửu và
đại đồng: ‘Vương quốc của chân lư và sự sống, vương quốc thánh thiện
và diễm phúc, vương quốc công b́nh, yêu thương và b́nh an’. Vương
quốc ấy đă hiện diện cách mầu nhiệm ở trần gian này và sẽ được kiện
toàn khi Chúa đến”.
Lạy
Chúa Giêsu Kitô Lời Nhập Thể,
Chúa
là Trưởng Tử của hết mọi tạo vật.
Nhờ
Chúa và cho Chúa mà muôn vật được tạo thành,
Và
trong Chúa mọi sự hiện hữu.
Chúa
đă sống lại như Chủ Tể có toàn quyền trên trời dưới đất,
Và
Chúa đă từ Cha sai Thánh Thần đến để canh tân bộ mặt trái đất.
Xin
cho nhân loại chúng con là loài được dựng nên theo h́nh ảnh Chúa và
tương tự như Chúa,
biết
làm chủ trái đất bằng việc sống đúng thân phận của một người quản lư
tôi tớ của Chúa. Amen.