Tông Hun

 

LI CHÚA

 

ca

Đức Thánh Cha Bin Đức XVI

gi

Các V Giám Mc, Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân

về

Li ca Thiên Chúa trong Đời Sng và S V ca Giáo Hi

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

chuyển dịch trực tiếp từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.pdf

  

Phần Một

 Lời Thiên Chúa – Verbum Dei

 

“Từ ban đầu đă có Lời, và Lời ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa…

và Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:1,14)

 

 

Việc chúng ta đáp ứng Vị Thiên Chúa phát ngôn  

 

Lời Chúa và đức tin

25.      “’Việc tuân phục của đức tin’ (Rom 16:26; cf.Rom 1:5; 2 Cor 10:5-6) cần phải là đáp ứng của chúng ta với Thiên Chúa là Đấng mạc khải tỏ ḿnh. Bằng đức tin, con người tự do hoàn toàn dấn thân ḿnh cho Thiên Chúa, bắt “trí khôn và ư muốn hoàn toàn thuần phục Thiên Chúa là Đấng mạc khải tỏ ḿnh và sẵn sàng chấp nhận mạc khải của Thiên Chúa” (76). Bằng những lời này, Hiến Chế Tín Lư Dei Verbum đă cống hiến một diễn tả chính xác cho vị thế chúng ta cần phải có đối với Thiên Chúa. Việc đáp ứng thích đáng của con người với Vị Thiên Chúa phát ngôn là đức tin. Ở đây chúng ta rơ ràng thấy rằng “để chấp nhận mạc khải, con người cần phải mở trí khôn và tấm ḷng ra cho tác động của Thánh Linh, Đấng giúp họ có thể hiểu Lời Chúa hiện diện trong các Sách Thánh” (77). Thật vậy, chính việc rao giảng lời thần linh này thực sự là những ǵ làm phát sinh đức tin, nhờ đó chúng ta bày tỏ sự chân thành đồng ư của chúng ta với sự thật được mạc khải cho chúng ta và chúng ta hoàn toàn dấn ḿnh cho Chúa Kitô: “đức tin xuất phát từ những ǵ đă nghe, và những ǵ đă nghe xuất phát từ lời của Chúa Kitô” (Rm 10:17). Toàn thể lịch sử cứu độ chứng tỏ một cách tiến triển mối liên hệ sâu xa này giữa Lời Chúa và một đức tin xuất phát từ việc gặp gỡ Chúa Kitô. Bởi thế, đức tin được h́nh thành như là một cuộc gặp gỡ với một con người được chúng ta kư thác tất cả cuộc đời của ḿnh cho. Chúa Giêsu Kitô vẫn hiện diện hôm nay đây trong lịch sử, nơi thân ḿnh của Người là Giáo Hôả; v́ lư do này mà tác động đức tin của chúng ta vừa có tính cách riêng tư cá nhân vừa có tính cách chung giáo hội.

 

(c̣n tiếp)