Tông Hun

 

LI CHÚA

 

ca

Đức Thánh Cha Bin Đức XVI

gi

Các V Giám Mc, Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân

về

Li ca Thiên Chúa trong Đời Sng và S V ca Giáo Hi

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

chuyển dịch trực tiếp từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.pdf

  

Phần Một

 Lời Thiên Chúa – Verbum Dei

 

“Từ ban đầu đă có Lời, và Lời ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa…

và Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:1,14)

 

 

Việc Dẫn Giải Thánh Kinh trong Giáo Hội

 

 

Giáo Hội như khung cảnh chính yếu cho việc dẫn giải thánh kinh

 

29.      Một đề tài chính khác được nêu lên trong Thượng Nghị giờ đây tôi muốn lưu ư tới đó là việc dẫn giải Thánh Kinh trong Giáo Hội. Mối liên hệ nội tại giữa Lời và đức tin là những ǵ làm sáng tỏ là việc dẫn giải xác thực về thánh kinh chỉ có thể thực hiện trong đức tin của Giáo Hội, một đức tin theo khuôn mẫu nơi lời fiat của Mẹ Maria. Thánh Bonaventura nói rằng không có đức tin cũng không có chiếc ch́a khóa để mở sách thánh: “Chiếc ch́a khóa này là kiến thức về Chúa Giêsu Kitô, Đấng từ Người, như từ một suối nước, chảy ra niềm tin tưởng và hiểu biết toàn bộ Thánh Kinh. Bởi thế, bất cứ ai cũng không thể nào đạt được kiến thức về sự thật này trừ phi trước hết họ được thấm nhiễm niềm tin tưởng nơi Chúa Kitô, Đấng là đèn sáng, là cổng vào và là nền tảng cho tất cả Thánh Kinh” (84). Và Thánh Toma Aquinas, trích dẫn lời Thánh Âu Quốc Tinh, đă nhấn mạnh rằng “chữ nghĩa, thậm chí của Phúc Âm, sẽ là những ǵ sát hại, nếu không có ân sủng bên trong của niềm tin chữa lành” (85).

 

Ở đây chúng ta có thể vạch ra một tiêu chuẩn căn bản cho việc dẫn giải Thánh Kinh: khung cảnh chính yếu cho việc giải thích thánh kinh đó là đời sống của Giáo Hội. Đây không phải là việc chấp nhận môi trường Giáo Hội như là một thứ qui luật ngoại tại chi phối thành phần dẫn giải Lời Chúa, mà là những ǵ được đ̣i hỏi bởi chúng bản chất của Thánh Kinh và là đường lối được từ từ h́nh thành. “Các truyền thống đức tin đă h́nh thành môi trường sống động cho hoạt động văn chương của các tác giả Thánh Kinh. Việc hội nhập các truyền thống này vào môi trường ấy cũng bao gồm cả một thứ chia sẻ vào cả đời sống về phụng vụ và ngoại tại của các cộng đồng, nơi thế giới tri thức của họ, nơi văn hóa của họ và nơi cuộc thăng trầm lịch sử chung của họ. Trong cùng một cách thức như thế, việc giải thích Thánh Kinh đ̣i thành phần dẫn giải thánh kinh phải hoàn toàn tham dự vào đời sống và đức tin của cộng đồng tin tưởng vaà thời điểm của họ” (86). Bởi thế, “v́ Thánh Kinh cần phải được đọc và giải thích theo chiều hướng của cùng Vị Thần Linh linh ứng viết Thánh Kinh” (87), các nhà dẫn giải thánh kinh, thần học gia và toàn thể Dân Chúa cần phải tiến tới với Thánh Kinh như những ǵ Thánh Kinh thực sự là, là Lời Chúa được chuyển đạt cho chúng ta qua ngôn ngữ loài người (cf. 1 Th 2:13). Đó là một luận cứ liên tục ẩn tàng trong chính Thánh Kinh: “Không lời tiên tri nào trong thánh kinh là vấn đề tùy theo con người giải thích, v́ không có lời tiên tri nào bị chi phối bởi tác lực của con người, nhưng con người được Thánh Linh tác động để nói những ǵ Thiên Chúa muốn” (2 Pet 1:20-21). Ngoài ra, chính đức tin của Giáo Hội nhận biết Lời Chúa trong Thánh Kinh; như Thánh Âu Quốc Tinh nêu lên một cách đáng ghi nhớ rằng: “Tôi sẽ không tin Phúc Âm, nếu thẩm quyền của Giáo Hội Công giáo không khiến tôi làm như thế” (88). Thánh Linh, Đấng ban cho Giáo Hội sự sống, giuú chúng ta có thể giải thích Thánh Kinh một cách có thế giá. Thánh Kinh là cuốn sách của Giáo Hội, và vị trí thiết yếu của Thánh Kinh trong đời sống của Giáo Hội làm phát sinh ra việc giải thích xác thực của Thánh Kinh.

 

30.      Thánh Giêrônimô nhắc lại rằng chúng ta đừng bao giờ chỉ tự ḿnh đọc Thánh Kinh. Chúng ta đụng phải nhiều cánh cửa bịt bùng và chúng ta dễ dàng rơi vào sai lầm. Thánh Kinh được viết bởi Dân Chúa và cho Dân Chúa, dưới sự linh ứng của Thánh Linh. Chỉ trong mối hiệp thông này với Dân Chúa chúng ta với tư cách như là một “cái chúng ta” mới có thể tiến vào tâm điểm của sự thật được chính Thiên Chúa muốn truyền đạt cho chúng ta (89). Thánh Giêrônimô, v́ chủ trương rằng “không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô” (90), đă nói rằng chiều kích giáo hội của việc giải thích Thánh Kinh không phải là một đ̣i hỏi bị áp đặt từ bên ngoài: Cuốn Sách này là chính tiếng nói của thành phần Dân Thiên Chúa lữ hành, và chị ở trong đức tin của Dân này, chúng ta có thể nói trở nên am hợp để hiểu được Thánh Kinh. Việc giải thích Thánh Kinh một cách xác thực bao giờ cũng cần phải ḥa hợp với đức tin của Giáo Hội Công giáo. Bởi thế thánh nhân đă viết cho một vị linh mục rằng: “Hăy mạnh mẽ gắn bó với tín lư truyền thống con đă được truyền dạy, nhờ đó con mới có thể huấn dụ theo tín lư lành mạnh và làm tiêu tán những ǵ phản nghịch nó” (91).

 

Những phương thức tiến đến với Sách Thánh không quan tâm ǵ tới đức tin có thể gợi lên được những yếu tố hay ho ở lănh vực cấu trúc và h́nh thức của bản văn, thế nhưng chắc chắn cho thấy chúng chỉ là những nỗ lực không hoàn toàn về sơ bộ lẫn cấu trúc. Như Ủy Ban Thánh Kinh của Ṭa Thánh, qua việc làm âm vang một nguyên tắc được chấp nhận của vấn đề dẫn giải thánh kinh tân thời, đă nói: “phương tiện để tiến đến chỗ hiểu biết một cách thích đáng các bản văn thánh kinh chỉ được ban cho những ai có một mối quan hệ với những ǵ bản văn này đang nói căn cứ vào kinh nghiệm của đời sống” (92). Tất cả những điều này giúp làm sáng tỏ hơn mối liên hệ giữa đời sống thiêng liêng và việc dẫn giải thánh kinh. “Khi dộc giả trưởng thành trong đời sống theo Thần Linh, th́ họ cũng phát triển khả năng hiểu biết những thực tại được Thánh Kinh nói tới” (93). Cường độ của một cảm nghiệm đích thực về giáo hội chỉ có thể dẫn tới chỗ phát triển kiến thức xác thực trong đức tin liên quan tới Thánh Kinh; trái lại, việc đọc Thánh Kinh theo đức tin dẫn tới chỗ phát triển vào chính đời sống của Giáo Hội. Ở đây, một lần nữa, chúng ta có thể thấy sự thật về lời quả quyết danh tiếng của Thánh Grêgôriô Cả: “Những lời thần linh cùng lớn lên với những ai đọc những lời thần linh này” (94). Việc lắng nghe Lời Chúa dẫn vào và phát triển mối hiệp thông của giáo hội với tất cả những ai tiêá b ước theo đức tin.

(c̣n tiếp)