Tông Huấn
LỜI
CHÚA
của
Đức
Thánh Cha Biển
Đức
XVI
gửi
Các Vị
Giám Mục,
Giáo Sĩ,
Tu Sĩ
và Giáo Dân
về
Lời
của
Thiên Chúa trong
Đời
Sống
và Sứ
Vụ
của
Giáo Hội
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
chuyển dịch trực tiếp từ
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.pdf
Phần Một
Lời
Thiên Chúa – Verbum Dei
“Từ
ban đầu đă có Lời, và Lời ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa…
và Lời đă hóa
thành nhục thể” (Jn 1:1,14)
Việc Dẫn Giải Thánh
Kinh trong Giáo Hội
Việc
phát triển các cuộc nghiên cứu Thánh Kinh và
Huấn quyền của Giáo Hội
32. Trước hết mọi
sự, chúng ta cần nh́n nhận các ích lợi được việc dẫn giải b́nh luận
theo lịch sử và các phương pháp mới được khai triển về việc phân
tích bản văn đă mang lại sinh động cho Giáo Hội (97). Đối với kiến
thức của Công giáo về Thánh Kinh th́ việc chú ư tới các phương pháp
như vậy là những ǵ bất khả châm chước, những phương pháp thực sự có
liên hệ tới việc hiện thức của biến cố Nhập Thể: “Nhu cầu này là
thành quả của nguyên tắc Kitô giáo được công thức hóa theo Phúc Âm
Thánh Gioan 1:14: Verbum caro factum est - Lời
đă hóa thành nhục thể.
Sự kiện về lịch sử là một chiều kích cấu tạo nên đức tin Kitô giáo.
Lịch sử cứu độ không phải là một khoa phương pháp học, mà là một
lịch sử thực sự, và v́ thế nó cần phải được nghiên cứu học hỏi bằng
những phương pháp nghiên cứu nghiêm chỉnh về lịch sử” (98). Việc
nghiên cứu học hỏi Thánh Kinh đ̣i phải có một kiến thức về những
phương pháp thẩm tra này cùng với việc áp dụng xứng hợp của chúng.
Cho dù thật sự là thành phần học giả đă bày tỏ nhiều cảm nhận của họ
về tầm quan trọng của những phương pháp này trong giai đoạn tân tiến,
cho dù không phải ở cùng một tầm mức ở hết mọi nơi, tuy nhiên truyền
thống lành mạnh của Giáo Hội bao giờ cũng chứng tỏ một tấm ḷng quí
mến đối với việc nghiên cứu học hỏi về “chữ nghĩa”. Ở đây chúng ta
chỉ cần nhắc lại nền văn hóa đan tu, một nền văn hóa là nền tảng tối
hậu của văn hóa Âu Châu; ở tận căn gốc của nó là một mối quan tâm về
Lời. Ḷng ước muốn Thiên Chúa bao gồm t́nh yêu đối với Lời ở tất cả
mọi chiều kích của nó: “v́ nơi lời của Thánh Kinh, Thiên Chúa đến
với chúng ta và chúng ta đến với Ngài, chúng ta cần phải biết thấm
nhập cái bí mật của ngôn ngữ, để hiểu được ngôn ngữ ấy với cấu trúc
của nó và thể thức diễn tả của nó. Bởi thế, v́ việc t́m kiếm Thiên
Chúa mà các khoa học trần thế dẫn đến chỗ hiểu biết hơn ngôn ngữ đă
trở thành những ǵ là quan trọng” (99).
33. Huấn quyền
sống động của Giáo Hội, một huấn quyền có trách nhiệm “cống hiến một
dẫn giải xác thực Lời Chúa, hoặc bằng h́nh thức thành văn hay bằng
h́nh thức truyền thống” (100), đă can thiệp một cách khéo léo và
quân b́nh liên quan tới việc xác đáng đáp ứng với vấn đề giới thiệu
những phương pháp mới mẻ về sự phân tích theo lịch sử. Tôi đặc biệt
nghĩ đến các Thông Điệp Providentissimus Deus của Đức Giáo
Hoàng Leo XIII và Divino Affl ante Spiritu của Đức Giáo Hoàng
Pius XII. Vị tiền nhiệm khả kính của tôi Gioan Phaolô II đă nhắc lại
tầm quan trọng của những văn kiện ấy nhân dịp mừng kỷ niệm 100 năm
và 50 năm việc ban hành hai thông điệp này (101). Việc can thiệp của
Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đă có công bênh vực việc bảo vệ sự dẫn giải
Thánh Kinh của Công giáo khỏi cuộc xâm nhập của chủ nghĩa duy lư,
tuy nhiên vẫn không t́m cách ẩn náu vào một ư nghĩa thiêng liêng
tách khỏi lịch sử. Chẳng những không xa tránh việc nhận định về khoa
học, Giáo Hội chỉ tỏ ra thận trọng về “những ư nghĩ tiền thức chủ
trương cần phải đặt trên khoa học, thế nhưng thực tế lại là những ư
nghĩ lén lút làm cho khoa học tách ĺa khỏi lănh vực của nó” (102).
Đức Giáo Hoàng Piô XII lại phải đương đầu với những cuộc tấn công về
phần những ai đề ra một thứ dẫn giải được gọi là dẫn giải thần bí
loại trừ đi bất cứ h́nh thức theo phương thức khoa học nào. Thông
Điệp Divino Afflante Spiritu đă cẩn thận tránh đi bất cứ gợi
ư nào về một thứ phân đôi giữa “viện dẫn giải thánh kinh theo khoa
học” để sử dụng vào vấn đề hộ giáo với “việc giải thích thiêng liêng
nhắm đến việc sử dụng nội bộ”; trái lại, Thông Điệp này đă khẳng
định cả “ư nghĩa thần học của nghĩa đen được xác định theo phương
pháp” và sự kiện là “việc quyết định ư nghĩa thiêng liêng… tự nó
thuộc về lănh giới của khoa học dẫn giải thánh kinh” (103). Như thế,
cả hai văn kiện đă loại trừ “một thứ phân rẽ giữa nhân loại và thần
linh, giữa việc nghiên cứu theo khoa học và việc tôn trọng đức tin,
giữa nghĩa đen và nghĩa thiêng liêng” (104). Việc cân bằng này sau
đó được duy tŕ bởi văn kiện năm 1993 của Ủy Ban Thánh Kinh của Ṭa
Thánh: “trong việc dẫn giải thánh kinh của ḿnh, các nhà dẫn giải
Công giáo không bao giờ được quên rằng những ǵ họ đang dẫn giải là
Lời Chúa. Công việc chung của họ không hoàn trọn khi họ chỉ khẳng
định về các nguồn, xác định các h́nh thuưc hay giải thích những
phương thức về văn tự. Họ đạt được đích điểm thực sự của công việc
họ làm chỉ khi nào họ giaả thích ư nghĩa của bản văn thánh kinh như
là Lời Chúa cho ngày hôm nay” (105).
(c̣n tiếp)