Tông Hun

 

LI CHÚA

 

ca

Đức Thánh Cha Bin Đức XVI

gi

Các V Giám Mc, Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân

về

Li ca Thiên Chúa trong Đời Sng và S V ca Giáo Hi

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

chuyển dịch trực tiếp từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.pdf

  

Phần Một

 Lời Thiên Chúa – Verbum Dei

 

“Từ ban đầu đă có Lời, và Lời ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa…

và Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:1,14)

 

 

Việc Dẫn Giải Thánh Kinh trong Giáo Hội

 

Việc dẫn giải Thánh Kinh của Công Đồng: Một hướng dẫn cần phải được thấm nhuần

 

34.      Trên căn bản này, người ta có thể cảm nhận hơn nữa những nguyên tắc quan trọng của việc giải thích thích đáng với việc dẫn giải thánh kinh của Công giáo được Công Đồng Chung Vaticanô II đề ra, nhất là trong Hiến Chế Tín Lư Lời Chúa: “Vấn đề ở đây là, trong Thánh Kinh, Thiên Chúa nói qua con người theo cách thức loài người, nên các nhà giải thích Thánh Kinh, nếu muốn nắm bắt được những ǵ Thiên Chúa muốn truyền đạt cho chúng ta, cần phải thận trọng t́m kiếm ư nghĩa thực sự có trong trí óc của những vị tác giả thánh, một thứ ư nghĩa được Thiên Chúa đă nghĩ đến đâu vào đấy để tỏ ra nhờ môi giới lời lẽ của các vị” (106). Một mặt Công Đồng nhấn mạnh đến việc nghiên cứu học hỏi về các thể loại văn chương cùng bối cảnh lịch sử như là những yếu tố căn bản để hiểu được ư nghĩa muốn viết ra bởi các vị tác giá thánh. Đàng khác, v́ Thánh Kinh cần phải được cắt nghĩa theo cùng Vị Thần Linh đă linh ứng viết ra các cuốn Sách Thánh, mà Hiến Chế Tín Lư này đă nêu lên 3 tiêu chuẩn để cảm nhận được chiều kích thần linh của Thánh Kinh: 1) bản văn cần phải được giải thích bằng cách lưu ư tới mối hiệp nhất của toàn bộ Thánh Kinh; ngày nay điều này được gọi là dẫn giải thánh kinh theo qui tắc của Giáo Hội; 2) việc giải thích được lấy từ Truyền Thống sống động của toàn thể Giáo Hội; và sau hết, 3) cần phải tỏ ra tôn trọng vấn đề suy loại về đức tin. “Chỉ khi nào cả hai lănh vực về phương pháp học là phương pháp b́nh luận về lịch sử và phương pháp về thần học, được tôn trọng th́ người ta mới có thể nói về một thứ dẫn giải thánh kinh theo thần học, một thứ dẫn giải thánh kinh xứng đáng với cuốn sách ấy” (107). Các Nghị Phụ của Thượng Nghị đă nói rằng hoa trái tốt đẹp mang lại nhờ việc sử dụng việc nhiên cứu phương pháp tân tiến b́nh luận theo lịch sử là những ǵ bất khả phủ nhận. Trong khi việc dẫn giải thánh kinh theo hàn lâm, bao gồm việc dẫn giải của các học giả Công giáo, có khả năng cao trong lănh vực của khoa phương pháp học b́nh luận về lịch sử và những phát triển mới nhất của nó, cũng cần phải nói rằng cần phải tương đối chăm chú tới chiều kích thần học của các bản văn Thánh Kinh, nhờ đó những bản văn này mới có thể được hiểu sâu xa hơn theo 3 yếu tố được Hiến Chế Tín Lư Dei Verbum đề cập tới (108).

(c̣n tiếp)