Tông Huấn
LỜI
CHÚA
của
Đức
Thánh Cha Biển
Đức
XVI
gửi
Các Vị
Giám Mục,
Giáo Sĩ,
Tu Sĩ
và Giáo Dân
về
Lời
của
Thiên Chúa trong
Đời
Sống
và Sứ
Vụ
của
Giáo Hội
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
chuyển dịch trực tiếp từ
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.pdf
Phần Một
Lời
Thiên Chúa – Verbum Dei
“Từ
ban đầu đă có Lời, và Lời ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa…
và Lời đă hóa
thành nhục thể” (Jn 1:1,14)
Việc Dẫn Giải Thánh
Kinh trong Giáo Hội
Mối nguy hiểm của
nhị nguyên thuyết và của một thứ dẫn giải bị tục hóa
35. Về vấn đề này,
chúng ta cần phải đề cập tới cái nguy hiểm trầm trọng hiện nay về
một đường lối nhị trùng đến với Thánh Kinh. Để phân biệt hai mức độ
của đường lối đến với Thánh Kinh không có nghĩa là tách biệt chúng
hay chống lại chúng, cũng không chỉ cặp đôi chúng. Chúng hiện hữu
chỉ trong mối hỗ tương. Tiếc thay, một thứ phân rẽ vô bổ đôi khi tạo
nên một chướng ngại vật giữa việc dẫn giải thánh kinh và khoa thần
học, và điều này “xẩy ra thậm chí ở cả những mức độ hàn lâm cao nhất”
(109). Ở đây tôi muốn đề cập tới những hậu quả đáng lo ngại nhất cần
phải tránh.
a) Trước hết và trên
hết, nếu công việc của nhà dẫn giải thánh kinh được thu gọn vào
nguyên tầm mức đầu tiên, th́ Thánh Kinh trở thành một
cuốn sách chỉ thuộc về quá khứ mà thôi:
“Người ta có thể rút tỉa từ nó các công hiệu về luân lư, người ta có
thể biết lịch sử, thế nhưng Cuốn Sách này chỉ nói về quá khứ, và
việc dẫn giải không c̣n thực sự có tính cách thần học mà trở thành
một thứ ghi chép hoàn toàn về lịch sử, lịch sử của văn chương”
(110). Hiển nhiên là một đường lối suy giảm như thế không bao giờ có
thể hiểu được biến cố mạc khải của Thiên Chúa qua Lời của Ngài, một
lời được truyền đạt cho chúng ta nơi Truyền Thống sống động và Thánh
Kinh.
b) Vấn đề thiếu hụt đi
một thứ dẫn giải về đức tin liên quan tới Thánh Kinh không phải chỉ
là một thứ thiếu vắng; thay vào vị trí của nó là một thứ dẫn giải
khác, một thứ thực chứng và là một thứ
dẫn giải bị tục hóa
mà cuối cùng theo niềm xác tín rằng Thần Linh không can thiệp vào
lịch sử của nhân loại. Theo thứ dẫn giải này th́ bất cứ ở đâu dường
như có một yếu tố thần linh th́ cần phải cắt nghĩa một cách nào đó
khác đi, giảm thiểu hết mọi sự xuống thành yếu tố loài người. Điều
này dẫn đến những giải thích chối bỏ tính chất lịch sử của các yếu
tố thần linh (111).
c) Chủ trương này chỉ
có thể tác hại tới đời sống của Giáo Hội, gây ngờ vực cho các mầu
nhiệm chính yếu của Kitô giáo cũng như tính chất lịch sử của các mầu
nhiệm ấy – chẳng hạn như việc thiết lập Thánh Thể và việc phục sinh
của Chúa Kitô. Như thế là áp đặt một thứ dẫn giải theo triết lư, một
dẫn giải phủ nhận cái khả thể là Thần Linh có thể tiến vào và hiện
diện trong lịch sử. Việc thừa nhận thứ dẫn giải này trong những
cucộc nghiên cứu về thần học không thể nào tránh được việc gây ra
một cuộc phân rẽ đối chát giữa cuộc dẫn giải chỉ hạn hẹp ở tầm mức
đầu tiên với khoa thần học hướng tới chỗ linh thiêng hóa ư nghĩa của
Thánh Kinh, thứ thần học sẽ không tôn trọng tính chất lịch sử của
mạc khải. Tất cả những điều ấy cũng chất chứa một thứ tác dụng tiêu
cực nơi đời sống thiêng liêng và hoạt động mục vụ; “v́ không có tầm
mức thứ hai của khoa phương pháp học mà một vực thẳm sâu xa đă mở ra
giữa việc dẫn giải theo khoa học và lectio dinina. Điều này
có thể gây ra t́nh trạng thiếu sáng tỏ trong vấn đề soạn dọn các bài
giảng” (112). Cũng cần phải nói rằng cái phân rẽ này có thể tạo nên
lầm lẫn và thiếu tính chất vững vàng trong việc huấn luyện về tri
thức cho các dự sinh thi hành các thừa tác vụ của giáo hội (113).
Tóm lại, “bao lâu việc dẫn giải thánh kinh không phải là thần học,
th́ Thánh Kinh không thể nào là linh hồn của thần học, ngược lại,
bao lâu thần học không thiết yếu là việc giải thích Thánh Kinh của
Giáo Hội th́ thần học ấy không c̣n nền tảng nữa” (114). Bởi thế,
chúng ta cần thận trọng hơn nữa chú ư tới những qui định của Hiến
Chế Tín Lư Dei Verbum về vấn đề này.
(c̣n tiếp)