Tông Huấn
LỜI
CHÚA
của
Đức
Thánh Cha Biển
Đức
XVI
gửi
Các Vị
Giám Mục,
Giáo Sĩ,
Tu Sĩ
và Giáo Dân
về
Lời
của
Thiên Chúa trong
Đời
Sống
và Sứ
Vụ
của
Giáo Hội
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
chuyển dịch trực tiếp từ
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.pdf
Phần Một
Lời
Thiên Chúa – Verbum Dei
“Từ
ban đầu đă có Lời, và Lời ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa…
và Lời đă hóa
thành nhục thể” (Jn 1:1,14)
Việc Dẫn Giải Thánh
Kinh trong Giáo Hội
Đức tin và lư trí
đối với Thánh Kinh
36. Tôi tin rằng
những ǵ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă viết về vấn đề này trong
Thông Điệp
Đức Tin và Lư Trí – Fides et Ratio
của ngài, có thể giúp hiểu trọn vẹn hơn việc dẫn giải Thánh Kinh và
mối liên hệ của việc dẫn giải này với toàn thể khoa thần học. Ngài
đă nói rằng chúng ta không được coi thường “mối nguy hiểm sẵn có
trong việc t́m cách rút lấy sự thật của Thánh Kinh từ việc sử dụng
chỉ duy một phương pháp mà thôi, trong khi không lưu ư tới nhu cầu
cần phải thực hiện một thứ dẫn giải toàn diện hơn giúp cho nhà dẫn
giải, cùng với toàn thể Giáo Hội, đạt được ư nghĩa trọn vẹn của các
bản văn. Những ai dấn thân học hỏi Thánh Kinh bao giờ cũng cần phải
nhớ rằng những phương thức khác nhau của việc dẫn giải ư nghĩa có
những trụ cột của ḿnh, cần phải cẩn thận thẩm định trước khi chúng
được áp dụng vào các bản văn thánh” (115).
Tư tưởng nh́n xa trông
rộng này giúp chúng ta có thể thấy được một phương thức dẫn giải ư
nghĩa đối với Thánh Kinh thể hiện ra sao về mối liên hệ thích đáng
giữa đức tin và lư trí. Thật vậy, việc giải thích bị tục hóa về
thánh kinh là sản phẩm của nỗ lực lư trí về cấu trúc loại trừ bất cứ
khả thể diúp Thiên Chúa có thể tiến vào đời sống của chúng ta và nói
với chúng ta bằng ngôn ngữ loài người. Cả ở đây nữa, chúng ta cần
phấn khích một thứ nới
rộng phạm trù của lư trí
(116). Trong việc áp dụng các phương pháp phân tích lịch sử, không
được chiều theo một qui chuẩn nào vạch ra trước việc Thiên Chúa tự
tỏ ḿnh ra trong lịch sử nhân loại. Mối hiệp nhất giữa hai tầm mức
đang diễn tiến trong việc giải thích Thánh Kinh bao hàm thành một
chữ là việc
ḥa hợp của đức tin và lư trí.
Đàng khác, cần có một đức tin mà, nhờ bảo tŕ mối liên hệ thích đáng
với lư trí đúng thực, không bao giờ lại thoái hóa thành chủ nghĩa
duy tín, một chủ nghĩa trong trường hợp Thánh Kinh sẽ đâm đầu vào
chủ nghĩa bảo thủ. Đàng khác, nó cũng cần đến cả một thứ lư trí mà,
trong việc thẩm tra về các yếu tố lịch sử hiện diện trong Thánh Kinh,
được đánh dấu bằng việc cởi mở và không loại trừ a priori bất
cứ sự ǵ vượt ra ngoài tầm mức đối chiếu của nó. Ở bất cứ trường
hợp nào, tôn giáo của Lời
nhập thể,
khó có thể thất bại để sâu xa trở thành hữu lư cho bất cứ ai, thành
phần thành tâm t́n kiếm sự thật và ư nghĩa tối hậu cho đời sống và
lịch sử của họ.
(c̣n tiếp)