Tông Hun

 

LI CHÚA

 

ca

Đức Thánh Cha Bin Đức XVI

gi

Các V Giám Mc, Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân

về

Li ca Thiên Chúa trong Đời Sng và S V ca Giáo Hi

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

chuyển dịch trực tiếp từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.pdf

  

Phần Một

 Lời Thiên Chúa – Verbum Dei

 

“Từ ban đầu đă có Lời, và Lời ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa…

và Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:1,14)

 

 

Việc Dẫn Giải Thánh Kinh trong Giáo Hội

 

Mối liên hệ giữa Cựu Ước và Tân Ước 

40.      Căn cứ vào mối hiệp nhất của các cuốn sách thánh kinh nơi Chúa Kitô, các thần học gia cũng như các vị mục tử cần phải ư thức được mối liên hệ giữa Cựu Ước và Tân Ước. Trước hết, vấn đề hiển nhiên cho thấy rằng chính Tân Ước công nhận Cựu Ước như là Lời Chúa và v́ thế chấp nhận thẩm quyền Thánh Kinh của dân Do Thái (131). Tân Ước mặc nhiên công nhận các cuốn sách thánh này bằng việc trích lại nhiều phần của các cuốn sách ấy cũng như bằng việc thường ám chỉ tới các đoạn thuộc những cuốn Sách Thánh này. Tân Ước minh nhiên công nhận những cuốn sách ấy bằng việc trích dẫn nhiều phần trong chúng như là những ǵ cần phải căn cứ để lập luận. Trong Tân Ước, một lập luận được căn cứ vào các sách của Cựu Ước nhờ đó có được một phẩm chất tối hậu, vượt trên phẩm chất của thứ lập luận thuần nhân loại. Trong Phúc Âm thứ tư, Chúa Giêsu đă nói rằng: “Không thể loại bỏ Thánh Kinh” (Jn 10:35) và Thánh Phaolô c̣n đặc biệt làm sáng tỏ là mạc khải Cựu Ước vẫn c̣n giá trị đối với Kitô hữu chúng ta (cf. Rom 15:4; 1 Cor 10:11). (132). Chúng ta cũng khẳng định rằng “Chúa Giêsu Nazarét là một người Do Thái và Thánh Địa là quê cha đất tổ của Giáo Hội” (133): các gốc tích của Kitô giáo đều được thấy nơi Cựu Ước, và Kitô giáo tiếp tục kín múc dưỡng chất từ những gốc rễ này. Bởi thế, tín lư Kitô giáo lành mạnh bao giờ cũng chống lại tất cả những h́nh thức Marcionism mới, những h́nh thức,c bằng những cách thức khác nhau, có khuynh hướng muốn biến Cựu Ước đối nghịch với Tân Ước (134).                                                                          

Hơn nữa, chính Tân Ước cho ḿnh liên tục với Cựu Ước và cho thấy rằng nơi mầu nhiệm về đời sống, cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô, các cuốn Sách Thánh của dân Do Thái đă được hoàn toàn nên trọn. Tuy nhiên, cần phải được nhận thấy rằng quan niệm về việc nên trọn này của các cuốn Sách Thánh là một quan niệm phức tạp, v́ nó có 3 chiều kích: một khía cạnh căn bản của việc liên tục với mạc khải Cựu Ước, một khía cạnh của việc bất liên tục và khía cạnh của việc nên trọnsiêu việt tính. Mầu nhiệm về Chúa Kitô là những ǵ liên tục về ư hướng nơi việc sùng bái có tính chất hy tế của Cựu Ước, nhưng mầu nhiệm về Chúa Kitô này trổi vượt một cách rất khác nhau, xứng với một số lời tiên tri và v́ thế tiến tới một tầm mức hoàn hảo chưa từng đạt đến trước đó. Cựu Ước chất chứa nhiều căng thẳng giữa khía cạnh cấu tạo và khía cạnh tiên tri của ḿnh. Mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô là những ǵ hoàn toàn am hợp – mặc dù ở chỗ không thể nào dự đoán trước – với các lời tiên tri cũng như những ám chỉ của các cuốn Sách Thánh; tuy nhiên, mầu nhiệm này cho thấy những khía cạnh rơ ràng về việc bất liên tục liên quan tới những cơ cấu của Cựu Ước.  

41.     Những cứu xét này cho thấy tầm quan trọng đặc thù của Cựu Ước đối với Kitô hữu, trong khi đó cũng mang lại tính chất mới mẻ của việc giải thích theo Kitô học. Từ thời các vị tông đồ và nơi truyền thống sống động của ḿnh, Giáo Hội đă nhấn mạnh đến mối hiệp nhất nơi dự án của Thiên Chúa ở cả hai Giao Ước nhờ việc sử dụng khoa mẫu học (typology); phương thức này không có ǵ là chuyên chế nhưng có tính chất nội tại đối với các biến cố được thuật lại trong sách thánh và v́ thế liên quan tới toàn bộ Thánh Kinh. Khoa mẫu học “nhận thức được nơi các việc làm của Thiên Chúa trong Cựu Ước đều là những tiền thân của những ǵ Ngài hoàn tất khi thời gian nên trọn nơi bản thân của Người Con nhập thể của Ngài” (135). Bởi thế, Kitô hữu đọc Cựu Ước theo chiều hướng Chúa Kitô tử giá và phục sinh. Cho dù việc giải thích theo khoa mẫu dáng học này cho thấy nội dung khôn cùng của Cựu Ước từ quan điểm của Tân Ước, chúng ta cũng không được quên rằng Cựu Ước vẫn giữ được giá trị tiềm tàng là mạc khải của ḿnh, như chính Chúa Kitô của chúng ta đă khẳng định (cf. Mk 12:29-31). Thế nên, “Tân Ước cần phải được đọc theo chiều hướng Cựu Ước. Việc giảng dạy giáo lư của Kitô giáo thời sơ khai đă liên tục sử dụng Cựu Ước (cf. 1 Cor 5:6-8; 1 Cor 10:1- 11)” (136). Đó là lư do các Nghị Phụ của Thượng Nghị đă nói rằng “kiến thức của người Do Thái về Thánh Kinh có thể trở thành hữu ích cho Kitô hữu trong việc họ hiểu biết và nghiên cứu các cuốn Sách Thánh” (137). 

“Tân Ước được ẩn dấu nơi Cựu Ước và Cựu Ước được tỏ lộ nơi Tân Ước” (138), như Thánh Âu Quốc Tinh đă sâu sắc nhận định. Bởi thế, cần phải làm sáng tỏ nơi cả môi trường về mục vụ và hàn lâm mối liên hệ chặt chẽ giữa hai Giao Ước này, hợp với châm ngôn của Thánh Grêgôriô Cả: “những ǵ Cựu Ước hứa hẹn th́ Tân Ước làm sáng tỏ; những ǵ Cựu Ước loan báo một cách kín đáo th́ Tân Ước công khai loan báo như là hiện tại. Thế nên, Cựu Ước là một lời tiên tri của Tân Ước; và lời chú giải tuyệt hảo về Cựu Ước là Tân Ước” (139).

(c̣n tiếp)