Tông Hun

 

LI CHÚA

 

ca

Đức Thánh Cha Bin Đức XVI

gi

Các V Giám Mc, Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân

về

Li ca Thiên Chúa trong Đời Sng và S V ca Giáo Hi

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

chuyển dịch trực tiếp từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.pdf

  

Phần Một

 Lời Thiên Chúa – Verbum Dei

 

“Từ ban đầu đă có Lời, và Lời ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa…

và Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:1,14)

 

 

Việc Dẫn Giải Thánh Kinh trong Giáo Hội

 

 

Kitô hữu, Người Do Thái và Thánh Kinh

 

43.      Sau khi cứu xét đến mối liên hệ chặt chẽ giữa Tân Ước và Cựu Ước, giờ đây chúng ta dĩ nhiên hướng tới một mối liên kết đặc biệt giữa Kitô hữu và người Do Thái được xuất phát từ mối liên hệ ấy, một mối liên kết không bao giờ được coi thường. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, khi nói đến người Do Thái, đă gọi họ là “’những người anh em yêu dấu’ của chúng ta trong đức tin của Abraham là vị Tổ Phụ của chúng ta” (141). Việc nh́n nhận sự kiện này không phải là vấn đề chẳng lưu tâm ǵ tới những trường hợp bất liên tục được Tân Ước khẳng định liên quan tới những cơ cấu của Cựu Ước, lại càng chẳng lưu tâm ǵ tới việc nên trọn của các cuốn Sách Thánh nơi mầu nhiệm của Chúa Giêsu Kitô, Đấng được nh́n nhận là Đấng Thiên Sai và là Con Thiên Chúa. Cũng thế, cái khác biệt sâu xa và toàn diện này không hề bao hàm tính chất thù nghịch với nhau. Gươncg của Thánh Phaolô (cf. Rom 9-11) đă cho thấy ngược lại là “một thái độ tôn kính, cảm mến và yêu thương đối với dân Do Thái là thái độ Kitô giáo thực sự nơi t́nh trạng hiện nay, một t́nh trạng nhiệm mầu trong toàn thể dự án tích cực của Thiên Chúa” (142). 

 

Thật vậy, Thánh Phaolô đă nói về người Do Thái rằng: “về việc tuyển chọn th́ họ là thành phần được mến thương do bởi cha ông tổ phụ của họ, v́ những ân ban và tiếng gọi của Thiên Chúa là những ǵ bất khả văn hồi!” (Rom 11:28-29). Thánh Phaolô cũng sử dụng h́nh ảnh sống động về cây olive để diễn tả mối liên hệ rất chặt chẽ giữa Kitô hữu và người Do Thái: Giáo Hội của Dân Ngoại như chồi của một cây olive hoang dại, được ghép vào cây olive tốt tươi là thành phần dân của Giao Ước (cf. Rom 11:17-24). Nói cách khác, chúng ta có được dưỡng thực của chúng ta từ cùng nguồn gốc thiêng liêng ấy. Chúng ta gặp gỡ nhau như những người anh chị em, thành phần có những lúc trong lịch sử của ḿnh bị căng thẳng trong mối liên hệ, nhưng hiện nay mạnh mẽ dấn thân cxây dựng những chiếc cầu nối t́nh hữu nghị lâu bền (143). Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă có lần nói: “Chúng ta có nhiều điều chung. Cùng nhau chúng ta có thể thực hiện nhiều sự cho ḥa b́nh, công lư cũng như cho một thế giới huynh đệ hơn và nhân baả hơn” (144).

 

Một lần nữa tôi muốn nói rằng Giáo Hội trân trọng biết bao việc Giáo Hội đối thoại với người Do Thái. Bất cứ khi nào thích đáng, cần phải tạo cơ hội để gặp gỡ và trao đổi một cách công khai cũng như tư riêng, nhờ đó làm gia tăng việc tương kiến, tương kính và và tương hợp, cũng như trong việc học hỏi nghiên cứu các cuốn Sách Thánh.

(c̣n tiếp)