Tông Hun

 

LI CHÚA

 

ca

Đức Thánh Cha Bin Đức XVI

gi

Các V Giám Mc, Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân

về

Li ca Thiên Chúa trong Đời Sng và S V ca Giáo Hi

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

chuyển dịch trực tiếp từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.pdf

  

Phần Một

 Lời Thiên Chúa – Verbum Dei

 

“Từ ban đầu đă có Lời, và Lời ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa…

và Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:1,14)

 

 

Việc Dẫn Giải Thánh Kinh trong Giáo Hội

 

Việc bảo thủ giải thích Thánh Kinh

44.      Việc chúng ta chú trọng tới những khía cạnh khác nhau của vấn đề giải thích thánh kinh giờ đây cho phép chúng ta cứu xét tới một đề tài xuất hiện một số lần trong cuộc Thượng Nghị, đó là đề tài về việc bảo thủ giải thích thánh kinh (145). Ủy Ban Thánh Kinh của Ṭa Thánh, trong văn kiện của ḿnh là Việc Giải Thích Thánh Kinh trong Giáo Hội, đă đề ra một số hướng dẫn quan trọng. Ở đây tôi đặc biệt muốn nói tới những phương thức không tôn trọng tính chất chân thực của sách thánh, nhưng lại cổ vơ những thứ giải thích chủ quan và độc đoán. “Việc giải thích theo nghĩa đen” bị đối lại bởi đường lối bảo thủ thực sự cho thấy một thứ phản bội của cả nghĩa về văn tự lẫn nghĩa về thiêng liêng, và mở đường cho các h́nh thức mạo dụng khác nhau, chẳng hạn như bằng việc gieo rắc những lời giải thích Thánh Kinh bài giáo hội. “Vấn đề căn bản nơi việc giải thích bảo thủ đó là, khi từ chối không muốn lưu ư tới tính chất lịch sử của mạc khải thánh kinh, nó làm cho ḿnh không thể nào chấp nhận được tất cả sự thật của chính việc nhập thể. Về những mối liên hệ với Thiên Chúa, chủ trương bảo thủ t́m cách tránh né bất cứ những ǵ sát cận gần gữi giữa thần linh và nhân loại… đó là lư do nó có khuynh hướng coi sách thánh như thể được Thần Linh đọc cho viết chính tả vậy. Nó không công nhận là Lời Chúa đă được h́nh thành theo ngôn ngữ và cách diễn đạt tùy theo các giai đoạn khác nhau” (146). Đàng khác, Kitô giáo nhận thấy nơi những chữ nghĩa chính Ngôi Lời, Logos, Đấng tỏ hiện mầu nhiệm của ḿnh ra qua tính chất phức tạp và thực tại của lịch sử nhân loại (147). Đáp ứng thực sự cho một thứ đường lối bảo thủ đó là “việc giải thích Thánh Kinh tràn đầy đức tin”. Cách thức giải thích này, “được thực hành từ xa xưa trong truyền thống của Giáo Hội, t́m kiếm chân lư cứu độ cho sự sống của cá nhân Kitô hữu cũng như cho Giáo Hội. Nó nh́n nhận giá trị về lịch sử của truyền thống thánh kinh. Chính v́ giá trị của truyền thống như là một chứng từ lịch sử mà việc đọc thánh kinh như thế t́m cách khám phá ra ư nghĩa sống động của Thánh Kinh cho những cuộc sống của các tín hữu ngày nay” (148), trong khi đó vẫn không bỏ qua việc môi giới của nhân loại nơi cuốn sách được linh ứng viết ra cùng với các thể loại văn từ của nó.

(c̣n tiếp)