Tông Hun

 

LI CHÚA

 

ca

Đức Thánh Cha Bin Đức XVI

gi

Các V Giám Mc, Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân

về

Li ca Thiên Chúa trong Đời Sng và S V ca Giáo Hi

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

chuyển dịch trực tiếp từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.pdf

  

Phần Một

 Lời Thiên Chúa – Verbum Dei

 

“Từ ban đầu đă có Lời, và Lời ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa…

và Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:1,14)

 

 

Việc chúng ta đáp ứng Vị Thiên Chúa phát ngôn  

 

Được kêu gọi tới việc giao ước với Thiên Chúa 

22.      Bằng việc nhấn mạnh đến nhiều h́nh thức của Lời, chúng ta đă có thể thấy được nhiều cách thức Thiên Chúa sử dụng để nói với và gặp gỡ con người nam nữ, làm cho ḿnh được biết đến trong cuộc đối thoại. Thật sự, như các Nghị Phụ của Thượng Nghị nói, “khi chúng ta nói về việc mạc khải, th́ việc đối thoại bao gồm chính yếu Lời Chúa ngỏ cùng con người” (71). Mầu nhiệm về Giao Ước này bày tỏ mối liên hệ ấy giữa Thiên Chúa là Đấng lên tiếng kêu gọi con người, với con người là thành phần đáp ứng, cho dù hiển nhiên không phải là vấn đề về một cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn bè với nhau; những ǵ chúng ta gọi là Cựu Ước và Tân Ước th́ không phải là giao ước giữa hai bên ngang hành với nhau, nhưng hoàn toàn là một tặng ân của Thiên Chúa. Với tặng ân này của t́nh yêu của ḿnh, Thiên Chúa nối liền hết mọi khoảng cách và thực sự làm cho chúng ta trở thành “những đồng bạn” của Ngài, để thực hiện mầu nhiệm phối ngẫu về t́nh yêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Theo nhăn quan này th́ hết mọi con người nam nữ trở thành như một kẻ được Lời nói với, thánh đố và kêu gọi tham dự cuộc đối thoại yêu thương bằng việc tự do đáp ứng. Mỗi một người trong chúng ta bởi thế được Thiên Chúa cho phép nghe thấy và đáp ứng Lời của Ngài. Chúng ta được dựng nên trong Lời và sống trong Lời; chúng ta không thể hiểu được bản thân ḿnh trừ phi chúng ta cởi mở cho cuộc đối thoại này. Lời Chúa phơi bày cho thấy bản chất con cái và liên hệ của việc con người hiện hữu. Chúng ta thực sự được ân sủng kêu gọi nên giống Chúa Kitô, Con của Cha, và trong Người, được biến đổi.

Thiên Chúa lắng nghe chúng ta và đáp ứng những vấn đề của chúng ta

 

23.      Trong cuộc đối thoại này với Thiên Chúa, chúng ta mới hiểu được bản thân ḿnh và chúng ta mới khám phá được giải đáp cho những vấn nạn sâu xa nhất của ḷng chúng ta. Lời Chúa thật sự không phải là những ǵ độc hại đối với chúng ta; Lời Chúa không dập tắt đi những ước muốn chân thực của chúng ta, trái lại, soi sáng chúng, thanh tẩy chúng và hoàn trọn chúng. Quan trọng biết bao cho thời đại của chúng ta trong việc nhận thức rằng chỉ có duy một ḿnh Thiên Chúa mới có thể đáp ứng nỗi khát vọng này ở trong cơi ḷng của hết mọi con người nam nữ! Đáng buồn thay, trong thời đại của chúng ta đây, và ở Tây phương, đang lan tràn một quan niệm là Thiên Chúa là Đấng ở ngoài lề cuộc sống và các vấn đề của con người, và chính sự hiện diện của Ngài có thể trở thành một thứ đe dọa cho việc sống tự trị của con người. Tuy nhiên, toàn thể công cuộc cứu độ lại chứng tỏ rằng Thiên Chúa nói năng và tác hành trong lịch sử v́ thiện ích của chúng ta cũng như cho ơn cứu độ toàn diện của chúng ta. Bởi thế, theo quan điểm của mục vụ, thật là quan trọng trong việc tŕnh bày Lời Chúa theo khả năng của Lời này để đối thoại với các thứ vấn đề thường nhật xẩy ra cho con người. Chính Chúa Giêsu nói rằng Người đến để chúng ta được sự sống dồi dào (cf Jn 10:10). Bởi thế chúng ta cần nỗ lực hết sức để chia sẻ Lời Chúa như là một thứ hướng chiều về các vấn đề của chúng ta, như một giải đáp cho những vấn nạn của chúng ta, như việc nới rộng các thứ giá trị của chúng ta, và viên trọn các khát vọng của chúng ta. Hoạt động mục vụ của Giáo Hội cần làm sáng tỏ rơ ràng về việc làm thế nào Thiên Chúa lắng nghe các nhu cầu của chúng ta và lời van xin trợ giúp của chúng ta. Như Thánh Bonaventura nói trong cuốn Breviloquium: “Hoa trái của Thánh Kinh không phải là bất cứ hoa trái nào, mà là chính tầm vóc viên trọn của hạnh phúc đời đời. Thánh Kinh là cuốn sách chứa đựng những lời sự sống đời đời, nhờ đó chúng ta mới chẳng những tin tưởng mà c̣n chiếm được sự sống đời đời nữa, một sự sống nhờ đó chúng ta nh́n thấy và mến yêu và tất cả mọi ước muốn của chúng ta được nên trọn” (72).

 

Đối thoại với Thiên Chúa bằng những lời của Ngài

 

24.      Lời Chúa lôi kéo mỗi một người chúng ta vào cuộc nói chuyện với Chúa: Vị Thiên Chúa phát ngôn là Đấng dạy chúng ta biết làm sao để nói với Ngài. Ở đây, tự nhiên chúng ta nghĩ đến Sách Thánh Vịnh, một cuốn sách trong đó Thiên Chúa cống hiến cho chúng ta những lời lẽ để chúng ta có thể nói với Ngài, có thể đặt cuộc đời của chúng ta trước nhan Ngài, nhờ đó, làm cho chính đời sống trở thành một con đường tới cùng Thiên Chúa (73). Nơi các Thánh Vịnh, chúng ta thấy được hết mọi cảm t́nh khả hữu của con người được bày tỏ một cách thâm thúy trước nhan Thiên Chúa; niềm vui và nỗi khổ, buồn phiền và hy vọng, sợ hăi và lo âu: tất cả đều được tỏ bày ở nơi đây. Cùng với các bài Thánh Vịnh, chúng ta cũng nghĩ đến cả nhiều đoạn khác trong Thánh Kinh bày tỏ việc chúng ta hướng về Thiên Chúa nơi việc nguyện xin chuyển cầu (cf Ex 33:12-16), nơi những bài ca hân hoan chiến thắng (cf Ex 15) hay nơi nỗi sầu đau trước những khó khăn cảm nghiệm thấy khi thi hành sứ vụ của chúng ta (cf Jer 20:7-18). Như thế, lời của chúng ta thưa cùng Thiên Chúa trở thành lời của Thiên Chúa, nhờ đó củng cố bản chất đối thoại của tất cả mạc khải Kitô giáo (74), và toàn thể cuộc sống của chúng ta trở thành một cuộc đối thoại với vị Thiên Chúa phát ngôn và lắng nghe, Đấng kêu gọi chúng ta và cống hiến cho đời chúng ta hướng đi. Ở đây, Lời Chúa cho thấy rằng cả cuộc sống của chúng ta đều hướng theo tiếng gọi thần linh (75).

 

Lời Chúa và đức tin

 

25.      “’Việc tuân phục của đức tin’ (Rom 16:26; cf.Rom 1:5; 2 Cor 10:5-6) cần phải là đáp ứng của chúng ta với Thiên Chúa là Đấng mạc khải tỏ ḿnh. Bằng đức tin, con người tự do hoàn toàn dấn thân ḿnh cho Thiên Chúa, bắt “trí khôn và ư muốn hoàn toàn thuần phục Thiên Chúa là Đấng mạc khải tỏ ḿnh và sẵn sàng chấp nhận mạc khải của Thiên Chúa” (76). Bằng những lời này, Hiến Chế Tín Lư Dei Verbum đă cống hiến một diễn tả chính xác cho vị thế chúng ta cần phải có đối với Thiên Chúa. Việc đáp ứng thích đáng của con người với Vị Thiên Chúa phát ngôn là đức tin. Ở đây chúng ta rơ ràng thấy rằng “để chấp nhận mạc khải, con người cần phải mở trí khôn và tấm ḷng ra cho tác động của Thánh Linh, Đấng giúp họ có thể hiểu Lời Chúa hiện diện trong các Sách Thánh” (77). Thật vậy, chính việc rao giảng lời thần linh này thực sự là những ǵ làm phát sinh đức tin, nhờ đó chúng ta bày tỏ sự chân thành đồng ư của chúng ta với sự thật được mạc khải cho chúng ta và chúng ta hoàn toàn dấn ḿnh cho Chúa Kitô: “đức tin xuất phát từ những ǵ đă nghe, và những ǵ đă nghe xuất phát từ lời của Chúa Kitô” (Rm 10:17). Toàn thể lịch sử cứu độ chứng tỏ một cách tiến triển mối liên hệ sâu xa này giữa Lời Chúa và một đức tin xuất phát từ việc gặp gỡ Chúa Kitô. Bởi thế, đức tin được h́nh thành như là một cuộc gặp gỡ với một con người được chúng ta kư thác tất cả cuộc đời của ḿnh cho. Chúa Giêsu Kitô vẫn hiện diện hôm nay đây trong lịch sử, nơi thân ḿnh của Người là Giáo Hôả; v́ lư do này mà tác động đức tin của chúng ta vừa có tính cách riêng tư cá nhân vừa có tính cách chung giáo hội.

 

Tội lỗi là từ chối lắng nghe Lời Chúa

 

26.      Lời Chúa chắc chắn cũng cho thấy khả năng thảm thương là tự do của con người có thể rút ra khỏi cuộc đối thoại giao ước này với Thiên Chúa là Đấng chúng ta được dựng nên cho Ngài. Lời thần linh này cũng cho thấy tội lỗi ẩn nấp nơi tâm can của con người. Trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, chúng ta rất thường thấy tội lỗi được diễn tả như là một thứ chối từ lắng nghe lời này, như một thứ phá ngang mối giao ước mà nhờ đó được gần gũi với Thiên Chúa là Đấng kêu gọi chúng ta hiệp thông với chính Ngài (78). Thánh Kinh chứng tỏ cho thấy cách thức tội lỗi của con người thực sự là việc bất tuân và chối từ lắng nghe. Việc tận tuyệt tuân phục của Chúa Giêsu, cho dù Người có chết trên thập tự giá (cf Phil 2:8) là những ǵ hoàn toàn lột tả chân tướng của thứ tội lỗi ấy. Việc tuân phục của Người là những ǵ thực hiện Tân Ước giữa Thiên Chúa và con người, và ban cho chúng ta khả năng ḥa giải. Chúa Giêsu được Cha sai như một hy tế để đền bù các tội lỗi của chúng ta cũng như tội lỗi của toàn thế giới (cf. 1 Jn 2:2; 4:10; Heb 7:27). Như thế chúng ta được cống hiến cho cơ hội cứu chuộc xót thương và khởi điểm cho một sự sống mới trong Chúa Kitô. Đó là lư do tín hữu cần phải được dạy cho biết rằng căn gốc của tội lỗi là ở chỗ chối từ lắng nghe Lời Chúa và không chấp nhận nơi Chúa Giêsu Lời Chúa, ơn tha thứ hướng chúng ta đến phần rỗi.

 

Mẹ Maria, “Mẹ của Lời Chúa” và “Mẹ của Đức Tin”

 

27.     Các Nghị Phụ của Thượng Nghị tuyên bố rằng mục đích căn bản của Thượng Nghị 12 này là “canh tân đức tin của Giáo Hội theo Lời Chúa”. Để làm như vậy, cúng ta cần phải nh́n vào một vị mà Lời Chúa và đức tin đă tương tác một cách toàn hảo, tức là, nh́n lên Trinh Nữ Maria, “vị bằng lời ‘xin vâng’ của ḿnh đối với lời giao ước và sứ vụ của ḿnh, đă hoàn hảo trọn vẹn ơn gọi thần linh của nhân loại” (79). Thực tại về nhân loại đă được dựng nên nhờ Lời đạt tới h́nh ảnh trọn hảo nhất của ḿnh nơi đức tin tuân phục của Mẹ Maria. Từ Truyền Tin tới Hiện Xuống, Mẹ tỏ ra như một người nữ hoàn toàn cởi mở trước ư muốn của Thiên Chúa. Mẹ là Vị Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội, vị được Chúa làm cho “đầy ơn phúc” (cf. Lk 1:28) và tỏ ra vô tư dễ dạy với lời của Ngài (cf. Lk 1:38). Đức tin tuân phục của Mẹ h́nh thành cuộc sống của Mẹ từng giây từng phút trước dự án của Thiên Chúa. Là một Trinh Nữ hằng lắng nghe Lời Chúa, Mẹ hoàn toàn tuân hợp với lời ấy; Mẹ trân quí trong ḷng ḿnh các biến cố về Con của Mẹ, ghép chúng lại với nhau làm thành như một bức họa vi thạch duy nhất (cf Lk 2:19,51) (80). Trong thời đại của chúng ta, tín hữu cần được giúp đỡ để thấy rơ ràng hơn nữa mối liên hệ giữa Mẹ Maria Nazarét với việc đầy tin tưởng lắng nghe Lời Chúa. Tôi cũng khuyến khích cả các học giả nữa hăy nghiên cứu mối liên hệ giữa Thánh Mẫu học và khoa thần học về Lời Chúa. Điều này có thể cho thấy lợi ích nhất cho cả đời sống thiêng liêng lẫn cho các cuộc nghiên cứu về thần học và thánh kinh. Thật vậy, những ǵ kiến thức về đức tin giúp chúng ta có thể biết về Mẹ Maria nằm ngay ở tâm điểm của chân lư Kitô giáo. Việc nhập thể của Lời không thể nào được thụ thai mà không có tự do của người nữ trẻ trung này, một người nữ, bằng việc ưng thuận của ḿnh, đă cộng tác một cách quyết liệt với biến cố vĩnh hằng tiến vào thời gian. Mẹ Maria là h́nh ảnh của Giáo Hội nơi việc chuyên chú lắng nghe Lời Chúa, Lời đă hóa thành nhục thể nơi Mẹ. Mẹ Maria cũng là biểu hiệu cho việc cởi mở với Thiên Chúa cũng như với người khác; một việc tích cực lắng nghe được nội tâm hóa và đồng hóa, một việc lắng nghe mà Lời trở thành một lối sống.

 

28.      Ở đây tôi muốn đề cập tới việc Mẹ Maria quen thuộc với Lời Chúa. Điều này là những ǵ hiển nhiên ở trong ca vịnh Ngợi Khen – Magnificat. Nơi ca vịnh này, ở một nghĩa nào đó chúng ta thấy Mẹ đồng hóa với Lời, đi sâu vào Lời; nơi bài ca vịnh tuyệt vời về đức tin này, vị Trinh Nữ chúc tụng Chúa bằng những lời của Chúa: “Ca vịnh Ngợi Khen – có thể nói là một bức chân dung về linh hồn của Mẹ – hoàn toàn được đan kết với những gịng mạch của Thánh Kinh, những gịng mạch được rút ra từ Lời Chúa. Ở đây chúng ta thấy Mẹ Maria sống hoàn toàn tự nhiên với Lời Chúa như thế nào, ở chỗ dễ dàng quấn quyện với Lời Chúa ra sao. Mẹ nói năng và nghĩ tưởng theo Lời Chúa; Lời Chúa trở thành lời của Mẹ, và lời của Mẹ xuất phát từ Lời Chúa. Ở đây chúng ta thấy tâm tưởng của Mẹ am hợp với tâm tưởng của Thiên Chúa ra sao, ư muốn của Mẹ am hợp với ư muốn của Thiên Chúa như thế nào. V́ Mẹ Maria hoàn toàn thấm nhiễm Lời Chúa mà Mẹ mới có thể trở thành Mẹ của Lời nhập thể” (81).

 

Ngoài ra, nh́n lên Người Mẹ của Thiên Chúa, chúng ta thấy hoạt động của Thiên Chúa trên thế giới bao giờ cũng liên quan tới tự do của chúng ta biết bao, v́ nhờ đức tin mà Lời thần linh biến đổi chúng ta. Hoạt động tông đồ và mục vụ của chúng ta không bao giờ có tác hiệu nếu chúng ta không học nơi Mẹ Maria cách thức được tác động của Thiên Chúa h́nh thành trong chúng ta: “việc sốt sắng và mến yêu chuyên chú tới h́nh ảnh Mẹ Maria như mô phạm và nguyên mẫu của đức tin Giáo Hội có một tầm vóc quan trọng trong việc phát sinh ra trong thời đại của chúng ta đây một thay đổi mẫu mực cụ thể trong mối liên hệ của Giáo Hội với Lời, cả ở việc lắng nghe trong nguyện cầu và ḷng quảng đại dấn thân cho sứ vụ và việc loan truyền” (82).

 

Khi chúng ta chiêm ngưỡng nơi Người Mẹ của Thiên Chúa một đời sống hoàn toàn được h́nh thành theo Lời Chúa, chúng ta nhận thấy rằng cả chúng ta nữa cũng được kêu gọi để tham phần vào mầu nhiệm đức tin, nhờ đó Chúa Kitô đến ở trong đời sống của chúng ta. Hết mọi tín hữu Kitô giáo, Thánh Ambrôsiô nhắc nhở chúng ta, một cách nào đó thụ thai trong ḷng và sinh hạ Lời Chúa: cho dù chỉ có một người Mẹ duy nhất theo xác thịt, nhưng theo đức tin Chúa Kitô cũng là con cái của tất cả chúng ta (83). Bởi thế, những ǵ xẩy ra cho Mẹ Maria hằng ngày có thể tái diễn nơi mỗi ngươi ờhúng ta, nơi việc nghe Lời cũng như trong việc cử hành các bí tích.