Tông Hun

 

LI CHÚA

 

ca

Đức Thánh Cha Bin Đức XVI

gi

Các V Giám Mc, Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân

về

Li ca Thiên Chúa trong Đời Sng và S V ca Giáo Hi

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

chuyển dịch trực tiếp từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.pdf

  

Phần Một

 Lời Thiên Chúa – Verbum Dei

 

“Từ ban đầu đă có Lời, và Lời ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa…

và Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:1,14)

 

 

Vị Thiên Chúa phát ngôn

 

Chiều kích cánh chung của Lời Chúa

14.     Trong tất cả những điều ấy, Giáo Hội lên tiếng cho biết là Giáo Hội nhận thức rằng cùng với Chúa Giêsu Kitô Giáo Hội ở trước Lời Thiên Chúa tối hậu: Người là “nguyên khởi và là cùng tận” (Rev 1:17). Người đă cống hiến cho tạo vật và lịch sử ư nghĩa tối hậu của chúng; bởi vậy chúng ta được kêu gọi để sống trong thời gian cũng như trong việc tạo thành của Thiên Chúa theo nhịp điệu cánh chung của Lời này; “thế nên nhiệm cuộc Kitô giáo sẽ không bao giờ qua đi v́ nó là giao ước mới và vĩnh viễn; và không cần phải trông đợi một thứ mạc khải công khai mới nào nữa trước cuộc tỏ ḿnh hiển vinh của Chúa Giêsu Kitô” (cf. 1 Tim 6:14 and Tit 2:13) ” (41). Thật vậy, như các Nghị Phụ nhận định trong Thượng Nghị, “cái tính chất đặc thù chuyên nhất của Kitô giáo được bộc lộ nơi biến cố là Chúa Giêsu Kitô, tột đỉnh của mạc khải, tầm vóc trọn vẹn của những lời Thiên Chúa hứa và là Đấng Môi Giới cho cuộc gặp gỡ giữa con người và Thiên Chúa. “Người, Đấng ‘đă tỏ Thiên Chúa ra’ (Jn 1:18), là Lời duy nhất tối hậu được ban cho loài người” (42) Thánh Gioan Thánh Giá đă diễn tả sự thật này một cách uy nghi như sau: “V́ Ngài đă ban cho chúng ta Con của ḿnh, Lời duy nhất của ḿnh (v́ Ngài không có một lời nào khác), Ngài đă nói hết mọi sự nơi Lời duy nhất này chỉ duy một lần – và Ngài đă không nói thêm ǵ nữa… v́ những ǵ Ngài nói trước đó cho các vị tiên tri một phần nào, th́ Ngài đă nói tất cả mọi sự một lần bằng việc ban cho chúng ta Tất Cả là Con của Ngài ấy. Bất cứ ai yêu cầu Thiên Chúa hay mong muốn một thị kiến hay mạc khải nào đó sẽ vấp phạm lỗi lầm, chẳng những v́ hành vi ngu muội mà c̣n v́ xúc phạm đến Ngài nữa, bởi không gắn bó ánh mắt của ḿnh hoàn toàn vào Chúa Kitô mà sống theo ước ao muốn có những ǵ mới mẻ khác nào đó” (43).  

Bởi vậy, Thượng Nghị đă hướng tới nhu cầu cần “giúp cho tín hữu biết phân biệt Lời Chúa với các thứ mạc khải tư” (44) là những mạc khải đóng vai tṛ “không phải để ‘hoàn tất’ mạc khải tối hậu của Chúa Kitô mà là để nhớ chúng sống một cách trọn vẹn hơn ở một giai đoạn lịch sử nào đó” (45). Giá trị của các mạc khải tư theo yếu tính khác với các mạc khải của mạc khải công khai duy nhất: mạc khải công khai duy nhất đ̣i phải tin tưởng; nơi mạc khải này chính Thiên Chúa nói với chúng ta bằng các lời nói của loài người và qua trung gian của cộng đồng sống động Giáo Hội. Tiêu chuẩn để phán đoán sự thật của một mạc khải tư đó là hướng chiều của nó về chính Chúa Kitô. Nếu nó dẫn chúng tax a khỏi Người th́ nó chắc chắn không xuất phát từ Thánh Linh, Đấng dẫn chúng ta càng sâu xa tiến vào Phúc Âm hơn chứ không xa ĺa Phúc Âm. Mạc khải tư là một thứ trợ giúp cho đức tin này, và nó chứng tỏ tính chất khả tín của nó chính là ở chỗ nó qui về mạc khải công khai duy nhất. Việc chấp thuận của Giáo Hội đối với một mạc khải tư chính yếu có nghĩa là sứ điệp của nó không có ǵ phản lại với đức tin và luân lư; việc công khai phổ biến nó là những ǵ hợp lệ và tín hữu được cho phép gắn bó với nó một cách khôn ngoan. Một mạc khải tư có thể đề ra những ǵ cần phải nhấn mạnh mới mẻ, phát động những h́nh thức đạo đức mới, hay đi sâu hơn vào những h́nh thức đạo đức cũ. Nó có thể chất chứa một tính chất tiên tri nào đó (cf. 1 Th 5:19-21) và có thể trở thành một trợ giúp quí báu cho việc hiểu biết hơn và sống tốt hơn Phúc Âm ở một thời điểm nào đó; cho nên không được coi nhẹ nó. Nó là một trợ giúp được cống hiến nhưng không bắt buộc sử dụng nó. Dù sao nó cần phải là vấn đề nuôi dưỡng đức tin, đức cậy và đức mến, những ǵ là đường lối vĩnh viễn cho phần rỗi đối với hết mọi người (46).

 

(c̣n tiếp)