Tông Hun

 

LI CHÚA

 

ca

Đức Thánh Cha Bin Đức XVI

gi

Các V Giám Mc, Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân

về

Li ca Thiên Chúa trong Đời Sng và S V ca Giáo Hi

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

chuyển dịch trực tiếp từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.pdf

  

Phần Một

 Lời Thiên Chúa – Verbum Dei

 

“Từ ban đầu đă có Lời, và Lời ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa…

và Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:1,14)

 

 

Vị Thiên Chúa phát ngôn 

Lời Chúa và Thánh Linh 

15.     Sau khi suy tư về Lời Chúa sau cùng và vĩnh viễn đối với thế giới, giờ đây chúng ta cần phải đề cập đến sứ vụ của Thánh Linh đối với Lời thần linh. Thật vậy, không thể nào thấu hiểi thực sự mạc khải Kitô giáo nếu không có hoạt động của Vị Cố Vấn này. Điều này thích đáng ở chỗ việc thông đạt ḿnh của Thiên Chúa bao giờ cũng bao gồm mối liên hệ của Ngôi Con và Thánh Linh, những Đấng được Thánh Irenaues thành Lyon ám chỉ như là “hai bàn tay của Ngôi Cha” (47). Chính Thánh Kinh đă nói về sự hiện diện của Thánh Linh trong lịch sử cứu độ và đặc biệt là trong đời sống của Chúa Giêsu: Người đă được thụ thai bởi Trinh Nữ Maria bởi quyền phép Thánh Linh (cf. Mt 1:18; Lk 1:35); mở đầu cho sứ vụ công khai của ḿnh, trên bờ sống Dược Đăng (Jordan), Người thấy Thánh Thần xuống trên Người với h́nh con chim bồ câu (cf. Mt 3:16); với cùng vị Thần Linh này, Chúa Giêsu đă tác hành, nói năng và hoan hỉ (cf. Lk 10:21); và Người đă hy hiến bản thân ḿnh trong Vị Thần Linh này (cf. Heb 9:14). Khi sứ vụ của ḿnh đi đến hồi kết thúc, theo tŕnh thuật của Thánh Gioan, chính Chúa Giêsu hiển nhiên liên kết việc hiến mạng sống ḿnh với việc sai Thần Linh xuoông trên những ai thuộc về Người (cf. Jn 16:7). Chúa Giêsu Phục Sinh, mang trên thân xác của ḿnh những dấu hiệu của cuộc khổ nạn, bấy giờ tuôn ban Thần Linh của ḿnh (cf. Jn 20:22), làm cho các môn đệ của Người trở thành nhưữg người thông phần vào sứ vụ của Người (cf. Jn 20:21).  Thánh Thần cần phải dạy cho các môn đệ tất cả mọi sự và giúp cho các vị nhớ lại tất cả những ǵ Chúa Kitô đă nói (cf. Jn 14:26), v́ Ngài, là Thần Chân Lư (cf. Jn 15:26), sẽ dẫn các môn đệ vào tất cảsự thật (cf. Jn 16:13). Sau hết, trong Cuốn Tông Vụ, chúng ta đọc thấy rằng Vị Thần Linh này đă ngự xuống trên Nhóm 12 đang hợp nhau nguyện cầu cùng Mẹ Maria trong ngày Lễ Ngũ Tuần  (cf. 2:1-4), và thúc bách họ đảm nhận sứ vụ loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi dân tộc (48).

Bởi vậy, Lời Chúa được diễn đạt bằng ngôn từ loài người nhờ công việc của Thánh Linh. Những sứ vụ của Ngôi Con và Thánh Linh là những ǵ bất khả phân ly và tạo nên một công cuộc cứu độ duy nhất. Cũng Vị Thần Linh đă tác động nơi việc nhập thể của Lời ở cung ḷng của Trinh Nữ Maria là Vị Thần Linh hướng dẫn Chúa Giêsu suốt cả sứ vụ của Người và được hứa ban cho các môn đệ. Vị Thần Linh nói qua các tiên tri này nâng đỡ và tác động Giáo Hội trong công việc loan báo Lời Chúa của Giáo Hội cungũnhư trong việc rao giảng của các Tông Đồ; sau hết, chính vị Thần Linh này linh ứng cho các tác giả viết Sách Thánh.  

16.     Nhận thức được chân trời về Thánh Linh này, các Nghị Phụ của Thượng Nghị đă nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hoạt động Thánh Linh trong đời sống của Giáo Hội cũng như trong cơi ḷng của thành phần tín hữu liên quan tới Thánh Kinh (49): không có công việc hieêu năng của “Thần Chân Lư” ( Jn 14:16), không thể nào hiểu được những lời của Chúa. Như Thánh Irenaeus nói: “Những ai không tham phần vào Thần Linh th́ không nhận được từ ḷng của mẹ ḿnh (Giáo Hội) lương thực sự sống; họ không lănh nhận được ǵ từ suối nguồn tinh tuyền nhất tuôn ra từ thân ḿnh của Chúa Kitô” (50). Như Lời Chúa đến với chúng ta nơi thân ḿnh của Chúa Kitô thế nào, nơi thân xác Thánh Thể của Người cũng như nơi thân ḿnh của Thánh Kinh, th́ nhờ hoạt động của Thánh Linh, Lời Chúa cũng chỉ có thể được lănh nhận và hiểu biết nhờ cùng Vị Thần Linh này mà thôi.

Các vị đại trước tác của truyền thống Kitô giáo đă đồng nhất nói về vị thế của Thánh Linh trong mối liên hệ tín hữu cần phải có đối với Thánh Kinh. Thánh Gioan Kim Khẩu nói rằng Thánh Kinh “cần mạc khải của Thần Linh, nhờ đó, bằng việc khám phá ra ư nghĩa thực sự của những ǵ được chất chứa trong đó, chúng ta mới có thể gặt hái được dồi dào ích lợi” (51). Thánh Giêrônimô cũng mạnh mẽ xác tín rằng “chúng ta không thể nào hiểu được Thánh Kinh nếu thiếu sự trợ giúp của Thánh Linh là Đấng đă linh ứng viết Thánh Kinh” (52). Thánh Grêgôriô Cả nhấn mạnh một cách đẹp đẽ rằng hoạt động của Vị Thần  Linh này trong việc h́nh thành và dẫn giải Thánh Kinh: “Chính Ngài đă tạo nên những lời của các Tân Ước thánh, th́ chính Ngài cũng tỏ ra cho biết ư nghĩa của chúng” (53). Richard of Saint Victor vạch ra rằng chúng ta cần “đôi mắt bồ câu”, được Thần Linh soi sáng và dạy dỗ, để hiểu sách thánh (54).

Cả ở đây nữa, tôi muốn nhấn mạnh đến chứng từ rất quan trọng về mối liên hệ giữa Thánh Linh và Thánh Kinh, một mối liên hệ chúng ta thấy trong các bản văn phụng vụ, nơi Lời Chúa được công bố, lắng nghe và dẫn giải cho tín hữu. Chúng ta thấy được một chứng từ cho điều này nơi những kinh nguyện cổ xưa, những kinh nguyện theo h́nh thức của một lời kêu cầu Thần Linh trước khi công bố các bài đọc: “Xin hăy sai Thần Linh Cố Vấn vào ḷng của chúng con và làm cho chúng con hiểu được Thánh Kinh được Ngài linh ứng; và giúp con giải thích Thánh Kinh một cách xứng đáng, nhờ đó tín hữu qui tụ lại nơi đây được lợi ích bởi đó mà ra”. Chúng ta cũng thấy những lời cầu nguyện, ở cuối bài giảng, một lần nữa xin Thiên Chúa sai tặng ân Thần Linh xuống trên thành phần tín hữu: “Lạy Thiên Chuú là Đấng Cứu Độ của chúng con… cúng con van nài Chúa cho dan chúng đây: xin Chúa hăy sai Thánh Linh xuống trên họ; xin Chúa Giêsu hăy đến viếng thăm họ, nói với tâm trí của tất cả mọi người, dọn ḷng họ tin tưởng và dẫn linh hồn chúng con tới Chúa, Thiên Chúa của t́nh thương” (55). Điều này làm sáng tỏ vấn đề là chúng ta không thể hiểu được ư nghĩa của Lời Chúa trừ khi chúng ta cởi mở cho hoạt động của Đấng Cố Vấn trong Giáo Hội cũng như trong ḷng của các tín hữu.

(c̣n tiếp)