Tông Hun

 

LI CHÚA

 

ca

Đức Thánh Cha Bin Đức XVI

gi

Các V Giám Mc, Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân

về

Li ca Thiên Chúa trong Đời Sng và S V ca Giáo Hi

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

chuyển dịch trực tiếp từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.pdf

  

Phần Một

 Lời Thiên Chúa – Verbum Dei

 

“Từ ban đầu đă có Lời, và Lời ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa…

và Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:1,14)

 

 

Vị Thiên Chúa phát ngôn 

 

Thánh Truyền và Thánh Kinh

 

17.      Trong việc tái khẳng định mối liên hệ sâu xa giữa Thánh Linh và Lời Chúa, chúng tôi cuũg đă đặt nền tảng cho việc hiểu biết về tầm quan trọng và giá trị quết liệt của Truyền Thống sống động và Thánh Kinh trong Giáo Hội. Thật vậy, v́ Thiên Chúa “quá yêu thương thế gian đến ban Con một của ḿnh” (Jn 3:16), mà Lời thần linh, được nói lên trong thời gian, được tuôn đổ xuống trên và “được trao phó” cho Giáo Hội một cách dứt khoát, nhờ đó việc loan báo ơn cứu độ có thể được truyền đạt một cách hiệu nghiệm ở mọi nơi và mọi lúc. Như Hiến Chế Tín Lư Dei Verbum nhắc nhở chúng ta, cính Chúa Giêsu Kitô đă truyền cho các Tông Đồ rao giảng Phúc Âm – một phúc âm được hứa trước qua các vị tiên tri, được nên trọn nơi bản thân của Người và được khai mở bởi môi miệng của Người – cho tất cả mọi người như là nguồn mạch cho tất cả sự thật cứu độ và lề luật luân lư, thông đạt các tặng ân của Thiên Chúa cho họ. Điều này được trung thành tuân hành thực hiện; nó được thi hành bởi các vị Tông Đồ là thành phần truyền đạt, bằng việc rao giảng về ngôn từ, bằng gương lành của họ, bằng các chỉ thị của họ, những ǵ chính các vị được nhận lănh – hoặc từ môi miệng của Chúa Kitô, từ cách sống của Người cùng những việc làm của Người, hay bằng việc biết Phúc Âm nhờ Thánh Linh soi động; Phúc Âm được các Tông Đồ thi hành và các người liên hệ với các vị, thành phần, theo tác động của cùng Thánh Thần, đă đặt bút viết ra sứ điệp cứu độ “ (56).

 

Công Đồng Chung Vaticanô II cũng nói rằng Truyền Thống từ gốc gác tông đồ là một thực tại sống động và năng động: nó “phát triển trong Giáo Hội, nhờ ơn trợ giúp của Thánh Linh”; tuy nhiên không phải theo nghĩa là nó thay đổi ở sự thật của ḿnh, một sự thật vĩnh viễn. Trái lại, “đang phát triển về minh thức đối với những thực tại và những ngôn từ đang được truyền đạt”, nhờ việc chiêm ngắm và học hỏi, bằng thứ kiến thức có được bởi cảm nghiệm thiêng liêng sâu xa hơn cũng như bởi “việc rao giảng của những vị thừa kế vai tṛ giám mục đă nhận được đặc sủng vững chắc về sự thật” (57).

 

Truyền Thống sống động là những ǵ thiết yếu giúp Giáo Hội có thể phát triển qua gịng thời gian nơi việc hiểu biết chân lư được mạc khải trong Thánh Kinh; thật vậy, “nhờ cùng thánh truyền ấy mà Giáo Hội biết được toàn thể sổ bộ các sách thánh và chính các Sách Thánh được hiểu thấu đáo hơn và liên lỉ mang lại hiệu quả trong Giáo Hội” (58). Sau hết, chính Truyền Thống sống động của Giáo Hội là những ǵ làm cho chúng ta hiểu được một cách thỏa đáng Thánh Kinh như là Lời Chúa. Mặc dù Lời Chúa có trước và vượt hơn Thánh Kinh, tuy nhiên Thánh Kinh, được Thiên Chúa linh ứng, lăi chất chứa Lời thần linh (cf. 2 Tim 3:16) “một cac1h hoàn toàn chuyên biệt” (59).

 

18.      Bởi vậy, chúng ta rơ ràng thấy được đối với Dân Chúa cần phải được giảng dạy và huấn luyện thích đáng ra sao trong việc tiến tới với Thánh Kinh liên quan với Truyền Thống sống động của Giáo Hội, cũng như trong việc nhận thấy nơi Sách Thánh chính Lời Chúa. Vấn đề duy tŕ việc tiến tới ấy nơi tín hữu là những ǵ rất quan trọng theo quan điểm của đời sống thiêng liêng. Ở đây, cũng cần nhắc lại việc suy loại được các Giáo Phụ của Giáo Hội nêu lên giữa Lời Chúa đă hóa thành “nhục thể” và lời trở thành một “cuốn sách” (60) Hiến Chế Tín Lư Dei Verbum tiếp tục truyền thống cổ này, một truyền thống chủ trương, như Thánh Ambrose nói (61) rằng “thân ḿnh của Con là Thánh Kinh chúng ta đă lănh nhận”, và tuyên bố rằng “những lời nói của Thiên Chúa, được diễn tả bằng ngôn ngữ loài người, rất giống như ngôn từ của loài người, như lời của Cha hằng hữu, khi Người mặc lấy xác thịt yếu hèn của con người đă trở nên như họ” (62). Khi hiểu như thế, Thánh Kinh hiện lên cho chúng ta như là một thực tại duy nhất qua nhiều h́nh thức và nội dung khác nhau của ḿnh” (64).

 

Tóm lại, nhờ hoạt động của Thánh Linh và theo hướng dẫn của huấn quyền, Giáo Hội truyền đạt cho mọi thế hệ tất cả những ǵ đă được mạc khải nơi Chúa Kitô. Giáo Hội sống với niềm tin tưởng rằng Chúa của ḿnh, Đấng đă nói trong quá khứ, ngày nay tiếp tục truyền đạt lời của ḿnh nơi Truyền Thống sống động cũng như nơi Thánh Kinh. Thật vậy, Lời Chúa được ban cho chúng ta trong Thánh Kinh như là một chứng từ linh ứng về mạc khải; cùng với Truyền Thống sống động của Giáo Hội, Lời Chúa tạo nên qui luật tối cao của đức tin (65).

(c̣n tiếp)