Tông Hun

 

LI CHÚA

 

ca

Đức Thánh Cha Bin Đức XVI

gi

Các V Giám Mc, Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân

về

Li ca Thiên Chúa trong Đời Sng và S V ca Giáo Hi

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

chuyển dịch trực tiếp từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.pdf

  

Phần Một

 Lời Thiên Chúa – Verbum Dei

 

“Từ ban đầu đă có Lời, và Lời ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa…

và Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:1,14)

 

 

Vị Thiên Chúa phát ngôn

 

Vấn đề loại suy về Lời Chúa

 

7.     Căn cứ vào ư nghĩa của những cứu xét này, những cứu xét được xuất phát từ việc suy niệm về mầu nhiệm Kitô giáo được diễn tả trong Lời Mở Đầu của Thánh Gioan, giờ đây chúng ta cần lưu ư tới những ǵ được các Vị Nghị Phụ của Thượng Nghị khẳng định về những đường lối khác nhau để nói về “Lời Chúa”. Các vị có lư để nói đến một thứ giao hưởng của ngôn từ, đến một lời duy nhất được bày tỏ bằng nhiều cách thức: “một bản thánh ca đa âm” (17). Các Nghị Phụ vạch ra rằng ngôn ngữ loài người diễn tả một cách suy loại khi nói về Lời Chúa. Thật vậy, việc diễn tả này, trong khi nói đến việc Thiên Chúa truyền đạt bản thân ḿnh, cũng có một số ư nghĩa khác nhau cần được cẩn thận cứu xét và liên kết chúng với nhau, theo quan điểm vừa suy tư thần học lẫn thực hành mục vụ. Như Lời Mở Đầu của Thánh Gioan rơ ràng cho chúng ta thấy rằng Logos trước hết ám chỉ Lời hằng hữu, Ngôi Con duy nhất, được Cha nhiệm sinh trước thời gian và đồng bản thể với Cha: Lời ở nơi Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa. Thế nhưng, Thánh Gioan nói với chúng ta rằng cũng Lời này “đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14); bởi thế, Chúa Giêsu Kitô, được hạ sinh bởi Trinh Nữ Maria, thực sự là Lời Chúa, Đấng trở thành đồng bản thể với chúng ta. Vậy lời diễn tả “Lời Chúa” ở đây liên quan tới bản thân của Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Con hằng hữu của Cha, Đấng đă hóa thân làm người.

 

Cho dù biến cố Chúa Kitô là cốt lơi của mạc khải thần linh, chúng ta cũng cần phải nhận thức rằng chính việc tạo dựng, the liber naturae, là một yếu tố thiết yếu nơi cuộc giao hưởng của nhiều tiếng nói vang lên Lời duy nhất này. Chúng ta cũng tuyên xưng đức tin của chúng ta là Thiên Chúa đă nói Lời của Ngài trong lịch sử cứu độ; Ngài đă làm cho tiếng của Ngài vang lên; bằng quyền năng của Thần Linh của ḿnh “Ngài đă dùng các tiên tri mà phán dạy” (18). Bởi thế Lời Chúa được vang lên suốt gịng lịch sử cứu độ, và trọn vẹn nhất nơi mầu nhiệm nhập thể, tử nạn và phục sinh của Con Thiên Chúa. Thế rồi, Lời Chúa cũng là lời được các Tông Đồ giảng dạy theo lệnh truyền của Chúa Giêsu Phục Sinh: “Các con hăy đi khắp thế gian mà rao giảng Phúc Âm cho tất cả mọi thụ tạo” (Mk 16:15). Lời Chúa như thế được truyền đạt theo Truyền Thống sinh động của Giáo Hội. Sau hết, Lời Chúa, được chứng thực và được linh ứng, là Thánh Kinh, Cựu Ước và Tân Ước. Tất cả những điều ấy giúp chúng ta thấy rằng, khi chúng ta rất tôn kính Thánh Kinh trong Giáo Hội, đức tin Kitô giáo không phải là một thứ “tôn giáo của sách vở”: Kitô giáo là “tôn giáo của Lời Chúa”, không phải là “một thứ lời thành văn và câm lặng, mà là Lời hằng sống nhập thể” (19). Thế nên Thánh Kinh được công bố, lắng nghe, đọc lên, lănh nhận và cảm nghiệm như Lời Chúa, theo gịng Truyền Thống tông đồ là những ǵ Thánh Kinh bất khả phân ly (20).

 

Như các vị Nghị Phụ Thượng Nghị đă nói, lời phát biểu “Lời Chúa” được sử dụng một cách loại suy, và chúng ta cần phải ư thức về điều ấy. Tín hữu cần phải được giúp hơn nữa trong việc chẳng những nắm bắt các ư nghĩa khác nhau của lời phát biểu này, mà c̣n hiểu được ư nghĩa hiệp nhất của nó. Từ cả quan điểm thần học nữa, cũng cần phải học hỏi hơn nữa về cách thức tương liên giữa các ư nghĩa khác nhau của lời phát biểu này, để mối duy nhất của dự án Thiên Chúa, và vai tṛ chính yếu của bản thân Chúa Kitô trong dự án này, được sáng tỏ hơn nữa (21).

 

 

(c̣n tiếp)