Tông Huấn
LỜI
CHÚA
của
Đức
Thánh Cha Biển
Đức
XVI
gửi
Các Vị
Giám Mục,
Giáo Sĩ,
Tu Sĩ
và Giáo Dân
về
Lời
của
Thiên Chúa trong
Đời
Sống
và Sứ
Vụ
của
Giáo Hội
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
chuyển dịch trực tiếp từ
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.pdf
Phần Một
Lời
Thiên Chúa – Verbum Dei
“Từ
ban đầu đă có Lời, và Lời ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa…
và Lời đă hóa
thành nhục thể” (Jn 1:1,14)
Vị Thiên Chúa phát
ngôn
Thiên Chúa lên
tiếng đối thoại
6. Cái mới mẻ của
mạc khải thánh kinh ở sự kiện là Thiên Chúa được nhận biết qua việc
đối thoại Ngài muốn thực hiện với chúng ta (14). Hiến Chế Tín Lư Dei
Verbum đă diễn tả điều này khi nh́n nhận rằng Vị Thiên Chúa vô h́nh
này “v́ t́nh yêu thương trọn vẹn của ḿnh, ngỏ lời cùng con người
nam nữ như là thành phần bạn hữu của ḿnh, và sống giữa họ, để mời
gọi họ và tiếp nhận họ vào t́nh bằng hữu của Ngài” (15). Tuy nhiên,
chúng ta sẽ chưa nắm bắt được đầy đủ ư nghĩa của Lời Mở Đầu của
Thánh Gioan nếu chúng ta dừng lại ở sự kiện là Thiên Chúa muốn hiệp
thông yêu thương với chúng ta. Thật vậy, Lời Chúa, Đấng nhờ Người mà
“mọi sự được tạo thành” (Jn 1:3) và là Đấng “đă hóa thành nhục thể”
(Jn 1:14), cũng là Lời hiện hữu “từ ban đầu” (Jn 1:1). Nếu chúng ta
nhận thức rằng đây là những ǵ bóng gió về cái ban đầu của Sách Khởi
Nguyên (cf. Gen 1:1), chúng ta thấy được một thứ ban đầu tuyệt đối
và nói với chúng ta về sự sống nội tại của Thiên Chúa. Lời Mở Đầu
của Thánh Gioan làm cho chúng ta nhận thức được rằng Logos – Lời
thực sự là hằng hữu và chính Người là Thiên Chúa từ đời đời. Thiên
Chúa không bao giờ thiếu Logos – Lời của Ngài. Lời hiện diện trước
việc tạo thành. Bởi thế, ở tâm điểm của sự sống thần linh là mối
hiệp thông, là một tặng ân thuần túy. “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn
4:16), như được cùng vị Tông Đồ nói với chúng ta ở chỗ khác, như thế
hướng tới “h́nh ảnh Thiên Chúa của Kitô hữu và theo đó là h́nh ảnh
về con người cùng với định mệnh của họ” (16). Thiên Chúa tỏ ḿnh ra
cho chúng ta như là một mầu nhiệm về mối t́nh yêu thương vô cùng đă
khiến Cha đời đời nói Lời của Ngài trong Thánh Linh. Do đó, Lời,
Đấng từ ban đầu ở với Thiên Chúa và là Thiên Chúa, tỏ chính Thiên
Chúa ra trong cuộc đối thoại yêu thương giữa các ngôi vị thần linh,
và mời gọi chúng ta tham dự vào t́nh yêu này. Được dựng nên theo
h́nh ảnh và tương tự Thiên Chúa Đấng là t́nh yêu, như thế chúng ta
có thể hiểu được bản thân ḿnh chỉ ở chỗ chấp nhận Lời này và dễ dạy
với tác động của Thánh Linh. Trong ánh sáng mạc khải bởi Lời Chúa
th́ những ǵ bí ẩn nơi thân phận của con người hoàn toàn được sáng
tỏ.
Việc loại suy về
Lời Chúa
7. Căn cứ vào ư
nghĩa của những cứu xét này, những cứu xét được xuất phát từ việc
suy niệm về mầu nhiệm Kitô giáo được diễn tả trong Lời Mở Đầu của
Thánh Gioan, giờ đây chúng ta cần lưu ư tới những ǵ được các Vị
Nghị Phụ của Thượng Nghị khẳng định về những đường lối khác nhau để
nói về “Lời Chúa”. Các vị có lư để nói đến một thứ giao hưởng của
ngôn từ, đến một lời duy nhất được bày tỏ bằng nhiều cách thức: “một
bản thánh ca đa âm” (17). Các Nghị Phụ vạch ra rằng ngôn ngữ loài
người diễn tả một cách suy loại khi nói về Lời Chúa. Thật vậy, việc
diễn tả này, trong khi nói đến việc Thiên Chúa truyền đạt bản thân
ḿnh, cũng có một số ư nghĩa khác nhau cần được cẩn thận cứu xét và
liên kết chúng với nhau, theo quan điểm vừa suy tư thần học lẫn thực
hành mục vụ. Như Lời Mở Đầu của Thánh Gioan rơ ràng cho chúng ta
thấy rằng Logos trước hết ám chỉ Lời hằng hữu, Ngôi Con duy nhất,
được Cha nhiệm sinh trước thời gian và đồng bản thể với Cha: Lời ở
nơi Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa. Thế nhưng, Thaáh Gioan nói với
chúng ta rằng cũng Lời này “đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14); bởi
thế, Chúa Giêsu Kitô, được hạ sinh bởi Trinh Nữ Maria, thực sự là
Lời Chúa, Đấng trở thành đồng bản thể với chúng ta. Vậy lời diễn tả
“Lời Chúa” ở đây liên quan tới bản thân của Chúa Giêsu Kitô, Ngôi
Con hằng hữu của Cha, Đấng đă hóa thân làm người. Cho dù biến cố
Chúa Kitô là cốt lơi của mạc khải thần linh, chúng ta cũng cần phải
nhận thức rằng chính việc tạo dựng, the liber naturae, là một yếu tố
thiết yếu nơi cuộc giao hưởng của nhiều tiếng nói vang lên Lời duy
nhất này. Chúng ta cũng tuyên xưng đức tin của chúng ta là Thiên
Chúa đă nói Lời của Ngài trong lịch sử cứu độ; Ngài đă làm cho tiếng
của Ngài vang lên; bằng quyền năng của Thần Linh của ḿnh “Ngài đă
dùng các tiên tri mà phán dạy” (18). Bởi thế Lời Chúa được vang lên
suốt gịng lịch sử cứu độ, và trọn vẹn nhất nơi mầu nhiệm nhập thể,
tử nạn và phục sinh của Con Thiên Chúa. Thế rồi, Lời Chúa cũng là
lời được các Tông Đồ giảng dạy theo lệnh truyền của Chúa Giêsu Phục
Sinh: “Các con hăy đi khắp thêágian mà rao giảng Phúc Âm cho tất cả
mọi thụ tạo” (Mk 16:15). Lời Chúa như thế được truyền đạt theo
Truyền Thống sinh động của Giáo Hội. Sau hết, Lời Chúa, được chứng
thực và được linh ứng, là Thánh Kinh, Cựu Ước và Tân Ước. Tất cả
những điều ấy giúp chúng ta thấy rằng, khi chúng ta rất tôn kính
Thánh Kinh trong Giáo Hội, đức tin Kitô giáo không phải là một thứ
“tôn giáo của sách vở”: Kitô giáo là “tôn giáo của Lời Chúa”, không
phải là “một thứ lời thành văn và câm lặng, mà là Lời hằng sống nhập
thể” (19). Thế nên Thánh Kinh được công bố, lắng nghe, đọc lên, lănh
nhận và cảm nghiệm như Lời Chúa, theo gịng Truyền Thống tông đồ là
những ǵ Thánh Kinh bất khả phân ly (20).
Như các vị Nghị Phụ
Thượng Nghị đă nói, lời phát biểu “Lời Chúa” được sử dụng một cách
loại suy, và chúng ta cần phải ư thức về điều ấy. Tín hữu cần phải
được giúp hơn nữa trong việc chẳng những nắm bắt các ư nghĩa khác
nhau của lời phát biểu này, mà c̣n hiểu được ư nghĩa hiệp nhất của
nó. Từ cả quan điểm thần học nữa, cũng cần phải học hỏi hơn nữa về
cách thức tương liên giữa các ư nghĩa khác nhau của lời phát biểu
này, để mối duy nhất của dự án Thiên Chúa, và vai tṛ chính yếu của
bản thân Chúa Kitô trong dự án này, được sáng tỏ hơn nữa (21).
Chiều kích vũ trụ
của Lời Chúa
8. Khi chúng ta
lưu ư tới ư nghĩa căn bản của Lời Chúa như là những ǵ liên hệ tới
Lời Chúa hằng hữu hóa thành nhục thể, Đấng Cứu Thế duy nhất và là vị
trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người (22), và chúng ta
lắng nghe lời này, chúng ta được mạc khải thần linh dẫn đến chỗ thấy
được rằng lời này là nền tảng của tất cả mọi thực tại. Lời Mở Đầu
của Thánh Gioan nói về Logos thần linh, rằng “nhờ Người mà tất cả
mọi sự được thành nên, và không Người chẳng có ǵ được tạo dựng” (Jn
1:3); và trong Thư gửi Giáo Đoàn Côlôsê Chúa Kitô được nói là
“trưởng tử của tất cả mọi tạo vật” (1:15), rằng “tất cả mọi sự được
tạo thành nhờ Người và cho Người” (1:16). Tác giả của bức Thư gửi
Giáo Đoàn Do Thái cũng nói rằng “nhờ đức tin chúng ta hiểu rằng thế
giới này được tạo dựng nên bởi Lời Chúa, nhờ đó những ǵ thấy được
đều làm nên từ những ǵ không hiện h́nh” (11:3).
Đối với chúng ta, việc
loan báo này là một lời của sự tự do. Thánh Kinh nói với chúng ta
rằng hết mọi sự hiện hữu không hiện hữu một cách t́nh cờ mà là do ư
muốn của Thiên Chúa và thuộc về dự án của Ngài, một dự án có ư mời
gọi tham dự vào sự sống thần linh trong Chúa Kitô. Tạo vật được xuất
phát từ Logos và mang các dấu tích bất khả xóa bỏ của một Lư Trí
sáng tạo truyền khiến nó và hướng dẫn nó; các bài thánh vịnh đă
xướng lên niềm xác tín tràn đầy niềm vui rằng: “Nhờ Lời Chúa mà các
tầng trời đă được tạo thành và nhờ hơi tở của miệng Ngài mà tất cả
mọi cơ cấu của chúng được thành nên” (33:6); chưa hết, “Ngài phán
th́ nó được hiện hữu; Ngài truyền khiến th́ nó xuất hiện” (33:9).
Tất cả mọi thực tại đều diễn đạt mầu nhiệm ấy: “Các tầng trời nói
lên vinh hiển Chúa; và bầu trời loan truyền kỳ công của Ngài”
(19:1). Bởi thế, chính Thánh Kinh mời gọi chúng ta hăy nhận biết
Đấng Hóa Công bằng việc chiêm ngắm tạo vật của Ngài (cf. Wis 13:5;
Rom 1:19-20). Truyền thống tư tưởng của Kitô giáo đă khai triển yếu
tố chủ yếu về cuộc giao hưởng lời ấy, chẳng hạn như Thánh
Bonaventura, vị theo truyền thống cả thể của các vị Giáo Phụ Hy Lạp
thấy tất cả mọi năng thể của việc tạo dựng đều hiện diện nơi Logos
(23), đă nói rằng “hết mọi tạo vật đều là một lời Chúa, v́ nó loan
truyền Thiên Chúa” (24). Hiến Chế Tín Lư Dei Verbum đă tổng hợp hóa
luận cứ này khi nói rằng “Thiên Chúa, Đấng tạo dựng và bảo tŕ tất
cả mọi sự bằng Lời của ḿnh (cf Jn 1:3), cống hiến chứng cớ liên lỉ
về bản thân ḿnh nơi các thực tại được tạo thành” (25).
Việc tạo dựng con
người
9. Như thế, thực
tại được xuất phát từ Lời, như creatura Verbi, và hết mọi sự được
kêu gọi để phục vụ Lời này. Tạo vật là khung cảnh cho thấy việc
triển khai toàn thể lịch sử của t́nh yêu giữa Thiên Chúa và tạo vật
của Ngài; bởi thế, ơn cứu độ của con người là lư do nền tảng của hết
mọi sự. Chiêm ngắm vũ trụ theo quan điểm của lịch sử cứu độ, chúng
ta nhận ra vị thế đặc thù và chuyên biệt của con người trong tạo vật:
“Thiên Chúa đă dựng nên con người theo h́nh ảnh của ḿnh, theo h́nh
ảnh của Thiên Chúa Ngài đă dựng nên họ: Ngài đă dựng nên họ có nam
có nữ” (Gen 1:27). Điều này giúp chúng ta có thể hoàn toàn nhận thấy
được các tặng ân quí báu được Đấng Hóa Công ban cho: giá trị của
thân xác chúng ta, tặng ân có trí khôn, tự do và lương tâm. Cả ở đây
nữa, chúng ta khám phá thấy những ǵ được truyền thống triết lư gọi
là “luật tự nhiên” (26). Thật vậy, “hết mọi người biết ư thức và
trách nhiệm đều cảm nghiệm thấy một ơn gọi nội tại trong việc làm
lành” (27) và do đó tránh dữ. Như Thánh Thomas Aquinas nói, nguyên
tắc này là căn bản của tất cả những qui tắc khác của luật tự nhiên
(28). Việc lắng nghe Lời Chúa dẫn chúng ta trước hết và trên hết đến
chỗ trân quí nhu cầu sống theo thứ luật “được viết trong tâm can của
con người” (cf Rm 2:15;7:23) này (29). Thế rồi Chúa Giêsu Kitô ban
cho loài người một luật mới, luật Phúc Âm, luật thăng hóa và làm
trọn luâả tự nhiên một cách tuyệt vời, giải phóng chúng ta khỏi luật
tội lỗi là những ǵ v́ nó, như Thánh Phaolô nói: “Tôi muốn điều đúng
nhưng lại không làm nó” (Rm 7:18). Nó cũng giúp cho con người nam nữ
có thể, nhờ ân sủng, thông phần vào sự sống thần linh và thắng vượt
cái vị kỷ của họ (30).
Việc hiện thực
Lời Chúa
10. Những ai biết
Lời Chúa cũng hoàn toàn biết được tầm quan trọng của mỗi một tạo vật.
V́ nếu tất cả mọi sự “cùng liên kết” trong Đấng có “trước mọi sự”
(cf. Col 1:17), th́ những ai xây dựng đời sống của ḿnh trên lời của
Người th́ xây dựng nó một cách thực sự lành mạnh và bền vững. Lời
Chúa làm cho chúng ta thay đổi quan niệm của chúng ta về những ǵ
hiện thực: người hiện thực là người nhận thấy nơi Lời Chúa cái nền
tảng của tất cả mọi sự (31). Chủ nghĩa hiện thực này là những ǵ đặc
biệt cần cho thời đại của chúng ta, khi mà nhiều điều chúng ta tin
tưởng để xây dựng đời sống của ḿnh, những thứ chúng ta có khuynh
hưoơng đặt niềm hy vọng của ḿnh vào đó, đều cho thấy là phù du.
Những ǵ là chiếm hữu, khoái lạc và quyền lực không sớm th́ muộn đều
cho thấy là không thể nào măn nguyện được những khát vọng sâu xa
nhất của cơi ḷng con người. Trong việc xây dựng đời ḿnh, chúng ta
cần đến những nền tảng vững chắc bền bỉ khi những ǵ con người tin
tưởng bị lung lay đổ vỡ. Thật thế, v́ “Ôi Chúa, muôn đời Lời Chúa
bền vững trên các tầng trời” và ḷng trung thành của Chúa “kéo dài
qua mọi thế heê” (Ps 119:89-90), bất cứ ai xây dựng trên Lời này là
dựng xây ngôi nhà đời sống của ḿnh trên đá (cf. Mt 7:24). Chớ ǵ
hằng ngày tâm can chúng ta có thể thưa lên cùng Chúa rằng: “Chúa là
nơi con nương náu và là khiên thuẫn của con; con hy vọng vào Lời
Chúa” (Ps 119:114), và như Thánh Phêrô, chớ ǵ chúng ta kư thác ḿnh
cho Chúa Giêsu nơi những hành động hằng ngày của ḿnh: “V́ lời Thày
con sẽ thả lưới” (Lk 5:5).
Kitô học
về
Lời
Chúa
11. Từ cái thoáng
nh́n vào tất cả thực tại như công tŕnh của Chúa Ba Ngôi qua Lời
thần linh, chúng ta có thể hiểu được câu nói của tác giả Thư Do Thái:
“bằng nhiều cách thức khác nhau, trong quá khứ Thiên Chúa đă nói với
cha ông chúng ta qua các vị tiên tri: thế nhưng, vào những ngày sau
hết này, Ngài đă nói với chúng ta qua một Người Con, Đấng Ngài đă
chỉ định thừa kế hết mọi sự, nhờ Người mà Ngài đă tạo dựng nên thế
giới” (1:1-2). Thật là tuyệt vời khi thấy toàn thể Cựu Ước đă hiện
như cho chúng ta như là một lịch sử được Thiên Chúa sử dụng để thông
đạt Lời của Ngài ra sao: thật vậy, “v́ giao ước của ḿnh với Abraham
(cf Gen 15:18), và qua Moisen, với gịng tộc Yến Duyên – Israel (cf.
Ex 24:8), Ngài đă lập cho ḿnh một dân tộc, và Ngài đă tỏ ḿnh ra
cho họ bằng các lời nói và việc làm như Vị Thiên Chúa chân thực hằng
sống duy nhất. Dự án của Ngài đó là Yến Duyên có thể nhờ kinh nghiệm
khiêm tốn biết được các đường lối của Thiên Chúa, và bằng việc lắng
nghe tiếng của Thiên Chúa nói với họ qua các vị tiên tri, họ dần dần
hiểu được những đường lối của Ngài trọn vẹn hơn và rơ ràng hơn, và
làm cho họ trở thành nổi nang giữa các dân nước (cf. Ps 21:28-29;
95:1-3; Is 2:1-4; Jer 3:17) ” (32). “Việc hạ cố” này của Thiên Chúa
được hoàn thành một cách phi thường nơi việc nhập thể của Lời. Lời
hằng hữu, Lời được tỏ hiện nơi việc tạo dựng cũng như được truyền
đạt trong lịch sử cứu độ, đă hóa thân làm người nơi Đức Kitô, “được
hạ sinh bởi một ngưoơi nữ” Gal 4:4). Ở đây Lời không phải chỉ tỏ
hiện nơi bài thuyết tŕnh, nơi các quan niệm hay những qui tắc. Ở
đây chúng ta được ở trước chính con người của Đức Giêsu. Lịch sử đặc
thù và chuyên biệt của Người là lời tối hậu Thiên Chúa nói với loài
người. Bởi thế chúng ta có thể thấy được lư do tại sao “là Kitô hữu
không phải là thành quả của một thứ chọn lựa về đạo lư hay là một ư
nghĩ sao quí mà là cuộc gặp gỡ với một biến cố, một con người mang
lại hồn sống cho một chân trời mới và một hướng đi tối hậu” (33).
Việc liên lỉ canh tân cuộc gặp gỡ này cũng như tầm nhận thức này làm
cho tâm can của các tín hữu tràn đầy ngỡ ngàng trước sáng kiến khởi
động của Thiên Chúa, những ǵ loài người, theo lư lẽ và óc tưởng
tượng của ḿnh, chưa bao giờ mơ ước tới. Chúng ta đang nói về một
cái mới mẻ chưa từng có và không thể nào thấu hiểu về phía loài
người: “lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14a).
Những lời này không phải là lời nói bóng gió; chúng cho thấy một cảm
nghiệm được trải qua! Thánh Gioan, một chứng nhân mắt thấy tai nghe
đă nói với chúng ta như thế: “Chúng ta đă được thấy vinh hiển của
Người, vinh hiển của Người Con duy nhất từ Cha, đầy ân sủng và chân
lư” (Jn 1:14b). Đức tin của vị tông đồ này chứng thực rằng Lời hằng
hữu đă trở thành một người trong chúng ta. Lời thần linh thực sự
được bày tỏ nơi những ngôn từ của con người.
12. Truyền thống
giáo phụ và thời trung cổ, khi chiêm ngưỡng “khoa Kitô học của Lời”
này, đă sử dụng một diễn tả gợi tính: lời được viết “tắt” (34). “Các
Vị Giáo Phụ của Giáo Hội đă thấy nơi bản dịch Hy Lạp của ḿnh về Cựu
Ước một đoạn được lấy từ Tiên Tri Isaia mà Thánh Phaolô cũng trích
dẫn để cho thấy những đường lối mới mẻ của Thiên Chúa đă được báo
trước trong Cựu Ước. Chúng ta đọc thấy ở đó như thế này: ‘Chúa làm
cho lời của Ngài ngắn gọn, Ngài viết tắt lời của ḿnh’ (Is 10:23; Rm
9:28)… Chính Người Con là Lời, là Logos: Lời hằng hữu trở thành nhỏ
bé – nhỏ bé đủ để vừa vặn với một cáci máng cỏ. Người đă trở thành
một con trẻ, nhờ đó Lời này có thể được chúng ta cầm nắm” (35). Vậy
th́ Lời này không phải chỉ là những ǵ có thể nghe thấy; Lời ấy
không phải chỉ là một tiếng nói, lời này có một dung nhan, một dung
nhan chúng ta có thể thấy được, dung nhan của Đức Giêsu Nazarét
(36).
Đọc các tŕnh thuật
Phúc Âm, chúng ta thấy nhân tính của Chúa Giêsu đă hiện lên ra sao
nơi tất ccả những ǵ là đặc thù của ḿnh thực sự liên quan tới Lời
Chúa. Nơi nhân tính trọn hảo của ḿnh, Người thực hiện ư muốn của
Chúa Cha mọi lúc; Chúa Giêsu đă nghe lời Ngài và vâng giữ lời Ngài
với tất cả con người của ḿnh; Người biết Cha và tuân giữ lời Cha
(cf. Jn 8:55); Người nói với chúng ta về những ǵ Cha đă nói với
Người (cf. Jn 12:50); “Con đă truyền cho họ những lời Cha đă truyền
cho Con” (Jn 17:8). Như thế Chúa Giêsu cho thấy rằng Người là Logos
thần linh được ban cho chúng ta, thế nhưng đồng thời cũng là tân
Adong, là người thật, một con người không ngừng làm theo ư Cha chứ
không phải ư của ḿnh. Người “đă gia tăng khôn ngoan và phát triển
tầm vóc cùng được ơn nghĩa với Thiên Chúa và loài người” (Lk 2:52).
Một cách trọn hảo, Người lắng nghe, hiện thực và truyền đạt cho
chúng ta lời Chúa (cf. Lk 5:1).
Sứ vụ của Chúa Giêsu
cuối cùng được hoàn trọn nơi mầu nhiệm vượt qua: ở đay, chúng ta
thấy ḿnh ở trước “lời thập giá” (1Cor 1:18). Lời thập giá này là
lời câm nín; nó trở thành một thứ câm lặng chết chóc, v́ nó đă “nói”
đến tận cùng, không c̣n ǵ không nói với chúng ta. Các Vị Giáo Phụ
của Giáo Hội, khi suy gẫm về mầu nhiệm này, đă ghép cho Người Mẹ của
Thiên Chúa câu nói cảm kích này: “Lời của Cha là những ǵ vô ngôn từ,
Đấng làm cho hết mọi tạo vật phát ngôn, đôi mắt của Cha là những ǵ
không có sự sống, Đấng nhờ lời Người và sự ưng thuận của Người mà
tất cả mọi sự chuyển động” (37). Ở đây, t́nh yêu “cao cả hơn” thực
sự được chia sẻ với chúng ta, t́nh yêu hiến mạng sống ḿnh cho bạn
hữu của ḿnh (cf. Jn 15:13).
Nơi mầu nhiệm cao cả
này, Chúa Giêsu được mạc khải như là lời của giao ước mới và vĩnh
cửu: tự do thần linh và tự do loài người cuối cùng gặp nhau nơi xác
thịt tử giá của Người, trong một giao ước bất khả phan lư và muôn
đời hiệu lực. Chính Chúa Giêsu, trong Bữa Tiệc Ly, khi thiết lập
Thánh Thể, đă nói về một “giao ước mới và vĩnh cửu” khi tuôn đổ máu
của Người (cf. Mt 26:28; Mk 14:24; Lk 22:20), và cho thấy Người là
Chiên hiến tế thực sự mang lại cuộc giải phóng tối hậu cho chúng ta
khỏi t́nh trạng nô lệ (38).
Nơi mầu nhiệm phục sinh
rạng ngời nhất, cái câm nín này của lời đă sáng tỏ ư nghĩa chân thực
và tối hậu của ḿnh. Chúa Kitô, Lời Chúa nhập thể, tử giá và phục
sinh, là Chúa của tất cả mọi sự; Người là vị chiến thắng, the
Pantocrator, và v́ thế tất cả mọi sự được muôn đời qui tụ lại nơi
Người (cf. Eph 1:10). Bởi thế Chúa Kitô là “ánh sáng thế gian” (Jn
8:12), thứ ánh sáng “chiếu trong tăm tối” (Jn 1:5) và là thứ ánh
sáng tối tăm không lấn át được (cf Jn 1:5). Ở đây chúng ta hiểu được
hoàn toàn ư nghĩa của những l72i Thánh Vịnh 119: “Lời Chúa là đèn
soi bước con đi và là ánh sáng soi đường con bước” (câu 105); Lời
phục sinh là ánh sáng tối hậu này cho đường đi nước bước của chúng
ta. Từ ban đầu, các Kitô hữu đă nhận thức rằng trong Chúa Kitô Lời
Chúa hiện diện như là một con người. Lời Chúa là ánh sáng thực sự
cần cho con người nam nữ. Nơi cuộc phục sinh của ḿnh, Con Thiên
Chúa thực sự hiện lên như ánh sáng thế gian. Vậy, nhờ sống với Người
và trong Người, chúng ta có thể sống trong ánh sáng ấy.
13. Ở đây, có thể
nói ở tâm điểm của “khoa Kitô học Lời Chúa”, cần phải nhấn mạnh đến
mối hiệp nhất của dự án thần linh nơi Lời nhập thể: bởi vậy Tân Ước
tŕnh bày mầu nhiệm vượt qua như là những ǵ hợp với Thánh Kinh và
như là những ǵ sâu xa nên trọn nhất của các Sách Thánh. Thánh
Phaolô, trong Thư Nhất cho Giáo Đoàn Côrintô, đă nói rằng Chúa Giêsu
Kitô đă chết v́ tội lỗi của chúng ta “hợp với Thánh Kinh” (15:3) và
Người đă sống lại vào ngày thứ ba “theo lời Thánh Kinh” (15:4). Vị
Tông Đồ này như thế đă liên kết biến cố tử nạn và phục sinh của Chúa
Kitô với lịch sử Cựu Ước của Thiên Chúa với dân Ngài. Thật vậy, vị
tông đồ này cho chúng ta thấy rằng từ biến cố ấy lịch sử đă có được
cái lư lẽ nội tại của ḿnh và ư nghĩa đích thực của ḿnh. Nơi mầu
nhiệm vượt qua, “các lời Thánh Kinh” được nên trọn; nói cách khác,
cái chết này đă xẩy ra “theo Thánh Kinh” là một biến cố chất chứa
một logos, một lư lẽ nội tại: Cái chết của Chúa Kitô chứng thực rằng
Lời Chúa đă trở thành hoàn toàn là “xác thịt” loài người, “lịch sử”
loài người (39). Cũng thế, cuộc phục sinh của Chúa Giêsu xẩy ra “vào
ngày thứ ba hợp với Thánh Kinh”: v́ niềm tin của người Do Thái cho
rằng t́nh trạng hư rữa xẩy ra sau ngày thứ ba, lời Thánh Kinh được
nên trọn nơi Chúa Giêsu là Đấng đă sống lại bất hoại. Bởi vậy, Thánh
Phaolô, trung thành truyền đạt giáo huấn của các Tông Đồ (cf. 1 Cor
15:3), đă nhấn mạnh rằng cuộc chiến thắng của Chúa Kitô trên tử thần
đă xẩy ra nhờ quyền năng sáng tạo của Lời Chúa. Quyền năng thần linh
này là những ǵ mang lại hy vọng và niềm vui: tóm lại, đó là nội
dung giải phóng của mạc khải vượt qua. Nơi Cuộc Phục Sinh, Thiên
Chúa tỏ ḿnh ra và quyền năng của t́nh yêu Ba Ngôi là những ǵ làm
tan biến các quyền lực quái gở của sự dữ và sự chết.
Lưu ư tới những yếu tố
thiết yếu này của đức tin ḿnh, chúng ta có thể chiêm ngưỡng một
hiệp nhất sâu xa trong Chúa Kitô giữa việc tạo dựng, việc tân tạo và
tất cả lịch sử cứu độ. Lấy thí dụ, chúng ta có thể so sánh vũ trụ
với một “cuốn sách” – chính Galileo đă sử dụng thí dụ này – và coi
nó như “congôcuộc của một tác giả muốn bày tỏ ḿnh qua ‘cái giao
hưởng’ của tạo dựng. Nơi cái giao hưởng này, người ta thấy, ở một
điểm nào đó, cái được gọi theo từ ngữ của âm nhạc là một thứ ‘solo -
đơn độc’, một đề tài được kư thác cho một nhạc cụ hay một tiếng hát
giữ một tầm vóc quan trọng tới độ ư nghĩa của toàn thể công việc lệ
thuộc vào nó. Cái ‘solo’ này là Chúa Giêsu… Con Thiên Chúa gồm tóm
lại nơi bản thân ḿnh trời đất, thụ tạo và Tạo Hóa, xác thịt và Thần
Linh. Người là tâm điểm của vũ trụ và của lịch sử, v́ trong Người
qui tụ một cách rơ ràng tác giả và tác phẩm của ông” (40).
Chiều kích cánh
chung của Lời Chúa
14. Trong tất cả
những điều ấy, Giáo Hội lên tiếng cho biết là Giáo Hội nhận thức
rằng cùng với Chúa Giêsu Kitô Giáo Hội ở trước Lời Thiên Chúa tối
hậu: Người là “nguyên khởi và là cùng tận” (Rev 1:17). Người đă cống
hiến cho tạo vật và lịch sử ư nghĩa tối hậu của chúng; bởi vậy chúng
ta được kêu gọi để sống trong thời gian cũng như trong việc tạo
thành của Thiên Chúa theo nhịp điệu cánh chung của Lời này; “thế nên
nhiệm cuộc Kitô giáo sẽ không bao giờ qua đi v́ nó là giao ước mới
và vĩnh viễn; và không cần phải trông đợi một thứ mạc khải công khai
mới nào nữa trước cuộc tỏ ḿnh hiển vinh của Chúa Giêsu Kitô” (cf. 1
Tim 6:14 and Tit 2:13) ” (41). Thật vậy, như các Nghị Phụ nhận định
trong Thượng Nghị, “cái tính chất đặc thù chuyên nhất của Kitô giáo
được bộc lộ nơi biến cố là Chúa Giêsu Kitô, tột đỉnh của mạc khải,
tầm vóc trọn vẹn của những lời Thiên Chúa hứa và là Đấng Môi Giới
cho cuộc gặp gỡ giữa con người và Thiên Chúa. “Người, Đấng ‘đă tỏ
Thiên Chúa ra’ (Jn 1:18), là Lời duy nhất tối hậu được ban cho loài
người” (42) Thánh Gioan Thánh Giá đă diễn tả sự thật này một cách uy
nghi như sau: “V́ Ngài đă ban cho chúng ta Con của ḿnh, Lời duy
nhất của ḿnh (v́ Ngài không có một lời nào khác), Ngài đă nói hết
mọi sự nơi Lời duy nhất này chỉ duy một lần – và Ngài đă không nói
thêm ǵ nữa… v́ những ǵ Ngài nói trước đó cho các vị tiên tri một
phần nào, th́ Ngài đă nói tất cả mọi sự một lần bằng việc ban cho
chúng ta Tất Cả là Con của Ngài ấy. Bất cứ ai yêu cầu Thiên Chúa hay
mong muốn một thị kiến hay mạc khải nào đó sẽ vấp phạm lỗi lầm,
chẳng những v́ hành vi ngu muội mà c̣n v́ xúc phạm đến Ngài nữa, bởi
không gắn bó ánh mắt của ḿnh hoàn toàn vào Chúa Kitô mà sống theo
ước ao muốn có những ǵ mới mẻ khác nào đó” (43).
Bởi vậy, Thượng Nghị đă
hướng tới nhu cầu cần “giúp cho tín hữu biết phân biệt Lời Chúa với
các thứ mạc khải tư” (44) là những mạc khải đóng vai tṛ “không phải
để ‘hoàn tất’ mạc khải tối hậu của Chúa Kitô mà là để nhớ chúng sống
một cách trọn vẹn hơn ở một giai đoạn lịch sử nào đó” (45). Giá trị
của các mạc khải tư theo yếu tính khác với các mạc khải của mạc khải
công khai duy nhất: mạc khải công khai duy nhất đ̣i phải tin tưởng;
nơi mạc khải này chính Thiên Chúa nói với chúng ta bằng các lời nói
của loài người và qua trung gian của cộng đồng sống động Giáo Hội.
Tiêu chuẩn để phán đoán sự thật của một mạc khải tư đó là hướng
chiều của nó về chính Chúa Kitô. Nếu nó dẫn chúng tax a khỏi Người
th́ nó chắc chắn không xuất phát từ Thánh Linh, Đấng dẫn chúng ta
càng sâu xa tiến vào Phúc Âm hơn chứ không xa ĺa Phúc Âm. Mạc khải
tư là một thứ trợ giúp cho đức tin này, và nó chứng tỏ tính chất khả
tín của nó chính là ở chỗ nó qui về mạc khải công khai duy nhất.
Việc chấp thuận của Giáo Hội đối với một mạc khải tư chính yếu có
nghĩa là sứ điệp của nó không có ǵ phản lại với đức tin và luân lư;
việc công khai phổ biến nó là những ǵ hợp lệ và tín hữu được cho
phép gắn bó với nó một cách khôn ngoan. Một mạc khải tư có thể đề ra
những ǵ cần phải nhấn mạnh mới mẻ, phát động những h́nh thức đạo
đức mới, hay đi sâu hơn vào những h́nh thức đạo đức cũ. Nó có thể
chất chứa một tính chất tiên tri nào đó (cf. 1 Th 5:19-21) và có thể
trở thành một trợ giúp quí báu cho việc hiểu biết hơn và sống tốt
hơn Phúc Âm ở một thời điểm nào đó; cho nên không được coi nhẹ nó.
Nó là một trợ giúp được cống hiến nhưng không bắt buộc sử dụng nó.
Dù sao nó cần phải là vấn đề nuôi dưỡng đức tin, đức cậy và đức mến,
những ǵ là đường lối vĩnh viễn cho phần rỗi đối với hết mọi người
(46).
Lời Chúa và Thánh
Linh
15. Sau khi suy tư
về Lời Chúa sau cùng và vĩnh viễn đối với thế giới, giờ đây chúng ta
cần phải đề cập đến sứ vụ của Thánh Linh đối với Lời thần linh. Thật
vậy, không thể nào thấu hiểi thực sự mạc khải Kitô giáo nếu không có
hoạt động của Vị Cố Vấn này. Điều này thích đáng ở chỗ việc thông
đạt ḿnh của Thiên Chúa bao giờ cũng bao gồm mối liên hệ của Ngôi
Con và Thánh Linh, những Đấng được Thánh Irenaues thành Lyon ám chỉ
như là “hai bàn tay của Ngôi Cha” (47). Chính Thánh Kinh đă nói về
sự hiện diện của Thánh Linh trong lịch sử cứu độ và đặc biệt là
trong đời sống của Chúa Giêsu: Người đă được thụ thai bởi Trinh Nữ
Maria bởi quyền phép Thánh Linh (cf. Mt 1:18; Lk 1:35); mở đầu cho
sứ vụ công khai của ḿnh, trên bờ sống Dược Đăng (Jordan), Người
thấy Thánh Thần xuống trên Người với h́nh con chim bồ câu (cf. Mt
3:16); với cùng vị Thần Linh này, Chúa Giêsu đă tác hành, nói năng
và hoan hỉ (cf. Lk 10:21); và Người đă hy hiến bản thân ḿnh trong
Vị Thần Linh này (cf. Heb 9:14). Khi sứ vụ của ḿnh đi đến hồi kết
thúc, theo tŕnh thuật của Thánh Gioan, chính Chúa Giêsu hiển nhiên
liên kết việc hiến mạng sống ḿnh với việc sai Thần Linh xuoông trên
những ai thuộc về Người (cf. Jn 16:7). Chúa Giêsu Phục Sinh, mang
trên thân xác của ḿnh những dấu hiệu của cuộc khổ nạn, bấy giờ tuôn
ban Thần Linh của ḿnh (cf. Jn 20:22), làm cho các môn đệ của Người
trở thành nhưữg người thông phần vào sứ vụ của Người (cf. Jn
20:21). Thánh Thần cần phải dạy cho các môn đệ tất cả mọi sự và
giúp cho các vị nhớ lại tất cả những ǵ Chúa Kitô đă nói (cf. Jn
14:26), v́ Ngài, là Thần Chân Lư (cf. Jn 15:26), sẽ dẫn các môn đệ
vào tất cảsự thật (cf. Jn 16:13). Sau hết, trong cuốn Tông Vụ, chúng
ta đọc thấy rằng Vị Thần Linh này đă ngự xuống trên Nhóm 12 đang hợp
nhau nguyện cầu cùng Mẹ Maria trong ngày Lễ Ngũ Tuần (cf. 2:1-4),
và thúc bách họ đảm nhận sứ vụ loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi dân
tộc (48). Bởi vậy, Lời Chúa được diễn đạt bằng ngôn từ loài người
nhờ công việc của Thánh Linh. Những sứ vụ của Ngôi Con và Thánh Linh
là những ǵ bất khả phân ly và tạo nên một công cuộc cứu độ duy nhất.
Cũng Vị Thần Linh đă tác động nơi việc nhập thể của Lời ở cung ḷng
của Trinh Nữ Maria là Vị Thần Linh hướng dẫn Chúa Giêsu suốt cả sứ
vụ của Người và được hứa ban cho các môn đệ. Vị Thần Linh nói qua
các tiên tri này nâng đỡ và tác động Giáo Hội trong công việc loan
báo Lời Chúa của Giáo Hội cungũnhư trong việc rao giảng của các Tông
Đồ; sau hết, chính vị Thần Linh này linh ứng cho các tác giả viết
Sách Thánh.
16. Nhận thức được
chân trời về Thánh Linh này, các Nghị Phụ của Thượng Nghị đă nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của hoạt động Thánh Linh trong đời sống của
Giáo Hội cũng như trong cơi ḷng của thành phần tín hữu liên quan
tới Thánh Kinh (49): không có công việc hieêu năng của “Thần Chân Lư”
( Jn 14:16), không thể nào hiểu được những lời của Chúa. Như Thánh
Irenaeus nói: “Những ai không tham phần vào Thần Linh th́ không nhận
được từ ḷng của mẹ ḿnh (Giáo Hội) lương thực sự sống; họ không
lănh nhận được ǵ từ suối nguồn tinh tuyền nhất tuôn ra từ thân ḿnh
của Chúa Kitô” (50). Như Lời Chúa đến với chúng ta nơi thân ḿnh của
Chúa Kitô thế nào, nơi thân xác Thánh Thể của Người cũng như nơi
thân ḿnh của Thánh Kinh, th́ nhờ hoạt động của Thánh Linh, Lời Chúa
cũng chỉ có thể được lănh nhận và hiểu biết nhờ cùng Vị Thần Linh
này mà thôi. Các vị đại trước tác của truyền thống Kitô giáo đă đồng
nhất nói về vị thế của Thánh Linh trong mối liên hệ tín hữu cần phải
có đối với Thánh Kinh. Thánh Gioan Kim Khẩu nói rằng Thánh Kinh “cần
mạc khải của Thần Linh, nhờ đó, bằng việc khám phá ra ư nghĩa thực
sự của những ǵ được chất chứa trong đó, chúng ta mới có thể gặt hái
được dồi dào ích lợi” (51). Thánh Giêrônimô cũng mạnh mẽ xác tín
rằng “chúng ta không thể nào hiểu được Thánh Kinh nếu thiếu sự trợ
giúp của Thánh Linh là Đấng đă linh ứng viết Thánh Kinh” (52). Thánh
Grêgôriô Cả nhấn mạnh một cách đẹp đẽ rằng hoạt động của Vị Thần
Linh này trong việc h́nh thành và dẫn giải Thánh Kinh: “Chính Ngài
đă tạo nên những lời của các Tân Ước thánh, th́ chính Ngài cũng tỏ
ra cho biết ư nghĩa của chúng” (53). Richard of Saint Victor vạch ra
rằng chúng ta cần “đôi mắt bồ câu”, được Thần Linh soi sáng và dạy
dỗ, để hiểu sách thánh (54). Cả ở đây nữa, tôi muốn nhấn mạnh đến
chứng từ rất quan trọng về mối liên hệ giữa Thánh Linh và Thánh Kinh,
một mối liên hệ chúng ta thấy trong các bản văn phụng vụ, nơi Lời
Chúa được công bố, lắng nghe và dẫn giải cho tín hữu. Chúng ta thấy
được một chứng từ cho điều này nơi những kinh nguyện cổ xưa, những
kinh nguyện theo h́nh thức của một lời kêu cầu Thần Linh trước khi
công bố các bài đọc: “Xin hăy sai Thần Linh Cố Vấn vào ḷng của
chúng con và làm cho chúng con hiểu được Thánh Kinh được Ngài linh
ứng; và giúp con giải thích Thánh Kinh một cách xứng đáng, nhờ đó
tín hữu qui tụ lại nơi đây được lợi ích bởi đó mà ra”. Chúng ta cũng
thấy những lời cầu nguyện, ở cuối bài giảng, một lần nữa xin Thiên
Chúa sai tặng ân Thần Linh xuống trên thành phần tín hữu: “Lạy Thiên
Chuú là Đấng Cứu Độ của chúng con… cúng con van nài Chúa cho dan
chúng đây: xin Chúa hăy sai Thánh Linh xuống trên họ; xin Chúa Giêsu
hăy đến viếng thăm họ, nói với tâm trí của tất cả mọi người, dọn
ḷng họ tin tưởng và dẫn linh hồn chúng con tới Chúa, Thiên Chúa của
t́nh thương” (55). Điều này làm sáng tỏ vấn đề là chúng ta không thể
hiểu được ư nghĩa của Lời Chúa trừ khi chúng ta cởi mở cho hoạt động
của Đấng Cố Vấn trong Giáo Hội cũng như trong ḷng của các tín hữu.
Thánh Truyền và
Thánh Kinh
17. Trong việc tái
khẳng định mối liên hệ sâu xa giữa Thánh Linh và Lời Chúa, chúng tôi
cuũg đă đặt nền tảng cho việc hiểu biết về tầm quan trọng và giá trị
quết liệt của Truyền Thống sống động và Thánh Kinh trong Giáo Hội.
Thật vậy, v́ Thiên Chúa “quá yêu thương thế gian đến ban Con một của
ḿnh” (Jn 3:16), mà Lời thần linh, được nói lên trong thời gian,
được tuôn đổ xuống trên và “được trao phó” cho Giáo Hội một cách dứt
khoát, nhờ đó việc loan báo ơn cứu độ có thể được truyền đạt một
cách hiệu nghiệm ở mọi nơi và mọi lúc. Như Hiến Chế Tín Lư Dei
Verbum nhắc nhở chúng ta, cính Chúa Giêsu Kitô đă truyền cho các
Tông Đồ rao giảng Phúc Âm – một phúc âm được hứa trước qua các vị
tiên tri, được nên trọn nơi bản thân của Người và được khai mở bởi
môi miệng của Người – cho tất cả mọi người như là nguồn mạch cho tất
cả sự thật cứu độ và lề luật luân lư, thông đạt các tặng ân của
Thiên Chúa cho họ. Điều này được trung thành tuân hành thực hiện; nó
được thi hành bởi các vị Tông Đồ là thành phần truyền đạt, bằng việc
rao giảng về ngôn từ, bằng gương lành của họ, bằng các chỉ thị của
họ, những ǵ chính các vị được nhận lănh – hoặc từ môi miệng của
Chúa Kitô, từ cách sống của Người cùng những việc làm của Người, hay
bằng việc biết Phúc Âm nhờ Thánh Linh soi động; Phúc Âm được các
Tông Đồ thi hành và các người liên hệ với các vị, thành phần, theo
tác động của cùng Thánh Thần, đă đặt bút viết ra sứ điệp cứu độ “
(56).
Công Đồng Chung
Vaticanô II cũnbg nói rằng Truyền Thống từ gốc gác tông đồ là một
thực tại sống động và năng động: nó “phát triển trong Giáo Hội, nhờ
ơn trợ giúp của Thánh Linh”; tuy nhiên không phải theo nghĩa là nó
thay đổi ở sự thật của ḿnh, một sự thật vĩnh viễn. Trái lại, “đang
phát triển về minh thức đối với những thực tại và những ngôn từ đang
được truyền đạt”, nhờ việc chiêm ngắm và học hỏi, bằng thứ kiến thức
có được bởi cảm nghiệm thiêng liêng sâu xa hơn cũng như bởi “việc
rao giảng của những vị thừa kế vai tṛ giám mục đă nhận được đặc
sủng vững chắc về sự thật” (57).
Truyền Thống sống động
là những ǵ thiết yếu giúp Giáo Hội có thể phát triển qua gịng thời
gian nơi việc hiểu biết chân lư được mạc khải trong Thánh Kinh; thật
vậy, “nhờ cùng thánh truyền ấy mà Giáo Hội biết được toàn thể sổ bộ
các sách thánh và chính các Sách Thánh được hiểu thấu đáo hơn và
liên lỉ mang lại hiệu quả trong Giáo Hội” (58). Sau hết, chính
Truyền Thống sống động của Giáo Hội là những ǵ làm cho chúng ta
hiểu được một cách thỏa đáng Thánh Kinh như là Lời Chúa. Mặc dù Lời
Chúa có trước và vượt hơn Thánh Kinh, tuy nhiên Thánh Kinh, được
Thiên Chúa linh ứng, lăi chất chứa Lời thần linh (cf. 2 Tim 3:16)
“một cac1h hoàn toàn chuyên biệt” (59).
18. Bởi vậy, chúng
ta rơ ràng thấy được đối với Dân Chúa cần phải được giảng dạy và
huấn luyện thích đáng ra sao trong việc tiến tới với Thánh Kinh liên
quan với Truyền Thống sống động của Giáo Hội, cũng như trong việc
nhận thấy nơi Sách Thánh chính Lời Chúa. Vấn đề duy tŕ việc tiến
tới ấy nơi tín hữu là những ǵ rất quan trọng theo quan điểm của đời
sống thiêng liêng. Ở đây, cũng cần nhắc lại việc suy loại được các
Giáo Phụ của Giáo Hội nêu lên giữa Lời Chúa đă hóa thành “nhục thể”
và lời trở thành một “cuốn sách” (60) Hiến Chế Tín Lư Dei Verbum
tiếp tục truyền thống cổ này, một truyền thống chủ trương, như Thánh
Ambrose nói (61) rằng “thân ḿnh của Con là Thánh Kinh chúng ta đă
lănh nhận”, và tuyên bố rằng “những lời nói của Thiên Chúa, được
diễn tả bằng ngôn ngữ loài người, rất giống như ngôn từ của loài
người, như lời của Cha hằng hữu, khi Người mặc lấy xác thịt yếu hèn
của con người đă trở nên như họ” (62). Khi hiểu như thế, Thánh Kinh
hiện lên cho chúng ta như là một thực tại duy nhất qua nhiều h́nh
thức và nội dung khác nhau của ḿnh” (64).
Tóm lại, nhờ hoạt động
của Thánh Linh và theo hướng dẫn của huấn quyền, Giáo Hội truyền đạt
cho mọi thế hệ tất cả những ǵ đă được mạc khải nơi Chúa Kitô. Giáo
Hội sống với niềm tin tưởng rằng Chúa của ḿnh, Đấng đă nói trong
quá khứ, ngày nay tiếp tục truyền đạt lời của ḿnh nơi Truyền Thống
sống động cũng như nơi Thánh Kinh. Thật vậy, Lời Chúa được ban cho
chúng ta trong Thánh Kinh như là một chứng từ linh ứng về mạc khải;
cùng với Truyền Thống sống động của Giáo Hội, Lời Chúa tạo nên qui
luật tối cao của đức tin (65).
Thánh Kinh, linh
ứng và sự thật
19. Ư niệm chính
để hiểu bản văn thánh như là Lời Chúa theo ngôn từ loài người chắc
chắn phải là ư niệm về việc linh ứng. Cả ở đây nữa chúng tôi đề nghị
một thứ loại suy: như Lời Chúa hóa thành nhục thể bởi quyền phép
Thánh Linh nơi cung ḷng Trinh Nữ Maria thế nào th́ Thánh Kinh cũng
xuất phát từ ḷng Giáo Hội bởi quyền năng của cùng vị Thần Linh.
Thánh Kinh là “Lời Chúa được viết xuống theo ơn linh ứng của Thánh
Linh” (66). Như thế người ta thấy được tất cả tầm quan trọng của vị
tác giả loài người, vị đă viết ra các bản văn linh thánh, và đồng
thời, chính Thiên Chúa là vị tác giả đích thực.
Như các Nghị Phụ của
Thượng Nghị đă khẳng định, đề tài linh ứng hiển nhiên là nhuưng ǵ
quan trọng để thích đáng tiến đến với Thánh Kinh và việc đ1ng da918n
dẫn giải Thánh Kinh (67), một việc dẫn giải, về phần ḿnh, được thực
hiện trong cùng một Thần Linh là Đấng linh ứng viết ra các sách
thánh (68). Bất cứ khi nào tầm nhận thức của chúng ta về việc linh
ứng của Thánh Kinh trở nên yếu kém th́ cúng ta có nguy cơ đọc Thánh
Kinh như là một đối tượng của vấn đề ṭ ṃ về lịch sử chứ không c̣n
là công việc của Thánh Linh để chúng ta có thể nghe thấy chính Chúa
nói và nhận thấy Ngài hiện diện trong lịch sử.
Các Nghị Phụ của Thượng
Nghị cũng nhấn mạnh đến mối iên hệ giữa đề tài linh ứng và đề tài về
sự thật của Thánh Kinh (69). Chắc chắn việc nghiên cứu sâu xa hơn về
tiến tŕnh linh ứng sẽ giúp hiểu biết hơn về sự thật được chất chứa
nơi các sách thánh. Như giáo huấn của Công Đồng nói về vấn đề này
th́ các sách được linh ứng giảng dạy sự thật: “bởi thế, v́ tất cả
được các vị tác giả thánh, hay các vị trước tác thánh, khẳng định
đều cần phải được coi như Thánh Linh khẳng định, mà chúng ta cần
phải công nhận rằng các cuốn sách Thánh Kinh mạnh mẽ, trung thành và
vô ngộ dạy rằng sự thật mà, v́ phần rỗi của chúng ta, Thiên Chúa
muốn thấy được kư thác cho Thánh Kinh. Bởi vậy, ‘tất cả thánh kinh
được Thiên Chúa linh ứng và hữu ích để giảng dạy, để sửa bảo, để sửa
chữa và để huấn luyện trong chính trực, nhờ đó con người của Thiên
Chúa được thành thạo, trang bị để làm hết mọi việc lành’ (2 Tim
3:16-17, Greek)” (70). Thực sự th́ việc suy tư thần học bao giờ cũng
coi vấn đề linh ứng và sự thật như hai quan niệm chính đói với một
thứ giải thịch của Giáo Hội về Thánh Kinh. Tuy nhiên, người ta cần
phải nhận thấy nhu cầu cần phải giải thích các sách thánh theo bản
chất của các bản văn này. Ở đây tôi muốn bày tỏ niềm hy vọng thiết
tha của tôi trong việc muốn thấy việc nghiên cứu về lănh vực này sẽ
được phát triển và sinh hoa kết trái cho cả khoa thánh kinh lẫn cho
đời sống thiêng liêng của tín hữu.
Thiên Chúa Ngôi
Cha là nguồn mạch và nguồn gốc của Lời
20. Công cuộc mạc
khải được bắt đầu và bắt nguồn nơi Thiên Chúa Ngôi Cha. Bởi lời của
Ngài mà “các tầng trời đă được tạo thành và tất cả mọi cơ ngũ của
chúng đều do hơi thở của miệng Ngài” (Ps 33:6). Chính Ngài đă Đấng
đă ban cho chúng ta “ánh sáng hiểu biết về vinh quang của Thiên Chúa
nơi dung nhan của Chúa Kitô” (2 Cor 4:6; cf. Mt 16:17; Lk 9:29). Nơi
Ngôi Con, “Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14), Đấng đă đến để hoàn
tất ư muốn của Đấng đă sai Người (cf Jn 4:34), Thiên Chúa, nguồn
mạch mạc khải, đă tỏ ḿnh ra là Cha và hoàn thành việc sư phạm thần
linh là những ǵ đă từng được thi hành qua lời của các vị tiên tri
cùng với các việc kỳ diệu được thực hiện nơi việc tạo thành cũng như
trong lịch sử của dân Ngài và toàn thể nhân loại. Mạc khải của Thiên
Chúa Ngôi Cha lên đến tột đỉnh nơi tặng ân Đấng Cố Vấn của Ngôi Con
(cf Jn 14:16) là Vị Thần Linh của Ngôi Cha và Ngôi Con, Đấng dẫn
chúng ta “vào tất cả sự thật” (Jn 16:13). Tất cả mọi lời hứa của
Thiên Chúa đều thấy “ứng nghiệm” nơi Chúa Giêsu Kitô (cf. 2 Cor
1:20). Nhờ thế con người nam nữ có thể bắt đầu tiến bước đến cùng
Cha (cf Jn 14:6), nhờ đó, cuối cùng “Thiên Chúa trở nên tất cả cho
mọi người” (1Cor 15:28).
21. Như thập giá
của Chúa Kitô cho thấy Tiên Chúa cũng nói bằng cả việc thinh lặng
của Ngaà nữa. Việc thinh lặng của Thiên Chúa, cảm nghiệm xa cách
Ngôi Cha toàn năng, là một giai đoạn quan troọg trong cuộc hành
tŕnh trần thế của Thieê Chúa Ngôi Con, Loơi nhập thể. Bị teo trên
cây thập tự giá, Người đă than van đau đớn gây ra bởi cái thinh lặng
ấy: “Chúa Trời con ơi, Chúa Tro2iơcon ơi, nhân sao Chúa lại bỏ rơi
con?” (Mk 15:34; Mt 27:46). Tiến bước trong đức tuân phục cho tới
hơi thở cuối cùng của ḿnh, trong t́nh trạng tăm tối của chết chóc,
Chúa Giêsu đă kêu lên cùng Cha. Người đă phó thác ḿnh cho Ngài ở
giây phút vượt qua sự chết mà vào sự sống đời đời: “Lạy Cha, con xin
phó thần trí Con trong tay Cha” (Lk 23:46). Cảm nghiệm này của Chúa
Giêsu phản ảnh t́nh trạng của tất cả những ai, v́ nghe và nhận biết
lời của Thiên Chúa, cũng phải đương đầu với việc thinh lặng của Ngài.
Đó từng là cảm nghiệm của vô số các vị thánh và thần bí gia, và thậm
chí cho đến ngày nay là một phần trong cuộc hành tŕnh của nhiều tín
hữu. Việc thinh lặng của Thiên Chúa kéo dài những lời nói trước kia
của Ngài. Trong những lúc tăm tối như vậy, Ngài nói băèg mầu nhiệm
tinh lặng của Ngài. Bởi thế, theo đường lối của mạc khải Kitô giáo
th́ thinh lặng là một thể hiện quan trọng của Lời Chúa.