Tông Hun

 

LI CHÚA

 

ca

Đức Thánh Cha Bin Đức XVI

gi

Các V Giám Mc, Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân

về

Li ca Thiên Chúa trong Đời Sng và S V ca Giáo Hi

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

chuyển dịch trực tiếp từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.pdf

  

Phn Hai

 Li Thiên Chúa trong Giáo Hi – Verbum in Ecclesia

 “Thế nhưng những ai tiếp nhận Người th́ Người ban cho họ quyền làm con cái Thiên Chúa” (Jn 1:12)

 

Phụng Vụ, khung cảnh đặc biệt cho Lời Chúa

 

Lời Chúa và Thánh Thể 

54.      Những ǵ được nói chung về mối liên hệ giữa Lời Chúa và các bí tích mặc lấy một ư nghĩa sâu xa hơn khi chúng ta hướng về việc cử hành Thánh Thể. Mối hiệp nhất sâu xa giữa Lời Chúa và Thánh Thể được xuất phát từ chứng từ của Thánh Kinh (cf. Jn 6; Lk 24), được chứng thực bởi các vị Giáo Phụ của Giáo Hội, và được tái khẳng định bởi Công Đồng Chung Vaticanô II (191). Ở đây chúng ta nghĩ về bài giảng của Chúa Giêsu về bánh sự sống trong hội đường thành Capernaum (cf. Jn 6:22-69), một bài giảng nhấn mạnh tới sự so sánh giữa Moisen và Chúa Giêsu, giữa nhân vật được diện đối diện nói chuyện với Thiên Chúa (cf. Ex 33:11) với Đấng tỏ Thiên Chúa ra (cf. Jn 1:18). Bài giảng về bánh này của Chúa Giêsu nói về một thứ tặng ân của Thiên Chúa, một tặng ân Moisen nhận được cho dân của ḿnh là manna trong sa mạc, đó chính là Ngũ Kinh, là lời ban sự sống của Thiên Chúa (cf. Ps 119; Pr 9:5). Nơi bản thân của ḿnh, Chúa Giêsu làm viên trọn h́nh ảnh xưa kia ấy: “Bánh của Thiên Chúa là những ǵ từ trời xuống ban sự sống cho thế gian”… “Tôi là bánh sự sống” ( Jn 6:33-35). Ở đây “lề luật đă trở thành một con người. Khi chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu, chúng ta có thể nói được sinh dưỡng chính Vị Thiên Chúa hằng sống, chúng ta thực sự ăn “bánh bởi trời’” (192). Lời Mở Đầu của Phúc Âm Thánh Gioan trở nên sâu xa hơn trong bài giảng ở Capernaum. Ở Lời Mở Đầu Logos của Thiên Chúa hóa thành nhục thể, thế nhưng ở bài giảng này nhục thể ấy trở thành “bánh” ban sự sống cho thế gian (cf. Jn 6:51), hàm ư nói về việc Chúa Giêsu tự hiến ḿnh trong mầu nhiệm thập giá, một cuộc tự hiến được xác nhận bởi những lời về máu của Người được ban cho để làm của uống (cf Jn 6:53). Mầu nhiệm Thánh Thể cho thấy một thứ manna đích thực, thứ bánh đích thực từ trời: đó là Logos của Thiên Chúa hóa thành nhục thể, Đấng hiến ḿnh v́ chúng ta nơi mầu nhiệm vượt qua.  

Tŕnh thuật của Thánh Luca về các môn đề trên đường đi Emmaus giúp cho chúng ta có thể suy tư hơn nữa về mối liên hệ giữa việc nghe lời Chúa và việc bẻ bánh (cf. Lk 24:13-35). Chúa Giêsu đă tiến đến với các người môn đệ này vào ngày sau Ngày Hưu Lễ, đă lắng nghe họ nói về những niềm hy vọng bị rung chuyển của họ, và khi cùng họ đồng hành, “đă giải thích cho họ những ǵ liên quan tới bản thân Người trong toàn bộ Thánh Kinh” (24:27). Hai môn đệ này bắt đầu nh́n vào Thánh Kinh một cách mới mẻ theo người lữ hành dường như có ǵ quen thuộc lạ lùng với đời sống của họ. Những ǵ đă xẩy ra vào những ngày ấy không c̣n trở thành những ǵ thua bại đối với họ nữa, mà là những ǵ hoàn tất và là một cuộc bắt đầu mới mẻ. Tuy nhiên, thậm chí kể cả những lời lẽ ấy vẫn rơ ràng chưa đủ cho hai người môn đệ này. Phúc Âm Thánh Luca thuật lại rằng: “mắt của họ đă mở ra và họ nhận biết Người” (24:31) chỉ cho đến khi Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ, trong khi trước đó, “mắt của họ chưa nhận ra Người” (24:16). Sự hiện diện của Chúa Giêsu, trước hết bằng những lời của Người rồi sau đó bằng tác động bẻ bánh, khiến cho các người môn đệ này có thể nhâä ra Người. Bấy giờ họ đă có thể cảm nhận được một cách mới mẻ tất cả những ǵ trước đó họ đă nhờ Người cảm nghiệm thấy: “Tâm can chúng ta không cảm thấy nóng lên đang khi Người nói với chúng ta trên đường đi, khi Người giải thích Thánh Kinh cho chúng ta hay sao?” (24:32). 

55.      Từ những tŕnh thuật này, chính Thánh Kinh rơ ràng hướng cúng ta đến chỗ cảm nhận được mối liên hệ bất khả tách biệt của ḿnh với Thánh Thể. “Không bao giờ được quên rằng lời thần linh, được Giáo Hội đọc và công bố, nhắm đến hy tế của giao ước mới và bữa tiệc ân sủng tức là Thánh Thể” (193). Lời Chúa và Thánh Thể liên hệ sâu xa với nhau tới độ chúng ta không thể hiểu bên này mà lại không có bên kia: Lời Chúa mặc lấy nhục thể một cách bí tích nơi biến cố Thánh Thể. Thánh Thể hướng chúng ta tới việc hiểu biết Thánh Kinh, cũng như Thánh Kinh, về phần ḿnh, soi chiếu và giải thích mầu nhiệm Thánh Thể. Trừ phi chúng ta nh́n nhận việc hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể, bằng không kiến thức của chúng ta về Thánh Kinh vẫn chưa trọn vẹn. Đó là lư do, “Giáo Hội đă tôn kính Lời Chúa và mầu nhiệm Thánh Thể một cách trân trọng như nhau, cho dù không phụng thờ như nhau, và ở mọi nơi cũng như trong mọi lúc, nhấn mạnh và qui định việc tôn kính này. Được tác động bởi gương mẫu của Vị Sáng Lập, Giáo Hội không bao giờ thôi cử hành mầu nhiệm vượt qua của Người bằng việc qui tụ lại để đọc ‘những ǵ liên quan tơớ Người trong toàn bộ Thánh Kinh’ (Lk 24:27) cũng như để thi hành công cuộc cứu độ qua việc cử hành tưởng niệm về Chúa cũng như qua các bí tích” (194).