Tông Hun

 

LI CHÚA

 

ca

Đức Thánh Cha Bin Đức XVI

gi

Các V Giám Mc, Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân

về

Li ca Thiên Chúa trong Đời Sng và S V ca Giáo Hi

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

chuyển dịch trực tiếp từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.pdf

  

Phn Hai

 Li Thiên Chúa trong Giáo Hi – Verbum in Ecclesia

 “Thế nhưng những ai tiếp nhận Người th́ Người ban cho họ quyền làm con cái Thiên Chúa” (Jn 1:12)

 

Phụng Vụ, khung cảnh đặc biệt cho Lời Chúa

 

Tính cách bí tích của Lời Chúa 

56.      Việc suy tư về tính chất tác hành của Lời Chúa nơi tác động bí tích và việc gia tăng cảm nhận về mối liên hệ giữa Lời Chúa và Thánh Thể c̣n dẫn tới một đề tài quan trọng khác xuất hiện trong thượng nghị giám mục này, đó là đề tài về tính chất bí tích của Lời Chúa (195). Ở đây cần nhắc lại là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă qui chiếu về “tính chất bí tích của mạc khải” và đặc biệt đến “dấu hiệu của Thánh Thể chất chứa mối hiệp nhất bất khả phân ly giữa cái biểu thị và cái được biểu thị giúp có thể nắm bắt được những ǵ là sâu xa của mầu nhiệm” (196). Chúng ta thấy được rằng ở tâm điểm của tính chất bí tích Lời Chúa là chính mầu nhiệm Nhập Thể: “Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14), một thực tại của mầu nhiệm mạc khải được cống hiến cho chúng ta nơi “nhục thể” của Người Con. Lời Chúa có thể nhờ đức tin được nhận thấy qua “dấu hiệu” của những lời lẽ và hành động của con người. Đức tin nhận biết Lời Chúa bằng việc chấp nhận lời lời nói và những hành động nhờ đó Ngài tỏ ḿnh ra cho chúng ta. Tính chất bí tích của mạc khải ngược lại hướg tới lịch sử cứu độ, tới đường lối Lời Chúa tiến vào thời gian và khoôg gian, và nói cùng con người nam nữ, thành phần được kêu gọi để chấp nhận tặng ân đức tin của Ngài.  

Tính chất bí tích của Lời Chúa bởi thế có thể được hiểu bằng việc loại suy với sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô dưới các h́nh bánh và rượu được thánh hiến (197). Bằng việc tiến đến bàn thờ và tham phần vào bữa tiệc Thánh Thể, cúng ta thực sự thông phần vào ḿnh và máu của Chúa Kitô. Việc công bố Lời Chúa trong việc cử hành này cũng bao hàm việc nhận biết rằng chính Chúa Kitô đang hiện diện, Người đang nói với chúng ta (198), và Người muốn được lắng nghe. Thánh Giêrônimô nói về cách thức chúng ta cần phải tiến đến với cả Thánh Thể và Lời Chúa: “Chúng ta đang đọc Thánh Kinh. Đối với tôi, Phúc Âm là Ḿnh Chúa Kitô; đối với tôi, Thánh Kinh là giáo huấn của Người. Và khi Người phán: ai không ăn thịt Tôi và uống máu Tôi (Jn 6:53), cho dù những lời này cũng có thể được hiểu về Mầu Nhiệm Thánh Thể, ḿnh và máu của Chúa Kitô thực sự là lời Thánh Kinh, là giáo huấn của Thiên Chúa. Khi chúng ta tiến đến với Mầu Nhiệm Thánh Thể, nếu một vụn bánh rơi xuống đất chúng ta cảm thấy áy náy. Tuy nhiên, khi chúng ta lắng nghe Lời Chúa, và Lời Chúa cùng ḿnh máu Chúa Kitô đang được tuôn đổ vào tai chúng ta mà chúng ta không lưu tâm, th́ chúng ta không cảm thấy hết sức nguy hiểm là chừng nào hay sao?” (199). Chúa Kitô, thực sự hiện diện dưới các h́nh bánh và rượu, một cách loại suy, cũng hiện diện nơi lời được công bố trong phụng vụ. Bởi thế, việc hiểu biết sâu xa hơn tính chất bí tích của Lời Chúa có thể dẫn chúng ta tới một kiến thức hiệp nhất về mầu nhiệm của mạc khải đang xẩy ra qua “những việc làm và lời nói mật thiết liên hệ với nhau” (200); việc cảm nhận về điều này chỉ có thể là những ǵ mang lại lợi ích cho đời sống thiêng liêng của t́n hữu và hoạt động mục vụ của Giáo Hội.