“Ánh
Sáng Thế Gian. Giáo Hoàng, Giáo Hội
và Các Dấu
Chỉ
Thời
Đại.
Cuộc
Đàm
Thoại
của
Đức
Thánh Cha Biển
Đức
XVI với
Peter Seewald”.
Sáng
Thứ Ba ngày 23/11/2010, tại Văn pḥng Báo chí của Ṭa Thánh đă tổ chức
một
buổi ra mắt tác phẩm mới được Vatican Publishing House phát hành.
Tác phẩm này mang tựa đề “Ánh Sáng Thế Gian. Giáo Hoàng, Giáo Hội và
Các Dấu Chỉ Thời Đại. Cuộc Đàm Thoại của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
với Peter Seewald”.
Buổi
ra mắt này có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella,
chủ tích Hội Đồng đặc trách Cổ Vơ Việc Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa, và
phóng viên Luigi Accattoli.
Đồng
thời cũng có mặt của Peter Seewald, người đă thực hiện cuộc phỏng
vấn với Đức Giáo Hoàng, và Cha Giuseppe Costa, SDB, giám đốc nhà
xuất bản Vatican Publishing House.
Biệt chú của người dịch, nhân vật Peter Seewald này cũng đă thực
hiện cuộc phỏng vấn với vị đương kim giáo hoàng đây vào mùa đông năm
1995, (thời điểm 10 năm sau – 1985 – xuất hiện cuốn “The Ratzinger
Report” cũng theo h́nh thức phỏng vấn với Vitterio Messori, để kỷ
niệm 20 năm Công Đồng Chung Vaticanô II bế mạc năm 1965), khi ngài
c̣n là Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin Joseph Ratzinger
và cuộc phỏng vấn sau đó được ghi lại trong cuốn “Salt of the Earth
– Muối Đất” xuất bản năm 1996, nội dung về “Giáo Hội ở Cuối Thiên Kỷ”.
Do đó, theo suy luận của người dịch, tác phẩm mới “Ánh Sáng Thế Gian”,
thành quả của cuộc phỏng vấn với cùng nhân vật này, mang tính cách
tiếp nối những ǵ chưa được nói đến trong cuốn “Muối Đất” sau một
thời gian 14 năm với đầy những biến động khác xẩy ra nhất là trong
thời khoảng 5 năm rưỡi làm giáo hoàng của cùng vị hồng y. Nhan đề
của hai tác phẩm “Muối Đất” và “Ánh Sáng Thế Gian” là hai câu Chúa
Giêsu nói sát nhau để mở màn cho Bài Giảng Phúc Đức Trên Núi của
Người, Muối Đất trước, Ánh Sáng Thế Gian sau (x Mt 5:13-14). Nếu
cuốn “Muối Đất” tập trung vào nội bộ Giáo Hội hơn th́ cuốn “Ánh
Sáng Thế Gian” lại liên quan tới Giáo Hội với thế giới và lịch sử
nhân loại hiện đại hơn. Có thể so sánh như thế này, nếu cuốn “Muối
Đất”đóng vai tṛ hướng nội như Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội “Ánh Sáng
Muôn Dân” th́ cuốn “Ánh Sáng Thế Gian” đ1ng vai tṛ hướng ngoại như
Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội “Vui Mừng Và Hy Vọng” vậy.
Đức
Tổng Giám Mục Fisichella đă cho biết Seewald đă hỏi Đức Giáo Hoàng
như thế nào “về những vấn đề quan trọng đang gây khó khăn cho khoa
thần học tân thời, những biến cố chính trị khác nhau đă luôn đánh
dấu những liên hệ giữa các Quốc Gia, và sau cùng là những đề tài
thường chiếm phần lớn những cuộc tranh căi trong công luận. Chúng ta
có một vị Giáo Hoàng không lẩn tránh bất cứ vấn đề ǵ, vị muốn làm
sáng tỏ mọi sự với một thứ ngôn từ b́nh dị nhưng không phải v́ thế
mà kém phần sâu xa, và là vị nhân ái chấp nhận những khiêu khích vốn
chất chứa nơi rất nhiều câu hỏi.
Vị
Tổng Giám Mục nói tiếp: “Tuy nhiên, việc giảm thiểu toàn bộ cuộc
phỏng vấn thành một câu tách rời khỏi mạch văn của nó và khỏi toàn
bộ tư tưởng của Đức Biển Đức XVI là một xúc phạm đến trí thông minh
của vị Giáo Hoàng này và vu vơ mạo dụng các lời nói của ngài. Những
ǵ hiện lên từ những trang sách này đại quan thực sự chỉ là cái nh́n
của một Giáo Hội được kêu gọi là ‘Ánh Sáng Thế Gian’, là dấu chỉ
hiệp nhất cho toàn thể nhân loại”.
Vị
chủ tịch Hội Đồng Ṭa Thánh về Việc Cổ Vơ Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa
tiếp tục giải thích cho biết rằng: “cuốn sách này không phải do Đức
Thánh Cha Biển Đức XVI viết, tuy nhiên, nó qui tụ lại các ư nghĩ của
ngài, các quan tâm cùng với những nỗi đau của ngài trong những năm
này, những dự phóng mục vụ của ngài và các niềm hy vọng của ngài về
tương lai. Cái ấn tượng hiện lên cho thấy đó là ấn tượng về một vị
Giáo Hoàng lạc quan về đời sống của Giáo Hội, bất chấp những khó
khăn bao giờ cũng có”.
Cuốn
sách này được phát hành hôm nay đây “là một cuộc phỏng vấn, qua
nhiều cách thức, gợi lên cho chúng ta việc nghiêm chỉnh khảo sát
lương tâm, cả trong lẫn ngoài Giáo Hội, để đạt được một cuộc hoán
cải thực sự trong tâm trí. Những điều kiện của đời sống trong xă
hội, tính dục, kinh tế và tài chính, cính Giáo Hội; tất cả những vấn
đề này cần đến một cuộc đặc biệt dấn thân để thẩm tra về việc trôi
dạt của nền văn hóa trong thế giới ngày nay cùng với những tiềm năng
cho tương lai. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI không để ḿnh bị báo động
bởi những con số xuất hiện từ các cuộc thăm ḍ ư kiến, v́ sự thật
hoàn toàn có những chuẩn mực khác: ‘thống kê không phải là thước đo
lường luân lư’”.
“Ở
những trang sách này, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI thường trở lại với
những liên hệ giữa tính chất tân tiến và Kitô giáo, một mối liên hệ
không thể và không được coi như song hành tương đương. Trái lại, mối
liên hệ này cần phải được áp dụng bằng việc liên kết một cách xác
đáng đức tin và lư trí, các quyền lợi cá nhân và trách nhiệm của xă
hội; tóm lại, bằng việc ‘đặt Thiên Chúa trước’…. Đó là việc hoán cải
được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI yêu cầu các Kitô hữu và bất cứ ai
muốn lắng nghe ngài… Đó là công việc vị Giáo Hoàng này dề ra cho
giáo triều của ngài, và chúng ta không thể, bằng tất cả ḷng chân
thành, chối căi được là sẽ khó khăn là dường nào”.
Đức
Tổng Giám Mục Fisichella đă kết thúc bài nhận định của ḿnh bằng
việc nhấn mạnh đến cách thức “chân t́nh vá chân lư là đặc tính của
cuộc phỏng vấn này, một cuộc phỏng vấn được Đức Giáo Hoàng Biển Đức
XVI chọn như một phương tiện để quảng đại quần chúng quen thuộc hơn
với những tư tưởng của ngài, với đường lối ngài chủ trương và đường
lối ngài hiểu biết về sứ vụ được kư thác cho ngài. Đây cũng không
phải là một công việc dễ làm ở vào lúc khi mà truyền thông thường có
khuynh hướng nhấn mạnh đến các thứ phân mảnh đặc biệt và lơ là với
bức tranh toàn cầu. Đây là một cuốn sách cần được đọc và suy niệm,
để hiểu được một lần nữa làm thế nào Giáo Hội trong thế giới này có
thể loan truyền thứ tin mừng mang lại niềm vui và an b́nh”.
Về
phần ḿnh, Luigi Accattoli đă đề nghị với thành phần đồng nghiệp
phóng viên của ḿnh cần phải “đọc cuốn sách này như là một cuộc
viếng thăm được hướng dẫn tới cuộc hội thảo giáo hoàng của Đức Thánh
Cha Biển Đức XVI cũng như đến với thế giới của Đức Joseph Ratzinger…
Trước hết chúng ta sẽ thấy con người này được kêu gọi làm Giáo Hoàng
với cùng quan điểm như khi ngài xuất bản hai tập sách về Chúa Giêsu
Nazarét, những tập sách ngài tŕnh bày không phải như là các văn
hiện của Huấn Quyền nhưng như là chứng từ của việc gài tự nghiên cứu
về dung nhan Chúa Kitô”.
Vị
phỏng viên này nói: “Từ đầu của cuốn sách, ngài đă cảnh giác chúng
ta rằng: ‘vị Giáo Hoàng này có thể có những ư nghĩ sai lầm’; ngài
thực sự có ‘thẩm quyền về việc quyết định tối hậu’ nơi các vấnh đề
về đức tin thế nhưng điều này ‘không có nghĩa là ngài có thể tiếp
tục tạo nên tính chất bất khả ngộ’. Về câu phát biểu này có lẽ
chúng ta cần phải t́m kiếm những căn gốc của cuốn sách phỏng vấn
này”.
Ở
những nơi khác nhau, Đức Thánh Cha đă nh́n lại cuộc đời 83 năm của
ḿnh, “và suy nghĩ về tính chất thích hợp của việc từ nhiệm nếu ngài
thấy ngài ở một vị thế không thể thi hành sứ vụ của ḿnh. Trong cùng
trang sách, ngài phủ nhận rằng ngài đă từng có ư nghĩ từ nhiệm liên
quan tới vấn đề gương mù về việc lạm dụng t́nh dục vị thành niên:
‘Chúng ta không thể thoát chạy vào lúc nguy biến nhất này’, ngài đă
nói như thế. Tất cả cúng ta đều biết rằng các vị Giáo Hoàng tân tiến
– từ Đức Piô XII trở đi – đă quan tâm tới vấn đề từ nhiệm, thế nhưng
trước cuộc phỏng vấn này chưa có vị nào đă công khai thực hiện như
vậy”.
Accattoli đă tiếp tục những giải thích của ḿnh, trong cuốn sách
đây, Đức Thánh Cha “đă giành nhiều chỗ cho t́nh trạng xung khắc giữa
đức tin Kitô giáo và tính chất tân tiến. Tuy nhiên, ở ít là hai
đoạn, ngài nh́n nhận rằng ‘nền luân lư của tính chất tân tiến’ và
chứng cớ về ‘một thứ tính chất tân tiến tốt lành và chính đáng’.
Những khẳng định tích cực này cần phải được đọc cùng với những đoạn
ngài công nhận những tội ác của tôn giáo trong quá khứ: từ ‘những
hành động tàn ác’ được thực hiện ‘nhân danh sự thật’ đến ‘những thứ
chiến tranh về tôn giáo’, và ‘cái nghiêm khắc’ hướng về những ǵ là
hữu h́nh được sử dụng để ‘làm con người hoảng sợ’. Bởi thế, trong
cuộc xung khắc với thế giới tân tiến, cần phải đặt vấn đề là ‘quyền
thế tục hóa là ở chỗ nào’ và ‘nó cần phải được chống lại’ ở chỗ
nào’”.
Vị
Giáo Hoàng này “không sợ sử dụng những lời diễn tả như ‘tính chất
tội lỗi của Giáo Hội’; … trong khi đó chữ ‘bẩn thỉu’ để nói về tội
lỗi đang xẩy ra trong Giáo Hội… được sử dụng ít là 3 lần liên quan
tới hành động lạm dụng t́nh dục vị thành niên nơi thành phần giáo sĩ
cùng với ‘cuộc chấn động kinh hoàng’ nó gây ra”. Theo chiều hướng
này, vị Giáo Hoàng cũng “nh́n đi nhận lại vai tṛ tích cực của các
phương tiện truyền thông xă hội, một vấn đề ngài đă bày tỏ ở một số
cơ hội khác nhau trong quá khứ nhưng chưa bao giờ minh nhiên như thế:
‘Bao lâu chúng t́m cách phơi bày sự thật ra ánh sáng, chúng ta cần
phải tỏ ḷng biết ơn’, ngài nnhư thế. Về vấn đề này, ngài cũng cống
hiến cho chúng ta một trong những câu cách ngôn tác hiệu nhất của
cuốn sách, đó là ‘Chỉ v́ sự dữ đă ở trong Giáo Hội mà những người
khác mới có thể sử dụng để tấn công Giáo Hội’”.
Accottoli tiếp tục nói Đức Thánh Cha “bảo đảm với chúng ta rằng ngài
sẽ không tha vạ tuyệt thông cho Giám Mục Williamson mà không thực
hiện việc điều tra hơn nữa, nếu ngài biết được những quan điểm của
vị này trong vấn đề chối bỏ sự kiện Holocaust”.
“Một
cách thận trọng và can trường, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI t́m kiếm
một đường lối thực dụng nhờ đó thành phần truyền giáo cùng các nhân
viên khác của giáo hội có thể giúp đánh bại dịch Liệt Kháng, bàng
việc không chấp thuận – nhưng cũng không loại trừ – nơi những trường
hợp đặc biệt – việc sử dụng bọc cao su làm t́nhc. Ngài cũng tái
khẳng định bản chất ‘ngôn sứ’ của Đức Phaolô VI trong Thông Điệp ‘Sự
Sống Con Người’, mặc dù không giấu diếm việc hiện hữu của những khó
khăn thực sự trong việc ‘t́m những đường lối có thể theo được một
cách loài người’,… và nh́n nhận rằng ‘nơi lănh vực này nhiều điều
cần phải suy nghĩ lại và bày tỏ bằng những ngôn từ mới’”.
Vị
Giáo Hoàng này “tuyên bố ḿnh lạc quan liên quan tới sự kiện Kitô
giáo đang phải đung đầu với ‘những năng lực mới, những năng lực có
lẽ sẽ làm cho Kitô giáo ‘có một dáng vẻ văn hóa khác nhau’; tuy
nhiên cũng ‘không ảo tưởng’ v́ ‘khuynh hướng chung của thời đại
chúng ta là một khuynh hướng thù địch với Giáo Hội’”.
Sau
hết, Accattoli đă kết thúc rằng vị Giáo Hoàng này “hy vọng rằng dân
chúng sẽ tái khám phá ra ‘tính chất giản dị’ và ‘sâu xa’ của Phúc Âm
và Kitô giáo”. Điều này bao gồm “việc hiểu được thảm kịch của thời
đại chúng ta, vững mạnh trung thành sống Lời Chúa như là lời tối hậu,
và đồng thời cống hiến cho Kitô giáo tính chất giản dị và uyên thâm
ấy là những ǵ bất khả thiếu để nó có thể hoạt động”.
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ VIS của Ṭa Thánh ngày
23/11/2010