NGOẠI T̀NH

 tại sao “yes” - làm sao “no”

 

Xin cảm thương với những nạn nhân trong cuộc:

những người vợ đáng thương và những người chồng tội nghiệp

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

T́nh Dục trong và ngoài Hôn Nhân

 

Mới đây tôi được một nữ giới hỏi một vấn đề hết sức tế nhị liên quan tới sinh lư trong đời sống hôn nhân rằng tác động vợ chồng hoàn toàn v́ t́nh dục, không xuất phát từ yêu thương, có được không, có tội không? 

 

Câu trả lời theo nguyên tắc chung của tôi như thế này: tác động t́nh dục của vợ chồng b́nh thường đều phát xuất từ t́nh yêu, ngược lại, tất cả mọi xúc động hay tác động ngoài hôn nhân được gọi là t́nh yêu” đều hoàn toàn phát xuất từ t́nh dục, hướng đến t́nh dục và chỉ là t́nh dục.

 

Trong câu trả lời này, chữ “b́nh thường” ở đây nghĩa là cũng có một số trường hợp tác động vợ chồng hoàn toàn phát xuất từ t́nh dục, như trường hợp hai vợ chồng muốn ngừa thai nhân tạo, một hành động tội lỗi theo Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo, hay như trường hợp cưỡng bức nhau, cho dù trong một lần nào đó, chứ không phải luôn luôn hay thường xuyên, một trong hai vợ chồng có lư do chính đáng không thể đáp ứng tác động này của nhau và với nhau như mọi lần, một hành động cưỡng bức không thể không tác hại đến t́nh yêu hôn nhân bởi làm cho nhau cảm thấy ḿnh bị lạm dụng như một đồ vật hơn là một con người, một người vợ hay một người chồng.

 

Ngoài ra, ngoài ít là hai trường hợp này ra, tác động vợ chồng đều minh nhiên hay mặc nhiên xuất phát từ yêu thương hay để bày tỏ yêu thương và duy tŕ cùng phát triển t́nh yêu hôn nhân. Vấn đề căn bản ở đây là nếu không yêu thương nhau, (chẳng hạn như đang tức giận nhau, hận ghét nhau v.v.), hai vợ chồng không thể gần nhau và có hứng để mà “nên một xác thịt” với nhau. Bởi thế, b́nh thường, một khi c̣n gần gũi nhau, c̣n chung chăn chung gối, vợ chồng vẫn c̣n yêu thương nhau, không nhiều th́ ít, không mạnh th́ nhẹ, và một khi v́ c̣n gắn bó yêu thương gần gũi nhau, vợ chồng không thể nào tránh được cái rạo rực của cảm giác, cái kích thích của t́nh dục, cái đ̣i hỏi của xác thịt – cái đ̣i hỏi chính đáng trong việc nên một xác thịt, cái đ̣i hỏi theo bản chất của đời sống hôn nhân vợ chồng. Thật ra, trên thực tế và về thể lư, đôi phối ngẫu không thể nào “nên một xác thịt” chỉ bằng tác động ân ái vợ chồng, nếu họ không yêu thương nhau, một động lực ngay từ đầu đă thu hút họ lại với nhau và đă kết hợp họ nên một trong đời sống hôn nhân, một hiệp nhất được thể hiện cụ thể và sống động bằng những lần ân ái vợ chồng “nên một xác thịt” với nhau.

 

Có thể nói chính nhờ hôn nhân hay t́nh yêu vợ chồng mà t́nh dục phái tính của con người được hợp pháp hóa, như Thánh Phaolô đă khuyên những ai không thể chịu đựng được đ̣i hỏi của t́nh dục và để tránh sống đời dâm ô lăng loàn th́ hăy lập gia đ́nh khi đề nghị với họ một cách rất thực tế rằng: “Nếu họ không thể tự chủ th́ họ phải lập gia đ́nh. Thà kết hôn c̣n hơn bị nung nấu” (1Cor 7:9).

 

Hơn thế nữa, t́nh dục trong hôn nhân và nhờ hôn nhân chẳng những được hợp thức hóa mà c̣n được thăng hóa nữa, v́ nhờ hôn nhân và trong hôn nhân, nhất là hôn nhân được thánh hóa bởi Bí Tích Hôn Phối, t́nh dục không c̣n ở mức độ thú tính theo bản năng, trái lại, nó chẳng những trở thành tác động của t́nh yêu vợ chồng mà c̣n làm cho t́nh yêu hôn nhân thêm mặn nồng thắm thiết, đến độ sinh hoa kết trái nơi sự sống cao quí của những người con cái xuất phát từ t́nh yêu vợ chồng.

Ngoại T́nh - tại sao “yes”

............... 

ngoai_tinh1