Tông Huấn

Familiaris Consortio – T́nh Nghĩa Gia Đ́nh

của

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

gửi

Hàng Giáo Phẩm, Giáo Sĩ và Tín Hữu của Toàn Giáo Hội Công Giáo

về

Vai Tṛ của Gia Đ́nh Kitô Hữu trong Thế Giới Tân Tiến

ngày

22/11/1981, Lễ Chúa Kitô Vua

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

chuyển dịch theo mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_exhortations/documents/hf_jp-ii_exh_19811122_familiaris-consortio_en.html

 

 

 

PHẦN MỘT

 

NHỮNG ĐỐM SÁNG VÀ BÓNG TỐI ĐỐI VỚI GIA Đ̀NH NGÀY NAY

 

4- Nhu Cầu Cần Hiểu Được T́nh Trạng này

 

V́ dự án của Thiên Chúa đối với hôn nhân và gia đ́nh chạm tới những con người nam nữ một cách cụ thể trong cuộc sống hằng ngày của họ ở những hoàn cảnh đặc biệt về xă hội và văn hóa, Giáo Hội cần phải làm sao có thể hiểu được những hoàn cảnh đang xẩy ra cho hôn nhân và gia đ́nh ngày nay để làm trọn công việc phục vụ của ḿnh (8).

 

Bởi thế, việc hiểu biết này là một điều kiện bất khả thiếu trong công cuộc truyền bá phúc âm hóa. Thật vậy, Giáo Hội cần phải mang Phúc Âm bất khả đổi thay và hằng mới mẻ của Chúa Giêsu Kitô đến cho các gia đ́nh của thời đại chúng ta, cũng như các gia đ́nh ở trong những hoàn cảnh hiện nay của thế giới được kêu gọi để chấp nhận và sống dự án của Thiên Chúa liên quan tới họ. Hơn nữa, tiếng gọi và những đ̣i hỏi của Thần Linh đang âm vang nơi chính các biến cố của lịch sử, và v́ vậy Giáo Hội cũng được hướng dẫn tới chỗ hiểu biết sâu xa hơn mầu nhiệm khôn lường của hôn nhân và gia đ́nh qua những hoàn cảnh, những vấn nạn cùng với những nỗi âu lo và niềm hy vọng của giới trẻ, của các cặp vợ chồng và của thành phần làm cha làm mẹ ngày nay (9).

 

Ngoài ra cũng cần phải suy tư hơn nữa về tầm quan trọng đặc biệt ở thời điểm hiện nay. Không phải là hiếm thấy những ư nghĩ và những giải quyết rất lôi cuốn nhưng lại làm lu mờ ở những mớc độ khác nhau sự thật và phẩm giá của con người, được cống hiến cho con người nam nữ ngày nay, nơi việc họ chân thành và sâu xa t́m kiếm một giải đáp cho những vấn đề quan trọng thường nhật ảnh hưởng tới đời sống hôn nhân và gia đ́nh của họ. Những quan điểm này thường được hỗ trợ bởi một thứ cơ cấu có thế lực và tràn lan là các phương tiện truyền thông xă hội, những phương tiện đang tinh ranh hăm hại tự do và khả năng phán đoán khách quan.

 

Nhiều người đă nhận thức được mối nguy hiểm này đối với con người và đang hoạt động cho chân lư. Giáo Hội, nhờ nhận thức phúc âm của ḿnh, đang liên kết với họ, cống hiến việc phục vụ của ḿnh cho chân lư, cho tự do cũng như cho ohẩm giá của hết mọi con người nam nữ. 

 

5- Nhận Thức theo Phúc Âm

 

Nhận thức Giáo Hội có được ấy đang được cống hiến như một hướng dẫn để toàn thể sự thật và tất cả phẩm giá của hôn nhân và gia đ́nh được bảo tŕ và hiện thực.

 

Nhận thức này đạt được nhờ cảm quan đức tin (10), một tặng ân được Thần Linh ban cho tất cả mọi tín hữu (11), và v́ thế công việc của toàn thể Giáo Hội theo chiều kích đa dạng của các tặng ân và đặc sủng khác nhau, những tặng ân và đặc sủng, cùng với và theo trách nhiệm hợp với từng người, hoạt động với nhau để hiểu biết sâu xa hơn và sinh động hóa hơn lời Chúa. Bởi thế, Giáo Hội không đạt được nhận thức này chỉ ở nơi các vị Mục Tử, thành phần giảng dạy nhân danh và bằng quyền năng của Chúa Kitô mà c̣n ở nơi cả thành phần giáo dân nữa: Chúa Kitô “đă làm cho họ trở thành chứng nhân của ḿnh và ban cho họ kiến thức về đức tin và ơn nói năng phát biểu (cf. Acts 2:17-18; Rv. 19:10), nhờ đó quyền năng của Phúc Âm được chiếu tỏa nơi đời sống xă hội và gia đ́nh hằng ngày của họ” (12). Hơn nữa, v́ ơn gọi riêng của ḿnh, giáo dân đóng vai tṛ đặc biệt trong việc dẫn giải lịch sử của thế giới theo ánh sáng của Chúa Kitô, v́ họ được kêu gọi để chiếu sáng và điều hành các thực tại trần thế theo dự án của Thiên Chúa là Đâág Hóa Công và là Đấng Cứu Chuộc.

 

“Cảm quan siêu nhiên đức tin” này (13), tuy nhiên, không chỉ ở nơi hay cần phải ở nơi việc ưng thuận của tín hữu. Theo Chúa Kitô, Giáo Hội t́m kiếm sự thật, một sự thật không phải bao giờ cũng nguyên vẹn như ư nghĩ của đa số. Giáo Hội lắng nghe lương tâm chứ không phải quyền lực, nhờ thế Giáo Hội bênh vực thành phần nghèo khổ và thành phần bị chà đạp. Giáo Hội trân trọng việc nghiên cứu về xă hội học và thống kê học, khi nó giúp vào việc hiểu biết những bối cảnh lịch sử cần phải khai triển hoạt động mục vụ và khi nó giúp hiểu biết hơn nữa về sự thật. Tuy nhiên, không được coi việc nghiên cứu này tự nó là một bày tỏ của cảm quan đức tin.

 

V́ nó là công việc của thừa tác vụ tông đồ để bảo đảm rằng Giáo Hội ở trong sự thật của Chúa Kitô và dể dẫn Giáo Hội đi sâu hơn bao giờ hết vào sự thất ấy, các vị Mục Tử cần phải cổ vơ cảm quan đức tin nơi tất cả mọi tín hữu, khảo sát và phán đoán theo quyền bính của ḿnh tính chất chân thực nơi việc bày tỏ của nó, và giáo dục tín hữu biết nhận thức phúc âm một cách trưởng thành hơn bao giờ hết (14).

Những đôi phối ngẫu và cha mẹ Kitô giáo có thhể và cần phải cống hiến việc đóng góp đặc thù và bất khả thay thế của ḿnh vào việc làm phát sinh ra một thứ nhận thức phúc âm chân thực ở những hoàn cảnh  và văn hóa khác nhau được sống đời hôn nhân và gia đ́nh bởi những con người nam nữ. Họ có khả năng đóng vai tṛ này theo đặc sủng của họ hay tặng ân đặc biệt của họ, tặng ân của bí tích hôn phối (15).

6- T́nh Trạng Gia Đ́nh trong Thế Giới Ngày Nay

 

T́nh trạng gia đ́nh này cho thấy hai khía cạnh tích cực và tiêu cực: trước hết là một dấu hiệu cứu độ của Chúa Kitô đang hoạt động trên thế giới; thứ hai là một dấu hiệu của sự chối từ của con người đối với t́nh yêu của Thiên Chúa.

 

Thật vậy, một đàng là một ư thức sống động hơn nữa về quyền tự do cá nhân và về việc lưu tâm hơn nữa tới phẩm chất của các mối liên hệ liên vị trong hôn nhân, tới việc đề cao phẩm giá của nữ giới, tới việc sinh sản cách hữu trách, tới việc giáo dục con cái. Ngoài ra c̣n có cả việc nhận thức về nhu cầu cần phải phát triển những mối tương quan liên gia, cần đến sự trở giúp về tinh thần và thể chất hỗ tương, việc tái nhận thức về sứ vụ của Giáo Hội thích hợp với gia đ́nh cùng với trách nhiệm của Giáo Hội trong việc xây dựng một xă hội chính đáng hơn. Tuy nhiên, mặt khác, không thiếu những dấu hiệu của một thứ hạ cấp đáng lo ngại về một số những giá trị nồng cốt: một quan niệm sai lầm về cả lư thuyết lẫn thực hành về tính cách độc lập của đôi phối ngẫu liên quan tới nhau; những quan niệm sai lầm liên quan tới mối liên hệ về thẩm quyền giữa cha mẹ và con cái; những khó khăn cụ thể chính gia đ́nh trải qua trong việc truyền đạt các thứ giá trị; t́nh trạng gia tăng con số các vụ ly dị; nạn phá thai; vấn đề sử dụng đến việc triệt sản thường xuyên hơn bao giờ hết; việc xuất hiện của một tâm thức muốn thực sự ngừa thai.

 

Ở cội gốc của những hiện tượng tiêu cực này thường là một thứ bại hoại nơi ư niệm và cảm nghiệm về tự do, một tự do được cho rằng không phải là khả năng để nhận biết sự thật về dự án của Thiên Chúa đối với hôn nhân và gia đ́nh, mà như là một quyền lực độc lập của vấn đề định vị cho phúc hạnh vị kỷ của con người thường phạm đến kẻ khác. Chúng ta cũng cần lưu ư tới sự kiện là ở các xứ sở được gọi là Đệ Tam Quốc Gia, các gia đ́nh thường thiếu phương tiện cần thiết để sống c̣n, như lương thực, việc làm, nhà ở và thuốc men, cùng với các thứ quyền tự do căn bản nhất. Trong các quốc gia giầu có hơn, ngược lại, t́nh trạng quá cỡ thịnh vượng và tâm thứcc chcưởng thụ, được liên kết một cách ngược đời với những ǵ là sầu thương và bất ổn về tương lai, đă cướp mất nơi các cặp vợ chồng ḷng quảng đại và can đảm cần thiết để nuôi dưỡng sự sống mới của con người: bởi thế, sự sống thường không được coi như là một phúc lành, mà là một mối nguy hiểm khiến con người cần phải tự vệ.

 

Bởi thế, t́nh trạng lịch sử gia đ́nh đang trải qua ấy đang hiện lên như là một thứ giao hưởng giữa ánh sáng và bóng tối. Điều này cho thấy rằng lịch sử không phải là chỉ là một thứ tiến bộ nhất định hướng tới những ǵ tốt đẹp hơn, mà là một biến cố của tự do, và thậm chí là một cuộc đối chọi giữa các thứ tự do xung khắc lẫn nhau, tức là, theo kinh nghiệm già dặn của Thánh Âu Quốc Tinh, một thứ xung khắc giữa hai t́nh yêu: t́nh yêu mến Thiên Chúa cho tới độ khinh thường bản thân ḿnh, và t́nh yêu bản thân ḿnh tới độ khinh thường Thiên Chúa (16).

 

V́ thế, việc giáo dục yêu thương bắt nguồn từ đức tin mới là những ǵ có thể dẫn đến khả năng giải thích được “những dấu chỉ thời đại”, những dấu chỉ là biểu hiệu lịch sử cho t́nh yêu lưỡng diện này.

 

7- Ảnh Hưởng của Hoàn Cảnh nơi Lương Tâm của Tín Hữu

Sống trong một thế giới như thế, dưới sức ép xuất phát trước hết từ các phương tiện truyền thông xă hội, thành phần tín hữu không luôn được miễn nhiễm khỏi bị lu mờ về một số giá trị nền tảng nào đó, cũng không luôn sống theo tiếng lương tâm sáng suốt của nền văn hóa gia đ́nh và không luôn là những tác nhân chủ động trong việc xây dựng một chủ nghĩa nhân bản đích thực về gia đ́nh. Trong số những dấu hiệu đáng bận tâm hơn của hiện tượng này, các Nghị Phụ nhấn mạnh đặc biệt đến dấu hiệu sau đây, đó là t́nh trạng ly dị tràn lan và tái hôn, cho dù là thành phần tín hữu; việc chấp nhận đời sống hôn nhân thuần dân sự ngược lại với ơn gọi của thành phần lănh nhận phép rửa cần được “kết hôn trong Chúa”, việc cử hành bí tích hôn nhân thiếu đức tin sống động nhưng v́ những động lực khác thúc đẩy; việc hủy bỏ những tiêu chuẩn luân lư để hướng dẫn và cổ vơ việc hành sử tính dục trong hôn nhân theo nhân bản và Kitô giáo.

8- Thời Đại Chúng Ta cần Khôn Ngoan

 

Toàn thể Giáo Hội buộc phải sâu xa suy nghĩ và dấn thân, nhờ đó nền văn minh mới hiện đang vươn ḿnh này được truyền bá phúc âm hóa một cách sâu xa, các giá trị chân thật đcược công nhận, các quyền lợi của con người nam nữ được bênh vực, và công lư được cổ vơ ở chính các cấu trúc của xă hội. Có thế, “nền nhân bản mới” mới không phân tán con người khỏi mối liên hệ của ḿnh với Thiên Chúa, nhưng sẽ dẫn họ tới mối liên hệ này một cách trọn vẹn hơn.

 

Khoa học và các ứng dụng về kỹ thuật của nó đang cống hiến những tiềm thể mới mẻ và lớn lao ccho việc kiến tạo nên một nền nhân bản như thế. Tuy nhiên, bị ảnh hưởng bới các quyết định của chính trị chi phối chiều hướng nghiên cứu và các ứng dụng của nó, khoa học thường được sử dụng ngược với mục đích nguyên thủy của nó là sự tiến bộ của con người.

 

Bởi thế, về phần của tất cả mọi người, cần phải tái nhận thức về các thứ giá trị chính yếu về luân lư cũng là những giá trị về con người nữa. Công việc trọng đại ngày nay cần phải đối diện để canh tân xă hội này là công việc phục hồi ư nghĩa tối hậu của sự sống cùng với các giá trị nền tảng của nó. Chỉ khi nào nhận thức được tính chất chính yếu của các thứ giá trị ấy con người mới có thể sử dụng các tiềm năng lớn lao được khoa học cống hiến cho họ để mang lại tiến bộ đích thực cho con người hợp với tất cả sự thật về họ, với tự do và phẩm giá của họ. Khoa học được kêu gọi để liên minh ḿnh với sự khôn ngoan.

 

Những lời sau đây của Công Đồng Chung Vaticanô II do đó có thể áp dụng cho các vấn đề trục trặc của gia đ́nh: “Kỷ nguyên của chúng ta cần thứ khôn ngoan như thế hơn các thời đại đă qua, nếu các khám phá do con người chiếm đạt được nhân bản hóa hơn nữa. V́ tương lai của thế giới bị nguy hiểm nếu không xuất hiện thành phần dân chúng khôn ngoan hơn (17). Việc giáo dục về lương tâm luân lư, một việc giáo dục giúp cho con người có thể phán đoán và nhận thấy những đường lối thích đáng để đạt tới chỗ hiện thực hóa bản thân ḿnh theo như sự thật nguyên thủy về họ, bởi thế trở thành một đ̣i hỏi khẩn trương không thể nào loại bỏ.

 

Văn hóa tân tiến cần phải dẫn đến một hiệp ước được phục hồi sâu xa hơn nữa với Sự Khôn Ngoan thần linh. Hết mọi con người đều được thông phần vào Sự Khôn Ngoan này bằng tác động tạo dựng của Thiên Chúa. Và chỉ trung thành với hiệp ước này gia đ́nh ngày nay mới ở trong một vị thế gây tác dụng tích cực cho việc xây dựng một thế giới công chính và huynh đệ hơn.  

 

9- Vấn Đề Dần Dần và Hoán Đổi

 

Đối với t́nh trạng bất công xuất phát từ tội lỗi – một tội lỗi thấm nhập sâu xa vào các cấu trúc của thế giới ngày nay – và thường ngăn cản việc gia đ́nh trọn vẹn hiện thực hóa bản thân ḿnh cùng với các quyền lợi căn bản của nó, tất cả chúng ta cần phải đi ngược lại bằng việc hoán cải tâm trí, theo gương Chúa Kitô Tử Giá bằng cách từ từ bỏ vị kỷ tính của ḿnh: việc hoán cải như thế không thể nào không mang lại tầm ảnh hưởng ích lợi và canh tân ngay cả nơi các cấu trúc của xă hội.

 

Điều cần đó là việc tiếp tục thường xuyên hoán cải, một việc hoán cải trong khi đ̣i phải từ bỏ sự dính bén nội tâm với hết mọi sự dữ và gắn bó với sự thiện cách trọn vẹn, cụ thể giúp chúng ta thực hiện những bước tiến hơn bao giờ hết. Nhờ đó mà một tiến tŕnh năng động phát triển, một tiến tŕnh từ từ gia tăng với sự ḥa nhập các tặng ân của Thiên Chúa cùng với những đ̣i hỏi của Ngài với t́nh yêu trọn vẹn nơi toàn thể đời sống riêng tư và xă hội của con người. Bởi thế cần có một tiến tŕnh gia tăng về giáo dục, để thành phần tín hữu cá nhân, gia đ́nh và dân chúng, thậm chí chính nền văn minh, bằng việc khởi đi từ những ǵ họ đă lănh nhận từ mầu nhiệm của Chúa Kitô, có thể được từ từ tiến triển, đạt tới tầm mức kiến thức phong phú hơn và ḥa nhập trọn vẹn hơn mầu nhiệm này trong đời sống của họ.

 

10- Việc Hội Nhập Văn Hóa

 

Theo truyền thống liên tục của ḿnh, Giáo Hội lănh nhận từ các nền văn hóa khác nhau hết mọi sự có thể bày tỏ hơn nữa các kho tàng khôn thấu của Chúa Kitô (18). Chỉ nhờ có sự giúp đỡ của tất cả mọi nền văn hóa mà những kho tàng này mới được bộc lộ một cách rơ ràng hơn, và Giáo Hội mới tiến tới nhận thức hằng ngày trọn vẹn và sâu xa hơn chân lư, một chân lư Chúa đă kư thác cho Giáo Hội một cách trọn vẹn.

 

Nắm vững hai nguyên tắc về tính chất tương hợp với Phúc Âm của các nền văn hóa khác nhau được tiếp cận, và về mối hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, cần phải nghiên cứu hơn nữa, đặc biệt bởi các Hội Đồng Giám Mục và những phân bộ thích hợp của Giáo Triều Rôma, và chuyên tâm mục vụ hơn nữa, để việc ‘hội nhập văn hóa’ này của đức tin Kitô giáo được thực hiện bao rộng hơn bao giờ hết, nơi bối cảnh của hôn nhân và gia đ́nh cũng như ở các lănh vực khác.

 

Chính nhờ ‘việc hộp nhập văn hóa’ mà người ta tiến phát đến chỗ hoàn toàn phục hồi hiệp ước với Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa là chính Chúa Kitô. Toàn thể Giáo Hội cũng sẽ trở nên phong phú bởi các nền văn hóa, những nền văn hóa, cho dù thiếu kỹ thuật, tràn đầy nơi sự khôn ngoan của loài người và được chấn hưng bởi các giá trị nền tảng về luân lư.

 

Để đích điểm của cuộc hành tŕnh này trở nên rơ ràng nhờ đó được thẳng thắn ấn định, Thượng Nghị này đă có lư để bắt đầu sâu xa cứu xét về dự án nguyên thủy của Thiên Chúa đối với hôn nhân và gia đ́nh: Thượng Nghị “đă đi trở về với lúc ban đầu”, theo chiều hướng của giáo huấn Chúa Kitô (19).