MẸ TÔI - NHỮNG NGÀY THOI THÓP CUỐI ĐỜI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Nhân Ngày Hiền Mẫu 9/5/2010

 

 

 

 

Mẹ ơi, thế là mẹ đă vĩnh viễn ra đi… về đời sau, nơi mà một ngày kia con cũng sẽ tới. Tuy nhiên, trên trần gian này, hằng năm gia đ́nh con có sang thăm thày mẹ cũng không c̣n được bao giờ thấy mẹ nữa… nhất là thấy mẹ cứ nhỏ những giọt nước mắt lúc giă từ con cháu.

 

Qua các lần gần đây, trong mấy năm vừa rồi, mỗi khi nghe thấy thày mẹ bị bệnh, con đều từ miền Nam California bay sang thăm thày mẹ. Tháng 11/2006, con thấy mẹ yếu quá đi. Mẹ không tự cài cúc áo lấy được. Đi đâu con cũng phải đi sát ngay bên mẹ. Ngồi đâu Mẹ ngủ đấy. Mẹ lên xe ngồi con cũng phải nhấc hai chân mẹ vào trong xe v.v.

 

Tháng 8/2007, dịp cả gia đ́nh con sang thăm thày mẹ để cùng với tất cả 7 gia đ́nh các em con mừng thày mẹ thành hôn 60 năm, con thấy mẹ khỏe hẳn lên, khác hồi 11/2006 hoàn toàn. Đến độ, con đề nghị với mẹ về thăm quê hương Việt Nam lần cuối và đă được mẹ đồng ư liền. Mẹ c̣n rủ cả thày về nữa. Thày cũng hứa là nếu sức khỏe cho phép th́ đi. Đứa con hứa sẽ cùng đi với thày mẹ bấy giờ sẽ là người con gái út của mẹ.

 

Thế là con hân hoan từ giă thày mẹ, cùng gia đ́nh trở về. Thậm chí chúng con c̣n tính tổ chức mừng ngân khánh 25 năm thành lập gia đ́nh cả ở hai nơi: Nam California và Houston Texas, một vào cuối tháng 7 và một vào giữa tháng 8. Thiệp đă gửi đi và đă nhận được rất nhiều thiệp hồi âm.

 

Nhưng, đùng một cái, mẹ lại trở bệnh, trầm trọng hơn bao giờ hết, đến độ không biết mẹ đi lúc nào. Bởi thế, gia đ́nh chúng con đă mau mắn dứt khoát băi bỏ việc tổ chức mừng này, và lo thu xếp mọi công việc để có thể sang nghỉ hè với mẹ, sống những giây phút cuối đời với mẹ, với bà …

 

Hư Thận

 

Mẹ vào bệnh viện tưởng là lần cuối cùng ấy là hôm Thứ Sáu 27/6/2008. Con đă sang thăm mẹ đêm hôm Thứ Sáu ngay dịp Lễ Độc Lập Hoa Kỳ 4/7/2008. Con đă ở bên mẹ cả ngày Thứ Bảy cho đến 3 giờ chiều Chúa Nhật, v́ con phải về xin nghỉ hè dài hạn với cơ quan làm việc để có thể trở sang với mẹ cùng với cả gia đ́nh.

 

Sáng Thứ Bảy, con và gia đ́nh đứa em gái út là Trinh từ Dallas về cùng vào nhà thương Memorial chuyên về tim thăm mẹ, ở pḥng 405. Chúng con thấy mẹ bấy giờ cũng không đến nỗi tệ lắm, lại c̣n nghe chính vị bác sĩ về tim ở bệnh viện sáng hôm ấy bảo cho biết rằng tim mẹ và máu mẹ không sao, và mẹ chỉ cần tập vật lư trị liệu (physical therapy) và ăn uống được là về thôi.

 

Cũng ngay sáng hôm ấy, có hai vật lư trị liệu viên, một nam và một nữ, đến tập cho mẹ. Họ đi hai bên mẹ, c̣n con được họ nói là đẩy chiếc xe lắn theo sau mẹ. Họ đă dẫn mẹ đi được khoảng chừng 35 feet th́ cho mẹ lên xe lăn để con đẩy mẹ về lại pḥng. Ở đó, trị liệu viên nữ đă tập chân cho mẹ qua 4 cử động liên quan tới các khớp xương, như ở mắt cá nhân, ở đầu gối và ở háng. Chiều hôm đó, v́ là ngày cuối tuần, họ không tới nữa, nên con đă thay họ tập cho mẹ, sau khi con và đứa em gái út d́u mẹ đi được một đoạn gấp đôi lúc sáng, và thày là người đẩy xe đi theo mẹ.

 

Trước bữa trưa, con đẩy xe lăn cho mẹ ra khỏi pḥng, đến cuối của một trong 8 cánh chuồn ở lầu 4, nơi mẹ có thể nh́n lên bấu trời và ngắm cảnh thiên nhiên một tí, dù vẫn chưa thực sự thở hít được khí trời tự nhiên. Ở đó, hai mẹ con đă tâm sự với nhau cả hơn nửa tiếng đồng hồ. Mẹ đă cho con biết một câu truyện có thể nói là bí mật nhất trên đời của mẹ mà con nghĩ rằng con cũng sẽ mang xuống mồ với con thôi. Con cũng nhắc lại với mẹ về một biến cố liên quan tới cách thức mẹ thương con, khi con mới gần 6 tuổi, một biến cố có thể đă làm cho con không bao giờ gặp lại mẹ  ḿnh, nhất là vào những giây phút mẹ nguy tử như bây giờ, và không c̣n biết ai là anh em ḿnh nữa. Đó là  lúc sau khi về thăm bà ngoại với mẹ và Yến em con bấy giờ chưa đầy 3 tuổi, th́ làng Ngọc Đồng của bà bị tắc chiến, không c̣n tầu về Hà Nội, mẹ đă phải tay bồng em con tay dắt con đi bộ lên Hưng Yên cách Ngọc Đồng khoảng 11 cây số dưới trời nắng chang chang. Có một người đàn ông đi xe đạp thấy con là đứa bé nhỏ nhất trong đám cả trăm người di tản lên Hưng Yên, ông đă xin mẹ cho ông đèo con đi với ông. Thương con, hoàn toàn v́ thương con, bất kể người đàn ông lạ mặt đó là ai, mẹ đă trao phó con cho ông ta… để rồi sau đó mẹ sướt mướt khóc, khi đi măi mà chẳng bóng đứa con trai đầu ḷng đáng thương của mẹ đâu. Mẹ càng khóc to hơn, núc nở hơn và ôm chầm lấy con khi thấy con đứng ở trên một cái bàn trong một cái cḥi trống bên đường bên cạnh người đàn ông tốt bụng, quả là tốt bụng và thật là tốt bụng. Về đến Hà Nội, mẹ đă bị thày trách về thái độ mẹ quá yêu con đến tí mất con như thế. Ôi, đó là cách thức của một người mẹ thương con khi thấy đứa con bé nhỏ của ḿnh khổ sở.

 

Lúc ấy, khi hai mẹ con c̣n đang tâm sự với nhau biết đâu là lần cuối ấy, con đă thưa cùng mẹ rằng, thân xác của mẹ đă cưu mang chúng con, và cũng thân xác ấy đă vất vả buôn bán để nuôi lớn chúng con, giờ đây, thân xác vất vả ngày xưa nay đang phải gánh chịu tất cả mọi hậu quả dồn nén từ bấy giờ, với đủ mọi chứng bệnh nội thương trầm trọng. Trước đây, thân xác của mẹ đă hy sinh cho việc nuôi lớn phần xác chúng con thế nào, th́ nay thân xác khổ đau v́ bệnh nạn của mẹ cũng nuôi lớn phần  hồn của chúng con như vậy, nếu mẹ biết hiệp dâng mọi đớn đau phần xác của mẹ cho Chúa Kitô Tử Giá và Phục Sinh.

 

Thế nhưng, sau đó ít lâu, bệnh trạng của mẹ bắt đầu biến chứng nặng hơn, với triệu chứng là bàn tay hơi run run, và hay lên cơn sốt v.v. Vậy mà, cũng như bữa trưa, đến bữa tối vào khoảng 5 giờ 30 chiều, mẹ đă tự xúc ăn hết sức ngon lành tất cả những ǵ nhà thương dọn ra cho mẹ. Mẹ ăn như thể người bị bỏ đói. Có những lúc mẹ bị sặc và ho lên. Bữa trưa con c̣n ăn hộ mẹ nửa ổ bánh kẹp thịt, c̣n bữa tối th́ hoàn toàn không. Cả bữa trưa lẫn bữa tối, ở trong pḥng với mẹ, trong khi mẹ ăn phần của mẹ, con ăn phần của con, phần mà thày nói với con, khi con đến thăm thày trước khi vào thăm mẹ buổi sáng, mang vào cho mẹ ăn. Con đă ăn hai tô cơm lớn cùng với một ly canh mồng tơi to tướng và gần hết một bát cà muối. Con nói với mẹ rằng mẹ bị cao máu mà ăn cà quá ư là mặn này vào th́ nguy lắm đó. Mẹ nói rằng mặn mới ḍn!

 

10 giờ đêm hôm đó, đông đủ 7 anh em có mặt để thăm mẹ, theo lời con kêu gọi các em đến họp tại nhà thương. Mẹ nói sao không họp ngay tại pḥng mẹ nằm, con thưa mẹ là hơi chật và ở pḥng đợi lại có chỗ ngồi đàng hoàng. Phải chăng mẹ linh cảm thấy điều ǵ đó xẩy ra cho mẹ, khiến đàn con của mẹ phải họp nhau lại khẩn cấp như thế. Mẹ đă linh cảm đúng đó. Ngoại trừ đưa con thứ hai của mẹ lái xe từ Nam California về chưa kịp, 7 anh em chúng con đă nói chuyện với nhau về 3 vấn đề chính: 1) hiện trạng tổng quan bệnh t́nh trầm trọng của mẹ; 2) cách giữ sức khỏe cho mẹ nếu mẹ thoát khỏi lần này; 3) cách thức thay nhau trông coi mẹ; 4) cám ơn Phượng là một trong ba con dâu và Chiến là một trong ba con rể đă thay nhau chăm sóc mẹ khám bệnh trong thời gian bệnh nạn trên một chục năm vừa qua.

 

Về hiện trạng tổng quan trầm trọng của mẹ, con cho các em con biết 1) mẹ bị 3 bệnh chính là cao máu, tiểu đường và nhiễm trùng đường tiểu; 2) bệnh nhiễm trùng đường tiểu (bao gồm nhiễm trùng thận và nhiễm trùng bọng đái – kidney infection and bladder infection); 3) mẹ không thể thay thận được v́ yếu; 4) dù có thay thận rồi thận mới cũng bị thuốc tiểu đường và cao máu tác hại.

 

Về cách ǵn giữ sức khỏe cho mẹ, con cũng nói với các em rằng bệnh trạng của mẹ, nếu may mà được về th́ phải làm sao để mẹ khỏi phải trở vào bệnh viện lần nữa, kẻo nguy hiểm tới tính mạng, nghĩa là phải theo công thức 1 ăn 2 uống: ăn kiêng và uống thuốc lẫn uống nước. Con nhấn mạnh đến vấn đề kiêng, đừng thương hại mẹ, tức là thương mà hại mẹ, cho mẹ ăn để mẹ chết sớm. Con đồng thời nhấn mạnh đến vấn đề uống nước nữa, v́ đă có lần mẹ vào nhà thương tí chết bởi hết nước, gây ra từ hai thứ thuốc cao máu và tiểu đường.

 

Về cách canh chừng mẹ trong nhà thương thay phiên nhau, theo kinh nghiệm có được cả ngày Thứ Bảy, một kinh nghiệm Tâm và Trinh cũng có được, đó là khi mẹ lạnh th́ đừng đắp mền, và coi chừng hết IV kẻo máu chạy ngược lên b́nh chứa IV khi IV không c̣n nữa, như vừa xẩy ra vào lúc thay phiên y tá chiều nay. Con đồng thời cũng chỉ cho các em con cách tập luyện thể lư trị liệu mà con học được với 4 động tác trên đây.

 

Thế rồi, đêm Thứ Bảy qua sáng Chúa Nhật, con là người thay cho các em trực bên mẹ, canh thức mẹ. Đêm hôm đó, con nằm ngủ ở ghế dài trong pḥng của mẹ để canh chừng mẹ. Con đă chầp chờn ngủ bởi những lần ra vào của các người y tá nam nữ trực đêm. Con đă dậy mấy lần hỏi mẹ xem có cần thay tă hay chăng. Lần nào mẹ cũng nói là không. Ngoài ra, con thấy mẹ thở chậm, thở hắt ra, kéo theo lồng ngực thót sâu xuống.

 

Vào khoảng 3 giờ 15 sáng, con hỏi mẹ có đói không, mẹ nói có. Con hỏi mẹ muốn ăn uống ǵ, mẹ nói cho mẹ ly cà phê, và mẹ c̣n dặn con hăy pha cà phê cho mẹ với những bao đường mầu hồng. Con biết chỗ lấy cà phê cho mẹ. Nhưng con quành lên trạm y tá hỏi nhân viên trực là một nam y tá Phi Luật Tân bấy giờ về ly cà phê cho mẹ, song anh ta lắc đầu không đồng ư, và đề nghị là lấy nước trà cho mẹ. Con gật đầu. Trong khi anh ta đi lấy trà nóng cho mẹ th́ con về lại giường mẹ mà thưa cùng mẹ rằng con xin lỗi mẹ v́ y tá họ không cho. Con dù có thương mẹ cũng không thể nào hại mẹ, như con vừa dặn bảo các em con trong phiên họp tối vừa rồi. Sau đó ít lâu, người y tá đến và trao cho con một bát chicken soup thay v́ nước trà. Con hỏi mẹ có uống không. Mẹ gật đầu, và con đă xúc cho mẹ húp ngon lành. Được hai phần ba bát th́ mẹ nói “mặn quá”. Con thôi ngay.

 

Sau đó, con không ngủ nữa, chỉ đứng ngắm nh́n mẹ nhắm mắt ngủ (hay suy nghĩ ǵ đó mà con không biết). Đă lâu lắm rồi, nếu không muôn nói là chưa bao giờ con ngắm mẹ kỹ lưỡng như lần này, để thấy được dung nhan người mẹ đă sinh ra con 60 năm trước. Dù bấy giờ mặt mẹ đă hơi khác bởi bị phù lên một chút. Ngực mẹ đă từng cho con và các em con bú giờ đây đă được gắn đầy những ống này ống kia. Ngày xưa mẹ đút cho con và các em con ăn thế nào, giờ đây, con cũng vừa đút cho mẹ húp như vậy. Mẹ vừa đút cho chúng con ăn vừa chùi miệng cho chúng con ra sao, con cũng lau miệng cho mẹ khi mẹ xúc ăn lấy hai bữa hôm trước như vậy. Mẹ đă d́u con tập tễnh bước đi thế nào, chúng con chiều hôm qua cũng đă d́u mẹ đi như thế. Con đă đi xuống dưới chân mẹ mà xoa chân cho mẹ, đôi chân đă từng đi bộ ra chợ bán hàng nuôi chúng con ngày xưa.  Có lúc mẹ tỉnh dậy, con đă chợt hỏi mẹ là mẹ có điều ǵ muốn nói với con hay chăng, ư con muốn nói là mẹ có điều ǵ muốn trăn trối cho con hay chăng, nhưng con không dám nói rơ, v́ chỉ sợ mẹ buồn, trong khi con cảm thấy những giây phút cuối đời của mẹ đang chập chờn đâu đó theo tiếng thở hắt ra như gần hết hơi cùng sức của mẹ.

 

Đến hơn 5 giờ sáng, con gọi một nữ y tá vào thay tă cho mẹ, v́ chỉ sợ mẹ ngại nên không dám nói thôi. Trong khi họ chẳng những thay tă cho mẹ mà c̣n tắm cạn (lau người) cho mẹ nữa, con đă ra ngoài pḥng đợi để nguyện Kinh Phụng Vụ Ban Mai. Khi trở về sau 15 phút th́ nghe họ cho biết là tă của mẹ vẫn khô nguyên. Người nữ y tá trực chính đă thấy được những triệu chứng trầm trọng của mẹ, như cả đêm không đi tiểu và thở ngắn cách nặng nề v.v. đă cho mẹ chụp X Ray ngay trên giường của mẹ. Cuối cùng, sau bữa điểm tâm, một bữa điểm tâm mẹ cũng đă tự đút lấy và ăn hết sạch v́ đói, kể cả uống hết hai thứ nước khác nhau, là juice và cà phê, người nữ y tá trực cho con biết là mẹ bị cao potassium là sinh động chất, nước vào trong phổi và cao đường. Trong khi chờ đợi bác sĩ tới, mẹ nhắm mắt ngủ. Con đi xem chỗ Lễ Chúa Nhật trong nhà thương ở lầu một và t́m gặp cán sự xă hội để hỏi về vấn đề ra khỏi nhà thương sau này v.v. Tới 12 giờ thiếu mười trước lễ Chúa Nhật, con báo cho nữ ư tá trực biết và xuống dự Thánh Lễ.

 

Khi trở lên sau 35 phút, pḥng của mẹ trong ngoài đầy những người thân yêu và phục vụ nhốn nháo cả lên. Và tin tức con nhận được cùng với em Trinh từ bác sĩ thận phụ cho ông bác sĩ thận chính của mẹ là thận của mẹ quá tệ rồi nên mẹ cần phải làm dialysis là phương pháp y khoa lọc máu cho sạch thận. Ra khỏi pḥng của mẹ để về gặp gỡ thày cùng với đông đủ 7 anh em như đă hẹn vào lúc 1 giờ, Trinh đă khóc lên mà nói mẹ hai tuần nữa chết v́ đă đi đến chỗ “lọc máu”.

 

Trong phiên họp tại nhà thày muộn mất nửa tiếng với đông đủ mọi người, con đă cho biết t́nh h́nh nguy kịch của mẹ. Thày  đă tuyên bố là thày vẫn cảm thấy lần này mẹ không xong và đă lo mọi thứ hậu sự cho mẹ rồi. Cuối cùng thày nhờ con lo việc cáo phó và các chương tŕnh an táng cho mẹ.

 

Hôm thứ hai, 7/7/2008, ngày mẹ làm dialysis, trong giờ Kinh Phụng Vụ Ban Mai tại nhà của tôi ở California, tôi đă viết một kinh cầu cùng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho mẹ một tuần 7, tới ngày 13/7 là ngày kỷ niệm Bí Mật Fatima được tiết lộ liên quan đến ngài. Lời cầu này ngay sáng hôm đó tôi cũng gửi email cho Phượng người em dâu của tôi và cho Trinh em gái út của tôi để dán vào đầu giường mẹ và phát cho các gia đ́nh, như sau:

 

Lạy Cha chúng con ở trên trời. Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. V́ công nghiệp vô giá của Chúa Giêsu Kitô Con Cha và lời chuyển cầu của Mẹ Maria rất đẹp ḷng Cha, Xin Cha hăy tôn vinh, nơi người mẹ thân yêu của chúng con đang trong cơn nguy tử bệnh nạn, Người Tôi Tớ Gioan Phaolô II của Cha, Người Tôi Tớ Totus Tuus của Ḷng Thương Xót Cha, Người Tôi Tớ đă trở thành hiến tế cho T́nh Yêu Nhân Hậu của Cha trong những giây phút cuối đời đầy đớn đau bệnh nạn của ngài. Amen.

 

Động Năo

 

Không biết có phải nhờ lời chuyển cầu của Đức Gioan Phaolô II mà mẹ tôi đă b́nh phục hay chăng? Chỉ biết rằng mẹ tôi “tai qua” nhưng “nạn” vẫn không “khỏi”. V́ từ đó mẹ tôi phải đi lọc thận mỗi tuần ba lần mới có thể tồn tại… nhất là phải kiêng cữ kỹ lưỡng nữa. Nhưng chỉ được 14 tháng, mẹ tôi lại được mang vào cùng một nhà thương để cấp cứu, vào chính ngày 80 tuổi thọ của mẹ, 5/10/2009. Ngay ngày hôm sau, đúng ngày sinh nhật 61 của tôi, 6/10/2009, tôi đă có mặt bên mẹ tôi vào buổi tối, v́ qua điện thoại hôm trước, mẹ tôi nói với tôi rằng: “Con ơi, mẹ đi đây, mẹ muốn gặp con!”

 

Theo các em tôi kể lại th́ khoảng từ 2 tuần trước và nhất là vào mấy hôm trước khi nhập viện, mẹ tôi đă có triệu chứng mê sảng, nói năng lung tung và rất cao máu, thường trên 170 trở lên, và có lần tới 235, lần bác sĩ tim muốn mẹ vào bệnh viện ngay nhưng v́ sợ bệnh viện nên từ chối. Cuối cùng mẹ cũng không thoát được nhà thương, nơi đă khám phá thấy mẹ đă bị hai lần strokes ở đầu và v́ thế bị động kinh, v́ buổi sáng hôm ấy mẹ không tự dậy được nữa, thày đành phải gọi các con đến giúp thày kêu xe cấp cứu.

 

Trong 10 ngày ở bên mẹ, con đă túc trực suốt ngày trong nhà thương, để chăm sóc mẹ, để thăm hỏi bác sĩ về bệnh t́nh càng ngày càng nguy tử của mẹ, và để tiếp đủ mọi thứ khách lần lượt đến thăm mẹ, nhất là trong thời gian 8 ngày mẹ ở ICU, pḥng 22C, từ Thứ Năm 8/10 đến Thứ Năm 15/10/2010. Đêm hôm mẹ được chuyển xuống ICU, mẹ đă làm cho tất cả mọi người đang ở trong pḥng thăm mẹ bấy giờ tưởng rằng mẹ sắp sửa đi sang thế giới bên kia, khi mẹ đang lúc chẳng biết ǵ về bản thân ḿnh lẫn con cháu chung quanh từ chiều hôm trước sau khi đi lọc thận ở ngay tại nhà thương về lại pḥng, vừa tự động giờ hai tay lên vừa than khóc thảm thiết 3 lần rằng: “Trời cao ơi, tới giờ rồi. Trời cao ơi, tới giờ rồi. Trời cao ơi, tới giờ rồi!” Tất cả con cháu liền bâu lại quanh mẹ vừa đọc kinh vừa khóc lóc thảm thiết như muốn níu kéo mẹ lại, không cho mẹ đi.

 

Đó là lư do ngay hôm sau, Thứ Sáu, 9/10, dù trời mưa ướt lạnh, con bắt đầu đi coi nhà quàn cho mẹ theo ư của thày, và hôm sau, Thứ Bảy 10/10, đứa em gái út là Trinh và đứa em dâu là Phượng đă cùng thày với con đến nhà quàn Thiện Tâm để lo tất cả những ǵ liên quan tới việc an táng mẹ, kể cả quan tài kèm theo kim đĩnh, khăn tang, áo tang, hoa tang, chương tŕnh và địa điểm viếng xác v.v. Tối cùng ngày Thứ Bảy này, tất cả đông đủ 8 anh em ruột cùng với thày họp ngay tại pḥng đợi của ICU, từ 9 giờ tới 10 giờ 20, về biến cố mẹ qua đi, liên quan tới 1) những ǵ mẹ trăn trối, 2) tới gia tài của mẹ để lại, bao gồm các quần áo và đồ dùng của mẹ, một là con cái chia nhau giữ  lấy như kỷ vật của mẹ, hay để tất cả vào một chỗ như bảo vật chung nhớ đến mẹ, 3) tới cả vấn đề phúng điếu chỉ nhận để xin lễ cầu cho linh hồn mẹ mà thôi, chứ không nhận ủng hộ tang phí, 4) tới vấn đề nội dung cáo phó để thông báo trên đài phát thanh, và 5) tới cả vấn đề sau khi mẹ qua đi thày sẽ ở đâu và như thế nào v.v.

 

Ở ICU, mẹ vẫn tiếp tục mê man chẳng biết ǵ… Tới sáng Chúa Nhật, 11/10, ngày kỷ niệm rửa tội của tôi 61 năm trước, khi tôi và hai đứa em dâu Phượng và Chi đang lần hạt 50 Kinh Mân Côi Mùa Thương cầu cho mẹ như thường lệ mỗi khi tới giờ được vào thăm mẹ trong ngày, vị bác sĩ trực ICU hôm ấy là Shah nói với chúng tôi rằng ông sẽ cho mẹ đến một chỗ khác để chúng tôi tha hồ mà đọc kinh cho mẹ. Tôi hồ nghi rằng ông ấy cho mẹ trở lại pḥng b́nh thường, v́ ông ấy thấy t́nh trạng của mẹ không xong nên để mẹ từ từ qua đi, như đă xẩy ra cho một số trường hợp như vậy. Chưa đọc hết 50 chục kinh, v́ thấy vị bác sĩ này c̣n lẩn quẩn ngoài pḥng của mẹ, tôi đă hỏi ông ấy xem về t́nh trạng bệnh tật của mẹ xem có thể chữa trị được hay chăng hoặc có hy vọng ǵ chăng, cuối cùng, sau khi cố gắng tránh né câu hỏi trực tiếp của tôi, ông đă nói rằng: “not so much time!”

 

Từ khi nghe vị bác sĩ này nói thế, tôi liền gọi ngay cho Nga là vợ tôi bay sang gấp, và cầu liền với Cha Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ, vị sáng lập Ḍng Đồng Công, vị đệ nhất linh hướng của con trước đây khi con c̣n theo đuổi Lư Tưởng Thánh Đồng Công của ngài và với ngài, vị linh mục đă qua đời với đầy đớn đau bệnh tật đến trở thành dị dạng từ trước khi qua đời.

 

(mẹ tôi cùng 2 em Trinh và Loan gặp Cha Thủ ở Thủ Đức 9/1999)

 

Lạ lùng thay, đến ngày thứ ba, đúng ngày 13/10, ngày kỷ niệm Mẹ Fatima hiện ra lần cuối cùng ở Fatima, mẹ đă hoàn toàn tỉnh hắn lại, đến nỗi làm cho các bác sĩ rất ngạc nhiên, nhất là bác sĩ thận John Ike của mẹ, vị bác sĩ đă thú nhận với tôi và trước mặt Tâm em tôi, khi tôi hỏi ông ấy tại pḥng 457 của mẹ tôi hôm 15/10 là “bác sĩ có nghĩ rằng việc mẹ tôi tự nhiên trở lại b́nh thường về tâm trí như thế là một phép lạ hay chăng?” - “I think so. I am very impressed!”

 

Thế rồi sau đó một tuần, cũng vào ngày Thứ Năm, 22/10, mẹ tôi được chuyển đến một bệnh viện phục hồi (rehabilitation hospital) là Triumphant Hospital ở Sugarland, nơi mẹ tôi vừa được trị liệu (therapy) vừa được lọc thận (dialysis) tại chỗ, hơn là đến một nursing home, và mẹ tôi đă ở đây cho tới ngày xuất viện, tất cả là 40 ngày kể cả ở hai bệnh viện. Trước khi mẹ về, từ California, tôi đă lo liên lạc bằng điện thoại hầu như suốt ngày với đủ mọi thứ chuyện cho mẹ: housing xin thêm một pḥng riêng cho mẹ, v́ bác sĩ thận của mẹ cho mẹ nằm giường đặc biệt như ở nhà thương, và xin thêm giờ home care cho mẹ, v́ t́nh trạng bệnh tật của mẹ nặng nề hơn cần chăm sóc nhiều hơn. Mẹ thường xuyên cao máu và khi ăn lại hay bị sặc, cần phải coi áp huyết của mẹ để nấu nướng cho mẹ, để tránh cao máu, và khi ăn phải canh chừng mẹ, nhờ đó mẹ không bị sặc nhất là khỏi bị động năo hay tai biến mạch máu năo như lần vừa rồi. Cuối cùng tôi đă xin được một pḥng ngủ nữa cho mẹ là hai pḥng, để cả thày tôi ở chung một nhà với mẹ. Và xin thêm giờ home care cho mẹ từ 23 tiếng một tuần lên 31 tiếng một tuần, kể cả đổi cơ quan chăm sóc để giờ chăm sóc cho mẹ thêm tiền, từ 5.60 tới 7.30 Mỹ kim một giờ.

 

Tuy nhiên, khi mẹ tôi về, vấn đề housing đă trở nên bất thành, v́ thày mẹ tôi không muốn đi đâu nữa – ở đâu quen đó, cho dù hai em gái của tôi đă thay nhau lo gần xong chỗ ở hai pḥng cho thày mẹ của tôi. Mẹ tôi cũng từ chối không muốn nằm giường như ở nhà thương được bác sĩ thận cho toa mua. Mẹ tôi chỉ chấp nhận thêm giờ chăm sóc và thêm tiền chăm sóc cho những người chăm sóc cho mẹ tôi thôi. V́ tôi cảm thấy mẹ tôi càng ngày càng khoẻ ra, vẫn có một cái ǵ đó không ổn liên quan tới vấn đề ăn uống, gia đ́nh chúng tôi cả nhà 5 người, đă thực hiện một chuyến viếng thăm vào dịp Lễ Giáng Sinh 2009.

 

Tôi không thể quên được h́nh ảnh mẹ tôi tối hôm 25/12/2009, khi mẹ ngồi quay quần với các con các cháu để tham dự game Giáng Sinh lĩnh thưởng do hai trong ba con của chúng tôi host. Khi đứa con gái út của tôi là Thiên Sa được hỏi “ai chưa có quà?”, một ḿnh mẹ tôi đă giơ tay lên, và khi được nhắc “tất cả mọi người giơ món quà của ḿnh lên”, mẹ tôi cũng làm theo y như mọi người, khi nghe nói “chuyền quà cho nhau về phía bên trái trước … rồi về phía bên phải sau”, mẹ tôi cũng làm y như vậy. Thật là vui, vui thật là vui, vui chưa từng thấy! Khi được Giang Phong là con thứ hai của tôi hỏi “bà thương cháu nào nhất?”, mẹ tôi nói “cháu nào cũng thương”, và khi chàng rể út là Vĩnh đột nhiên hỏi: “mẹ thương rể nào nhất?”, mẹ tôi nói: “thương con ruột cũng như con rể con dâu như nhau”. Chính ngày lễ Giáng Sinh 25/12/2009, tôi đă chở mẹ tôi đến văn pḥng nha sĩ bạn của đứa con rể út nha sĩ này chữa răng cho, lần chữa cuối cùng của mẹ.

 

Hôm gia đ́nh chúng tôi từ giă thày mẹ của tôi cũng là ông bà của các cháu về, mẹ tôi đă khóc hơn bao giờ hết. Chúng tôi có ngờ đâu, dù đă linh cảm trước, đây là lần cuối cùng và đó là giây phút cuối cùng chung gia đ́nh chúng tôi và riêng đứa con đầu ḷng của mẹ tôi là Minh Kha được nh́n thấy người mẹ của ḿnh. Đứa con trai đầu ḷng của chúng tôi là cháu đích tôn của ông bà đă được diễm phúc hơn tôi khi cháu gặp ông bà lần cuối, hôm Thứ Ba 19/1, trước khi bà vào bệnh viện lần cuối đúng 1 tuần, khi cháu sang Houston phỏng vấn cho năm intership của cháu 2010-2011 về ngành tâm lư trước khi lấy bằng Spy D. Bác Sĩ Tâm Lư. Thế là chiếc khăn quàng mẹ tôi cho tôi dịp Giáng Sinh 2009 đă là kỷ vật cuối cùng của mẹ.

 

Hư Năo

 

Hôm Thứ Hai 25/1/2010, sau khi nghe đứa em dâu út của tôi là Chi, cùng với em Loan của tôi chính thức đứng tên chăm sóc cho mẹ tôi về vấn đề home care, gọi báo cho biết về t́nh h́nh của mẹ, tôi linh cảm thấy đă đến ngày đến giờ của mẹ mất rồi. Căn cứ vào 3 dấu hiệu: mẹ tôi gọi người em dâu này là “cậu”, không biết ngơ vô nhà và kể sai về vết thương ở cùi chỏ tay bên lọc thận thay v́ bị phỏng lửa lại nói là bị ngă, cộng thêm dấu hiệu mẹ tôi kêu rất mệt sau khi đi lọc thận về, tôi đă gọi cho thày tôi vào lúc 7 giờ tối Houston, và được thày tôi cho biết mẹ tôi c̣n kêu nhức đầu nữa và hiện đang ngủ chưa dậy. Tôi cảm thấy nguy đến nơi rồi, và đă xin thày tôi là khi thày gọi mẹ dậy thường vào lúc 7 giờ 30 để mẹ ăn tối và đọc kinh tối như thường lệ vào những ngày mẹ đi lọc thận như hôm ấy, nếu mẹ không dậy được v́ yếu quá hay dậy mà mơ mơ màng màng th́ phải gọi xe cứu thương đưa mẹ vào nhà thương ngay. Vào lúc 7 giờ 37 phút, tôi gọi sang xem sao, th́ thày tôi nói rằng: “mẹ anh đâu có sao đâu!”. Tôi cảm thấy hơi an tâm một chút, nhất là khi nghe thấy tiếng mẹ tôi nói ǵ đó với thày tôi ở đầu giây bên kia và thày tôi nói với mẹ tôi rằng: “để tôi lấy cho bà ăn!”.

 

Nhưng tôi vẫn tự nhủ rằng sáng mai sẽ gọi cho đứa em dâu của tôi để đưa mẹ tôi đi bác sĩ cho chắc ăn! Và thày tôi nói rằng mẹ không ăn được ǵ ngoài quả táo cuối cùng. Chi em dâu tôi c̣n cho biết rằng cũng sáng Thứ Hai này, khi Chi tới chăm sóc cho mẹ tôi trước khi mẹ tôi đi lọc thận theo thường lệ, th́ mẹ tôi cứ thúc giục Chi lấy tấm h́nh 8 x 10 đẹp nhất của mẹ tôi đang trưng trong pḥng ngủ ra lau chùi cho sạch sẽ, một việc làm chưa bao giờ thấy mẹ muốn. Phải chăng linh tính báo cho mẹ biết rằng mẹ sắp sửa ra đi và con cháu chỉ c̣n thấy h́nh ảnh của mẹ thôi trên đời này?

 

Đúng thế, không c̣n kịp nữa rồi. Mới 5 giờ 45 sáng giờ California, một người em rể của tôi là Chiến ở gần nhà thày mẹ tôi gọi báo cho biết mẹ đă vào nhà thương và đang ở trong pḥng cấp cứu, v́ mẹ bị vỡ một mạch máu lớn trên đầu về phía tay trái. Sau đó khi gọi cho thày tôi th́ được thày tôi cho biết là vào lúc 4 rưỡi sáng, mẹ tôi rên rỉ kêu nhức đầu rồi lại ói mửa, thấy không xong thày tôi liền gọi đứa em rể này sang kêu xe cấp cứu.

 

Hôm đó là Thứ Ba 26/1/2010, qua đứa em gái thứ 6 của tôi là Lan trực ở nhà thương như tôi và Tâm với vợ Tâm là Phượng vào Tháng 10/2009 trước đây, cho biết về bệnh trạng của mẹ: mẹ bị liệt nửa người, óc mẹ bị xưng lên, mẹ được cậy miệng để cho ống thở vào khí quản, v́ mẹ không tự thở được nữa, không thể mổ mẹ v́ mẹ quá yếu, chỉ theo dơi biến chuyển diễn tiến trên đầu mẹ qua những lần chụp cat scan mà thôi. Tôi đă gọi cho thày tôi vào buổi trưa hôm ấy để báo cho thầy tôi biết về bệnh trạng của mẹ, sau đó tôi nói với thày tôi rằng: “con nghĩ mẹ chỉ mấy hôm nữa qua đời và Thứ Bảy tuần sau là an táng mẹ thôi!” Quả nhiên, chiều hôm ấy, vào khoảng 5 giờ chiều California, ba đứa em út của tôi gọi cho tôi báo rằng nhà thương cho biết mẹ chỉ tồn tại trong ṿng 72 tiếng đồng hồ! Anh em tôi đă khóc với nhau trên điện thoại, v́ sắp sửa vĩnh viễn mất đi một người mẹ của ḿnh… nhất là đứa em gái út Nhu Trinh của tôi, đứa em đă bày tỏ những lời vĩnh biệt mẹ ngày Chúa Nhật 11/10/2009 như sau:

 

Mẹ ơi, 40 năm trường dài lắm, nhưng khi nh́n lại th́ quá ngắn ngủi, con chưa làm xong bổn phận của một người con. xin Mẹ tha thứ cho con mẹ nhé!... Mẹ có biết là không có một lời nào có thể diễn tả hết được ḷng con kính yêu mẹ… H́nh bóng của mẹ luôn nằm trong tiềm thức của con, và t́nh yêu của mẹ hằng ngự trị trong tim con. Con xin chào vĩnh biệt người mẹ kính yêu nhất đời con”.

 

Chiều Thứ Tư, Oanh là đứa em gái thứ năm của tôi gọi cho biết rằng bà bác sĩ Việt Nam báo qua điện thoại là họ sẽ  tiếp tục chữa trị cho mẹ nếu gia đ́nh không gọi, ngược lại, nếu gia đ́nh gọi là muốn họ rút ống ra. Theo thày tôi th́ cứ để nhà thương làm ǵ th́ làm, không gọi lại và không họp gia đ́nh, v́  thày sợ trách nhiệm trái luật đạo trong vấn đề trợ tử này.

 

Sáng Thứ Năm 28/1, vào lúc 7 giờ, em trai út của tôi là Nhi gọi điện thoại báo cho tôi là người thứ hai trong gia đ́nh, sau thày tôi, biết là em vừa được bác sĩ thần kinh ở ICU cho biết khi em vừa vào thăm mẹ, đó là trong ṿng 24 tiếng đồng hồ nữa, tức đúng như dự đoán trước đây về  72 tiếng đồng hồ, mẹ sẽ chấm dứt cuộc đời trần thế của mẹ và vĩnh viễn ra đi sang bên kia thế giới, v́ hiện nay tất cả mọi sự nơi mẹ đều đă “shut down”. Nghe thế tôi tiếp tục dâng mẹ tôi cho Chúa, như vẫn làm, để dọn ḿnh chết thay cho mẹ đang mê man không biết ǵ, như trong thời gian mẹ nằm ở ICU tháng 10/20009 trước đây mỗi lần tới giờ vào thăm mẹ.

 

Vào lúc 11 giờ California, Tâm gọi cho tôi và cho tôi tham dự vào phiên họp bấy giờ, có thày tôi, Tâm, và 2 đứa em gái là Loan và Lan, cùng với Thùy Linh là đứa cháu của Yến em gái thứ hai. Qua speaker phone của Tâm em tôi, tôi đă nghe hết những ǵ bà bác sĩ Việt Nam cũng Công giáo này nói về hiện trạng bệnh của mẹ tôi kèm theo những ǵ nhà thương sẽ làm: 1) mẹ tôi bị tai biến mạch máu năo trên đầu rất trầm trọng; 2) mẹ hoàn toàn không phản ứng ǵ từ lúc được bác sĩ này chăm sóc; 3) óc mẹ tôi lại bị nhiễm trùng xưng lên, đang phải uống 4 loại thuốc kháng sinh rất mạnh; 4) áp huyết của mẹ tôi xuống rất thấp; 5) mẹ tôi vẫn được lọc thận và chích insulin vào người. Theo quan sát chuyên nghiệp của bà bác sĩ trẻ trung xưng với thày tôi là cháu này, cũng như của nhiều bác sĩ khác liên quan đến trường hợp của mẹ th́ óc mẹ hoàn toàn đă chết. Tuy nhiên, để chắc chắn 100%, mẹ sẽ được thử lại bộ năo xem sao vào lúc 2 giờ chiều Houston, để có một quyết định tối hậu và vững chắc cho gia đ́nh tôi, theo vai tṛ nghề nghiệp về y khoa đúng theo luật của chính phủ tiểu bang Texas.

 

Qua những ǵ thày tôi bày tỏ, tôi thấy thày tôi vẫn c̣n hơi lầm lẫn về việc rút ống, tôi đă góp ư kiến chung và riêng với thày tôi rằng: 1) óc đă chết th́ kể như con người thực sự chết, 2) c̣n vấn đề tim vẫn đập và phổi vẫn thở chỉ là những thoi thóp cuối cùng của cơ thể con người thôi, và như thế, 3) con người sẽ chết tự nhiên khi không c̣n ống thở nhân tạo nữa, 4) bởi vậy, việc rút ống ra sau khi biết chắc chắn rằng óc đă hoàn toàn chết là một việc rất hợp lư theo luật đời của tiểu bang Texas lẫn luật đạo của Giáo Hội Công Giáo. Cuối cùng, căn cứ vào kết quả vào lúc 2 giờ 30 chiều, óc mẹ tôi hoàn toàn chết, ống thở đă được rút ra vào lúc 10:20 đêm, trước mặt trên 30 người thân thiết trong gia đ́nh, và tim mẹ tôi ngừng đập lúc 11 giờ Thứ Năm 28/1/2010.

 

Trong chuyến sang thăm thày mẹ tôi Giáng Sinh 2009 vừa rồi, mẹ tôi đă kể cho tôi và nhà tôi hai lần rằng bấy giờ mẹ đă thấy nhiều thằng Mỹ đen thật là đen, đeo bông tai vây quanh giường của mẹ. Tôi nói với nhà tôi rằng vào giờ lâm chung ma quỉ hay tới để lôi kéo linh hồn xuống hỏa ngục. Nhưng tôi tin rằng chúng sẽ không làm ǵ được mẹ tôi, v́ không thể nào Chúa nhân từ và công bằng vô cùng lại bỏ một linh hồn như mẹ tôi, một người mẹ, cũng trong chuyến viếng thăm cuối cùng này của gia đ́nh tôi, mẹ tôi c̣n cho chúng tôi biết rằng mẹ tôi bao giờ cũng xin lễ cho những người trong khu xóm khi được tin họ qua đời.

 

Tôi cũng tin rằng, với cuộc đời hy sinh vất vả vi chồng con trên 60 năm trời, nhất là những đau khổ đớn đau gây ra bởi chứng bệnh trầm trọng kinh niên mau chóng tàn phá hết sức kinh hoàng, cùng với những kiêng cữ quá ư là khắc nghiệt, mẹ tôi chẳng những đă đền được biết bao nhiêu là tội lỗi vô t́nh hay cố ư của một con người yếu đuối lầm lẫn như ai của mẹ trên đời, mà c̣n sinh hoa kết trái thiêng liêng cho phần rỗi của con cái cháu chắt ḿnh.

 

Cái chết của mẹ ít là sẽ trở nên một nhắc nhở cho con cháu ḿnh là “đời sống con người chóng qua như cỏ, như  bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng cũng làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không c̣n mang vết tích” (Đáp Ca Lễ An Táng hay Cầu Hồn). Bởi thế đừng sống trên đời mau qua tạm gửi như một thung lũng châu lệ này như thiên đường trần thế, hưởng cho đă kẻo chết là hết; đừng coi mọi sự thế gian này như cùng đích của ḿnh thay Thiên Chúa, mà là như những thứ phù vân, chỉ có giá trị như là phương tiện về trời; đừng tham lam tích trữ của cải trần gian là  nơi mối mọt có thể đục khoét và  trộm cướp lấy được (xem Mathêu 6:19), mà hăy t́m kiếm Nước Trời và sự công chính trước hết và trên hết mọi sự  (xem Mathêu 6:33), những ǵ vĩnh viễn muôn đời là Thánh Ư Chúa và ḷng bác ái yêu thương vị tha.

 

Như thế, cái chết của mẹ chẳng khác ǵ như một hạt lúa miến vĩnh viễn mục nát đi trong ḷng đất (xem Gioan 12:24)… để trổ sinh hoa trái thiêng liêng nơi con cháu và chờ ngày sống lại với một thân xác được biến đổi nên giống như thân xác phục sinh vinh hiển của Chúa Kitô (xem Philiphe 3:21), Đấng “là sự sống lại và là sự sống” (Gioan 11:24).

 

Nam California, Chúa Nhật ngày 31/1/2010