THÁNH THỂ, CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
Tác giả: Cố Lm. Giuse Đỗ
Vân Lực, op.
(Lc 9:11b-17)
Viết ngày: 10.06.2007
Vấn đề nghèo đói muôn đời vẫn ám ảnh nhân
loại. Hiện nay, t́nh trạng nghèo khổ c̣n gắn liền với bất công và
bất an toàn cầu. Bởi vậy, trong cuộc họp Thượng Đỉnh từ ngày 06.đến
08.6.2007 tại Heiligendamm, vùng biển đông của Đức quốc, các nước
G-8 (gồm Đức, Pháp, Anh, Ư, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Nga) đă đặt nặng
vấn đề phát triển và tiêu diệt nạn nghèo đói, nhất là tại các nước
Phi Châu.
Người nghèo cũng là mối quan tâm hàng đầu của
Chúa Giêsu và các môn đệ. Họ quan trọng đến nỗi Chúa nhấn mạnh :
“Tin Mừng được rao giảng cho người nghèo.” (Mt 11:5) Không giải
quyết được vấn đề nghèo đói, thế giới không thể có ḥa b́nh và tự do
đích thực. Nhưng vấn đề lớn lao đó không thể chỉ giải quyết nhờ các
giải pháp chính trị và kinh tế thuần túy. Cần đến một giải pháp
toàn bộ mới mong giải thoát và nâng con người khỏi nỗi khốn cùng của
kiếp nghèo hôm nay. Con người chỉ thực sự làm người khi vươn tới
chiều kích Nước Thiên Chúa.
CHIỀU KÍCH NƯỚC THIÊN CHÚA
Trước khi
làm phép lạ hóa bánh nuôi đám đông, Đức Giêsu đă nuôi họ bằng Lời
Chúa : “Người nói với quần chúng về
Nước Thiên Chúa,” (Lc 9:11b) v́ “người ta sống không chỉ nhờ cơm
bánh, nhưng c̣n nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra." (Mt 4:4) Lời
Chúa xoay quanh “sự công chính, b́nh an và hoan lạc trong Thánh Thần.”
(Rm 14:17) Đó là chiều kích của Nước Thiên Chúa. Chiều kích này
vượt qua biên giới trần thế và đi sâu vào nội tâm. Chủ yếu là phải
công chính như Cha trên trời (x. Lc 6:36). Đó là một chiều kích
siêu việt, nhưng không siêu thực. Chiều kích ấy trở thành một đ̣i
hỏi khẩn thiết cho bất kỳ kế hoạch cứu đói giảm nghèo nào.
Để có thể
nh́n thấy chiều kích đó, người môn đệ Chúa Kitô phải nhận ra trách
nhiệm của ḿnh đối với đám đông. Đó là lư do tại sao trong phép lạ
hóa bánh hôm nay Đức Giêsu đă truyền các môn đệ phải đích thân đảm
trách việc phục vụ quần chúng : "Chính
anh em hăy cho họ ăn." (Lc 9:13)
Mặc dù đă nghe báo cáo đầy đủ t́nh h́nh quần chúng và khả năng hiện
tại của các tông đồ, Đức Giê-su vẫn tin tưởng “cầm lấy năm cái bánh
và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao
cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông.” (Lc 9:16) Người nhận
thức đó là những ân huệ Thiên Chúa. Đức Kitô “cầm lấy,” “ngước
mắt lên trời,” “chúc tụng” và “bẻ ra.” Đó là những dấu chỉ một
lương thực khác Chúa Giêsu sẽ làm trong tối Thứ Năm Tuần Thánh. Mỗi
cử chỉ đều lặp lại trong đêm lập bí tích Thánh Thể. Như thế, trong
phép lạ hóa bánh, Chúa muốn hướng người ta tới một chiều kích siêu
việt là chính Ḿnh và Máu Chúa, lương thực cần thiết cho sự sống
vĩnh cửu. Như Đức Giêsu cầm lấy bánh, chúng ta cũng có thể đang nắm
chắc những thực tại cuộc sống trong bàn tay. Thế rồi, cùng với linh
mục dâng của lễ trên bàn thờ, chúng ta dâng những thực tại đó lên
Thiên Chúa. Khi được Thiên Chúa đón nhận, tất cả sẽ mang chiều kích
toàn vẹn theo hướng của Người.
THÁNH THỂ : T̀NH YÊU
GIẢI THOÁT
Tấm bánh từ cuộc đời chúng ta chỉ trở nên thân ḿnh Chúa Kitô, khi
được trao cho anh em. Chúng ta hăy dành chút thời giờ nh́n Đức Kitô
đang bẻ bánh – Ḿnh Chúa – và ban cho ta. Tấm bánh – Ḿnh Chúa –
truyền từ tay này sang tay kia. Tấm bánh được phân phát, chia sẻ,
nhân lên gấp bội. Thiên Chúa như bị tổn thương khi được trao vào
tay con người.
Chúa Giêsu dấn thân. Người chấp nhận chết đi cho anh em ḿnh được
sống : chết v́ t́nh yêu … v́ t́nh yêu giải thoát ... Người đă hiến
ḿnh. Từ đó, mọi người có thể nhận được sự sống nơi Người. Đó là
trung tâm của mầu nhiệm vượt qua. Khi đón nhận Ḿnh Chúa Kitô,
chúng ta trở nên một với Người. Con người đang hiện diện trong tấm
bánh trên bàn thờ cùng với Đức Kitô. Đó là động lực thúc đẩy ta dấn
thân. Cũng như Chúa, cuộc sống chúng ta chỉ đạt tới chiều kích viên
măn, nếu chấp nhận cho tha nhân chiếm hữu hay làm một « tấm bánh bẻ
ra cho mọi người. »
Làm sao có thể hy sinh như thế,
nếu không kết hiệp thực sự với Chúa Giêsu Thánh Thể ? ĐGH Gioan
Phaolô II tâm sự : “Thời gian ở lại với Chúa thật là vui thú, được
nghiêng
ḿnh vào ḷng Người như môn đệ yêu dấu
(x. Ga 13 :25) và cảm nhận t́nh yêu vô hạn trong trái tim Người.
Nếu trong thời đại này, điểm nổi bật nhất của Kitô hữu là ‘nghệ
thuật cầu nguyện,’ từ t́nh yêu chân thành làm sao chúng ta không cảm
thấy một nhu cầu canh tân để ở lại lâu giờ với Chúa Kitô đang hiện
diện trong Bí Tích Cực Thánh này ? Anh chị em quư yêu,
tôi rất thường có
kinh nghiệm nầy và tôi đă múc lấy từ đó sức mạnh, niềm an ủi và sự
nâng đỡ.”[i]
Nơi Thánh Thể, Đức Giêsu đích thực ngự giữa chúng ta, như xưa Người
hiện diện giữa các môn đệ tiên khởi. Người hiện diện v́ yêu chúng
ta và muốn chúng ta hiệp nhất với Người trong t́nh yêu, để tha thứ
tội lỗi chúng ta và để cuộc sống mới của chúng ta thăng tiến trong
Người. “Bởi đấy, Giáo hội liên lỉ hướng về Chúa đang hiện hiện
trong Bí Tích trên Bàn thờ, nơi Giáo hội thấy Người tỏ bày trọn vẹn
t́nh yêu vô biên,”[ii]
để “Giáo hội múc lấy sự sống từ Chúa Kitô Thánh Thể. Giáo hội được
Chúa nuôi dưỡng và soi sáng.”[iii]
Phải, trong Thánh Thể, mỗi người chúng ta được cải biến nên h́nh ảnh
Đức Kitô rơ nét hơn, để trong gia đ́nh, xóm giềng, công sở và cộng
đoàn, chúng ta có thể chiếu tỏa Chân Lư và Tin Mừng Sự Sống, T́nh
Yêu và Hy Vọng cho mọi người. Qua chúng ta, chắc chắn Chúa Kitô đến
cứu chữa và tác thánh, hiệp nhất và kiện cường tất cả những ai đang
sống sát chúng ta. Trong Thánh Thể, chúng ta càng trở nên Thân Thể
Đức Kitô tức Giáo Hội Người, một Giáo hội được sai đi làm Ánh sáng
muôn dân, Cột trụ chống đỡ Chân lư và Ánh sáng chiếu soi niềm Hy
vọng cho trần gian.
Trên đường trần thế, nếu không
tham dự bữa tiệc của Chúa, làm sao người Kitô hữu có thể nuôi dưỡng
đức tin, chữa lành thương tích, và trung tín đến cùng ?
Chỉ có Ḿnh Máu Chúa mới đẩy con
người tới mức công chính như Thiên Chúa. Nếu không có lương thực
thiên thần, chúng ta sẽ không thể tồn tại và tiến bước trên trần
gian.
Thực tế, ngày nay
có nhiều người khinh thường trước lời mời tham dự bàn tiệc thánh của
Chúa. Giáo hội lo ngại trước t́nh trạng giáo dân không tham dự
thánh lễ nữa, nhất là tại Âu châu. Thực ra, mỗi lần dâng thánh lễ,
chúng ta hiểu biết kỳ công Đức Giêsu thực hiện “cho chúng ta và đám
đông” được cứu độ. Ngày lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa kêu gọi chúng ta
canh tân đức tin. Càng nỗ lực canh tân, chúng ta càng có khả năng
đem Tin Mừng đến cho người nghèo. Đó không phải chỉ là nỗ lực cá
nhân nhưng cả cộng đoàn.
CHIỀU KÍCH XĂ HỘI
TRONG THÁNH THỂ
Như thế, ngoài chiều kích thiêng liêng, Thánh Thể c̣n có tầm ảnh
hưởng xă hội. Thực vậy, “trong mỗi Thánh lễ, Chúa mời gọi chúng ta
hăy theo sát lư tưởng hiệp thông mà Công vụ Tông Đồ mô tả như mô
h́nh Giáo hội trong mọi thời đại. Đó là Giáo hội quy tụ xung quanh
các Tông đồ, được Lời Thiên Chúa mời gọi, có thể chia sẻ cả của cải
thiêng liêng lẫn vật chất (x. Cv 2:42-47).”[iv]
Hơn nữa, “không những Thánh Thể là một h́nh thức diễn tả đời sống
hiệp thông trong Giáo hội, nhưng c̣n là một kế hoạch xây dựng t́nh
liên đới cho toàn thể nhân loại. Trong khi cử hành Thánh Lễ, Giáo
hội không ngừng canh tân ư thức ḿnh không những là một “dấu chỉ và
khí cụ” giúp cho sự hiệp thông thân mật với Thiên Chúa, mà c̣n cho
sự hiệp nhất toàn thể nhân loại. Khi tham dự thánh lễ, Kitô hữu t́m
cách trở nên người cổ động t́nh hiệp thông, ḥa b́nh và mối liên đới
trong mỗi hoàn cảnh. Hơn bao giờ, thế giới đầy nhiễu nhương hôm
nay, bắt đầu kỷ nguyên mới với bóng ma khủng bố và chiến tranh bi
thương, đang đ̣i hỏi Kitô hữu học hỏi về ḥa b́nh từ một ngôi trường
vĩ đại là mầu nhiệm Thánh Thể. Dù đang nắm trách nhiệm ǵ trong đời
sống xă hội, văn hóa và chính trị, họ đều được đào tạo nên những
người cổ động công cuộc đối thoại và hiệp thông từ ngôi trường đó.”[v]
Qui tụ và hiệp nhất Giáo hội vẫn c̣n là bổn phận căn bản và hàng đầu
của các môn đệ Chúa Kitô, hôm nay cũng như hôm qua. Chú ư tới những
người yếu đuối và nghèo khổ nhất phải là ưu tiên số một. Những
người này phải nằm ở trung tâm cộng đoàn, chứ không bị những người
khỏe mạnh đẩy ra ngoài lề Giáo hội. Làm sao một cộng đoàn có thể là
Giáo hội Chúa Kitô, khi những phần tử chỉ biết tiêu xài và sống cho
ḿnh, mà không quan tâm đến những người nghèo của Thiên Chúa ?
Người nghèo gồm đủ mọi thành phần hỗn tạp, lạc lơng, rải rác, và vô
định hướng. Đức Giêsu muốn biến họ thành những khách được mời tham
dự một đại hội. Từ một “đoàn chiên không có người chăn dắt,” Người
muốn làm thành một cộng đoàn tương tự dân Chúa trong sa mạc sống với
manna. Người c̣n muốn qui tụ họ thành một Giáo hội phục vụ và loan
báo Tin Mừng, một cuộc hiệp thông vào tiệc cưới Con Chiên thời cánh
chung, khi nhân loại vui vẻ quây quần trong bàn tiệc Nước Thiên
Chúa.
Giáo hội không phải là một tập thể vô tổ chức. Khi
muốn nuôi sống muôn dân, Chúa qui tụ các môn đệ và truyền cho họ làm
việc có tổ chức : «Anh em hăy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng
năm mươi người một.» (Lc 9 :14) Chúa sai các ông phân phát lương
thực cho dân chúng. Các môn đệ đúng là những đầy tớ phục vụ dân
Chúa. Khi làm bánh hóa nhiều, Chúa như sai từng tín hữu đi phục vụ,
chứ không phải t́m cách hưởng thụ. Đôi khi họ bị thử thách v́ thiếu
phương tiện chu toàn những trách nhiệm nặng nề. Nhưng, càng có tổ
chức, càng dễ vượt qua những khó khăn trong công cuộc phục vụ.
Làm việc bác ái cũng thế. Nếu không có tổ chức,
không thể đi xa được. Không phải bất cứ ai thiếu thốn về vật chất đều
có thể gộp thành một nhóm với nhăn hiệu «người nghèo» để được trợ cấp
như nhau. Nói khác, không nên phát chẩn hoàn toàn cho hết mọi người.
Làm thế, công cuộc bác ái sẽ phí phạm rất nhiều. Nên nhớ, khi bữa
ăn sắp kết thúc, Chúa truyền các môn đệ đi lượm những vụn bánh vung
văi khắp nơi (x. Lc 9 :17). Kết quả được mười hai thúng đầy, để có
thể để bắt đầu một công cuộc khác. Việc bác ái cũng tương tự. Cần
thu vén khéo léo, mới có thể cứu nhiều người.
Như các tông đồ tổ chức quần chúng theo lệnh Chúa ,
chúng ta cần phân hạng người nghèo. Có những người nghèo cần được
giúp đỡ hoàn toàn. Nhưng cũng có những người nghèo vẫn c̣n khả năng
sản xuất. Chỉ cần được cấp vốn, họ có thể tự nuôi ḿnh và giúp đỡ
người khác. Thực tế, người nghèo có thể nâng đỡ người nghèo. Cần
khuyến khích họ dùng «số vốn» đă nhận đầu tư vào việc mưu ích cho
ḿnh và tha nhân.
Để có thể vực dậy cả một dân tộc đang ch́m đắm trong
cảnh túng cực về mọi mặt, cần thành lập một
quỹ tín dụng bác ái cho người nghèo.
http://www.tinmungvietnam.net/index.php?v=intro&intro=2 Đây là
công cuộc bác ái thực sự, v́ làm cho con người lớn lên trong sự tự
tin và tin tưởng lẫn nhau. Từ đó, tinh thần trách nhiệm liên đới
nảy sinh. Công cuộc bác ái phải nhằm nâng cao cả thể chất lẫn tinh
thần mới thực sự là bác ái. Thực thế, sau mỗi lần Chúa chữa bệnh
hay làm phép lạ hóa bánh hay hóa cá, dân chúng đều tôn vinh Thiên
Chúa và nhận ra quyền năng lớn lao nơi Đức Giêsu. Họ vang lời ca
tụng Chúa, v́ không phải chỉ được thỏa măn nhu cầu vật chất, nhưng
c̣n được hoàn toàn giải thoát về tinh thần nữa. Chỉ có bác ái toàn
vẹn mới làm thay đổi cuộc sống và hướng con người lên tới Chúa.
Ngày xưa, khi làm phép lạ hóa bánh, không những Chúa
nhằm nuôi dân chúng, nhưng c̣n đón tiếp, chữa lành và nói cho họ về
Nước Trời nữa. Quỹ tín dụng cũng thế, không những giúp dân chúng có
kế sinh nhai, mà c̣n làm cho họ có cơ hội thực tập đức công b́nh,
bác ái, thành thật, trách nhiệm, tương trợ v.v. cần thiết cho công
cuộc xây dựng quê hương phồn thịnh và dân tộc hạnh phúc.
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho chúng con t́m thấy con đường giải thoát trong Bí tích Thánh
Thể. Xin Thánh Thể Chúa trở nên nguồn sống, t́nh yêu và sức mạnh
cho chúng con trong cuộc sống hôm nay. Amen.
đỗ
lực, 10.06.2007
[i]
Ecclesia de Eucharistia, số 25.
[iv]
Mane Nobiscum, số 22.