Chứng Từ Linh Mục

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 502 Thứ Sáu 23/4/2010

 

 

Nạn Linh Mục Lạm Dụng T́nh Dục Vị Thành Niên

 

 

Nạn Linh Mục Lạm Dụng T́nh Dục Ở Hoa Kỳ - Năm 2002

 

Từ đầu năm 2002, nạn linh mục lạm dụng t́nh dục vị thành niên, đầu tiên xuất phát từ Tổng Giáo Phận Boston ở Hoa Kỳ, với vụ của linh mục John Geoghan, bắt đầu bị truyền thông tấn công dữ dội. Tổng số linh mục lạm dụng t́nh dục từ vụ bùng nổ hồi tháng 1/2002 ở TGP Boston này là 325 đă bị treo chén, trong tổng số 46 ngàn linh mục ở Hoa Kỳ bấy giờ. ĐHY Bernard Law cũng đă từ nhiệm vai tṛ Tổng Giám Mục chủ chăn của một Tổng Giáo Phận 2 triệu mốt Kitô hữu vào ngày 13/ 12/2002. Vào tháng 9/2002, Tổng Giáo Phận đă đồng ư trả 10 triệu Mỹ kim cho 86 nạn nhân của linh mục Geoghan, vị linh mục 68 tuổi, đă bị tù và bị giết chết trong tù vào tháng trước đó bởi một tù nhân khác đă hơn cả tháng có ư định tấn công ngài.

 

Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ đă không ngần ngại thực hiện một cuộc t́m hiểu cho tường tận vấn đề trầm trọng này để đề pḥng tương lai và sửa chữa hiện tại. Việc t́m hiểu này đă thực hiện bởi John Jay College ở Nữu Ước chuyên về Công Lư Tội Ác, căn cứ vào hồ sơ của các giáo phận ở toàn quốc, và được phổ biến vào ngày 27/2/2004, với những chi tiết sau đây: Về phía phạm nhân, có 4.392 vị linh mục bị tố cáo trong ṿng 52 năm, từ năm 1950 đến 2002, tức 4% trong tổng số 109.694 vị. Hơn 50% vị linh mục bị tố cáo 1 lần duy nhất, 25% bị tố cáo từ 2 đến 3 lần, gần 13% từ 4 đến 9 lần, và gần 3% bị tố cáo 10 lần hay hơn. Trong 10,667 vụ tố cáo chỉ có 6.700 vụ là được điều tra và có chứng cớ, 1 ngàn vụ không có chứng cớ, và 3300 vụ không điều tra được v́ các vị linh mục bị tố cáo đă chết. Về phía nạn nhân, có 78% ở vào tuổi giữa 11 và 17, 16% từ 8 đến 10, và gần 6% từ 7 tuổi trở xuống. Riêng tại TGP Boston, có 162 vị linh mục (58 vị đă qua đời), trong ṿng 52 năm đă bị tố cáo lạm dụng t́nh dục 815 vị thành niên. Về tiền bồi thường, tổng số đă lên tới 533.4 triệu Mỹ kim. Riêng TGP Boston chiếm 120.6 triệu, tức gần 20.5%.

 

Nạn Linh Mục Lạm Dụng T́nh Dục Ở Ái Nhĩ Lan - Năm 2010

 

Thế rồi, gần 10 năm sau, nạn linh mục lạm dụng t́nh dục lại bùng lên mănh liệt một lần nữa vào đầu năm 2010, cũng xẩy ra trong Mùa Chay, không phải ở Hoa Kỳ mà là ở Ái Nhĩ Lan. Nếu vụ ở Hoa Kỳ năm 2002 đă làm cho Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Bernard Law từ chức th́ vụ ở Ái Nhĩ Lan năm 2010 cũng làm cho Đức Giám Mục John Magee, S.P.S, cai quản Giáo Phận Cloyne từ chức vào ngày 24/3, và ngày 22/4 Đức Giám Mục James Moriatry giáo phận Kildare và Leighlin cũng được chấp nhận đơn xin từ chức. Và Nếu vụ ở Hoa Kỳ năm 2002 đă được Ṭa Thánh nhúng tay vào can thiệp, bằng cuộc gặp gỡ 9 vị hồng y Mỹ với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ngày Thứ Ba 23/4/2002, th́ vụ ở Ái Nhĩ Lan cũng thế, chính Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă phải gặp gỡ 24 vị giám mục nước này vào hai ngày 15-16/2/2010, chưa kể ngày 11/12/2009 ngài đă gặp gỡ riêng Đức Hồng Y Sean Brady, Tổng Giám Mục ở Armagh kiêm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan và Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin cai quản tổng giáo phận Dublin là nơi đă xẩy ra những vụ linh mục lạm dụng t́nh dục trong thời khoảng 1975-2004, và nhất là ngài đă phải viết một bức Tông Thư đề ngày 19/3/2010 gửi riêng cho giáo hội này.

 

Trong cuộc gặp gỡ các vị hồng y Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nói tới hậu quả vô cùng tai hại gây ra chẳng những của nạn linh mục lạm dụng t́nh dục vị thành niên ở Hoa Kỳ này mà c̣n của việc giải quyết vấn đề sai lầm của thành phần chủ chiên nữa như sau: “Người ta đă nh́n Giáo Hội bằng con mắt mất tin tưởng, và nhiều người đă tỏ ra bất măn về đường lối các vị lănh đạo Giáo Hội đă hành sử trong vấn đề này” (đoạn 1.2), “việc thiếu hiểu biết một cách tổng quát về bản chất của vấn đề, cũng như lời khuyên của các vị chuyên môn trị liệu có những lần giúp các vị Giám Mục quyết định đă đưa tới những hậu biến mang lại thành quả sai lầm” (đoạn 2.1).

 

Cũng thế, trong bức Tông Thư của ḿnh gửi cộng đồng Công Giáo Ái Nhĩ Lan, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng đề cập tới hai vấn đề trầm trọng này liên quan tới hậu quả của sự vụ cũng như của việc giải quyết sai lầm của thành phần chủ chiên như sau: “Chúng ta cần phải cố gắng hiểu được vấn đề lũng đoạn của việc lạm dụng t́nh dục trẻ em này, một việc đă góp phần không nhỏ vào việc làm suy yếu đức tin và mất mát đi ḷng kính trọng đối với Giáo Hội và giáo huấn của Giáo Hội” (đoạn 4), “không thể phủ nhận được rằng một số trong chư huynh và các vị tiền nhiệm của chư huynh, có những lúc rất trầm trọng, đă không chịu áp dụng những qui tắc được ấn định từ lâu của giáo luật vào các trường hợp tội ác lạm dụng trẻ em. Những việc làm sai lầm nghiêm trọng đă đưa đến các thứ bị cáo giác… Cần phải công nhận rằng đă có những lầm lỗi nghiêm trọng về phán đoán và việc thất bại trong vai tṛ lănh đạo” (đoạn 11).

 

Nạn Linh Mục Lạm Dụng T́nh Dục - Truyền Thông Tấn Công Đức Giáo Hoàng

 

Cũng trong thời điểm tái phát vụ linh mục lạm dụng t́nh dục ở Ái Nhĩ Lan này, chính bản thân của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng bị truyền thông tấn công. Đó là vụ tờ New York Times ở Hoa Kỳ đă phổ biến hai bài báo trong hai ngày liền, 25-26/3/2010, để phanh phui các vụ linh mục lạm dụng t́nh dục liên quan tới vai tṛ lănh đạo trước khi làm giáo hoàng của ngài. Thật vậy, vào ngày 26/3, tờ New York Times đă đề cập tới vụ của một vị linh mục ở Tổng Giáo Phận Munich dưới thời Đức Tổng Giám Mục Joseph Ratzinger, vị linh mục đang được trị liệu tâm lư mà vẫn được cho phép làm việc mục vụ ở đấy. Vị Giám Đốc của Văn Pḥng Báo Chí Ṭa Thánh là Cha Federico Lombardi Ḍng tên đă cho báo chí biết rằng đó “chỉ là vấn đề suy đoán”, v́ căn cứ vào bản thông báo phổ biến cùng ngày của Tổng Giáo Phận Munich này th́ “bài viết trong tờ New York Times chẳng có chi là mới mẻ ngoài những ǵ đă được tổng giáo phận này truyền đạt liên quan tới vị vị tổng giám mục bấy giờ hiểu biết về t́nh trạng của Cha H.”

 

Vào ngày 25/3, tờ New York Times đă cố moi ra một vụ khác, liên quan tới trường hợp của một vị linh mục Hoa Kỳ ở Giáo Phận Milwaukee là Cha Lawrence Murphy, tuyên úy của trường Thánh Gioan cho Người Điếc, xẩy ra vào thời khoảng 1964-1970, cho rằng “các viên chức của Vatican (ở đây tờ báo có ư bao gồm cả Đức Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin bấy giờ là Joseph Ratzinger) đă không giải ngũ một vị linh mục đă sờ mó vuốt ve khoảng 200 em trai bị điếc, không điếm xỉa ǵ tới chuyện có một vài vị giám mục Hoa Kỳ đă mấy lần cảnh giác rằng nếu không tỏ ra hành động quyết liệt trong vấn đề này có thể khiến Giáo Hội bị rắc rối”. Thế nhưng, tờ báo chính thức của hội đồng giám mục Ư là Avvenire số ra ngày hôm sau 26/3 đă minh chứng cho thấy rằng “Tờ New York Times đă tự mâu thuẫn trong việc đọc một cách thiên kiến về các sự kiện liên quan tới Cha Lawrence Murphy”. 

 

Trước cuộc tấn công này của truyền thông vào bản thân của vị đương kim giáo hoàng Biển Đức XVI, hội đồng giám mục Pháp vào cuối cuộc họp của ḿnh ở Lộ Đức cuối tháng 3/2010 đă gửi ngài một bức thư tỏ t́nh đoàn kết khi đứng trước “những hành động bất khả chấp này được sử dụng để vận động tấn công bản thân của Đức Thánh Cha và sứ vụ của Đức Thánh Cha phục vụ thân ḿnh của Giáo Hội”, “chúng con tất cả cảm thấy khổ đau bởi những đường lối bần tiện này và chúng con muốn thưa cùng Đức Thánh Cha rằng chúng con cũng cảm thấy sầu thương gây ra bởi những thứ vu khống nhắm đến Đức Thánh Cha…

 

Trong khi đó, cùng với các giám mục trên thế giới đang lên tiếng bênh vực vị chủ chăn tối cao của ḿnh, vị Tổng Giám Mục ở Santo Domingo ở Cộng Ḥa Dominican là Đức Hồng Y Nicolás de Jésus López Rodríguez trong cuộc họp báo hôm 30/3/2010 đă phản đ̣n truyền thông như sau: “Cái đó không có ǵ là mới mẻ cả và không ai lại không biết rằng nó là một thứ chuyện phiếm thuộc những lănh vực của các chính quyền ở Âu Châu cũng như của các nhóm ở Hiệp Chủng Quốc, những thành phần không tha cho vị Giáo Hoàng hay cho Giáo Hội về chủ trương mănh liệt trong việc bênh vực sự sống và loại trừ tội ác phá thai”.

 

Về những giá trị nhân bản cao quí của nền văn minh yêu thương được vị hồng y này nói tới ấy lại là những ǵ được truyền thông của nền văn hóa sự chết luôn loan truyền và phát động, bởi thế họ cảm thấy bị giáo huấn và thẩm quyền Công Giáo tấn công nên căm hận và luôn lợi dụng cơ hội phản công, nhất là vụ lạm dụng t́nh dục vị thành niên gây ra bởi một thiểu số nhỏ nhoi giáo sĩ Công Giáo. Trong bài diễn văn chào mừng Đức Thánh Biển Đức XVI dịp ngài viếng thăm Malta hai ngày 17-18/4/2010, vị tổng thống của đảo quốc nhỏ bé ở Âu Châu này là George Abela hôm Thứ Bảy 17/4/2010 đă tích cực phản ứng như sau: “Những ai trong chúng ta tin tưởng, những người được củng cố bởi các giá trị nền tảng do Giáo Hội đề cao, và cho dù chúng ta có nh́n nhận rằng các phần tử của giáo hội, thậm chí là thành phần thừa tác viên của Giáo Hội, có những lúc chẳng may đi sai lạc, chúng ta vẫn chắc chắn các thứ giá trị ấy là những ǵ được áp dụng phổ quát và cái hiệu năng của nó vượt cả thời gian lẫn không gian. Theo tôi th́ thật là sai lầm khi cố gắng lợi dụng những bất khôn đáng trách của một số ít để chụp mũ tối tăm lên toàn thể Giáo Hội. Giáo Hội Công Giáo vẫn dấn thân bảo vệ trẻ em và tất cả những ai yếu kém, và bảo đảm không c̣n chỗ nấp cho những ai muốn gây tác hại”.   

 

Như thế, hậu quả của nạn linh mục lạm dụng t́nh dục ở Âu Châu và Mỹ Quốc đă và đang càng ngày càng gây tác hại cho uy tín của chung Giáo Hội và của riêng thành phần lănh đạo trong Giáo Hội, đặc biệt là Giáo Hoàng. Tuy nhiên, trong nội bộ, Giáo Hội hoàn vũ nói chung và các Giáo Hội địa phương nói riêng vẫn nỗ lực sửa chữa và đền bù lầm lỗi gây ra chẳng những bởi chính các đương sự linh mục lạm dụng t́nh dục trẻ em mà c̣n bởi việc giải quyết lầm lạc của thành phần chủ chiên nữa.

 

Nạn Linh Mục Lạm Dụng T́nh Dục - Những phương thế chữa trị

 

Để có thể thắng vượt cuộc khủng hoảng hết sức trầm trọng này, trước hết, Giáo Hội cần phải tin tưởng vào Chúa Quan Pḥng, với ư thức được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gợi ư cùng các vị hồng y Hoa Kỳ ngày 23/4/2002 là: “Chúng ta phải tin tưởng rằng đây là một thời gian thử thách đưa đến việc thanh tẩy toàn thể cộng đồng Công Giáo, một cuộc thanh tẩy hết sức khẩn trương để Giáo Hội có thể rao giảng một cách hiệu lực hơn Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô với tất cả mănh lực giải phóng của Phúc Âm. Giờ đây Quí Huynh phải vững tin là ở đâu tội lỗi càng gia tăng th́ ở đó ân sủng càng tràn đầy (x Rm 5:20). Có đớn đau lắm, có buồn thương nhiều, hàng linh mục mới càng phải sống thánh thiện hơn, hàng giáo phẩm mới càng phải nên thánh hơn, và Giáo Hội mới càng phải thánh hảo hơn” (đoạn 4.1).

 

Sau nữa, về thực tế, cần phải áp dụng những biện pháp ngăn ngừa mới. Ở Hoa Kỳ, hội đồng giám mục đă phản ứng ngay bằng một bản qui chuẩn, được phác họa từ lần họp tại Dallas vào Tháng Sáu 2002, nhưng đă được hội đồng hỗn hợp 8 vị của Ṭa Thánh và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ điều chỉnh cho hợp với Giáo Luật hơn. Cuối cùng bản Qui Chuẩn điều chỉnh này đă được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ chấp thuận trong phiên họp tháng 11 tại Washington DC ngày 13, và cũng đă được Ṭa Thánh chính thức châu phê qua bức thư đề ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2002 của Đức Hồng Y Re Bộ Trưởng Thánh Bộ Giám Mục. Và ngày được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ấn định bắt đầu thi hành bản Qui Chuẩn trong ṿng 2 năm này là 1/3/2003.

 

Sau hết, vấn đề quan trọng trước hết và trên hết không phải chỉ ở vấn đề phác họa và áp dụng những qui chuẩn ngăn ngừa thực tế, mà chính là ḷng hoán cải của nội tâm con người, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đề cập tới nói trong phiên họp với các vị hồng y Hoa Kỳ trên đây: “Giờ đây Quí Huynh đang thực hiện việc thiết lập những qui chuẩn khả tín hơn để bảo đảm sẽ không c̣n tái diễn những lầm lỗi như thế nữa. Cho dù có nh́n nhận tính cách không thể châm chước của những qui chuẩn này chăng nữa, chúng ta đồng thời cũng không thể bỏ quên được cái mănh lực của việc Kitô hữu cần phải hoán cải, tức việc cần phải dứt khoát từ bỏ tội lỗi mà trở về cùng Thiên Chúa, Đấng đi sâu vào linh hồn con người và có thể thực hiện một cuộc biến đổi phi thường nơi họ” (đoạn 2.1).

 

Chính trong bối cảnh của một cuộc khủng hoảng về tệ nạn linh mục lạm dụng t́nh dục vị thành niên ở Hoa Kỳ và Âu Châu này mà Sứ Điệp cho Ngày Cầu Cho Ơn Thiên Triệu năm 2010 vào Chúa Nhật Thứ Tư Phục Sinh về Chúa Chiên Lành, một sứ điệp có chủ đề “Chứng Từ Khơi Động Ơn Gọi” mới là những ǵ hợp thời hơn bao giờ hết và khẩn trương hơn bao giờ hết. Chúng ta cùng nhau theo dơi nguyên văn nội dung của sứ điệp này của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sau đây.

 

 

Chứng Từ Khơi Động Ơn Gọi

 

Chứng Từ Khơi Động Ơn Gọi – ở chỗ “Chúng tôi đă gặp được Đấng Thiên Sai”

 

Ngày Thế Giới Cầu Cho Ơn Gọi Năm Thứ 47, được cử hành vào Chúa Nhật IV Phục Sinh – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – ngày 25/4/2010, cho tôi cơ hội để giúp cho anh chị em suy niệm về đề tài rất thích hợp đối với Năm Cho Linh Mục hiện nay, đó là đề tài Chứng Từ Khơi Động Ơn Gọi. Thành quả của các nỗ lực chúng ta thực hiện để phát động ơn gọi lệ thuộc chính yếu vào tác động tự do của Thiên Chúa, tuy nhiên, như kinh nghiệm mục vụ xác nhận, việc thành đạt này cũng được nâng đỡ bởi phẩm tính và chiều sâu của chứng từ bản thân và cộng đồng qua những ai đáp ứng tiếng Chúa gọi nơi thiên chức linh mục thừa tác cũng như nơi đời sống tận hiến, v́ chứng từ của họ bấy giờ mới có thể khơi động nơi kẻ khác ước muốn quảng đại đáp ứng tiếng gọi của Chúa Kitô. Bởi thế, đề tài này có liên hệ chặt chẽ với đời sống và sứ vụ của linh mục cũng như của các tu sĩ sống đời tận hiến. Do đó, tôi muốn mời gọi tất cả mọi người được Chúa kêu gọi làm việc trong vườn nho của Người hăy làm mới lại việc trung thành đáp ứng của họ, đặc biệt trong Năm Cho Linh Mục được tôi loan báo vào dịp mừng kỷ niệm 150 năm qua đời của Thánh Gioan Vianney, Cha Sở Họ A, một mẫu gương luôn hợp thời của một vị linh mục và là một cha sở.

 

Trong Cựu Ước, các tiên tri biết rằng họ được kêu gọi làm chứng bằng đời sống của họ cho sứ điệp họ loan báo, và tỏ ra sẵn sàng đối diện với sự hiểu lầm, bị loại trừ và bách hại. Công việc do Thiên Chúa ủy thác cho họ hoàn toàn bao chiếm họ, như một “ngọn lửa bừng cháy” trong tâm can, một ngọn lửa không thể nào đem cất giấu (cf Jer 20:9). Do đó, các vị đă sẵn sàng kư thác cho Chúa chẳng những tiếng nói của họ, mà c̣n cả cuộc đời của họ. Vào thời điểm viên trọn, Chúa Giêsu, Đấng được Cha sai (x Jn 5:36), đến để làm chứng cho t́nh yêu của Thiên Chúa đối với toàn thể nhân loại, không phân biệt, đặc biệt chú trọng tới những kẻ hèn mọn nhất, những tội nhân, thành phần bị ruồng bỏ và thành phần nghèo khổ. Chúa Giêsu là Chứng Nhân thượng thặng cho Thiên Chúa cũng như cho mối quan tâm của Thiên Chúa đối với phần rỗi của tất cả mọi người. Vào lúc rạng đông của thời điểm mới ấy, Thánh Gioan Tẩy Giả, bằng việc hiến trọn vẹn cuộc đời ḿnh để dọn đường cho Chúa Kitô, đă làm chứng rằng những lời Thiên Chúa hứa hẹn đă được nên trọn nơi Người Con của Đức Maria thành Nazarét. Khi Thánh Gioan thấy Chúa Giêsu tiến đến sông Dược Đăng (Jordan) là nơi ngài đang làm phép rửa bấy giờ, ngài đă chỉ cho các môn đệ của ḿnh về Người như là “con chiên của Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian” (Jn 1:29). Chứng từ của ngài tác hiệu tới độ hai người trong số các môn đệ của ngài, “nghe thấy ngài nói như vậy th́ đă đi theo Chúa Giêsu” (Jn 1:37).

 

Cũng thế, ơn gọi của Thánh Phêrô, như chúng ta đọc thấy trong Phúc Âm Thánh Gioan, đă xẩy ra nhờ chứng từ của Anrê là người anh em của ḿnh, một người anh em, sau khi được gặp vị Sư Phụ này và chấp nhận lời Người mời gọi hăy ở với Người, đă cảm thấy nhu cầu cần phải lập tức chia sẻ với Phêrô những ǵ ngài đă khám phá ra nhờ “việc ở” với Chúa: “Chúng tôi đă gặp được Đấng Thiên Sai (tức là Chúa Kitô). Rồi anh đă dẫn Simon đến cùng Chúa Giêsu” (Jn 1:41-42). Đó cũng là trường hợp của Nathanael, tức Batholomew, nhờ chứng từ của một người môn đệ khác là Philip, vị đă hoan hỉ nói cùng ngài về việc khám phá lớn lao của ḿnh: “Chúng tôi đă gặp được Đấng Moisen đă nói tới trong lề luật và các vị tiên tri, đó là Giêsu Nazarét, con ông Giuse” (Jn 1:45). Thiên Chúa tự do và ưu ái khởi động việc gặp gỡ và thách đố trách nhiệm con người nơi tất cả những ai chấp nhận lời mời gọi của Người trong việc trở nên, bằng chứng từ của họ, khí cụ cho tiếng gọi thần linh của Người. Điều này xẩy ra trong Giáo Hội thậm chí cho tới ngày nay, ở chỗ, Chúa Kitô sử dụng chứng từ của các vị linh mục trung thành với sứ vụ của ḿnh để khơi động những ơn gọi linh mục và tu sĩ mới trong việc phục vụ Dân Chúa. V́ lư do ấy, tôi muốn đề cập tới ba khía cạnh của đời sống vị linh mục được tôi coi là thiết yếu cho chứng từ linh mục hiệu nghiệm.

 

Chứng Từ Khơi Động Ơn Gọi - “Ba khía cạnh của đời sống vị linh mục”

 

Một yếu tố nồng cốt, một yếu tố có thể được thấy ở hết mọi ơn gọi làm linh mục và đời sống tận hiến, đó là mối thân t́nh với Chúa Kitô. Chúa Giêsu đă liên lỉ sống hiệp nhất với Cha và đó là những ǵ làm cho các môn đệ tha thiết muốn có cùng một cảm nghiệm; từ Người, các vị học biết làm sao sống hiệp thông và không ngừng đối thoại với Thiên Chúa. Nếu vị linh mục là một “con người của Thiên Chúa”, một con người thuộc về Thiên Chúa và giúp cho người khác nhận biết và yêu mến Thiên Chúa, ngài không thể không vun trồng mối thân mật sâu xa với Thiên Chúa, ở lại trong t́nh yêu của Người và dành chỗ cho việc lắng nghe Lời của Người. Cầu nguyện là h́nh thức trước tiên của việc làm chứng để khơi động ơn gọi. Như Tông Đồ Anrê, vị đă nói với người anh em của ḿnh rằng ngài đă nhận biết vị Sư Phụ thế nào th́ bất cứ ai cũng thế, người muốn trở thành một người môn đệ và chứng nhân của Chúa Kitô cũng cần phải “gặp gỡ” Người một cách riêng tư, nhận biết Người, cùng học cách yêu mến Người và ở với Người.

 

Một khía cạnh khác của việc sống tận hiến cho thiên chức linh mục và đời sống tận hiến đó là hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa. Thánh Tông Đồ Gioan đă viết: “Nhờ điều này mà chúng ta biết được t́nh yêu, đó là Người đă hiến mạng sống ḿnh v́ chúng ta; bởi thế chúng ta cần phải bỏ sự sống ḿnh cho anh em của chúng ta” (1Jn 3:16). Với những lời ấy, ngài đă kêu gọi các môn sinh của ngài tiến vào tới chính tâm trí của Chúa Giêsu là Đấng làm theo ư Cha trong suốt cả cuộc đời của Người, thậm chí cho tới độ hoàn toàn hy hiến bản thân ḿnh trên Thập Tự Giá. Ở đây, t́nh thương của Thiên Chúa được tỏ hiện trọn vẹn nhất; một t́nh yêu nhân hậu thắng vượt tối tăm của sự dữ, tội lỗi và sự chết. H́nh ảnh Chúa Giêsu, Đấng đă chỗi dậy trong Bữa Tiệc Ly, cởi y phục ra, cầm lấy khăn, thắt lưng và cúi xuống rửa chân cho các Tông Đồ, là những ǵ thể hiện ư nghĩa phục vụ và trao ban được bộc lộ trong suốt cuộc sống của Người, theo ư Cha (cf Jn 13:3-15). Trong việc bước theo Chúa Giêsu, hết mọi người được kêu gọi tới một đời sống đặc biệt hiến thân cần phải hết ḿnh chứng thực rằng ḿnh hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa. Đó là nguồn mạch của khả năng họ hiến thân về phần của họ cho những ai Đấng Quan Pḥng kư thác cho họ nơi thừa tác mục vụ của họ một cách hoàn toàn, liên lỉ và trung thành sốt sắng, cũng như với niềm vui được trở thành một đồng bạn trong cuộc hành tŕnh với rất nhiều anh chị em, giúp cho những người anh chị em ấy có thể hướng tới việc gặp gỡ Chúa Kitô, nhờ đó Lời của Người trở nên ánh sáng soi bước chân của những người anh chị em này. Câu truyện về hết mọi ơn gọi hầu như bao giờ cũng liên hệ tới chứng từ của một vị linh mục sống hoan hỉ hiến thân cho anh chị em ḿnh v́ Vương Quốc của Thiên Chúa. Đó là v́ sự hiện diện cùng với các lời nói của một vị linh mục có khả năng nêu lên những câu hỏi và thậm chí dẫn tới những quyết định quyết liệt (cf. John Paul II, Post-Synodal Apostolic Exhortation Pastores Dabo Vobis, 39).

 

Khía cạnh thứ ba cần để biểu hiệu cho vị linh mục và tu sĩ tận hiến đó là cuộc sống hiệp thông. Chúa Giêsu đă cho thấy rằng dấu hiệu của những ai muốn trở thành môn đệ của Người đó là mối hiệp thông sâu xa trong yêu thương: “Cứ dấu này mà tất cả mọi người sẽ nhận biết rằng các con là môn đệ của Thày, đó là các con yêu thương nhau” (Jn 13:35). Đặc biệt vị linh mục phải là một con người của mối hiệp thông, cởi mở với tất cả mọi người, có khả năng qui tụ thành một đàn chiên lữ hành được ḷng nhân lành Chúa ủy thác cho họ, giúp thắng vượt những chia rẽ, chữa lành những nứt rạn, ổn định những xung khắc và hiểu lầm, và thứ tha những vấp phạm. Vào tháng 7 năm 2005, khi nói với hàng giáo sĩ ở Aosta, tôi đă nhận định rằng nếu giới trẻ thấy các vị linh mục tỏ ra xa cách và buồn thảm, họ sẽ khó ḷng cảm thấy phấn khỏi để theo gương của các vị. Họ sẽ cảm thấy lưỡng lự nếu họ đi đến chỗ nghĩ rằng đó là đời sống của một vị linh mục. Trái lại, họ cần thấy được tấm gương về mối hiệp thông của đời sống có thể cho họ thấy vẻ đẹp của việc là một linh mục. Chỉ cho tới lúc bấy giờ một con người trẻ mới nói rằng: “Đúng rồi, đây có thể là tương lai của tôi; tôi có thể sống như thế” (Insegnamenti I, [2005], 354). Công Đồng Chung Vaticanô II, khi nói về chứng từ làm khơi động ơn gọi, đă nhấn mạnh tới gương sáng về đức bác ái và việc hợp tác huynh đệ mà các vị cần phải cống hiến (cf. Decree Optatam Totius, 2). 

 

Chứng Từ Khơi Động Ơn Gọi – “gương sống như là một ơn gọi”

 

Đến đây tôi muốn nhắc lại những lời của Vị Tiền Nhiệm khả kính Gioan Phaolô II của tôi: “Chính đời sống của các vị linh mục, việc các vị vô tư dấn thân cho đàn chiên của Chúa, chứng từ của họ trong việc ưu ái phục vụ Chúa và Giáo Hội của Người – một chứng từ được đánh dấu bằng việc tự do chấp nhận Thánh Giá theo tinh thần của niềm hy vọng và niềm vui Phục Sinh – mối hiệp nhất huynh đệ của họ và ḷng họ nhiệt thành với việc truyền bá phúc âm hóa cho thế giới tất cả đều là yêu tố đầu tiên và thuyết phục nhất trong việc phát triển gia tăng các ơn gọi” (Pastores Dabo Vobis, 41). Có thể nói rằng ơn gọi linh mục được xuất phát từ việc giao tiếp với các vị linh mục, như là một thứ di sản quí báu được truyền lại bằng lời nói, gương lành và toàn thể cách sống.....

 

Hết mọi vị linh mục, hết mọi con người sống đời tận hiến, trung thành với ơn gọi của ḿnh, đều chiếu tỏa niềm hân hoan phục vụ Chúa Kitô và lôi kéo tất cả mọi Kitô hữu đến chđáp ứng ơn gọi phổ quát nên thánh của họ. Bởi thế, để nuôi dưỡng các ơn gọi làm linh mục thừa tác và đời sống tận hiến, và để trở thành hiệu năng hơn trong việc phát động cổ vơ ư thức về các ơn gọi, chúng ta không thể nào thiếu gương sáng của những ai đă từng thưa “xin vâng” với Thiên Chúa cũng như với dự án của Ngài cho đời sống của từng cá nhân con người. Chứng từ bản thân, nơi h́nh thức những chọn lựa cụ thể của cuộc sống, sẽ là những ǵ phấn khích giới trẻ, về phần ḿnh, thực hiện những quyết định cần thiết ảnh hưởng tới tương lai của họ. Những ai muốn trợ giúp chúng cần phải có khả năng gặp gỡ và đối thoại có thề soi sáng và hỗ trợ chúng, nhất là bằng gương sống như là một ơn gọi. Đó là những ǵ Cha Sở Họ A đă làm, ở chỗ, ngài luôn liên lạc với giáo dân trong xứ của ḿnh, ngài dạy họ “chính yếu bằng chứng từ đời sống của ngài. Chính từ gương sáng của ngài mà t́n hữu đă biết nguyện cầu” (Letter Proclaiming the Year for Priests, 16 June 2009).

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô Mục Tử Nhân Lành,

Chúa đă đến cho chiên được sự sống và là sự sống viên măn

bằng hy hiến sự sống ḿnh v́ chiên.

Xin Chúa tiếp tục ở với Giáo Hội và chăn dắt Đàn Chiên của Chúa cho đến tận thế,

Qua vị đại diện của Chúa cũng như qua các vị thừa kế các tông đồ,

và qua các vị linh mục được Chúa tuyển chọn làm phụ tá cho các vị giám mục

để các vị trở nên hiện thân sống động của Chúa,

bằng đời sống tu đức và mục vụ đến để không phải hưởng thụ mà là phục vụ.

Amen.