Linh Mục Thánh Hóa

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 505 Thứ Sáu 14/5/2010

 

 

Mục đích Thiên Chúa dựng nên con người giống h́nh ảnh Chúa và tương tự như Ngài là để loài người chúng ta có thể hiệp thông thần linh với Ngài cả ở đời này, nhất là trong cơi vĩnh hằng đời sau. Thế nhưng, để đạt được mục đích tối hậu này, loài người tạo vật vô cùng thấp hèn và tội lỗi chúng ta cần phải được thánh hóa, bằng không chúng ta không thể nào xứng đáng hiệp thông thần linh với một vị Thiên Chúa vô cùng toàn thiện. Tuy nhiên, nhân loại chúng ta tự bản chất vô cùng thấp hèn và yếu nhược không thể nào tự thánh hóa, nếu chính Thiên Chúa không thánh hóa chúng ta, hay nói ngược lại, nếu chúng ta không được thánh hóa bởi chính Đấng là Thánh và kêu gọi chúng ta nên thánh v́ Ngài là Thánh. Đúng thế, Thiên Chúa đă thánh hóa chung nhân loại, tức thánh hóa bản tính của nhân loại chúng ta, một bản tính đă bị hư hoại bởi nguyên tội, nơi Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô, nhờ Mầu Nhiệm Nhập Thể và Vượt Qua của Người.

 

Trước hết, Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần đă thánh hóa những ai tin tưởng và lănh nhận phép rửa để trở thành con cái thừa nhận của Ngài, nhờ vậy được thông phần vào bản tính thần linh của Ngài và sống sự sống thần linh với Ngài. Sau nữa, Thiên Chúa c̣n tiếp tục thánh hóa thành phần Kitô hữu đă lănh nhận phép rửa là con cái của Ngài, đặc biệt là nuôi dưỡng họ bằng chính Ḿnh Máu Con Ngài nơi Bí Tích Thánh Thể cũng như kiên cường họ bằng Quyền Năng Thánh Thần của Ngài nơi Bí Tích Thêm Sức. Chưa hết, qua Bí Tích Ḥa Giải, Thiên Chúa vẫn yêu thương thánh hóa con cái của ḿnh cho tới cùng, không bỏ rơi chúng khi chính chúng cố t́nh ruồng bỏ Ngài bằng cuộc sống hoang đàng, đem phung phá tất cả gia tài Thánh Sủng vô cùng cao quí được Ngài thông chia cho họ một cách nhưng không nhờ Bí Tích Rửa Tội. C̣n nữa, Ngài thánh hóa họ khi sức khỏe về thể lư của họ trở nên yếu liệt và sự sống trần gian của họ sắp sửa đi vào cơi vĩnh hằng bằng Bí Tích Xức Dầu Thánh. Hơn nữa, Ngài thánh hóa t́nh yêu phái tính của họ nơi Bí Tích Hôn Phối, để nhờ đó, t́nh yêu tự nhiên của họ có thể và xứng đáng phản ảnh t́nh yêu trọn hảo của Ngài đối với Dân Cựu Ước Do Thái cũng như đối với Dân Tân Ước Nhiệm Thể Chúa Kitô. Thậm chí Ngài c̣n cho một số được Ngài tuyển chọn một cách nhưng không để thông phần vào quyền thánh hóa của Ngài nơi Bí Tích Truyền Chức Thánh, nhờ đó họ có thể tác hành nhân danh Con Ngài và thay cho Con Ngài, như chính Con Ngài làm, nơi Hy Tế Thánh Thể trên bàn thờ hay trong việc ban phát các bí tích thánh.

 

Thế nhưng, áp dụng nguyên tắc triết lư không có lấy ǵ mà cho, nếu các vị linh mục không thánh thiện th́ làm sao có thể thánh hóa các linh hồn được. Trái lại, thực tế c̣n cho thấy, cho dù các ngài có hằng ngày hay thường xuyên giao tiếp với các mầu nhiệm thánh, ở chỗ cử hành Hy Tế Thánh Thể và ban phát các Bí Tích Thánh, các ngài vẫn có thể phạm tội, vẫn phải đi xưng tội như bất cứ một ai, vẫn phải đấm ngực ăn năn cùng với cộng đồng dân Chúa trong nghi thức thống hối đầu lễ: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng...”. Vậy th́ đâu là ư nghĩa của việc thánh hóa, và việc thánh hóa theo ư nghĩa này xẩy ra như thế nào nơi thừa tác vụ của các vị linh mục?

 

Trong buổi phát thanh hôm nay, chúng ta hăy cùng nhau theo dơi những lời huấn dụ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, liên quan tới chung các vị linh mục, trước hết, trong bài chia sẻ cho buổi triều kiến chung hằng tuần Thứ Tư 5/5/2010, ngài đă xác định vấn đề ư nghĩa của việc thánh hóa từ các linh mục, sau nữa, cũng trong cùng bài chia sẻ này, ngài chẳng những nhấn mạnh đến phương tiện thánh hóa thuộc thừa tác vụ quản thủ và ban phát của các linh mục đó là các bí tích, mà c̣n nhắc nhở các linh mục về việc các vị được thánh hóa nhờ việc các vị cử hành chính mầu nhiệm thánh, và sau hết, trong bài chia sẻ cho buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần ngày 28/4/2010, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI c̣n nêu lên một mẫu gương sống đời linh mục của một trong hai vị thánh linh mục trong thế kỷ 19 là Thánh Joseph Benedict Cottolengo.

 

Trong tinh thần cầu cho linh mục và xin Chúa ban cho Giáo Hội chẳng những đủ số linh mục mà c̣n là những linh mục thánh thiện, trung thực và sống động như một Chúa Kitô khác – Alter Christus hay Another Christ chứ không phải là một Phản Kitô – Anti Christ, chúng ta hăy cùng nhau theo dơi sau đây.

 

Sứ Vụ Thánh Hóa của Linh Mục

 

Linh Mục – Ư Nghĩa Tác Vụ Thánh Hóa

 

Hôm nay, tôi muốn vắn tắt chia sẻ với anh chị em về phận vụ thứ hai của linh mục, phận vụ thánh hóa con người, nhất là qua các bí tích và việc tôn thờ của Giáo Hội. Ở đây, trước hết, chúng ta cần phải hỏi ḿnh rằng: chữ “thánh” nghĩa là ǵ? Câu trả lời như sau: “Thánh” là phẩm tính đặc biệt của hữu thể Thiên Chúa, tức là tuyệt đối chân thực, thiện hảo, yêu thương, đẹp đẽ – sáng láng tinh tuyền. Bởi thế, thánh hóa một con người nghĩa là đặt họ vào việc liên hệ với Thiên Chúa, với hữu thể của Ngài là ánh sáng, chân thật, yêu thương tinh tuyền. Hiển nhiên là mối liên hệ này là những ǵ biến đổi con người. Vào những thời xa xưa có một niềm xác tín mạnh mẽ như sau: Không ai có thể thấy Thiên Chúa mà không chết ngay lập tức. Mănh lực của sự thật và ánh sáng quá mạnh mẽ! Nếu con người chạm đến cái luồng mạch tối hậu này họ không thể nào tồn tại nổi. Ngoài ra, cũng có một niềm xác tín rằng: Không có một liên hệ tối thiểu với Thiên Chúa, con người không thể nào sống được. Sự thật, sự thiện, t́nh yêu là những điều kiện nống cốt của hữu thể họ. Vấn đề ở đây là Làm sao con người có thể t́m được mối liên hệ này với Thiên Chúa, một mối liên hệ nền tảng, mà không chết đi, không bị chói ngợp bởi những ǵ là cao cả vĩ đại của hữu thể thần linh? Đức tin của Giáo Hội nói với chúng ta rằng chính Thiên Chúa tạo nên mối liên hệ này, mối liên hệ biến đổi chúng ta từ từ thành những h́nh ảnh thực sự của Thiên Chúa.

 

Như thế chúng ta hăy trở lại với phận vụ của linh mục trong việc “thánh hóa”. Không ai tự ḿnh, bởi sức ḿnh, có thể giúp người khác liên hệ với Thiên Chúa. Một phần thiết yếu của thiên chức linh mục đó là tặng ân, là phận vụ tạo nên việc liên hệ này. Điều này được thực hiện bởi việc loan báo Lời Chúa là nơi Ngài đến gặp gỡ chúng ta. Điều này được thực hiện một cách đặc biệt sâu xa nơi các bí tích. Việc d́m ḿnh vào Mầu Nhiệm Vượt Qua với cái chết và phục sinh của Chúa Kitô xẩy ra nơi phép rửa, được củng cố nơi bí tích thêm sức và ḥa giải, được nuôi dưỡng nơi Bí Tích Thánh Thể, bí tích xây dựng Giáo Hội là Dân Chúa, Thân Ḿnh Chúa Kitô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần. (cf. John Paul II, Apostolic Exhortation 'Pastores Gregis,' No. 32).

 

Bởi vậy, chính Chúa Kitô làm cho chúng ta thành những thánh nhân, tức là Đấng lôi kéo chúng ta đến với lănh giới của Thiên Chúa. Thế nhưng, bằng tác động xót thương vô biên của ḿnh, Người kêu gọi một số “ở với” Người (cf. Mark 3:14) và nhờ bí tích Truyền Chức Thánh, bất chấp t́nh trạng bần cùng nhân loại, biến thành những tham dự viên vào thiên chức linh mục của Người, thành những thức tác viên của việc thánh hóa này, thành những chất chứa nhân cho các mầu nhiệm của Người, thành “những chiếc cầu nối” cho việc hội ngộ với Người, của việc Người làm môi giới giữa Thiên Chúa và con người cũng như giữa con người và Thiên Chúa (cf. po,5).

 

Trong các thập niên vừa qua đă có các khuynh hướng thiên về việc đề cao chiều kích loan báo hơn là căn tính và sứ vụ của linh mục, tách nó khỏi việc thánh hóa: Vấn đề thường được khẳng định rằng cần phải vượt lên trên một thứ thuần thừa tác vụ. Thế nhưng, có thể nào việc thực sự thi hành thừa tác vụ linh mục lại “vượt trên” thừa tác vụ thánh hóa hay chăng? Đối với các vị linh mục th́ việc truyền bá phúc âm hóa đích xác là ǵ, cái được gọi là cốt yếu của việc loan báo ở chỗ nào đây?

 

Như các Phúc Âm viết, Chúa Giêsu khẳng định rằng việc loan báo Vương Quốc của Thiên Chúa là mục tiêu của sứ vụ Người; tuy nhiên, việc loan báo này chẳng những là một “lời nói”, nhưng đồng thời cũng bao gồm cả chính hành động của Người; những dấu lạ, các phép lạ do Chúa Giêsu thực hiện cho thấy rằng Vương Quốc này trị đến như một thực tại hiện hữu và cuối cùng đồng nghĩa với chính bản thân của Người, với việc Người hiến bản thân ḿnh, như hôm nay chúng ta đă nghe thấy trong bài Phúc Âm. Đối với các vị linh mục thừa tác cũng xẩy ra đúng như vậy, ở chỗ, ngài, vị linh mục đại diện Chúa Kitô, Đấng được Cha sai, tiếp tục sứ vụ của Người, nhờ “lời Chúa” và nhờ “bí tích”, bằng tính chất toàn thể của cả xác lẫn hồn, của cả dấu hiệu lẫn ngôn từ. Trong một bức thư gửi cho Giám Mục Honoratus ở Thiabe, Thánh Âu Quốc Tinh nói khi ám chỉ về các vị linh mục như sau: “Các người tôi tớ của Chúa Kitô, các vị thừa tác viên lời của Người và bí tích của Người, bởi thế, cần phải làm những ǵ Người truyền khiến hay cho phép” (Epist. 228,2). Cần phải phản tỉnh suy nghĩ xem, ở trong một số trường hợp, vấn đề hạ giá việc trung thành thi hành sứ vụ thánh hóa có lẽ không nói lên cho thấy hay sao t́nh trạng yếu kém về chính đức tin nơi tác dụng cứu độ của các bí tích, cũng như nơi hành động hiện hữu của Chúa Kitô và của Thần Linh Người, qua Giáo Hội, trên thế giới.

 

Linh Mục – Ban Phát Bí Tích Thánh Hóa

 

Bởi thế, ai là vị cứu thế giới và con người? Câu trả lời duy nhất chúng ta có thể cống hiến đó là Chúa Giêsu Nazarét, là Chúa và là Đức Kitô, Đấng đă tử giá và phục sinh. Và mầu nhiệm được hiện thực nơi cái chết và phục sinh của Chúa Kitô mang lại ơn cứu độ này ở chỗ nào? Ở nơi tác động của Chúa Kitô qua Giáo Hội, đặc biệt là nơi bí tích ḥa giải, một bí tích nhờ đó con người trở về với sự sống mới từ sự chết của tội lỗi, cũng như nơi hết mọi tác động bí tích thánh hóa khác (cf. po, 5). Thế nên, cần phải phát động một thứ giáo lư thuận hợp trong việc giúp tín hữu hiểu được giá trị của các bí tích, thế nhưng, cũng cần phải, theo gương của Cha Sở Họ A, trở nên thuận lợi, quảng đại và chuyên chú cống hiến cho tín hữu kho tàng ân sủng được Thiên Chúa đặt trong tay chúng ta, và là những ǵ chúng ta không phải thành phần “chủ nhân ông” mà là quản thủ viên và quản trị viên. Đặc biệt là trong thời đại của chúng ta, một thời đại mà, một mặt, dường như đức tin đang suy yếu, một mặt lại cho thấy nhu cầu sâu xa cùng với việc t́m kiếm lan rộng những ǵ là linh đạo đang vươn lên, hết mọi linh mục cần phải nhớ rằng nơi sứ vụ của ḿnh, việc loan báo truyền giáo, việc thờ phượng và các bí tích không bao giờ được tách biệt, và ngài phải cổ vơ một thừa tác vụ bí tích lành mạnh trong việc đào luyện Dân Chúa và giúp họ sống phụng vụ, sống việc tôn thờ của Giáo Hội, sống các phép bí tích một cách trọn vẹn như là các tặng ân của Thiên Chúa, những tác động tự do và hiệu năng nơi hoạt động cứu độ của Ngài.

 

Như tôi đă nhắc nhở trong Lễ Truyền Dầu năm nay: “Ở tâm điểm của việc Giáo Hội tôn thờ đó là quan niệm về ‘bí tích’. Điều này có nghĩa là chính yếu không phải là chúng ta tác động mà là Thiên Chúa trước hết đến gặp gỡ chúng ta qua tác động của Ngài, Ngài đoái nh́n đến chúng ta và Ngài dẫn chúng ta đến cùng Ngài. (…) Thiên Chúa chạm đến chúng ta bằng các sự vật thể chất (…) được Ngài sử dụng vào việc phục vụ của Ngài, làm cho chúng thành những dụng cụ của việc gặp gỡ giữa chúng ta và chính Ngài” (Holy Chrism Mass, April 1, 2010). Sự thật mà theo đó nơi bí tích “không phải con người chúng ta làm một cái ǵ đó” cũng tác dụng và cần phải tác dụng nhận thức của linh mục, ở chỗ, hết mọi vị tư tế đều biết rơ rằng ngài là một khí cụ cần thiết cho tác động cứu độ của Thiên Chúa, thế nhưng bao giờ cũng chỉ như là một khí cụ mà thôi. Ư thức này cần phải làm con người khiêm tốn và quảng đại trong việc ban phát các phép bí tích, theo các qui chuẩn của luật phép, thế nhưng cũng sâu xa xác tín rằng sứ vụ của con người này đó là sứ vụ làm cho tất cả mọi người, hiệp nhất với Chúa Kitô, có thể hiến ḿnh cho Thiên Chúa như là một bánh thánh sống động và thánh hảo hài ḷng Ngài (cf Rm 12:1).

 

Mẫu gương, về tính chất căn bản của sứ vụ thánh hóa và việc giải thích đúng đắn thừa tác vụ thánh hóa, vẫn là Thánh Gioan Vianney, vị mà, vào một ngày kia, trước một con người thú rằng họ không có đức tin và muốn tranh luận với ngài, vị linh mục coi xứ này đáp lại rằng: “Ôi, bạn thân mến, bạn đang tác hành rất đáng thương, tôi không biết phải suy nghĩ ra sao… thế nhưng nếu bạn cần những ǵ ủi an th́ bạn hăy đặt ḿnh vào đó (ngón tay của ngài chỉ về phía ṭa giải tội), và hăy tin tôi đi, nhiều người khác đă đặt ḿnh nơi đó và họ đă không cảm thấy hối tiếc” (cf. Monnin A., Il Curato d'Ars. Vita di Gian Battista Maria Vianney, vol. i, Turin, 1870, pp. 163-164).

 

Linh Mục – Thừa Tác Viên được Thánh Hóa

 

Các linh mục thân mến, hăy hân hoan và yêu thương sống phụng vụ và việc tôn thờ: Đó là tác động Đấng Phục Sinh thi hành qua quyền năng của Thánh Linh nơi chúng ta, với chúng ta và cho chúng ta. Tôi muốn lập lại lời mời gọi mới đây của tôi đó là “hăy trở về cùng ṭa giải tội như là một nơi cử hành Bí Tích Ḥa Giải, thế nhưng cũng là một nơi ‘cư ngụ’ thường xuyên hơn, để tín hữu có thể t́m thấy ḷng thương cảm, lời khuyên răn và niềm an ủi, cảm thấy rằng ḿnh được Thiên Chúa yêu thương và hiểu biết cùng cảm nghiệm được sự hiện diện của T́nh Thương Thần Linh bên Sự Hiện Diện Thực Sự nơi Thánh Thể” (Address to the Apostolic Penitentiary, March 11, 2010). Tôi muốn kêu gọi từng vị linh mục hăy cử hành và sống Thánh Thể một cách thiết tha là tâm điểm của phận vụ thánh hóa; chính Chúa Giêsu là Đấng muốn ở với chúng ta, sống trong chúng ta, hiến ḿnh cho chúng ta, tỏ cho chúng ta thấy t́nh thương vô biên và sự êm ái dịu dàng của Thiên Chúa; chính Hy Tế yêu thương của Chúa Kitô làm cho nó hiện hữu này được hiện thực giữa chúng ta và tiến đến ngai ṭa ân sủng, đến sự hiện diện của Thiên Chúa, bao gồm nhân loại và hiệp nhất chúng ta với Người (cf. Address to the Clergy of Rome, February 18, 2010).

 

Và vị linh mục được kêu gọi trở thành thừa tác viên của đại Mầu Nhiệm này, nơi bí tích và trong đời sống. Nếu “đại truyền thống của giáo hội tách biệt một cách hợp lư hiệu năng của bí tích với t́nh trạng hiện hữu cụ thể của cá nhân linh mục nhờ đó những niềm trông đợi hợp lư của tín hữu được thích đáng bảo toàn”, th́ điều này không làm mất đi bất cứ điều ǵ nơi “ước vọng nên trọn lành về luân lư cần thiết thực sự bất khả châm chước cần phải có trong cơi ḷng đích thực của hết mọi vị linh mục”: Dân Chúa có lư trông đợi ở các vị mục tử của ḿnh cũng một mẫu gương về đức tin và chứng từ của việc thánh hóa (cf. Benedict XVI, Address to the Plenary Assembly of the Congregation for the Clergy, March 16, 2009). Và chính ở nơi việc cử hành các Mầu Nhiệm Thánh mà vị linh mục t́m thấy nguồn mạch cho việc thánh hóa của ḿnh (cf. po, 12-13).

 

Các bạn thân mến, hăy ư thức về tặng ân cao cả đó là các vị linh mục là thành phần cho Giáo Hội và cho thế giới; qua thừa tác vụ của các vị, Chúa tiếp tục cứu độ con người, làm cho Người hiện diện, thánh hóa. Hăy biết làm thế nào để tạ ơn Thiên Chúa, và nhất là biết gần gũi các vị linh mục bằng lời cầu nguyện và sự nâng đỡ hỗ trợ của anh chị em, nhất là trong những lúc khó khăn, nhờ đó họ càng ngày càng trở thành những vị mục tử theo ḷng muốn của Thiên Chúa. Cám ơn anh chị em.

 

Thánh Joseph Benedict Cottolengo

 

Với cùng một tinh thần bác ái, 40 năm trước Thánh Murialdo, Thánh Joseph Benedict Cottolengo, vị sáng lập của công cuộc được chính ngài gọi là “Ngôi Nhà Nhỏ Bé của Đấng Quan Pḥng Thần Linh” và ngày nay cũng được gọi là “Cottolengo”.

 

Thánh Joseph Benedict Cottolengo sinh ra ở Bra, một tỉnh thuộc địa hạt Cuneo vào ngày 3 tháng 5 năm 1786. Là người con đầu trong 12, 6 người đă chết khi c̣n nhỏ, ngay c̣n bé ngài đă cho thấy cảm thức bén nhậy của ḿnh đối với người nghèo. Ngài đă theo đuổi con đường linh mục, được hai người em của ngài noi gương bắt chước. Những năm tuổi trẻ của ngài là những năm táo bạo của Napoleon cũng như của những khốn khó bởi đó mà ra về lănh vực tôn giáo và xă hội. Thánh Cottolengo trở thành một vị linh mục tốt lành, được nhiều hối nhân t́m đến, và ở Turin thời ấy, là một vị giảng tĩnh tâm và các hội nghị cho sinh viên đại học, nơi ngài đă đạt được thành công đáng kể. Vào năm 32 tuổi, ngài là vị linh mục bổ nhiệm của ḍng Ba Ngôi Chí Thánh, một hội ḍng của các vị linh mục có nhiệm vụ cử hành thánh lễ ở Nhà Thờ Corpus Domini và trang hoàng cho những lễ nghi tôn giáo của thành phố này, nhưng ngài dễ bị bệnh trong phận vụ này. Thiên Chúa sửa soạn cho ngài một sứ vụ đặc biệt, thật thế, qua một cuộc gặp gỡ không ngờ và quyết liệt, một cuộc gặp gỡ làm cho ngài hiểu được định mệnh tương lai của ḿnh trong việc thi hành thừa tác vụ.

 

Chúa luôn luôn lưu những dấu hiệu trên đường đi của chúng ta để hướng dẫn chúng ta theo ư muốn của Ngài cho lợi ích thực sự của chúng ta. Đối với Thánh Cottolengo th́ điều này đă xẩy ra một cách thảm thiết vào sáng Chúa Nhật ngày 2 tháng 9 năm 1827. Từ Milan đến Turin là một chiếc xe ngựa chật ních chưa bao giờ có, nơi có một gia đ́nh người Pháp bị nhồi nhét, có người vợ, đi với 5 đứa con, đang mang thai nặng nề bị sốt. Sau khi đi qua một số bệnh viện, gia đ́nh này đă t́m được chỗ trú ngụ ở một nhà ngủ công cộng, thế nhưng t́nh trạng của người đàn bà này trở nên tệ hại hơn và một số người đă t́m kiếm vị linh mục. Theo ư nhiệm nào đó, họ gặp ngay Thánh Cottolengo, và thực sự là chính ngài, với một con tim thật buồn thảm, đă giúp đỡ cho cái chết của người mẹ trẻ ấy, giữa tâm trạng dằn vặt của cả gia đ́nh.

 

Sau khi đă thi hành công việc đau thương này, bằng một con tim buồn khổ, ngài đă đến trước Thánh Thể mà nguyện rằng: “Chúa Trời con ơi, tại sao lại như thế? Tại sao Chúa đă muốn con trở thành một chứng nhân chứ? Chúa muốn ǵ nơi con đây? Cần phải làm một cái ǵ đó!” Chỗi dậy, ngài bảo rung tất cả mọi thứ chuông, thắp lên các cây nến và tiếp đón vào nhà thờ thành phần ṭ ṃ, ngài nói: “Ân sủng đă thực hiện! Ân sủng đă thực hiện!” Từ giây phút ấy Thánh Cottolengo đă được biến đổi, ở chỗ, tất cả mọi khả năng của ngài, nhất là những khả năng về kinh tế và tổ chức, được sử dụng để làm hồn sống cho những khởi động nâng đỡ thành phần bần cùng thiếu thốn nhất.

 

Ngài đă có thể thu gom vào công cuộc của ngài hàng tá hàng tá những cộng sự viên và t́nh nguyện viên. Khi di chuyển ra ngoài vùng ngoại ô của Turin để mở mang hoạt động của ḿnh, ngài đă tạo dựng nên một thứ làng xóm. Hết mọi dinh thự ngài thành đạt về việc kiến trúc, ngài đều đặt cho một cái tên ư nghĩa, như “ngôi nhà đức tin”, “ngôi nhà đức cậy”, “ngôi nhà đức mến”. Ngài đă làm sinh động kiểu mẫu “các gia đ́nh”, thiết lập những cộng đồng thực sự và thích đáng của những con người, của những t́nh nguyện viên, của những con người nam nữ, của tu sĩ và giáo dân, liên kết với nhau để cùng nhau giải quyết và thắng vượt những khó khăn xẩy ra cho họ. Hết mọi người trong Ngôi Nhà Nhỏ Bé của Đấng Quan Pḥng Thần Linh này đều có một công tác đặc biệt: những con người làm việc, cầu nguyện, phục vụ, hướng dẫn, quản trị. Thành phần lành mạnh và thành phần yếu bệnh tất cả đều chia sẻ cùng một gánh nặng hằng ngày. Đời sống tu tŕ cũng được ấn định theo thời gian, tùy theo những nhu cầu và t́nh trạng cấp bách. Ngài thậm chí c̣n nghĩ tới chủng viện riêng của ḿnh nữa, để đặc biệt huấn luyện các vị linh mục cho Công Việc. Ngài luôn sẵn sàng tuân theo và phụng sự Đấng Quan Pḥng Thần Linh, không bao giờ thắc mắc. Ngài nói: “Tôi là một ích lợi chẳng là ǵ và tội thậm chí không biết tôi đang làm ǵ nữa. Tuy nhiên, Đấng Quan Pḥng Thần Linh biết ḿnh muốn ǵ. Và tôi chỉ phụ theo đó. Tiến bước trong Thiên Chúa”. Đối với thành phần nghèo khổ và thiếu thốn nhất, ngài đă diễn tả ḿnh luôn như là “người lao công của Đấng Quan Pḥng Thần Linh”.

 

Gần những tỉnh nhỏ này, ngài cũng muốn thành lập năm tu viện cho các nữ tu chiêm niệm và một đan viện cho các ẩn tu viên, và ngài coi nó như là một trong những thành đạt quan trọng nhất của ḿnh: một thứ “con tim” cần phải đập cho tất cả Công Việc Làm. Ngài đă qua đời ngày 30/4/1842, đang khi nói những lời này: “Misericordia, Domine; Misericordia, Domini. Đấng Quan Pḥng Nhân Lành và Thánh Hảo… Trinh Nữ Thánh, giờ đây xin tùy ư Mẹ”. Toàn thể cuộc sống của ngài, như một tờ nhật báo thời đó đă viết: “đă từng là một ngày thiết tha mến yêu”.

 

Các bạn thân mến, hai vị linh mục này được tôi tŕnh bày sơ qua đôi chút, đă sống thừa tác vụ của ḿnh trong việc toàn hiến đời sống của ḿnh cho thành phần bần cùng nhất, thiếu thốn nhất, hèn mọn nhất, bao giờ cũng t́m kiếm cái căn gốc sâu xa, cái nguồn mạch khôn cùng của hoạt động của ḿnh nơi mối liên hệ với Thiên Chúa, uống no thỏa t́nh yêu của Ngài, sâu xa thâm tín rằng không thể nào thực thi bác ái mà không sống trong Chúa Kitô và trong Giáo Hội. Chớ ǵ việc chuyển cầu của các vị và mẫu gương của các vị tiếp tục soi động thừa tác vụ của rất nhiều vị linh mục muốn quảng đại sống cho Thiên Chúa cũng như cho đoàn chiên được ủy thác cho ḿnh, và chớ ǵ các vị giúp cho từng linh mục biết hân hoan và quảng đại hiến thân cho Thiên Chúa và tha nhân của ḿnh.

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể Vượt Qua,

Chúa đă chẳng những thăng hóa bản tính nhân loại chúng con nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể,

mà c̣n thánh hóa con người trần gian của chúng con nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa.

Xin Chúa hăy tiếp tục ở với Giáo Hội của Chúa cho tới tận thế,

qua vai tṛ giảng dạy, thánh hóa và chủ chăn của thành phần thừa tác viên thánh chức,

để các ngài sống tu đức và mục vụ chính mầu nhiệm phụng vụ được các ngài cử hành.   

Amen.