Ư Thức Nhân Bản - Các Tuyên Ngôn Nhân
Quyền
rên tờ 1 Dollar Mỹ, chúng ta thấy có hai con số lịch sử liên quan
đến nhân quyền. Con số thứ nhất là 1776, Năm Khai Sinh Hiệp Chủng
Quốc Hoa Kỳ, con số được viết bằng hàng mẫu tự La Mă MDCCLXXVI nằm ở
mặt mầu xanh lá cây của đồng tiền, dưới chân h́nh Kim Tự Tháp; và
con số thứ hai là 1789, Năm Cách Mạng Pháp, con số được viết bằng số
Hy Lạp, nằm ở mặt mầu trắng của đồng tiền, dưới đáy ṿng chữ Bộ Ngân
Khố “The Department of the Treasury”.
Phải, năm 1776 và 1789, theo lịch sử thế giới, là hai năm thuộc hậu
bán thế kỷ 18, một thế kỷ đă đánh dấu những bước đầu tiên của một kỷ
nguyên văn minh chẳng những về khoa học kỹ thuật mà c̣n cả về nhân
bản nữa, ở chỗ con người đă bắt đầu ư thức được nhân quyền của ḿnh.
Tuy nhiên, dầu sao hai năm lịch sử này cũng mới chỉ là thời điểm mở
màn cho một màn bi hùng kịch được kết thúc vào năm 1948, với Bản
Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc ban bố ngày 10/12,
một bản tuyên ngôn có tầm vóc quốc tế chứ không phải chỉ có tầm vóc
của một quốc gia, như Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ được ban hành
ngày 4/7/1776. Thế nhưng, để biết được tiến tŕnh lịch sử về văn
minh nhân bản của con người từ hậu bán thế kỷ 18 đến trung bán thế
kỷ 20, chúng ta cũng nên đọc lại và suy tư một số những khoản trọng
yếu trực tiếp liên quan đến Nhân Quyền trong hai bản Tuyên Ngôn quan
trọng này. Những Ư Thức về Nhân Quyền thuộc lănh vực trần thế này
rất gần gũi với Học Thuyết Xă Hội Kitô Giáo, một học thuyết phát
xuất từ Phúc Âm Chúa Kitô, một Tin Mừng Sự Sống đă thấm nhuần và làm
nên chân dung văn hóa đích thực của Âu Châu, một Âu Châu đă đi khắp
thế giới để truyền bá văn minh phúc âm hóa từ thế kỷ 16.
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc HK
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ được chia làm 4
phần rơ rệt: phần thứ nhất là Lời Ngỏ Mở Đầu, phần thứ hai là Tuyên
Ngôn Quyền Lợi, phần thứ ba là Cáo Thị Luận Bác và phần thứ bốn là
Công Bố Độc Lập. Trong bốn phần này, căn bản nhất và trọng yếu nhất
là phần thứ hai, phần Tuyên Ngôn Quyền Lợi. V́ những Ư Thức về Nhân
Quyền trong phần thứ hai về Tuyên Ngôn Quyền Lợi này mới dẫn đến
phần ba là phần bao gồm những Cáo Buộc Luận Bác đối với Vua Đại Anh
Quốc, một quyền bính đă áp đặt chế độ thực dân trên Hoa Kỳ, hoàn
toàn phản lại với những Ư Thức về Nhân Quyền trong phần hai, một
t́nh trạng cần phải được tái thiết lập theo đúng như những Ư Thức về
Nhân Quyền, được thể hiện bằng việc tranh đấu để giành Tự Do và Độc
Lập, một cuộc tranh đấu đă được kết thúc bằng việc Công Bố Độc Lập,
phần thứ tư của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Vậy phần Tuyên Ngôn Quyền Lợi hết sức quan trọng trong Bản Tuyên
Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ đă được Quốc Hội công nhận ngày 4/7/1776 và sau
đó đă được đa số 56 vị đại diện thuộc 13 tiểu bang tiên khởi của Hoa
Kỳ kư ngày 2/8/1776, bao gồm những Ư Thức về Nhân Quyền ra sao?
“Chúng tôi chủ trương đây là những chân lư minh nhiên, đó là, tất
cả mọi con người đều được dựng nên b́nh đẳng, đó là, họ được Hóa
Công ban cho một số Quyền Lợi bất khả xúc phạm, đó là, trong số
những quyền lợi này có Quyền Sống, Quyền Tự Do và Quyền theo đuổi
Hạnh Phúc.
“Đó là, để bảo toàn những quyền lợi này, cần phải thiết lập Chính
Quyền nơi Con Người, với quyền hạn chính đáng được phát xuất từ sự
ưng thuận của dân chúng.
“Đó là, bất cứ Thể Chế Chính Quyền nào trở thành nguy hại cho
những mục tiêu quyền lợi ấy th́ Dân Chúng Có Quyền thay đổi hay loại
trừ nó, để thiết lập một Chính Quyền mới, được đặt căn bản trên
những nguyên tắc quyền lợi này, và tổ chức quyền hạn của nó theo một
thể chế có thể đối với họ mang lại hiệu quả tốt đẹp cho t́nh trạng
An Sinh và Hạnh Phúc của họ”.
Căn cứ vào Tuyên Ngôn Quyền Lợi thuộc phần thứ hai trong Bản Tuyên
Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, chúng ta thấy những điểm chính yếu sau đây:
·
Về phương diện bẩm sinh cá
nhân, có ba Quyền Lợi chính: đó là Quyền Sống, Quyền Tự Do và Quyền
theo đuổi Hạnh Phúc;
·
Về phương diện tổ chức xă hội,
cũng có ba Quyền Lợi chính: đó là Quyền Tuyển Chọn Thể Chế Công
Quyền, Quyền Truất Phế Thể Chế Bạo Quyền, và Quyền Tái Lập Thể Chế
Chính Quyền.
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc
Trước hết, về nguồn gốc của chính Tổ Chức Liên Hiệp Quốc (The United
Nations), cơ quan quốc tế này được thành lập ngày 24/10/1945 sau Thế
Chiến Thứ Hai. Tổ Chức Liên Hiệp Quốc này được phỏng theo và tiếp
nối tổ chức quốc tế đă được h́nh thành sau Thế Chiến Thứ Nhất, đó là
Tổ Chức Liên Minh Chư Quốc (League of Nations). Tổ Chức Liên Minh
Chư Quốc được các nước dự phần vào cuộc chiến thắng Đại Chiến Thứ
Nhất là Pháp, Đại Anh Quốc, Ư , Nhật và Hoa Kỳ thành lập vào tháng
Giêng năm 1920 với trụ sở chính ở Geneva Thụy Sĩ. Tổng Thống Woodrow
Wilson Hoa Kỳ là người chủ chốt trong việc thành lập tổ chức quốc tế
này, nhưng đă thất bại trong việc chinh phục Hoa Kỳ tham gia vào tổ
chức này, một tổ chức bị giải tán vào tháng 6/1946, sau khi Tổ Chức
Liên Hiệp Quốc thành h́nh. Tổ Chức Liên Hiệp Quốc cũng được đa số
các nước sáng lập Tổ Chức Liên Minh Chư Quốc đứng ra thành lập. Đại
diện của các nước này đă gặp nhau ở San Francisco vào tháng Tư năm
1945 để phác họa một dự án bảo vệ ḥa b́nh thế giới, dự án được gọi
là Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (the Charter of the United Nations).
Tháng 6/1945, đă có 50 nước kư nhận Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc
này và đă trở thành hội viên đầu tiên của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc.
Cho tới nay, các nước hội viên Liên Hiệp Quốc đă lên đến 159, trong
đó có Việt Nam (gia nhập từ năm 1977). Trụ sở chính của Liên Hiệp
Quốc được đặt tại Nữu Ước Hoa Kỳ. Lá cờ của Liên Hiệp Quốc cũng cho
thấy mục đích phục vụ ḥa b́nh của tổ chức này, đó là h́nh ảnh thế
giới được bao đỡ bởi hai cành lá Olive tượng trưng cho ḥa b́nh.
Mục đích chính của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, đó là phục vụ Ḥa B́nh
Thế Giới và Nhân Phẩm Con Người. Mục đích phục vụ Ḥa B́nh Thế Giới
của Liên Hiệp Quốc đă được xác nhận trong Bản Hiến Chương Liên Hiệp
Quốc (the Charter of the United Nations), nhất là ở ngay phần Lời
Ngỏ Mở Đầu của bản văn kiện này, do Jan Christiaan Smuts nước Nam
Phi soạn thảo, và mục đích phục vụ Nhân Phẩm Con Người cũng đă được
thể hiện nơi Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền (the Universal
Declaration of Human Rights).
Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc: Lời Ngỏ Mở Đầu
“Các dân tộc thuộc Tổ Chức Liên Hiệp Quốc chúng tôi quyết định:
·
Cứu vớt các thế hệ sau này
khỏi những cuộc hoạn nạn chiến tranh đă hai lần mang lại trong thời
đại của chúng tôi t́nh trạng buồn đau khôn tả cho loài người,
·
Tái xác nhận niềm tin tưởng
nơi các quyền lợi căn bản của con người, nơi phẩm vị cũng như giá
trị của loài người, nơi quyền b́nh đẳng của con người nam nữ cũng
như của các quốc gia lớn nhỏ,
·
Thiết lập những điều kiện
có thể bảo tŕ công lư và việc tôn trọng cần phải tỏ ra đối với
những đ̣i buộc của các hiệp định cũng như của các nguồn khác thuộc
công pháp quốc tế,
·
Phát động t́nh trạng tiến
bộ xă hội cùng với những qui chuẩn sống trong tự do thoải mái tốt
đẹp hơn.
Và v́ những mục tiêu sau đây:
·
Thể hiện việc dung nhượng
và chung sống ḥa b́nh với nhau như là những cận nhân tốt lành,
·
Hiệp nhất sức mạnh của
chúng ta để bảo tŕ ḥa b́nh và an ninh quốc tế,
·
Bảo đảm lực lượng quân sự
không được sử dụng nữa th́ góp phần vào việc sinh lợi ích chung,
bằng việc chấp nhận những nguyên tắc cũng như bằng việc thiết lập
những phương pháp, và
·
Sử dụng guồng máy quốc tế
để đẩy mạnh t́nh trạng tiến bộ về kinh tế cũng như xă hội cho tất cả
mọi dân tộc,
Chúng tôi đă quyết tâm hợp lực để hoàn thành những mục đích ấy.
Bởi thế, những Chính Quyền hiện hành chúng tôi, qua các vị đại diện
họp nhau ở thành phố San Francisco, những người có đầy đủ quyền hạn
hiệu năng và xứng hợp, đă ưng thuận với Bản Hiến Chương Liên Hiệp
Quốc này, để thiết lập một tổ chức quốc tế được gọi là Liên Hiệp
Quốc này”.
Thực tế cho thấy, từ ngày thành lập đến nay, Tổ Chức Liên Hiệp Quốc
đă phục vụ Ḥa B́nh Thế Giới qua những trường hợp điển h́nh sau đây:
Năm 1947, giải quyết Chiến Tranh Trung Đông giữa Dân Do Thái và
Khối Palestine, bằng việc chia đất Palestine thành hai quốc gia,
Do Thái và Ả Rập, nhưng Thành Giêrusalem trực thuộc Liên Hiệp Quốc.
Khối Ả Rập chống lại dự án này, và ngay sau ngày khi quốc gia Do
Thái h́nh thành, 14/5/1948, tới nay, giữa năm 2002, Chiến Tranh
Trung Đông vẫn kéo dài, với những cuộc mắt đền mắt, răng đền răng,
Palestine khủng bố tấn công, Do Thái tấn công khủng bố, hầu như
không ai có thể can thiệp nổi.
Năm 1947, giải quyết cuộc Tranh Giành quyền trị giữa Cộng Ḥa Nam
Dương với Ḥa Lan, nước muốn tái đô hộ Nam Dương nói chung và
miền Đông Tân Giunê nói riêng sau Thế Chiến II, cuộc Tranh Giành đă
được hoàn toàn ổn định vào năm 1963 và 1969.
Năm 1948, can thiệp vào cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan
xẩy ra từ năm 1947 về miền đất Kashmir, cuộc xung đột nhờ Liên Bang
Nga đă tạm ổn vào năm 1966. Nhưng cho tới nay, giữa năm 2002, hai
nước này vẫn chưa nguôi xung đột như giữa Dân Do Thái và Khối
Palestine ở Trung Đông.
Năm 1948, nhúng tay vào Chiến Tranh Đại Hàn, bằng việc công
nhận Cộng Ḥa Nam Hàn và coi chính phủ Nam Hàn là chính phủ chính
thức duy nhất của Đại Hàn; thế nhưng, Bắc Hàn đă tấn công Nam Hàn từ
ngày 25/6/1950, và Liên Hiệp Quốc đă giúp Nam Hàn chống cộng từ ngày
7/7/1950, thế rồi vào tháng 10 cùng năm, Trung Cộng đă nhẩy vào ṿng
chiến cho tới ngày 27/7/1953. Tuy nhiên, cho tới nay Đại Hàn vẫn
chưa hoàn toàn thống nhất.
Năm 1954, can thiệp vào Cuộc Xung Đột ở Cyprus, một nước bấy
giờ đang thuộc quyền đô hộ của Anh và bao gồm hai sắc dân, Hy Lạp
chiếm 80% muốn đảo Cyprus sát nhập vào Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đa
số trong 20% c̣n lại. Cuộc xung đột dữ dội vào tháng 2/1957 đă thúc
LHQ yêu cầu ba nước Anh Quốc, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết vấn đề
và nhờ đó đă giúp Cyprus trở thành một Nước Cộng Ḥa ngày 16/8/1960.
Tuy nhiên, sau đó, Cộng Ḥa Cyprus vẫn tiếp tục là nơi xung đột giữa
hai Nước Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, một lần vào tháng 12/1963, đến nỗi
LHQ đă phải gửi quân tới để giữ an ninh cho đảo này, và một lần vào
tháng 7/1974, kết quả là vào năm 1983, sau khi xâm chiếm Cyprus, Thổ
Nhĩ Kỳ đă tuyên bố Cộng Ḥa Thổ Nhĩ Kỳ Miền Bắc Cyprus, nhưng công
bố này đă bị LHQ lên án.
Năm 1960, nhúng tay vào t́nh h́nh Congo, một nước đă được độc
lập ngày 30/6/1960 sau 55 năm bị Bỉ đô hộ. Thế nhưng, sau khi Bỉ rút
lui, nước này đă bùng nổ nội chiến. Quân Bỉ đă phải trở lại để giữ
an ninh. Quân Congo yêu cầu LHQ giúp đỡ, một lực lượng đă phục hồi
an ninh cho nước này và rút khỏi nước này ngày 30/6/1964. Thế nhưng,
chi phí cho cuộc văn hồi này lên đến 450 triệu Mỹ kim, một chi phí
LHQ phải một ḿnh gánh chịu v́ Nga, Pháp và một số nước không đồng ư
chung lưng gánh chịu.
Năm 1962, can thiệp vụ đầu đạn nguyên tử ở Vịnh Cuba. Ngày
22/10, Tổng Thống Hoa Kỳ Kennedy loan báo cho thế giới biết rằng Nga
Sô đang thiết lập những căn cứ đầu đạn nguyên tử bí mật ở Cuba, nơi
có thể tấn công Hoa Kỳ qua ngả Florida với khoảng cách độ 90 dặm.
Ngày 24/10 LHQ đă yêu cầu hai cường quốc đệ nhất hoàn cầu giải quyết
vấn đề với nhau. Ngày 28/10, hai bên đă giải quyết vấn đề ổn thỏa.
Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc
Văn kiện lịch sử hết sức quan trọng nàycó hai phần rơ rệt, phần Ư
Thức và phần Xác Quyết. Phần Ư Thức cho thấy 7 lư do thúc đẩy Liên
Hiệp Quốc phác họa Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền. Phần Xác
Quyết gồm 30 khoản gồm tóm tất cả mọi quyền lợi bẩm sinh bất khả vi
phạm của con người, xứng với phẩm giá làm người của họ, bao gồm đủ
mọi lănh vực về con người, như sự sống (khoản 3), phẩm vị (khoản 4,
12, 25), phát triển (khoản 22, 28, 29), kiện cáo (khoản 5-11), hôn
nhân (khoản 16), giáo dục (khoản 26), di chuyển (khoản 13, 14, 15),
sinh sống (khoản 22, 23, 24), sở hữu (khoản 17, 27), hành đạo (khoản
18), chính trị (khoản 21). Sau đây là toàn bản văn kiện Tuyên Ngôn
Chung Về Nhân Quyền:
·
Xét rằng, việc nh́n nhận
phẩm vị bẩm sinh và những quyền lợi b́nh đẳng bất khả vi phạm của
tất cả mọi phần tử thuộc gia đ́nh nhân loại là nến tảng của tự do,
công lư và ḥa b́nh trên thế giới,
·
Xét rằng, việc coi thường
và khinh thị nhân quyền đă gây nên những hành động man rợ làm cho
lương tâm con người uất hận, mà việc thăng tiến của một thế giới làm
cho nhân loại được hoan hưởng quyền tự do phát biểu và tin tưởng, tự
do an vui và thoải mái, đă được công nhận là một ước vọng cao nhất
của chung con người,
·
Xét rằng, nếu con người
không bị bắt buộc phải sử dụng đến việc nổi loạn như là phương tiện
bất đắc dĩ để chống lại với bạo quyền và đàn áp, th́ nhân quyền thực
sự cần phải được qui luật pháp lư bênh vực,
·
Xét rằng cần phải đẩy mạnh
việc phát triển các mối liên hệ thân hữu giữa các dân nước,
·
Xét rằng các dân tộc thuộc
Tổ Chức Liên Hiệp Quốc đă tái xác nhận trong Bản Hiến Chương của
ḿnh về niềm tin của họ nơi các nhân quyền căn bản, nơi phẩm vị và
giá trị của con người cũng như nơi quyền b́nh đẳng nam nữ, và đă
quyết tâm phát động t́nh trạng tiến bộ về xă hội cùng với những qui
chuẩn sống tự do thoải mái hơn,
·
Xét rằng Các Quốc Gia Phần
Tử đă tự hứa quyết cộng tác với Tổ Chức Liên Hiệp Quốc trong việc
đạt đến vấn đề cổ vơ ḷng tôn trọng phổ quát cũng như vấn đề tuân
giữ nhân quyền và những quyền tự do căn bản,
·
Xét rằng việc hiểu biết
chung về những quyền lợi và tự do này có một vai tṛ hết sức quan
trọng cho việc hoàn toàn thể hiện lời đoan quyết này,
Bởi vậy, giờ đây, Đại Hội Đồng xin tuyên bố
Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền, như là một qui chuẩn chung
đối với tất cả mọi dân tộc cũng như tất cả mọi đất nước, để giúp cho
hết mọi người và hết mọi cơ cấu xă hội, khi liên lỉ ghi nhớ bản
Tuyên Ngôn này, nỗ lực đạt đến mục đích ấy, bằng cách dạy dỗ và giáo
dục để cổ vơ ḷng tôn trọng những quyền lợi và tự do này, cũng như
bằng những biện pháp tân tiến, cả ở lănh vực quốc gia lẫn quốc tế,
để rơ ràng cho thấy họ thực sự nh́n nhận và tuân giữ một cách phổ
quát và có tác hiệu, cả nơi dân tộc của Các Nước Phần Tử cũng như
nơi dân tộc thuộc các lănh địa thuộc phạm vi quyền hạn của họ.
1.
Tất cả mọi con người được sinh
ra có tự do và b́nh đẳng về phẩm giá cũng như quyền lợi. Họ được ban
cho có trí khôn và lương tâm, và phải tác hành hướng về nhau trong
tinh thần huynh đệ.
2.
Hết mọi người đều có quyền
hưởng tất cả mọi quyền lợi và tự do được Bản Tuyên Ngôn này phác
họa, không phân biệt thứ loại, như giống ṇi, mầu da, phái tính,
ngôn ngữ, tôn giáo, tư kiến chính trị ra sao, gốc gác quốc gia hay
xă hội, của cải sản vật, hoàn cảnh sinh vào đời thế nào. Ngoài ra,
không được phân biệt căn cứ vào vị thế chính trị, pháp vực hay quốc
tế của xứ sở hay lănh thổ con người thuộc về, cho dù độc lập, tùy
thuộc, không tự trị hay bị bất cứ một giới hạn về quyền trị nào.
3.
Hết mọi người đều có quyền
sống, tự do và an ninh bản thân.
4.
Không ai phải bị bắt làm nô lệ
hay tôi mọi; tất cả mọi h́nh thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm
chỉ.
5.
Không ai phải bị hành sử hay
trừng phạt một cách tàn bạo hay dă man, nhục nhă và đê hèn.
6.
Hết mọi người đều có quyền
được nh́n nhận là một ngôi vị trước luật pháp ở khắp mọi nơi.
7.
Tất cả mọi người đều b́nh đẳng
trước pháp luật và được luật pháp bảo vệ như nhau. Tất cả mọi người
đều được bảo vệ như nhau khỏi bất kỳ một kỳ thị nào phạm đến Bản
Tuyên Ngôn này cũng như khỏi bất cứ một xui giục nào đưa đến một kỳ
thị như vậy.
8.
Hết mọi người đều có quyền
được các pháp đ́nh quốc gia thẩm quyền bênh chữa một cách hiệu lực
đối với những hành động vi phạm đến các quyền lợi của họ theo hiến
định hay luật định.
9.
Không ai phải bị tù ngục, giam
giữ hay đầy ải một cách độc đoán.
10.
Hết mọi người đều được đầy đủ
quyền lợi như nhau trong việc khiếu nại một cách công bằng và công
khai để ṭa án độc lập và vô tư phán quyết về các quyền lợi và trách
vụ của họ, cũng như về tội trạng họ bị tố cáo.
11.
1) Hết mọi người bị cáo buộc
phạm tội đáng bị trừng phạt đều được giả thiết là vô tội cho đến khi
chứng minh thấy họ có tội theo luật pháp trước một phiên ṭa công
khai để họ có tất cả những bảo đảm cần thiết trong việc bênh chữa
cho họ. 2) Không ai sẽ bị coi là có tội về bất cứ vi phạm đáng phạt
nào, nếu bất cứ việc làm nào hay việc bỏ qua không làm nào vốn không
phải là một vi phạm đáng phạt theo luật quốc gia hay quốc tế vào lúc
xẩy ra vấp phạm đó. Cũng không được ra h́nh phạt nặng hơn h́nh phạt
ở vào lúc tội phạm xẩy ra.
12.
Không ai bị ngang nhiên xía
vào đời tư, gia đ́nh, nhà cửa hay thư tín của họ, cũng như bị tấn
công đến danh dự và tiếng tăm của họ. Hết mọi người đều có quyền
được luật pháp bảo vệ khỏi những xía xỏ và tấn công này.
13.
1) Hết mọi người đều có quyền
tự do di chuyển và cư trú trong ranh giới của mỗi một quốc gia. 2)
Hết mọi người đều có quyền ĺa bỏ bất cứ xứ sở nào, bao gồm cả quê
hương xứ sở của ḿnh, cũng như có quyền trở về xứ sở của ḿnh.
14.
1) Hết mọi người đều có quyền
t́m cách tị nạn và được hưởng tị nạn ở những xứ sở khác để lánh nạn
bắt bớ. 2) Không được rút lại quyền này trong trường hợp những cuộc
bắt bớ hoàn toàn gây ra bởi những tội ác phi chính trị nhưng lại
trái với những mục đích và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.
15.
1) Hết mọi người đều được
hưởng quyền có một quốc tịch. 2) Không một ai sẽ bị tước đoạt một
cách ngang xương quốc tịch của họ hay bị từ chối không cho họ thay
đổi quốc tịch.
16.
1) Những con người nam nữ
thành nhân, bất kể ṇi giống, quốc tịch hay tôn giáo, đều có quyền
kết hôn và lập gia đ́nh. Họ có quyền ngang nhau trong việc kết hôn
với nhau, trong việc sống đời hôn nhân với nhau cũng như trong việc
hủy bỏ hôn nhân. 2) Việc hôn nhân phải được hai người muốn lấy nhau
thực hiện một cách tự do và hoàn toàn chấp nhận nhau. 3) Gia đ́nh là
đơn vị nhóm theo tự nhiên và căn bản của xă hội và được hưởng quyền
bảo vệ của xă hội và quốc gia.
17.
1) Hết mọi người đều có quyền
sở hữu tài sản riêng của ḿnh cũng như với những người khác. 2)
Không một ai bị tước đoạt một cách ngang xương tài sản của họ.
18.
Hết mọi người đều có quyền tự
do suy nghĩ, tự do theo lương tâm và tự do theo đạo; quyền này bao
gồm quyền tự do thay đổi tôn giáo hay niềm tin của ḿnh, cũng như
quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay niềm tin của ḿnh qua giáo huấn,
qua việc hành đạo, qua việc phượng tự cũng như qua việc giữ luật
đạo, theo cá nhân hay với những người khác trong cộng đồng, một cách
công khai hay âm thầm.
19.
Hết mọi người đều được quyền
tự do có ư kiến và phát biểu; quyền này bao gồm quyền tự do giữ ư
kiến của ḿnh mà không bị gây khó dễ, cũng như quyền được tự do t́m
kiếm, lănh nhận và truyền đạt tín liệu cũng như tư tưởng bằng bất cứ
phương tiện truyền thông nào, bất kể giới tuyến.
20.
1) Hết mọi người đều được
quyền tự do hội họp với nhau một cách trật tự và gia nhập hiệp hội.
2) Không ai bị bắt buộc phải thuộc về một hiệp hội nào.
21.
1) Hết mọi người đều có quyền
tham gia vào việc cai trị xứ sở của ḿnh, một cách trực tiếp hay qua
những vị đại diện được tự do tuyển chọn. 2) Hết mọi người đều có
quyền ngang nhau trong việc hưởng dịch vụ công cộng nơi xứ sở của
ḿnh. 3) Ư của dân chúng phải là nền tảng cho quyền bính của chính
phủ; ư dân này được thể hiện nơi những cuộc tuyển cử định kỳ và
chuyên chính, bằng cuộc đầu phiếu chung và b́nh đẳng, cũng như bằng
phiếu kín hay bằng những phương thức tự do bỏ phiếu tương đương.
22.
Hết mọi người, với tư cách là
phần tử của xă hội, đều có quyền được hưởng an sinh xă hội, và được
quyền hiện thực những quyền lợi về kinh tế, xă hội và văn hóa bất
khả thiếu đối với phẩm vị của họ cũng như đối với việc phát triển
nhân cách của họ, nhờ việc nỗ lực của quốc gia cũng như việc hợp tác
quốc tế, hợp với việc tổ chức và các nguồn lợi của mỗi Quốc Gia.
23.
1) Hết mọi người đều có quyền
làm việc, có quyền tự do chọn công ăn việc làm, quyền chọn những
điều kiện chính đáng và thuận lợi để làm việc, và quyền được bảo vệ
cho khỏi bị cảnh thất nghiệp. 2) Hết mọi người không trừ ai đều được
hưởng lương bổng đồng đều cho việc làm như nhau. 3) Hết mọi người
làm việc đều có quyền được hưởng công thưởng chính đáng và bổng lợi
hầu bảo đảm cho họ cũng như cho gia đ́nh họ một cuộc sống xứng đáng
với phẩm vị con người, và, nếu cần, họ c̣n được xă hội trợ cấp bằng
những phương cách bảo vệ khác. 4) Hết mọi người đều có quyền thành
lập và tham gia những nghiệp đoàn để bảo vệ những ích lợi của họ.
24.
Hết mọi người đều có quyền
nghỉ ngơi và giải trí, bao gồm cả việc ấn định hợp lư về giờ giấc
làm việc cũng như về những ngày nghỉ lễ vẫn có lương.
25.
1) Hết mọi người đều có quyền
hưởng một tiêu chuẩn sống đầy đủ, bao gồm thực phẩm, quần áo, nhà
cửa, dịch vụ ư tế, và những dịch vụ xă hội cần thiết, hợp với sức
khỏe và t́nh trạng an lành của chính họ cũng như của gia đ́nh họ,
cũng như quyền hưởng an sinh trong trường hợp bị thất nghiệp, bệnh
nạn, tật nguyền, góa bụa, giả cả, hay thiếu hụt khác của cuộc sống ở
vào những hoàn cảnh xẩy ra ngoài ư muốn của họ. 2) Vai tṛ làm mẹ và
làm con được quyền hưởng những chăm sóc và trợ giúp đặc biệt. Tất cả
mọi trẻ em, bất kể được sinh ra trong hôn nhân hay ngoại hôn, đều
phải được xă hội bảo vệ như nhau.
26.
1) Hết mọi người có quyền được
học hành. Việc giáo dục phải miễn phí, ít là ở những giai đoạn tiểu
học và căn bản. Giáo dục ở bậc tiểu học là việc bắt buộc. Việc giáo
dục về kỹ thuật và chuyên môn phải thuận lợi cho chung mọi người, và
việc giáo dục cao cấp phải dễ dàng theo đuổi như nhau đối với tất cả
mọi người có cùng một khả năng. 2) Việc giáo dục phải nhắm đến t́nh
trạng phát triển trọn vẹn nhân cách của con người và việc củng cố
ḷng tôn trọng đối với các quyền lợi của con người cùng với các
quyền tự do của họ. Nó phải cổ vơ việc hiểu biết, ḷng dung nhượng
và t́nh hữu nghị nơi tất cả mọi dân nước, mọi nhóm chủng tộc hay tôn
giáo, và phải làm phát triển những hoạt động của Liên Hiệp Quốc
trong việc bảo tŕ ḥa b́nh. 3) Phụ huynh có quyền ưu tiên trong
việc chọn lựa vấn đề giáo dục cho con em của ḿnh.
27.
1) Hết mọi người đều có quyền
tự do tham dự vào sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, hoan hưởng những
nghệ thuật và tham phần vào những tiến bộ về khoa học cùng với những
tiện ích của nó. 2) Hết mọi người có quyền được bảo toàn những ích
lợi luân lư và thể lư phát xuất từ những sản phẩm về khoa học, văn
chương hay nghệ thuật mà họ là tác giả.
28.
Hết mọi người đều được quyền
hưởng trật tự xă hội và quốc tế có thể giúp vào việc hoàn toàn thể
hiện các quyền lợi và quyền tự do được phác họa trong Bản Tuyên Ngôn
này.
29.
1) Hết mọi người có nhiệm vụ
đối với cộng đồng giúp họ có thể hiện thực việc phát triển tự do và
trọn vẹn nhân cách của họ. 2) Trong việc hành sử các quyền lợi và
quyền tự do của ḿnh, hết mọi người chỉ phải tùy thuộc vào những
giới hạn luật định để bảo đảm việc nh́n nhận và tôn trọng những
quyền lợi và quyền tự do của người khác, cũng như để đáp ứng những
đ̣i hỏi chính đáng của luân lư, của phạm vi công quyền cũng như của
t́nh trạng an sinh chung trong một xă hội quân chủ. 3) Những quyền
lợi và tự do này không bao giờ được hành sử nghịch lại với những mục
đích và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.
30.
Không một điều nào trong Bản
Tuyên Ngôn này được cắt nghĩa như hàm ư giành cho một Quốc Gia nào,
phái nhóm hay con người nào, quyền lợi tham gia vào bất cứ hoạt động
hay thi hành bất cứ hành động nào nhắm vào việc hủy hoại bất cứ một
quyền lợi và tự do được phác họa ở đây.
Điển h́nh của những ǵ Tổ Chức Liên Hiệp Quốc đă nỗ lực để phục vụ
Phẩm Giá Con Người liên quan đến Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền,
thế giới có thể thấy được, đó là Cuộc Họp Thượng Đỉnh Thiên Kỷ của
Liên Hiệp Quốc (United Nations Millennium Summit), một cuộc họp
thượng đỉnh đông đảo chưa bao giờ có, với sự góp mặt của 150/159 đại
diện các nước hội viên, diễn ra vào ngày 6-8/9/2000 tại Nữu Ước Hoa
Kỳ, Tổng Hành Dinh của Liên Hiệp Quốc. Trong cuộc họp thượng đỉnh
này, các vị lănh đạo quốc gia tham dự viên đă quyết định những điều
liên quan đến việc phục vụ Phẩm Giá Con Người như sau. Đó là, vào
năm 2015, sẽ giảm một nửa số dân chúng trên thế giới đang sống ở mức
kiếm được dưới 1 Mỹ kim một ngày; chặn đứng hay đảo ngược lại việc
lan truyền khuẩn liệt kháng HIV, khuẩn gây ra Chứng Liệt Kháng AIDS;
và đưa hết mọi trẻ em đến học đường.
(Tài liệu nghiên cứu và trích dịch
trong bài này được lấy từ Bộ Bách Khoa World Book)
Vấn đề ở đây là tại sao con người đă ư thức được nhân quyền của ḿnh,
qua hai văn kiện lịch sử là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chủng
Quốc Hoa Kỳ năm 1776, nhất là Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền của
Tổ Chức Liên Hiệp Quốc năm 1948, mà con người vẫn chưa thể sống
trong công lư và ḥa b́nh, trái lại, như lịch sử cho thấy, con người
chẳng những càng ngày lại càng kỳ thị nhau hơn và xung khắc với nhau
hơn bao giờ hết, giữa các chủng tộc với nhau, như ở Âu Châu sau Biến
Cố Đông Âu 1989, nhất là ở cuộc Chiến Tranh Trung Đông, giữa các tôn
giáo với nhau, như giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo, giữa các chủ nghĩa
với nhau, như giữa Tư Bản và Cộng Sản, giữa tôn giáo và văn minh,
như giữa Hồi Giáo và Âu Mỹ, mà c̣n càng ngày càng biến loạn hơn bao
giờ hết, với những thứ quyền lợi và quyền hạn được pháp luật chính
thức công nhận, như quyền ly dị và phá thai, quyền đồng tính luyến
ái và đồng tính hôn nhân v.v. Tại sao? Phải chăng một khi lên đến
tuyệt đỉnh văn minh về nhân quyền, con người bắt đầu đi xuống?? Thế
nhưng, cái ǵ sẽ lên thay thế vị trí tuyệt đỉnh nhân quyền này???
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL