Bài 10 – 10/1/1996:

 

Vị Thế của Mẹ Maria Cao Nhất sau Chúa Kitô

 

 

1.       Theo Hiến Chế Tín Lư Ánh Sáng Muôn Dân, một hiến chế ở chương 8 “đă cẩn thận vạch ra cho thấy cả vai tṛ của Đức Trinh Nữ trong mầu nhiệm Lời Nhập Thể và Nhiệm Thể, lẫn nhiệm vụ của thành phần được cứu chuộc đối với Người Mẹ của Thiên Chúa ấy, trong buổi giáo lư này, tôi muốn cống hiến một tóm lược căn bản về niềm tin tưởng của Giáo Hội nơi Mẹ Maria, trong khi cùng với Công Đồng tái khẳng định là tôi không có ư “cống hiến toàn vẹn tín lư về Mẹ Maria”, cũng không “giải quyết những vấn đề đang được các thần học gia nghiên cứu chưa hoàn toàn sáng tỏ” (Lumen gentium, n. 54).

 

Trước hết, chủ ư của tôi muốn diễn tả “vai tṛ của Đức Tinh Nữ nơi mầu nhiệm Lời Nhập Thể và Nhiệm Thể” (ibid.), bằng cách căn cứ vào các dữ kiện trong Thánh Kinh và Tông Truyền, cùng lưu ư tới việc phát triển về tín lư đă diễn  tiến trong Giáo Hội cho tới thời đại của chúng ta đây.

 

Hơn nữa, v́ vai tṛ của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ chặt chẽ liên hệ tới mầu nhiệm của Chúa Kitô và với Giáo Hội, tôi sẽ không quên những điểm qui chiếu thiết yếu này, những điểm qui chiếu, bằng việc cống hiến cho tín lư Thánh Mẫu một bối cảnh thích đáng, giúp chúng ta có thể khám phá ra những phong phú bao rộng và bất tận của nó.

 

Việc kỹ lưỡng khảo sát mầu nhiệm về Người Mẹ này của Chúa Kitô thực sự là bao rộng và vẫn làm bận tâm nhiều vị Mục Tử và thần học gia qua các thế kỷ. Có một số, theo nỗ lực của ḿnh để vạch ra những khía cạnh chính yếu của khoa Thánh Mẫu Học, đôi khi đă nghiên cứu nó cùng với khoa Kitô học và Giáo Hội học. Tuy nhiên, khi lưu ư tới mối liên hệ của Mẹ với tất cả các mầu nhiệm đức tin, Mẹ Maria xứng đáng có được một cuộc nghiên cứu đặc biệt đề cao con người và vai tṛ của Mẹ trong lịch sử cứu độ, theo chiều hướng Thánh Kinh và truyền thống của Giáo Hội.

 

2.       Theo các hướng dẫn của Công Đồng th́ h́nh như cũng hữu ích để giải thích một cách đích xác “các nhiệm vụ của thành phần được cứu chuộc đối với Người Mẹ này của Thiên Chúa, vị là Mẹ của Chúa Kitô và là Mẹ của con người, nhất là của những ai tin tưởng” (ibid.)

 

Thật vậy, phần vụ được dự án cứu độ thần linh ủy thác cho Mẹ Maria đ̣i hỏi thành phần Kitô hữu chẳng những chấp nhận và chuyên chú mà c̣n thực hiện những chọn lựa cụ thể để bày tỏ trong cuộc sống của ḿnh các thái độ Phúc Âm của Mẹ là vị đă đi trước Giáo Hội về đức tin và thánh thiện. Bởi vậy Người Mẹ của Chúa Kitô này được định liệu để thi hành một tầm ảnh hưởng đặc biệt nơi đường lối nguyện cầu của các tín hữu. Chính phụng vụ của Giáo Hội nh́n nhận vị thể chuyên nhất của Mẹ nơi việc tôn sùng và đời sống của hết mọi tín hữu.

 

Cần phải nhấn mạnh là giáo huấn và việc tôn sùng Thánh Mẫu không phải là hoa trái của tính chất cảm t́nh. Mầu nhiệm về Mẹ Maria là một sự thật được mạc khải tự áp đặt ḿnh trên lư trí của các tín hữu và đ̣i hỏi những ai trong Giáo Hội có phận sự học hỏi và giảng dạy một phương pháp suy tư về tín lư một cách vững chắc không thua kém phương pháp được sử dụng ở trong tất cả khoa thần học.

 

Ngoài ra, chính Chúa Giêsu đă mời gọi những người đương thời của ḿnh đừng để ḿnh bị thúc đẩy bởi ḷng nhiệt thành đối với Mẹ của Người, ở chỗ đặc biệt nh́n nhận nơi Mẹ Maria một con người diễm phúc v́ đă nghe lời Chúa và tuân giữ (cf. Lk 11:28).

 

Không phải chỉ có t́nh cảm mà đặc biệt là ánh sáng của Thần Linh là những ǵ cần phải hướng dẫn chúng ta trong việc hiểu biết Người Mẹ này của Chúa Giêsu và việc Mẹ góp phần vàp công cuộc cứu độ.

 

3.       Đối với vấn đề cân lường và quân b́nh cần phải bảo tŕ nơi cả tín lư Thánh Mẫu và tôn sùng Thánh Mẫu, Công Đồng đă mạnh mẽ kêu gọi các thần học gia và các vị giảng thuyết lời thần linh “hăy cẩn thận giữ ḿnh… khỏi tất cả mọi quá đáng sai lầm” (Lumen gentium, n. 67).

Cái quá đáng này xuất phát từ những ai chấp nhận một thái độ quá cỡ, một thái độ t́m cách ghép cho Mẹ Maria một cách có phương pháp những đặc quyền của Chúa Kitô và tất cả mọi đặc sủng của Giáo Hội.

 

Trái lại, bao giờ cũng phải bảo toàn tín lư Thánh Mẫu cái khác biệt vô cùng hiện hữu giữa nhân vị của Mẹ Maria và ngôi vị thần linh của Chúa Giêsu. Việc qui “cái tối đa” cho Mẹ Maria không thể nào trở thành một qui tắc của khoa Thánh Mẫu học, một khoa học cần phải liên lỉ căn cứ vào chứng từ của Mạc Khải liên quan tới các tặng ân của Thiên Chúa ban cho Vị Trinh Nữ v́ sứ vụ cao cả của Mẹ.

 

Cũng thế, Công Đồng khuyên dụ các thần ọc gia và các vị giảng thuyết hăy “giữ ḿnh … cho khỏi thái độ quá giản lược” (ibid.), tức là cho khỏi cái nguy cơ của một chiều hướng giảm thiếu hết cỡ những ǵ có thể bày tỏ nơi những chủ trương về tín lư, nơi những dẫn giải cũng như nơi những tác động tôn sùng có khuynh hướng giảm thiểu và hầu như phủ nhận tầm quan trọng về Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ, nơi đức trinh nguyên của Mẹ và nơi thánh đức của Mẹ.

 

Bao giờ cũng cần phải tránh những chủ trương thái quá như thế bằng một tấm ḷng liên lỉ và chân thành trung tín với chân lư mạc khải như được diễn đạt trong Thánh Kinh cũng như nơi Thánh Truyền.

 

4.       Chính Công Đồng đă cống hiến cho chúng ta một tiêu chuẩn để thấy được tín lư Thánh Mẫu chân thực, đó là Mẹ Maria “chiếm được một vị thế trong Giáo Hội cao nhất sau Chúa Kitô đồng thời cũng gần chúng ta nhất” (Lumen gentium, n. 54).

 

Vị thế cao nhất: chúng ta cần phải khám phá ra vị trí cao cả được ban cho Mẹ Maria này trong mầu nhiệm cứu độ. Tuy nhiên, nó là một vấn đề của một ơn gọi hoàn toàn liên hệ với Chúa Kitô.

 

Vị thế gần chúng ta nhất: đời sống của chúng ta được ảnh hưởng sâu xa bởi gương sáng và lời chuyển cầu của Mẹ Maria. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tự hỏi ḿnh về nỗ lực của chúng ta để được gần gữi với Mẹ. Toàn thể giáo huấn về lịch sử cứu độ mời gọi chúng ta hăy nh́n vào Vị Trinh Nữ này. Đời sống khổ hạnh Kitô giáo ở mọi thời đại mời gọi chúng ta hăy nghĩ về Mẹ như là một mô phạm của việc trọn vẹn gắn bó với ư Chúa. Là mô phạm thánh đức tuyệt vời, Mẹ Maria hướng dẫn đường đi nước bước của các tín hữu trong cuộc hành tŕnh về trời của họ.

 

Nhờ việc Mẹ gần gũi với các biến cố của lịch sử cuộc đời chúng ta, Mẹ Maria nâng đỡ chúng ta trong những cơn thử thách; Mẹ phấn  khích chúng ta trong lúc khó khăn, luôn chỉ co chúng ta thấy đích điểm của ơn cứu độ đời đời. Bởi thế, vai tṛ làm Mẫu Thân của Mẹ hằng được thấy sáng tỏ hơn bao giờ hết: Người  Mẹ của Người Con Giêsu của ḿnh, Người Mẹ dịu dàng và ân cần đối với mỗi ngườiø chúng ta, thành phần đă được Đấng Cứu Chuộc trao phó cho Mẹ từ trên cây thập tự giá, để chúng ta có thể đón nhận Mẹ như là thành phần con cái của Mẹ trong đức tin.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyển dịch từ L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 10/1/1996, trang 11