Bài 11 – 10/1/1996:  

 

Mối Liên Hệ của Mẹ Maria với Chúa Ba Ngôi

 

 

1.       Chương 8 của Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân cho thấy nơi mầu nhiệm của Chúa Kitô một qui chiếu hết sức cần thiết với tín lư Thánh Mẫu. Về vấn đề này, những lời đầu tiên khi Mở Đầu là những ǵ quan trọng: “Theo ḷng nhân hậu cao cả và sự khôn ngoan của ḿnh trong việc muốn thực hiện công cuộc cứu chuộc thế giới, ‘khi đến thời điểm viên trọn, Thiên Chúa đă sai Con ḿnh, sinh bởi một người nữ… để chúng ta được trở thành những đức con thừa nhận’ (Gal 4:4-5)” (Lumen Gentium, n. 52). Người Con này là Đấng Thiên Sai được dân Cựu Ước trông đợi, do Cha sai đến vào một giây phút quyết liệt trong lịch sử đó là “thời điểm viên trọn” (Gal 4:4), một thời điểm trùng hợp với việc hạ sinh của Người trong thế giới của chúng ta bởi một nữ nhân. Mẹ là vị đă sinh hạ Con Thiên Chúa cho nhân loại không bao giờ có thể bị tách ĺa khỏi Người là Đấng ở tâm điểm của dự án thần linh diễn tiến trong lịch sử.

 

Vai tṛ chính yếu của Chúa Kitô được sáng tỏ trong Giáo Hội là Nhiểm Thể của Người, ở chỗ, nơi Giáo Hội, “tín hữu được liên kết với Chúa Kitô là Đầu và được hiệp thông với tất cả thánh nhân của Người” (cf. Lumen gentium, n. 52). Chính Chúa Kitô là Đấng đă lôi kéo tất cả mọi người đến cùng bản thân ḿnh. V́ nơi vai tṛ mẫu thân của ḿnh, Mẹ Maria liên kết chặc chẽ với Con của ḿnh, Mẹ giúp hướng ánh mắt và con tim của các tín hữu về với Người.

 

Mẹ là đường lối dẫn đến cùng Chúa Kitô: thật vậy, Mẹ là Đấng “với sứ điệp của vị thiên thần đă lănh nhận Lời Chúa trong tâm hồn của ḿnh và trong thân xác của ḿnh” (Lumen gentium, n. 53) cho chúng ta thấy làm sao để có thể lănh nhận vào đời sống của chúng ta Người Con đă từ trời xuống, dạy cho chúng ta biết làm cho Chúa Giêsu trở thành tâm điểm và là “luật” tối thượng của đời sống chúng ta.

 

Một Liên Hệ Đặc Thù giữa Mẹ Maria và Thánh Linh

 

2.       Mẹ Maria cũng giúp chúng ta khám phá ra, tận nguồn mạch của toàn thể công cuộc cứu độ, tác động tối thượng của Cha là Đấng kêu gọi con người trở nên những người con nơi Người Con duy nhất. Khi nhắc lại những lời phát biểu rất tuyệt vời của Bức Thư gửi cho Êphêsô: “Thiên Chúa, Đấng giầu ḷng thương xót, v́ t́nh yêu cao cả của ḿnh đối với chúng ta, thậm chí ngay cả khi chúng ta đă chết đi bởi những vấp phạm của chúng ta, làm cho cúng ta cùng sống động với Chúa Kitô” (2:4), Công Đồng d6ang tặng Thiên Chúa tước hiệu “nhân hậu nhất”: Người Con “được hạ sinh bởi một người nữ” như thế được thấy như là hoa trái từ t́nh thương của Cha và giúp chúng ta có thể hiểu hơn nữa Người Nữ này là “người mẹ của t́nh thương”.

 

Theo cùng một chiều hướng ấy, Công Đồng cũng gọi Thiên Cgúa là Đấng “khôn ngoan nhất”, khơi lên một sự chú ư đặc biệt tới mối liên hệ chặt chẽ giữa Mẹ Maria và đức khôn ngoan thần linh, một đức khôn ngoan nơi dự án huyền diệu của ḿnh đă muốn vai tṛ mâu thân của Vị Trinh Nữ.

 

3.       Bản văn  của Công Đồng cũng nhắc nhở chúng ta về mối liên hệ đặc thù thắt kết Mẹ Maria với Thánh Linh, khi sử dụng những lời của Kinh Tin Kính Nicene-Constantinopolitan là kinh được chúng ta đọc trong phụng vụ THÁnh Thể: “V́ loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi Người đă từ trời xuống thế: bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đă được hạ sinh bởi Trinh Nữ Maria và đă làm người”.

 

Trong việc bày tỏ niềm tin bất klhả thay đổi ấy của Giáo Hội, Công Đồng nhắc nhở chúng ta rằng việc nhập thể lạ lùng của Người Con đă xẩy ra nơi cung ḷng của Trinh Nữ Maria bởi quyền lực của Thánh Linh, không cần việc hợp tác của người nam.

 

Lời Mở Đầu cho chương 8 Ánh Sáng Muôn Dân, như thế, cho thấy, nơi phối cảnh Ba Ngôi, một chiều kích thiết yếu của tín lư Thánh Mẫu. Thật vậy, hết mọi sự đều xuất phát từ ư muốn của Cha là Đấng đă sai Con ḿnh vào trần gian, khi tỏ ḿnh ra cho con người và thiết lập Người làm Đầu của Giáo Hội và là tâm điểm của lịch sử. Đó là một dự án đă được nên trọn bởi việc Nhập Thể, công việc của Thánh Linh, nhưng với việc hợp tác thiết yếu của một người nữ là Trinh Nữ Maria, Đấng bởi thế trở thành một yếu tố toàn vẹn nơi công cuộc truyền đạt Ba Ngôi cho nhân loại.

 

4.       Mối liên hệ tam diện của Mẹ Maria với các Ngôi Vị thần linh được khẳng định bằng những lời lẽ xác đáng và bằng việc diễn tả mối liên hệ đặc biệt liên kết Người Mẹ này của Chúa Kitô với Giáo Hội: “Mẹ được ban cho một vai tṛ và phẩm vị cao cả của Người Mẹ Con Thiên Chúa, và v́ thế Mẹ cũng là nữ tử yêu dấu của Cha và là đền thờ của Thánh Linh” (Lumen gentium, n. 53).

 

Phẩm vị nồng yếu của Mẹ Maria là phẩm viụ làm “Mẹ của Người Con”, một phẩm vị được bày tỏ nơi tín lư và ḷng sùng kính của Kitô giáo với tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa”.

 

Đó là một từ ngữ lạ lùng cho thấy sự khiêm hạ nơi Người Con duy nhất của Thiên Chúa trong việc Người Nhập Thể, và nơi mối liên hệ ấy, thấy được cả đặc ân cao cả nhất được ban cho một tạo vật được kêu gọi để hạ sinh ra Người theo xác thịt.

 

Là Mẹ của Người Con, Mẹ Maria là “nữ tử yêu dấu của Cha” một cách đặc thù. Mẹ được ban cho những ǵ hoàn toàn tương tự một cách đặc biệt giữa vai tṛ mẫu thân của Mẹ với vai tṛ làm cha thần linh.

 

Một lần nữa, hết mọi Kitô hữu là “đền thờ của Thánh Linh”, theo lời diễn tả của Thánh Phaolô (1Cor 6:19). Thế nhưng, chủ trương này có một ư nghĩa ngoại lệ nơi Mẹ Maria: nơi Mẹ, mối liên hệ với Thánh Linh được phong phú hóa bằng một chiều kích hôn nhân. Tôi đă nhắc lại điều này trong Thông Điệp Redemptoris Mater: “Thánh Linh đă xuống trên Mẹ và Mẹ đă trở nên vị hôn thê trung tín của Ngài ở lúc Truyền Tin, khi đón nhận Lời của vị Thiên Chúa chân thực…” (n. 26).

 

Phẩm vị của Mẹ Maria trổi vượt trên hết mọi phẩm vị của mọi tạo vật

 

5.       Mối liên hệ của Mẹ maria với Chúa Ba Ngôi bởi thế ban cho Mẹ một phẩm vị vượt xa phẩm vị của hết mọi tạo vật khác. Công Đồng đă nhắc đến điều này một cách hiển nhiên: v́ “tặng ân cao cả này”, Mẹ Maria “vượt trên tất cả các tạo vật” (Lumen gentium, n. 53). Tuy nhiên, phẩm vị cao cả nhất này vẫn không cản trở việc Mẹ Maria liên kết với từng người chúng ta. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân tiếp tục viết: “Thế nhưng, là gịng dơi của Adong, Mẹ đồng thời cũng liên kết với tất cả những ai được cứu độ” và Mẹ “được cứu chuộc, một cách thăng hoa hơn, do công nghiệp của Con Mẹ” (ibid.)

 

Đến đây chúng ta thấy được ư nghĩa đích thực về những đặc ân của Mẹ Maria và về mối liên hệ đặc biệt của Mẹ với Chúa Ba Ngôi: mục đích của những sự ấy giúp Mẹ có thể cộng tác vào việc cứu độ nhân loại. Sự cao cả khôn lường của Người Mẹ của Chúa Kitô bởi thế vẫn là một tặng ân của t́nh yêu Thiên Chúa ban cho tất cả nhân loại. Bằng việc loan truyền Mẹ “diễm phúc” (Lk 1:48), các thế hệ chúc tụng “những điều trọng đại” được Đấng Toàn Năng thực hiện nơi Mẹ cho loài người, “v́ nhớ lại ḷng thương xót của Ngài” (Lk 1:54).

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyển dịch từ L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 17/1/1996, trang 11