Bài
12 – 24/1/1996:
Cuộc Chiến Thắng Tội Lỗi Nhờ Một Người Nữ
1. Các sách Cựu Ước
là những ǵ diễn tả lịch sử cứu độ, một lịch sử cứu độ chất chứa việc từ
từ sửa soạn cho việc Chúa Kitô đến trong thế gian. Những văn kiện đầu
tiên, như được đọc trong Giáo Hội và được hiểu theo chiều hướng của một
mạc khải sâu xa hơn và trọn vẹn hơn, làm cho h́nh ảnh về một người nữ là
Mẹ của Đấng Cứu Chuộc dần dần sáng tỏ hơn” (Lumen Gentium, n. 55).
Bằng những lời phát biểu ấy,
Công Đồng Chung Vaticanô II nhắc nhở chúng ta h́nh ảnh về Mẹ Maria dần
dần được h́nh thành ra sao ngay từ ban đầu của lịch sử cứu độ. Mẹ đă
được thoáng thấy trong các bản văn Cựu Ước thế nhưng chỉ hoàn toàn hiểu
được kchi những đoạn văn ấy “được đọc theo Giáo Hội” và được hiểu theo
chiều hướng Tân Ước.
Thánh Linh, bằng việc linh
ứng cho các vị tác giả khác nhau, đă hướng Mạc Khải Cựu Ước về Chúa Kitô,
Đấng phải đến trong thế gian từ cung ḷng của Trinh Nữ Maria.
2. Trong số các tŕnh
thuật thánh kinh báo trước về Người Mẹ của Đấng Cứu Thế, Công Đồng đặc
biệt trích dẫn những câu cho thấy Thiên Chúa tỏ ra cho thấy dự án cứu độ
của Ngài sau cuộc sa ngă của Adong và Evà. Chúa phán cùng con rắn, biểu
hiệu cho thần dữ: “Ta sẽ đặt mối thù giữa ngươi và người nữ, và giữa
gịng dơi ngươi và gịng dơi người nữ; Người sẽ đạp nát đầu ngươi và
ngươi sẽ ŕnh cắn gót chân của Người” (Gen 3:15). Những câu này, được
truyền thống Kitô giáo từ thế kỷ 16 gọi là Protogospel, nghĩa là
Tin Mừng tiên khởi, giúp chúng ta có thể thấy được ư muốn cứu độ của
Thiên Chúa ngay từ đầu của nhân loại. Thật vậy, theo tŕnh thuật của vị
tác giả thánh, phản ứng đầu tiên của Chúa đối với tội lỗi không phải là
việc trừng phải tội lỗi mà cống hiến cho họ niềm hy vọng cứu độ và cho
họ chủ động tham phần vào công cuộc cứu chuộc, chứng tỏ cho thấy Ngài
rất quảng đại với cả những ai đă xúc phạm đến Ngài.
Những lời lẽ của Tin Mừng
tiên khởi này cũng cho thấy số mệnh đặc thù của người nữ, mặc dù chiều
theo chước cám dỗ của con rắn trước khi người nam chiều theo, th́ theo
dự án thần linh, sau đó đă trở nên đồng minh tiên khởi của Thiên Chúa.
Evà là kẻ đồng lơa của ma quỉ trong việc cám dỗ con người phạm tội.
Ngược lại với t́nh trạng ấy, Thiên Chúa tuyên bố rằng Ngài sẽ làm cho
cngười nữ trở thành thù địch của ma quỉ.
3. Bởi vậy các nhà dẫn
giải Thánh Kinh đồng nh́n nhận rằng đoạn sách Sáng Thế này, theo nguyên
bản Do Thái, không qui tác động chống lại con rắn trực tiếp cho ncgười
nữ mà là cho gịng dơi của người nữ. Tuy nhiên, đoạn này cũng nhấn mạnh
rất nhiều đến vai tṛ người nữ sẽ đóng trong cuộc chiến đấu chống lại
tên cám dỗ: thật vậy, vị chiến thắng con rắn sẽ là gịng dơi của người
nữ.
Người nữ này là
ai? Đoạn thánh kinh ấy không đề cập tới tên riêng của bà, nhưng cho
chúng ta thoáng thấy được một người nữ mới, theo ư muốn của Thiên Chúa
trong việc đền bù lại việc sa ngă của Evà; thật vậy, người nữ mới này được
kêu gọi để phục hồi vai tṛ và phẩm vị của nữ giới, và góp phần vào việc
biến đổi thân phận của con người, bằng việc hợp tác vào việc chiến thằng
của Thiên Chúa trên Satan nhờ sứ vụ từ mẫu của bà.
4. Theo ư
nghĩa của Tân Ước và truyền thống của Giáo Hội, cúng ta biết rằng người
nữ mới được Tin Mừng tiên khởi này loan báo là Mẹ Maria, và nơi “gịng
dơi” của Mẹ, chúng ta thấy Con Mẹ là Chúa Giêsu, Đấng đă chiến thắng quyền
lực của Satan nơi mầu nhiệm vượt qua.
Chúng ta cũng nhận
thấy rằng nơi Mẹ Maria mối thù do Thiên Chúa gây ra giữa con rắn và người
nữ được nên trọn qua hai cách thức. Là đồng minh của Thiên Chúa và là
thù địch của Satan, Mẹ hoàn toàn được thoát khỏi việc thống trị của
Satan bằng đặc ân Hoài Thai Vô Nhiễm Tội, khi Mẹ được h́nh thành bởi
Thánh Linh trong ân sủng và được bảo tŕ khỏi hết mọi tù vết của tội lỗi.
Ngoài ra, liên kết với việc cứu độ của Con, Mẹ Maria hoàn toàn tham dự
vào cuộc chiến chống lại thần dữ.
Bởi vậy, các tước
hiệu “Hoài Thai Vô Nhiễm” và “Đồng Công với Chúa Cứu Thế”, được Giáo Hội
tin tưởng qui cho Mẹ Maria, để công bố vẻ đẹp thiêng liêng và việc tham
dự sâu xa của Mẹ vào công cuộc Cứu Chuộc tuyệt vời, cho thấy t́nh trạng
đối kháng kéo dài giữa con rắn và Tân Evà này.
5. Các nhà dẫn
giải Thánh Kinh và các thần học gia cho rằng ánh sáng của Tân Evà là Mẹ
Maria chiếu tỏa từ những trang này của Sách Khởi Nguyên toàn thể công cuộc
cứu độ. Nơi đoạn văn ấy, họ thấy được mối liên kết giữa Mẹ Maria và Giáo
Hội. Ở đây chúng ta hân hoan nhận thấy rằng chữ “nữ nhân”, được sử dụng
theo h́nh thức giống loại ở đoạn Khởi Nguyên này, là những ǵ đặc biệt
thôi thúc thành phần nữ giới liên kết với Trinh Nữ Nazarét cùng với công
việc của Người trong công việc cứu độ, v́ họ được kêu gọi tham phần vào
cuộïc chiến chống lại thần dữ.
Thành phần nữa giới,
như Evà, có thể chào thua trước cám dỗ của Satan, nhờ liên kết với Mẹ
Maria, lănh nhận được một sức mạnh siêu việt để chiến đấu kẻ thù, trở
thành những liên minh tiên khởi của Thiên Chúa trên con đường cứu độ.
Việc liên minh mầu
nhiệm của Thiên Chúa với người nữ cũng có thể được thấy ở những cách thức
khác nhau trong thời đại của chúng ta: nơi việc nguyện cầu riêng tư và
sùng kính phụng vụ chuyên cần của nữ giới, nơi việc dạy giáo lư của họ
và chứng từ bác ái của họ, nơi nhiều ơn gọi nữ giới sống đời tận hiến tu
tŕ, nơi việc giáo dục đạo nghĩa trong gia đ́nh v.v. Tất cả những dấu hiệu
này là một hoàn trọn rất cụ thể của lời tiên đoán của Tin Mừng tiên khởi.
Thật vậy, bằng việc gợi lên một thứ nới rộng cữ “nữ giới” ở bên trong và
bên ngoài các giới hạn hữu h́nh của Giáo Hội, Tin Mừng tiên khởi này cho
thấy rằng ơn gọi đặc thù của Mẹ Maria là những ǵ bất khả phân ly với ơn
gọi của nhân loại, và đặc biệt là với ơn gọi của hết mọi người nữ, thành
phần đă được vai tṛ của Mẹ Maria làm sáng tỏ, vị được công bố là liên
minh tiên khởi của Thiên Chúa chống lại Satan và sự dữ.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Chuyển dịch từ
L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 31/1/1996, trang 11
|