Bài 14 – 6/3/1996:  

 

Thiên Chức Làm M là một Tng Ân Đặc Bit ca Thiên Chúa

  

 

1.     Thiên chức làm mẹ là một tặng ân của Thiên Chúa. Evà đă kêu lên sau khi sinh ra Cain, người con trai đầu ḷng của bà rằng: ‘Tôi đă có được một con người nhờ sự giúp đỡ của Chúa!’ (Gen 4:1). Bằng những lời ấy, Sách Khởi Nguyên đă cho thấy thiên chức làm mẹ đầu tiên này trong lịch sử loài người như là một ân ban và là niềm vui xuất phát từ sự thiện hảo tốt lành của Đấng Hóa Công.

 

2.     Việc hạ sinh của Isaac cũng được diễn tả tương tự như thế, ở vào lúc khởi nguyên của thành phần dân được tuyển chọn.

 

Thiên Chúa đă hứa với Abraham, vị đă không có con cái mà bấy giờ lại luống tuổi, gịng dơi nhiều như sao trời (cf. Gen 15:5). Lời hứa này được vị tổ phụ ấy đón nhận bằng một đức tin cho thấy dự án của Thiên Chúa đối với con người này: ‘Ông đă tin tưởng vào Chúa; và Chúa kể việc ông tin tưởng là những ǵ công chính’ (Gen 15:6). Lời hứa này được khẳng định nơi những lời Chúa phán vào dịp Ngài lập giao ước với Abraham: ‘Này đây Ta thiết lập giao ước với ngươi, ngươi sẽ là cha của đông đảo các dân nước’ (Gen 17:4). Những biến cố phi thường và huyền nhiệm đă nhấn mạnh đến vai tṛ làm mẹ của bà Sarah như thế nào chính yếu là hoa trái của t́nh thương Thiên Chúa, Đấng ban sự sống ngoài tất cả niềm mong ước của nhân loại: ‘Ta sẽ chúc phúc cho nàng, hơn thế nữa qua nàng Ta sẽ ban cho ngươi một người con trai; Ta sẽ chúc phúc cho nàng, và nàng sẽ là mẹ của chư dân; các vua chúa sẽ xuất thân từ nàng’ (Gen 17:15-16). Vai tṛ làm mẹ được co thấy như là một tặng ân quyết liệt của Chúa. Vị tổ phụ này và vợ của ông sẽ được ban cho một tên gọi mới để đánh dấu việc biến đổi không ngờ và lạ lùng Thiên Chúa cần phải thực hiện trong đời sống của họ.

 

Chúa hài ḷng với tặng ân thiên chức làm mẹ

 

3.     Việc viếng thăm của 3 người nhiệm lạ, những nhân vật được các vị Giáo Phụ của Giáo Hội cắt nghĩa là tiền thân của Ba Ngôi, đă loan báo cho biết việc hoàn tất lời hứa với Abraham một cách hiển nhiên hơn: ‘Chúa đă hiện ra với ông gần những cây sồi ở Mamre, khi ông ngồi ở cửa lều trong một ngày nóng bức. Ông ngước mắt lên nh́n th́ này có 3 người đứng trước mặt ông’ (Gen 18:1-2). Abraham đặt vấn đề: ‘Một con trẻ sẽ được sinh ra cho một con người đă trăm tuổi đời hay sao? Chẳng lẽ Sarah 90 tuổi rồi mà c̣n có con hay sao?’ (Gen 17:17; cf. 18:11-13). Vị khách thần linh đáp rằng: ‘Đâu có sự ǵ là quá khó đối với Chúa chứ? Ta sẽ trở lại vào thời điểm được ấn định, khoảng bằng giờ này năm tới, Sarah sẽ sinh một con trai’ (Gen 18:14; cf. Lk 1:37).

 

Đoạn tŕnh thuật này nhấn mạnh đến hiệu quả của việc viếng thăm thần linh, một cuộc viếng thăm mang lại hoa trái cho một cuộc phối ngẫu vốn son sẻ cho tới bấy giờ. Tin tưởng vào lời hứa ấy, Abraham đă trở thành một người cha hy vọng bất chấp mọi sự và là ‘người cha trong niềm tin’ v́ từ niềm tin tưởng của ông ‘xuất phát’ niềm tin tưởng của thành phần dân được tuyển chọn.

 

4.     Thánh Kinh đă thuật lại những câu truyện khác về những người phụ nữ được thoát khỏi t́nh trạng son sẻ và được hoan hỉ nhờ Chúa ban cho tặng ân được làm mẹ. Những trường hợp này thường là những trường hợp của nỗi buồn đau, những trường hợp được Thiên Chúa nhúng tay vào biến thành các cảm nghiệm hân oan khi Ngài đáp ứng những lời nguyện cầu chân thành của những ai không c̣n hy vọng ǵ nữa về phương diện loài người. Chẳng hạn trường hợp ‘Khi Rachel thấy rằng nàng không sinh con cái cho Giacóp, nàng đă ghen tị với người chị của ḿnh; và nàng nói cùng Giacóp rằng ‘Hăy cho em con cái bằng không em chết mất!’ Giacóp tức lên v́ Rachel mà nói rằng: ‘Tôi chẳng lẽ là Thiên Chúa, Đấng đă không cho ḷng ba sinh hoa kết trái?’ (Gn 30:1-2).

 

Thế nhưng, đoạn thánh kinh này liền tiếp: ‘Bấy giờ Thiên Chúa đă nhớ tới Rachel và Thiên Chúa đă lắng nghe nàng và mở ḷng nàng ra. Nàng đă thụ thai và sinh một người con trai’ (Gn 30:22-23). Người con này là Giuse đóng một vai tṛ rất quan trọng đối với Yến Duyên (Israel) vào thời điểm di tản sang Ai Cập.

 

Trong tŕnh thuật này cũng như ở các tŕnh thuật khác, Thánh Kinh có ư đề cao bản chất lạ lùng của việc Thiên Chúa can thiệp vào các trường hợp đặc biệt như thế, khi nhấn mạnh tới t́nh trạng ban đầu son sẻ của người đàn bà ấy; tuy nhiên, Thánh Kinh đồng thời cũng giúp cho chúng ta có thể nắm bắt được cái nhưng không vốn có nơi tất cả mọi thiên chức làm mẹ.

 

5.     Chúng ta thấy một tiến tŕnh tương tự nơi tŕnh thuật về Samson. Người vợ của Manoah, người chưa bao giờ có thể sinh sản, đă nghe thấy lời Chúa loan báo từ một thiên thần rằng: ‘Này ngươi son sẻ không có con cái; thế nhưng ngươi sẽ thụ thai và sinh một người con trai’ (Jgs 13:3). Việc thụ thai này, lạ lùng ngoài ḷng mong ước, đă loan báo những sự cao cả Chúa sẽ thực hiện qua Samson.

 

Trong trường hợp của Hannah, mẹ của Samuel, vai tṛ đặc biệt của việc cầu nguyện được nhấn mạnh. Hannah đă chịu đựng sự nhục nhă v́ son sẻ thế nhưng nàng hoàn toàn tin tưởng mănh liệt nơi Thiên Chúa, Đấng liên lỉ nguyện cầu để Ngài giúp nàng vượt qua cuộc thử thách ấy. Một ngày kia, tại đền thờ, nàng đă khấn hứa như sau: ‘Ôi Chúa các đạo binh, nếu Chúa thực sự nh́n đến nỗi khốn khó của nữ tỳ Chúa mà nhớ đến con, xin đừng bỏ quên đứa tỳ nữ này của Chúa mà ban cho đứa tỳ nữ này một đứa con trai th́ con sẽ dâng nó cho Chúa trọn cuộc đời của nó’ (1Sam 1:11).

 

Lời cầu nguyện của nàng đă được đáp ứng: ‘Chúa đă nhớ đến nàng’ và ‘Hannah đă thụ thai và sinh một người con trai, được nàng đặt tên là Samuel’  (1 Sm 1:19-20). Giữ lời hứa, Hannah đă hiến dâng đứa con trai của ḿnh cho Chúa: ‘Tôi đă cầu xin cho có đứa con này; và Chúa đă đáp lời tôi cầu xin cùng Ngài. Bởi thế, tôi trả nó về cho Chúa; bao lâu nó sống nó thuộc về Chúa’ (1 Sm. 1:27-28). Được Thiên Chúa đă ban cho Hannah và được Hannah đă dâng về cho Chúa, bé Sammuel đă trở thành một mối liên kết hiệp thông sống động giữa Hannah và Thiên Chúa.

 

Bởi thế, việc Samuel được sinh ra là một cảm nghiệm hân hoan và là một cơ hội tạ ơn. Sách Samuel Quyển Thứ Nhất chất chứa một bài thánh ca được cho là bài Ca Vịnh Ngợi Khen – Magnificat của Hannah, một bài ca vịnh dường như tiên báo trước bài ca vịnh của Mẹ Maria: ‘Tâm hồn tôi hoan hỉ trong Chúa; sức mạnh tôi vươn lên trong Chúa’ (1Sam 2:1).

 

Ơn được làm mẹ Thiên Chúa ban cho Hannah nhờ lời cầu nguyện liên lỉ của nàng đă làm cho nàng tràn đầy một tấm ḷng quảng đại mới. Viến dâng hiến Samuel là một đáp ứng tri ân cảm tạ của một người mẹ, v́ nhận biết nơi con ḿnh là hoa trái của t́nh thương Thiên Chúa, đă trả tặng ân này về cho Ngài, kư thác người con được nàng hết sức mong ước ấy cho Chúa.

 

Thiên Chúa can thiệp vào những giây phút quan trọng

 

6.     Trong các tŕnh thuật làm mẹ lạ lùng được chúng ta nhắc lại, thật dễ dàng nhận thấy được vị thế quan trọng mà Thánh Kinh gán cho các người mẹ về sứ vụ của những người con trai của họ. Ở trường hợp của Samuel, Hannah đă đóng một vai tṛ quyết liệt khi quyết định dâng bé cho Chúa. Vai tṛ quyết liệt tương tự như thế nơi một người mẹ khác là Rebecca, người đă mang lại gia sản cho Giacóp (Gen 27). Việc can thiệp của người làm mẹ ấy, như Thánh Kinh cho thấy, có thể được giải thích như là dấu hiệu được chọn làm dụng cụ cho dự án chủ quyền của Thiên Chúa. Chính Ngài là Đấng đă chọn đứa con út Giacóp này để nó lănh nhận phúc lành và gia sản của người cha, và v́ thế Ngài là mục tử và là vị lănh đạo dân của Ngài… Chính Ngài là Đấng, bằng việc quyết định tự do và khôn ngoan, đă ấn định và quản trị định mệnh của từng người (Wis 10:10-12).

 

Sứ điệp của Thánh Kinh liên quan tới vai tṛ làm mẹ cho thấy những khía cạnh quan trọng và luôn hợp thời: thật vậy, nó làm sáng tỏ chiều kích nhưng không, một chiều kích được đặc biệt hiển nhiên nơi trường hợp của những người nữ son sẻ, sáng tỏ giao ước riêng biệt của Thiên Chúa với người phụ nữ và mối liên hệ đặc biệt giữa định mệnh của người mẹ với định mệnh của người con.

 

Đồng thời, việc can thiệp của Thiên Chúa, Đấng, vào những thời điểm quan trọng trong lịch sử của dân Ngài, đă khiến cho những người nữ son sẻ thụ thai, sửa soạn cho niềm tin tưởng vào sự can thiệp của Thiên Chúa, Đấng mà vào thời điểm viên trọn, sẽ làm cho một Trinh Nữ sinh hoa kết trái cho Việc Nhập Thể của Con Ngài.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyển dịch từ L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 13/3/1996, trang 11