Bài 15 – 27/3/1996:  

 

Vai tṛ bất kh thiếu ca n gii trong lch s cu độ

  

 

1.     Cựu Ước nêu lên trước sự thán phục của chúng ta một số phụ nữ đặc biệt, thành phần, được thúc đẩy bởi Thần Linh Thiên Chúa, tham dự vào những cuộc đối chọi và chiến thắng của Yến Duyên (Israel) hay góp phần vào sự cứu độ của dân này. Sự hiện diện của họ trong lịch sử dân ấy không phải là những ǵ ngoài lề hay thụ động: họ xuất hiện như là những nhân vật chính yếu thực sự của lịch sử cứu độ. Sau đây là những mẫu gương quan trọng nhất.

 

Sau khi vượt qua Biển Đỏ, sách thánh nhấn mạnh đến việc khởi động của một người nữ cảm thấy phấn chấn để làm cho biến cố quan trọng này thành một việc cử hành hân oan vui vẻ: “Bấy giờ Miriam, nữ tiên tri, người chị em của Aaron đă cầm lấy cái trống; và tất cả nữ giới theo cô cầm trống tiến ra nhẩy múa. Và Miriam đă hát cho họ thế này: ‘Hăy hát lên Chúa, v́ Ngài đă hiển vinh chiến thắng; chiếm mă với kỵ binh Ngài đă quăng ch́m xuống biển’” (Ex 15:20-21).

 

Việc đề cập đến việc làm này của nữ giới trong bối cảnh của một việc cử hành nhấn mạnh chẳng những đến tầm quan trọng của vai tṛ nữ giới mà c̣n đến khả năng đặc biệt của họ trong việc chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa.

 

Việc đóng góp tích cực của nữ giới vào lịch sử cứu độ

 

2.     Hành động của nữ tiên tri Deborah, ở vào thời điểm của các Quan Phán, thậm chí c̣n quan trọng hơn nữa. Sau khi truyền lệnh cho viên chỉ huy trưởng quân đội lên đường và qui tụ quân sĩ của viên chỉ huy này lại, bà đă bảo đảm bằng sự hiện diện của bà việc thành công của quân đội Yến Duyên (Israel), tiên đoán rằng một nữ giới khác là Jael sẽ hạ sát viên tướng của kẻ thù họ.

 

Để cử hành cuộc đại thắng, Deborah cũng hát một bài ca vịnh dài ca ngợi hành động của Jael: “Diễm phúc nhất trong hàng nữ giới là Jael… diễm phúc nhất trong thành phần nữ giới ở lều” (Jgs 5:24). Trong Tân Ước, lời chúc tụng này được âm vang nơi những lời của Bà Isave ngỏ cùng Mẹ Maria vào ngày Thăm Viếng: “Em được diễm phúc trong hàng nữ giới…” (Lk 1:42).

 

Vai tṛ quan trọng của nữ giới nơi việc cứu độ dân ḿnh, được đề cao nhờ những nhân vật Deborah và Jael, lại được tŕnh bày một lần nữa nơi câu truyện của nữ tiên tri khác tên là Huldah, vị sống vào thời Vua Josiah.

 

Được tư tế Hilkiah chất vấn, bà đă nói tiên tri loan báo rằng ơn tha thứ sẽ được tỏ cho vua thấy, một con người đang lo sợ cơn thịnh nộ thần linh. Bởi thế Huldah trở nên một sứ giả của t́nh thương và an b́nh (cf. 2 Kgs 22:14-20).

 

3.     Những cuốn Sách Judith và Esther, những cuốn sách có mục đích để lư tưởng hóa việc đóng góp tích cực của người phụ nữ vào lịch sử cứu độ của thành phần dân được tuyển chọn, tŕnh bày cho thấy – trong một bối cảnh có tính chất văn hóa bạo động – hai người nữ đă chiến thắng và mang lại sự cứu độ cho nhân dân Yến Duyên.

 

Đặc biệt là Cuốn Sách Judith kể về một quân đội đáng sợ được Nebuchadneoăar sai đến khống chế Yến Duyên. Được điều khiển bởi Holofernes, quân đội của kẻ thù sẵn sàng chiếm thành Bethulia, giữa niềm tuyệt vọng của dân cư trong thành, thành phần, v́ cảm thấy bất cứ kháng cự nào cũng đều vô dụng, đă yêu cầu những nhà lănh đạo của ḿnh hăy qui hàng. Thế nhưng, thành phần trưởng lăo trong thành, những người, v́ thiếu trợ cấp ngay chóng đă tuyên bố sẵn sàng dâng thành Bethulia cho quân thù, đă bị Judith khiển tránh v́ thiếu đức tin, khi bà tuyên xưng niềm tin tưởng hoàn toàn của ḿnh vào việc cứu độ xuất phát từ Chúa.

 

Sau lời nguyện cầu dài dâng lên Thiên Chúa, bà, một biểu hiệu cho ḷng trung thành với Chúa, của lời nguyện cầu khiêm hạ và của ư hướng giữ ḿnh thanh sạch, đă đến với Holofernes, một viên tướng thù địch đầy kiêu hănh, ngẫu tượng và phóng đăng. Khi ở một ḿnh với hắn và trước khi lấy đầu hắn, Judith đă nguyện cầu cùng Giavê rằng: “Hôm nay xin Chúa hăy ban cho con sức mạnh, Ôi Chúa là Thiên Chúa của Yến Duyên” (Jdt 13:&). Sau đó, lấy gươm của Holofernes, bà đă cắt thủ cấp của hắn.  

 

Cả ở đây nữa, như trong trường hợp của David với Goliath, Chúa đă sử dụng những ǵ là yếu hèn để chiến thắng những ǵ là mạnh mẽ. Tuy nhiên, vào trường hợp này, chính một nữ nhân đă mang lại chiến thắng: Judith, không bị nhụt chí bởi tính hèn nhát và thiếu tin tưởng của thành phần lănh đạo trong dân, đă tiến đến với Holofernes mà hạ sát hắn, chiếm được ḷng tri ân và chúc tụng của Vị Thượng Tế và thành phần trưởng lăo ở Giêrusalem. Thành phần trưởng lăo đă than lên cùng người nữ đă đánh bại quân thù rằng: “Bà là niềm hân hoan của Giêrusalem, bà là vinh quang cả thể của Yến Duyên, bà là niềm vinh dự cả thể của đất nước chúng tôi! Bà đă thực hiện tất cả điều này một thân một ḿnh; bà đă mang lại thiện hảo lớn lao cho Yến Duyên, và Thiên Chúa rất hài ḷng v́ nó> Xin Thiên Chúa Toàn Năng muôn đời chúc lành cho bà!” (Jdt 15:9-10).

 

4.     Các biến cố được thuật lại trong Sách Esther đă xẩy ra trong một trường hợp khác rất khó khăn đối với người Do Thái. Ơ vương của Ba Tư, Haman, viên quan nhiếp chính của vua, ra lệnh tru diệt người Do Thái. Để loại bỏ mối nguy hiểm này, Mardocai, một người Do Thái sống ở thành Susa, hướng về đứa cháu gái Esther của ḿnh, người đang sống trong cung đ́nh của nhà vua, nơi bà đă chiếm được vị thế hoàng hậu. Ngược lại với luật định, bà đă đến với vua mà không có lệnh triệu hồi của vua, do đó có thể bị án tử, và bà đă đạt được việ cthu hồi lệnh tàn sát dân Do Thái. Haman bị hành quyết, Mordocai lên nắm quyền và dân Do Thái được thoát khỏi mối đe dọa, nhờ đó qua mặt các kẻ thù của ḿnh.

 

Judith và Esther cả hai đều liều mạng sống của ḿnh để chiếm được việc cứu độ cho dân của ḿnh. Cả hai việc can thiệp này, tuy nhiên, hoàn toàn khác nhau: Esther không sát hại kẻ thù như, nhờ việc đóng vai tṛ trung gian, can thiệp cho thành phần bị đe dọa bị hủy diệt. 

 

Thánh Linh phác vẽ vai tṛ của Mẹ Maria trong việc cứu độ loài người

 

5.     Vai tṛ can thiệp này sau đó được cuốn Sách Samuel quyển Thứ Nhất qui cho một nhân vật nữ giới khác là Abigail, vợ của Nabal. Cả ở đây nữa, nhờ việc can thiệp của bà mà một lần nữa đă chiến được việc cứu độ. Bà đă đến gặp Đavít, người đă quyết hủy diệt nhà của Nabal, và xin tha thứ cho tội lỗi chồng ba gây ra. Nhờ đó bà đă cứu nhà của chống khỏi bị hủy diệt (1Sam 25).

 

Như dễ dàng nhận thấy, truyền thống Cựu Ước thường nhấn mạnh đến hành động quyết liệt của nữ giới trong việc cứu độ của Yến Duyên, nhất là nơi những văn bản gần gữi nhất với việc Chúa Kitô đến. Như thế, Thánh Linh, qua các biến cố liên quan tới thành phần nữ giới thuiộc Cựu Ước, đă phác tả một cách chính xác hơn nữa những tính chất nơi sứ vụ của Mẹ Maria trong công cuộc cứu độ cho toàn thể nhân loại.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyển dịch từ L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 3/4/1996, trang 3