Bài 9 – 13/12/1995:

 

Giáo Hun ca Công Đồng v M Maria

 

 

1-       Hôm nay tôi mun chia s v s hin din đặc bit ca Người M Giáo Hi biến c quan trng nht trong Giáo Hi thế k ca chúng ta đây; Công Đồng Chung Vaticanô II, được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII khai mc vào sáng ngày 11 tháng 10 năm 1962 và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI bế mc vào ngày 8 tháng 12 năm 1965.

 

Căn cứ vào chỉ hiệu cho thấy th́ Công Đồng này thực sự được đánh dấu bằng một giọng điệu Thánh Mẫu. Trong Tông Thư Celebrandi Concilii Oecumenici, vị tiền nhiệm khả kính của tôi là Người Tôi Tớ Chúa Gioan XXIII đă huấn dụ cậy nhờ việc chuyển cầu toàn năng của Mẹ Maria, “Mẹ ân sủng và là vị bảo trợ ở trên trời của Công Đồng” (11 April 1961, AAS 53 [1961] 242).

 

Việc Tŕnh Bày về Mẹ Maria được cho vào bản văn kiện Hiến Chế về Giáo Hội

 

Sau đó, vào năm 1962, nhân dịp lễ Thanh tẩy của Mẹ Maria, Đức Giáo Hoàng Gioan đă ấn định ngày 11-10 để khai mạc Công Đồng, khi ngài cho biết rằng ngài đă chọn ngày này là để tưởng nhớ đến Công Đồng Êphêsô, một Công Đồng mà vào chính ngày ấy đă tuyên bố Mẹ Maria là “Theotokos”, Mẹ của Thiên Chúa (Motu proprio Concilium, AAS 54 [1962] 67-68). Tiếp theo, trong diễn từ khai mạc của ḿnh, Vị Giáo Hoàng này đă kư thác chính Công Đồng cho “Đấng Phù Hộ các Giáo Hữu, Đấng Phù Hộ các Giám Mục”, khi ngài van xin sự trợ giúp từ mẫu của Mẹ cho công cuộc của Công Đồng được thành quả tốt đẹp (AAS 54 [1962] 795).

 

Các vị nghị phụ của Công Đồng cũng minh nhiên hướng tâm tư của ḿnh về Mẹ Maria trong sứ điệp gửi cho thế giới khi khai mạc các khóa họp của Công Đồng, như sau: “Chúng tôi, thành phần thừa kế các vị Tông Đồ, liên hợp nhau nguyện cầu với Mẹ Maria, Người Mẹ của Chúa Giêsu, làm thành một thân ḿnh tông đồ duy nhất” (Acta Synodalia I, I, 254), bởi thế đă liên kết các vị với Giáo Hội sơ khai đang đợi trông Chúa Thánh Thần trong mối hiệp thông với Mẹ Maria (cf. Acts 1:14).

 

2.       Ở khóa họp thứ hai của Công Đồng, việc tŕnh bày về Đức Trinh Nữ Maria được cho vào Hiến Chế về Giáo Hội. Sáng kiến này, mặc dù được Ủy Ban Thần Học đề nghị, cũng đă gây ra các ư kiến khác nhau.

 

Một số vị, thành phần coi dự định này là những ǵ không thích đáng để nhấn mạnh đến chính sứ vụ đặc biệt của Người Mẹ Chúa Giêsu trong Giáo Hội, đă chủ trương rằng phải có một văn kiện riêng mới có thể bày tỏ phẩm vị của Mẹ Maria, ưu thế siêu việt của Mẹ, sự thánh thiện phi thường của Mẹ và vai tṛ đặc thù của Mẹ trong việc Cứu Chuộc được Người Con chiếm đạt. Ngoài ra, liên quan tới vấn đề Mẹ Maria như ở bên trên Giáo Hội một cách nào đó, các vị sợ rằng quyết định đặt giáo huấn về Mẹ Maria trong việc tŕnh bày về Giáo Hội sẽ không đủ nhấn mạnh đến những đặc ân của Mẹ Maria và sẽ làm suy giảm vai tṛ của Mẹ tới tầm mức của các phần tử khác trong Giáo Hội (Acta Synodalia, II, III, 338-342).

 

Tuy nhiên, các vị khác đă lên tiếng ủng hộ dự thảo của Ủy Ban Thần Học trong việc cho việc tŕnh bày tín lư về Mẹ Maria và Giáo Hội vào chung một văn kiện duy nhất. Theo các vị, những thực tại này không thể tách biệt tại Công Đồng, một Công Đồng, trong việc nhắm đến chỗ tái nhận thức căn tính và sứ vụ của Dân Chúa, cần phải chứng tỏ cho thấy mối liên kết chặt chẽ của ḿnh với vị là kiểu mẫu và gương mẫu của Giáo Hội ở đức đồng trinh và vai tṛ mẫu thân của Mẹ. Thật vậy, như là một phần tử ưu việt của cộng đồng giáo hội, Đức Trinh Nữ chiếm một vị thể đặc biệt trong tín lư của Giáo Hội. Ngoài ra, bằng việc nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa Mẹ Maria và Giáo Hội, các Kitô hữu thuộc Phong Trào Cải Cách mới có thể hiểu hơn về giáo huấn Thánh Mẫu được Công Đồng này tŕnh này (Acta Synodalia, II, III, 343-345).

 

Các Nghị Phụ Công Đồng, được tác động cùng một ḷng mến yêu đối với Mẹ Maria, như thế, đă có tỏ ra khuynh hướng, tùy theo việc bày tỏ các chủ trương khác nhau về tín lư của ḿnh, mộ mến những khía cạnh khác nhau nơi con người của Mẹ. Một số bày tỏ về Mẹ Maria chính yếu ở nơi mối liên hệ của Mẹ với Chúa Kitô, những vị khác coi Mẹ c̣n hơn là một phần tử của Giáo Hội.

 

3.       Sau cuộc bàn luận sâu rộng về tín lư tập trung vào phẩm vị của Người Mẹ của Thiên Chúa cũng như vào sự hiện diện đặc biệt của Mẹ trong đời sống của Giáo Hội, việc tŕnh bày về Mẹ Maria đă được quyết định cho vào trong văn kiện về Giáo Hội (cf. Acta Synodalia, II, III, 627).

 

Lược đồ mới về Đức Trinh Nữ, được soạn thảo để cho vào Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội, đă cho thấy sự tiến bộ thực sự về tín lư. Việc nhấn mạnh đến đức tin của Mẹ Maria và mối quan tâm có hệ thống hơn trong việc đặt tín lư Thánh Mẫu trên Thánh Kinh là những ǵ yếu tố quan trọng và hữu ích cho việc phong phú hóa ḷng tôn sùng và quí mến của Kitô hữu đối với Người Mẹ Phúc Đức của Thiên Chúa.

 

Hơn nữa, qua năm tháng, mối nguy cơ của chiều hướng giảm thiểu được một số vị Nghị Phụ lo sợ xẩy ra, đă cho thấy là thiếu cơ sở: sứ vụ và các đặc ân của Mẹ Maria đă được tái khẳng định một cách dồi dào, ở chỗ việc Mẹ cộng tác vào dự án cứu độ thần linh được nhấn mạnh; mối ḥa hợp củ aviệc hợp tác này với vai tṛ môi giới đặc thù của Chúa Kitô trở thành hiển nhiên.

 

Lần đầu tiên Huấn Quyền của công đồng đă cống hiến cho Giáo Hội một văn kiện tín lư về vai tṛ của Mẹ Maria nơi công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô cũng như trong đời sống của Giáo Hội.

 

Bởi thế, chúng ta cần phải coi việc quyết chọn của các Giáo Phụ của Công Đồng, việc quyết chọn cho thấy những ǵ là tốt đẹp cho công việc về tín lư sau đó, thực sự là một quyết chọn được quan pḥng.

 

4.       Trong các khóa họp của Công Đồng, nhiều vị Giáo Phụ muốn phong phú hóa hơn nữa tín lư Thánh Mẫu với những câu phát biểu về vai tṛ của Mẹ Maria trong công cuộc cứu độ. Bối cảnh đặc biệt của cuộc tranh luận xẩy ra về Thánh Mẫu Học của Công Đồng Chung Vaticanô II đă không đáp ứng những ước muốn ấy, cho dù đáng kể và phổ biến, thế nhưng toàn bộ cuộc bàn luận của Công Đồng về Mẹ Maria vẫn giữ được tính chất vững mạnh và quân b́nh, và chính các đề tài ấy, cho dù không được hoàn toàn xác định, cũng đă được đặc biệt lưu ư đến trong toàn cục diện của việc tŕnh bày.

 

Một Tŕnh Bày Quân B́nh về Tín Lư Thánh Mẫu

 

Bởi thế, sự lưỡng lự của một số vị Giáo Phụ liên quan tới tước hiệu Nữ Môi Giới đă không gây cản trở cho việc Công Đồng sử dụng danh xưng này một lần, cũng không gây cản trở cho việc nói rằng vai tṛ trung gian của Mẹ Maria ở việc Mẹ tỏ ra ưng thuận với sứ điệp của Thiên Thần về vai tṛ mẫu thân của Mẹ trong lănh vực ân sủng (cf. Lumen gentium, n. 62). Hơn thế nữa, Công Đồng c̣n khẳng định việc hợp tác của Mẹ “một cách hoàn toàn đặc biệt” vào công việc phục hồi sự sống siêu nhiên cho các linh hồn (ibid., n. 61). Sau hết, mặc dù có tránh sử dụng danh xưng “Mẹ Giáo Hội”, bản văn Ánh Sáng Muôn Dân vẫn minh nhiên đề cao ḷng tôn kính của Giáo Hội đối với Mẹ Maria như là một Người Mẹ yêu dấu nhất.

 

Tất cả đoạn tŕnh bày này ở chương tám của Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội hiển nhiên cho thấy rằng những thận trọng về từ ngữ đă không ngăn cản được việc tŕnh bày về tín lư căn bản một cách hết sức phong phú và tích cực, một bày tỏ của niềm tin tưởng và ḷng mến yêu đối với Mẹ là Đấng Giáo Hội nh́n nhận là Mẫu Thân và Mẫu Gương.

 

Mặt khác, những quan điểm khác nhau của các vị Giáo Phụ, trong việc các vị bày tỏ trong cuộc tranh luận của công đồng, đă trở thành những ǵ là quan pḥng, v́, theo mối liên hệ ḥa hợp của những quan điểm ấy, chúng đă tạo cho niềm tin tưởng và ḷng kính mến của dân Kitô giáo có được một tŕnh bày oàn toàn hơn và quân b́nh hơn về căn tính diệu kỳ của Người Mẹ của Chúa cũng như về vai tṛ ngoại lệ của Mẹ trong công cuộc Cứu Chuộc.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyển dịch từ L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 20+27/12/1995, trang 13