Đức Hồng Y Thuận

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 532 Thứ Sáu 19/11/2010

 

 

Là người Công giáo Vit Nam, cho dù chưa tng được trc din hnh ng vi Đức Hng Y Phanxicô Xavier Nguyn Văn Thun, chúng ta đều nghe thy tiếng tăm lng ly v ngài, thm chí cm thy nh ngài mà được vinh d trước Giáo Hi hoàn vũ na. Như Đức Cha Khm đă chia s cm nhn trong bài ging cho Thánh L T Ơn ti Vương Cung Thánh Đường Sài G̣n vào đúng ngày Giáo Hi Rôma m án phong chân phước cho ngài ngày 22/10/2010.

 

·         Đức C Hông Y Phanxicô là nim vinh d ca toàn thế gii, cách riêng đối vi Giáo hi và đất nước Vit Nam. Nim vinh d y đặc bit hơn khi Giáo Hi m án phong chân phước cho Ngài… Trên thê gii này có rt nhiu người ngưỡng m Đức C Hng Y ca chúng ta. Nhưng ti sao người ta li ngưỡng m Ngài? Người ta không ngưỡng m v́ tài năng tri thc ca Ngài, cho dù Ngài rt thông minh. Người ta cũng không ngưỡng m tài lănh đạo ca Ngài, cho dù ngài là người lănh đạo tài ba… Nhưng người ta ngưỡng m Đức C Hng Y ca chúng ta là v́ h nhn ra được nơi Ngài h́nh nh mt chng nhân ca nim hy vng và yêu thương…

 

Để đi sâu vào tiểu sử của ngài hơn nữa, sau đây là vài hàng vắn tắt về Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1928-2002), được Đức Ông Khả ở Rôma tóm lược vào chính ngày ngài qua đời 16/9/2002 và được Đài Chân Lư Á Châu Việt Ngữ ở Manila Phi Luật Tân phát thanh cùng ngày.

 

“Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đă qua đời lúc 6 giờ chiều ngày 16/09/2002, hưởng thọ 74 tuổi. Lễ Nhập Quan được cử hành lúc 17 giờ ngày 17/09/2002 (giờ Roma), sau đó quan tài sẽ được về quàn tại Collegio san Pietro apostolo để giáo dân kính viếng.

 

“Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận sinh ra tại Phú Cam, thuộc Tổng Giáo phận Huế, Tỉnh Thừa Thiên, Việt Nam, ngày 17 tháng 4 năm 1928. Gia đ́nh Ngài có 8 anh chị em: 3 trai và 5 gái, mà Ngài là con cả. Ông Bà Cụ Cố thân sinh của Ngài là Cụ Nguyễn Văn Ấm, qua đời ngày 3 tháng 7 năm 1993 tại Sydney, Australia, và Cụ Bà Elisabeth Ngô Đ́nh Thị Hiệp. Bà là con gái của Cụ Ngô Đ́nh Khả. Bà Cụ Cố hiện đang sống tại Sydney, Australia với người con gái Anna Hàm Tiếu và thọ trên 100 tuổi.

 

“Đức Hồng Y Thuận thuộc một gia đ́nh có truyền thống Công giáo lâu đời và tổ tiên từng bị bách hại v́ đạo từ năm 1698.

 

“Từ c̣n nhỏ, Cậu Thuận được giáo dục trong một gia đ́nh đạo đức và do bà mẹ Elisabeth gương mẫu thánh thiện. Bà lo giáo dục cậu khi c̣n nhỏ, mỗi tối bà dạy con những truỵện Kinh thánh, kể cho cậu nghe lịch sử các Thánh Tử đạo Việt Nam, nhất là về tổ tiên của ḍng tộc, giới thiệu cho cậu gương Thánh Nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu; dạy con biết yêu thương và tha thứ cho mọi người; bà cũng dạy cậu hết ḷng yêu mến Tổ Quốc Việt Nam.

 

“Khi lớn lên Cậu Thuận nhập Tiểu chủng viện Anh Ninh và sau đó theo học triết học và thần học tại Đại chủng viện Kim Long, Huế. Thày Thuận lănh chức linh mục ngày 11 tháng 6 năm 1953. Sau khi chịu chức linh mục cha mới Thuận được cử đi làm Phó xứ Họ Thánh Phanxicô Xaviê, Huế, lúc đó Cha sở là Cha Darbon, quen gọi là Cố Triết. Năm 1956 Ngài được gửi sang theo học Phân khoa Giáo luật thuộc Đại học Giáo hoàng Urbaniana, tại Rôma của Bộ Truyền giáo từ năm 1956-1959, và đă đậu tiến sĩ Giáo luật năm 1959, với kết quả "maxima cum laude" với đề tài "Tuyên úy quân đội trên thế giới". Khi học tại Rôma, Cha Thuận đă được cùng Đức Cha Phêrô Maria Ngô Đ́nh Thục (Giám mục Vĩnh Long) là Cậu ruột vào triều yết Đức Thánh Cha Piô XII.

 

“Khi về nước, Cha Thuận được cử làm giáo sư, rồi năm 1962 được cử làm giám đốc Tiểu chủng viện Hoan Thiện từ năm 1959 đến năm 1967 và làm Tổng Đại Diện Tổng Giáo phận Huế từ năm 1964-1967.

 

“Ngày 13 tháng 4 năm 1967 Cha Thuận được Đức Thánh Cha Phaolô VI bổ nhiệm làm giám mục Việt Nam tiên khởi Giáo phận Nha Trang thay thế Đức Cha Paul Raymond Piquet Lợi M.E.P. (Đức Cha Lợi, làm giám mục Nha Trang từ 1957-1967). Lễ truyền chức Giám Mục được cử hành vào ngày 24 tháng 6 năm 1967, lễ Thánh Gioan Tẩy Giả, tại Huế, do Đức Cha Angelo Palmas, Khâm sứ Ṭa Thánh tại Việt Nam Lào và Campuchia, chủ phong. Khẩu hiệu của Đức Tân giám mục là "Vui Mừng và Hy vọng" (Gaudium et Spes), tên của Hiến chế mục vụ của Công đồng chung Vaticanô II.

 

“Ngày 10 tháng 7 năm 1967, Đức Cha Thuận đă về nhận Giáo phận Nha Trang. Trong 8 năm làm giám mục, Đức Cha đă làm hết sức để phát triển Giáo phận Nha Trang, trước khi thời gian khốn khó xẩy đến (xc. Năm chiếc bánh và hai con cá, tr. 26).

 

“Trọng tâm hoạt động của Ngài là huấn luyện nhân sự,  gia tăng đại chủng sinh từ 42 đến 147; số tiểu chủng sinh từ 200 đến 500 trong 4 chủng viện; tổ chức các khóa tu nghiệp cho các linh mục trong 6 giáo phận nằm trong 6 tỉnh Miền Trung Việt Nam; phát triển và huấn luyện các phong trào thanh niên, giáo dân, các hội đoàn giáo xứ, mục vụ, qua các khóa như Phong trào Công lư và Ḥa b́nh, Cursillos và Focolare, Hướng đạo; thành lập Cộng đoàn La vang,  Tu hội Hy Vọng.

 

“Để hướng dẫn cộng đoàn giáo phận Nha Trang, Đức Cha Thuận đă viết 6 thư luân lưu:

(1) Tỉnh thức và cầu nguyện (1968)

(2) Vững mạnh trong Đức tin, Tiến lên trong An b́nh (1969)

(3) Công lư và Ḥa b́nh (1970)

(4) Sứ mạng Chúa Kitô là sứ mạng của chúng ta (1971)

(5) Kỷ niệm 300 năm (1971)

(6) Năm Thánh Canh tân và Ḥa giải (1973).

 

“Trong khuôn khổ Hội Đồng Giám Mục Miền Nam Việt Nam, Ngài là Chủ Tịch Ủy Ban Công Lư và Ḥa B́nh, rồi Chủ tịch Ủy Ban Truyền thông xă hội; Chủ tịch Ủy Ban phát Triển Việt Nam; đảm trách hoạt động của cơ quan lo cho các người di tản từ các vùng chiến tranh về vùng an toàn. Ngài là một trong những Giám mục thành lập Đài Phát thánh Công giáo "Chân Lư Á Châu" (Veritas Asia, Manila). Ngài đă nhiều lần tham dự các khóa họp của Liên Hội Đồng Giám mục Á Châu (F.A.B.C.). Ngài được chọn làm cố vấn Hội Đồng Ṭa Thánh về Giáo dân từ năm 1971-1975. Và trong những lần đi họp Hội Đồng này, Ngài đă có dịp gặp Đức Giáo hoàng đương kim Gioan Phaolô II, lúc đó là Tổng Giám mục của Giáo phận Cracovia (Ba Lan), để học hỏi các kinh nghiệm mục vụ trong những giai đoạn khó khăn dưới chế độ cộng sản ở Ba Lan. Ngài cũng được bổ nhiệm làm cố vấn, rồi thành viên của Bộ Truyền giảng Tin mừng cho các Dân tộc; thành viên của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích.

 

“Ngày 24 tháng 4 năm 1975, Đức Thánh Cha Phaolô VI đă bổ nhiệm Ngài làm Giám mục Phó với quyền kế vị Tổng Giáo phận Sàigon, và thăng chức Tổng Giám mục hiệu ṭa Vadesi. Nhưng nhà cầm quyền cộng sản thời đó không chấp nhận cho Ngài làm việc tại Sàigon và đă dùng bạo lực từ Sàigon đưa Ngài ra lại Nha Trang.

 

“Ngày 15 tháng 8 năm 1975, Lễ Đức Mẹ Linh hồn và xác lên trời Ngài đă bị bắt giải ra Nha Trang, giam ở Cây Vông, sau đó là Nhà tù Nha Trang, Phú Khánh; nhà tù Thủ Đức; rồi được đưa ra Bắc Việt. Ngài sống trong lao tù 13 năm, trong đó 9 năm biệt giam, trong các trại giam Vĩnh quảng (núi Vĩnh phú), nhà giam của Công an thành phố Hà Nội, rồi bị quản thúc tại Giang xá. Trong năm tù thứ nhất 1976, Ngài đă viết cuốn "Đường hy vọng". Cuốn sách này được Ngài coi là di chúc tinh thần của Ngài gửi tới mọi người Công giáo Việt Nam trong và ngoài nước. Sau khi nghe những bài giảng trong đó có những chứng tá về những năm tù ngục của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận trong tuần tĩnh tâm Mùa Chay của Giáo triều Rôma năm 2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă có cảm nghĩ như sau trong thư gửi cho Đức Hồng Y, ngày 18-3-2000: "Tôi đă ước mong rằng trong năm Đại toàn xá này, có một chỗ đặc biệt được dành cho chứng tá của những người ‘đă chịu đau khổ v́ đức tin, đă trả bằng máu sự gắn bó của họ đối với Chúa Kitô và Giáo hội, hoặc chịu đựng những năm thật dài cảnh tù ngục và thiếu thốn đủ loại’ ?" (Tông sắc Mầu nhiệm nhập thể số 13) (Chứng nhân hy vọng, tr. 8).

 

“Ngày 21 tháng 11 năm 1988, lễ Đức Mẹ dâng ḿnh trong Đền thánh, Ngài được thả tự do và được đưa về cư trú tại Ṭa Tổng Giám Mục Hà Nội, nhưng không được phép thi hành công việc mục vụ. Sau đó Ngài được phép đi thăm Ông Bà Cố tại Sydney, Australia, đi Rôma triều yết Đức Thánh Cha, rồi trở về Hà Nội. Năm 1991 Ngài được phép ra nước ngoài chữa bệnh và sau đó không được phép trở về Việt Nam. Từ đây Ngài sống cuộc đời lưu vong, nhưng Ngài luôn hiện diện với Giáo hội tại Việt Nam và quê hương Việt Nam. Ngài luôn lo lắng giúp đỡ các công tác xă hội, như các trại phong cùi, các công tác bác ái từ thiện, các công tŕnh nghiên cứu và phổ biến văn hóa Việt Nam và Văn hóa Công giáo Việt Nam, việc trùng tu và xây cất các thánh đường, việc huấn luyện các chủng sinh và giáo dân, theo  khả năng Ngài có thể. Trước mọi đau khổ và bách hại bản thân và Giáo hội, Ngài luôn sống và rao giảng sự tha thứ và ḥa giải.

 

“Trong thời gian ở ngoại quốc, Ngài đă được mời đi giảng và thuyết tŕnh ở nhiều nơi và cho nhiều giới khác nhau, như tại nhà thờ chính ṭa Paris trong một Mùa Chay, hoặc nói truyện tại các Đại học Công giáo trên thế giới;  tại Mễ tây cơ vào tháng 5 năm 1998 cho hơn 50,000 giới trẻ. Ngày 11 tháng 5 năm 1996, Ngài lănh bằng tiến sĩ danh dự tại Đại học Ḍng Tên ở New Orleans, LA, Hoa Kỳ. Bộ Truyền giáo cũng ủy thác cho Ngài thi hành các cuộc  thăm viếng và kiểm tra các chủng viện tại một số nước ở Phi Châu.

 

“Ngài cũng nhận được những huy chương để đề cao cuộc sống chứng tá, hoạt động kiến tạo ḥa b́nh của Ngài. Ngày 9 tháng 6 năm 1999, Chính Phủ Pháp đă trao tặng Ngài huy chương "Commandeur de l'Ordre National du Mérite" (tại Ṭa Đại sứ Pháp bên cạnh Ṭa thánh).  Ngày 12 tháng 12 năm 2000, tại Ṭa Thị chính Rôma, Hội "Cùng nhau xây dựng ḥa b́nh" đă trao tặng huy chương cho Ngài. Tại Torino, ngày 20 tháng 10 năm 2001, Ngài lănh giải ḥa b́nh do tổ chức SERMIG - hiệp hội truyền giáo của giới trẻ. Sau cùng, ngày 9 tháng 12 năm 2001, Trung tâm Nghiên cứu G. Donati đă trao tặng Ngài giải thưởng ḥa b́nh năm 2001.

 

“Ngày 24 tháng 11 năm 1994 Đức Thánh Cha đă bổ nhiệm Ngài làm Phó Chủ tịch Hội Đồng Ṭa Thánh "Công lư và Ḥa B́nh" và sau đó vào ngày 24 tháng 6 năm 1998, Ngài được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng này, thay thế Đức Hồng Y Roger Etchegaray, nghỉ hưu. Ngài giữ chức vụ Chủ tịch cho tới khi qua đời.

 

“Đặc biệt Mùa Chay năm 2000, Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mời giảng cấm pḥng Mùa Chay cho các viên chức tại Giáo triều Rôma, bắt đầu thiên niên kỷ thứ III. Đức Thánh Cha noí với Đức Hồng Y Thuận: "Năm đầu tiên của Ngàn Năm thứ ba, một người Việt Nam sẽ giảng tuần Tĩnh tâm cho Giáo Triều Rôma". Rồi Đức Thánh Cha nói tiếp: "Hăy kể lại cho chúng tôi những chứng tá của Đức Cha". Trong dịp này, sau khi được Đức Thánh Cha tiếp riêng và tặng một chén lễ, Đức Hồng Y Thuận đă nói như sau: "Cách đây 24 năm, khi cử hành Thánh lễ với 3 giọt rượu và một giọt nước trong ḷng bàn tay, tôi không bao giờ tưởng tượng, ngày hôm nay Đức Thánh Cha tặng tôi một chén lễ mạ vàng... Thiên Chúa thật cao cả và T́nh thương của Ngài cũng cao cả" (Chứng nhân hy vọng, tr. 12.13).

 

“Ngày 21 tháng 2 năm 2001 trong cuộc họp mật viện các Hồng Y, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă trao mũ Hồng Y cho Ngài và đặt Ngài làm Hồng Y Phó tế, hiệu ṭa Nhà thờ Santa Maria della Scala (Đức Mẹ tại các bậc thang). Nhà thờ này do các Cha ḍng Đức Mẹ Núi Carmelo coi sóc, nằm tại vùng Trastevere, Rôma.

 

“Sau thời gian bị cầm tù, Ngài đă bị giải phẫu 7 lần, trong đó có ba lần suưt chết v́ nhiễm trùng. Lần giải phẫu áp chót vào ngày 17 tháng 4 năm 2001 tại một bệnh viện ở Boston, Hoa Kỳ và cuộc giải phẫu cuối cùng vào ngày 8 tháng 5 năm 2002 tại Trung tâm nghiên cứu về ung thư, Milano (Bắc Italia). Ngài trở bệnh nặng từ đầu tháng 6 năm 2002 và được đưa vào cấp cứu tại Bệnh Viện Agostino Gemelli thuộc Đại học Công giáo Thánh Tâm, Rôma. Sau đó được đưa về Bệnh viện Piô XI để tiếp tục điều trị. Ngài đă qua đời lúc 18 giờ ngày 16 tháng 9 năm 2002 tại Rôma”.

 

Khi ngài qua đời, Thánh Lễ an táng của ngài đă được cử hành tại Đền Thờ Thánh Phêrô do chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chủ tế và giảng thuyết, một đặc ân và vinh dự chưa có một đấng bậc Việt Nam nào được trong lịch sử Giáo Hội ở Việt Nam, có thể chẳng những là vô tiền mà c̣n khoáng hậu nữa. Thật vậy, thánh lễ an táng Đức Hng Y Thuận đă được cử hành tại Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 6 giờ 30 chiều 20/9/2002. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă đi từ nhà nghỉ mát của Ngài ở Castel Gandolfo về chủ tế Thánh Lễ này, và trong bài giảng nói tổng quan về đời sống “chứng nhân hy vọng” của ngài.

 

Ngoài ra, Đức Hng Y Thun c̣n được mt vinh d đặc bit khác na, đó là được v Giáo Hoàng thn hc gia Bin Đức XVI đưa vào bc Thông Đip th hai ca ḿnh, mt văn kin có giá tr giáo hun bc nht ca giáo hoàng, đó là Bc Thông Đip ta đề Nim Hy Vng Cu Độ – Spe Salvi, ban hành ngày 30/11/2007. Trong bc thông đip v nim hy vng Kitô giáo này, Đức Thánh Cha Bin Đức XVI đă nêu gương 3 v, trong đó có 2 v Vit Nam, đó là Đức Hng Y Nguyn Văn Thun (đon 32 và 34) và Thánh Tử Đạo Lê Bo Tnh (đon 37), cả hai đều liên quan tới cuộc sống “chứng nhân hy vọng” của các vị.

 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về đời sống “chứng nhân hy vọng” của Đức Hng Y Thun:

 

·         ‘Niềm hy vọng của họ tràn đầy những ǵ là bất tử’ (Wis 3:4). Những lời lẽ an ủi này của Sách Khôn Ngoan mời gọi chúng ta, theo chiều hướng của niềm hy vọng, hiến dâng các lời nguyện cầu của chúng ta cho linh hồn của cố Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận, vị đă sống cả cuộc đời dưới lá cờ hy vọng.

 

Chắc chắc là cái chết của ngài đă làm buồn thương cho tất cả những ai biết ngài và yêu mến ngài: họ hang thân quyến của ngài, nhất là người mẹ của ngài, vị tôi muốn lập lại nỗi bày tỏ gắn bó mến thương của tôi. Tôi nghĩ đến Giáo Hội thân yêu ở Việt Nam, một Giáo Hội đă sinh ra ngài trong đức tin; và tôi cũng nghĩ đến tất cả nhân dân Việt Nam, những con người được Đức Hồng Ư đáng kính minh nhiên tưởng nhớ đến trong di chúc thinêg liêng của ngài, bày tỏ ḷng ngài luôn luôn yêu thương quí mến họ. Ṭa Thánh thương tiếc Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận; ngài đă sống những năm cuối đời phục vụ Ṭa Thánh, với vai tṛ Phó Chủ Tịch rồi Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lư và Ḥa B́nh.

 

Thậm chí vào lúc này đây, với ḷng cảm mến sâu xa, ngài dường như muốn ngỏ cùng mọi người lời mời gọi hy vọng. Khi tôi xin ngài chia sẻ suy niệm cho Tuần Pḥng của Giáo Triều Rôma năm 2000, ngài đă chọn đề tài là “Chứng nhân Hy vọng”. Giờ đây, v́ Chúa đă thử thách ngài như ‘vàng được nung nấu’ và đă chấp nhận ngài ‘như hy tế toàn thiêu’, chúng ta thực sự có thể nói rằng ‘niềm hy vọng của ngài tràn đầy những ǵ là bất tử’ (cf. Wis 3:4). Đời sống và sự phục sinh của tất cả những ai tin tưởng nơi Chúa Kitô th́ tràn đầy Người.

 

2.     Hăy hy vọng nơi Thiên Chúa! Bằng lời mời gọi hăy tin tưởng vào Chúa ấy, vị Hồng Y yêu dấu này đă bắt đầu những bài suy niệm cho Tuần Pḥng. Những lời huấn dụ của ngài vẫn c̣n ghi sâu trong tâm trí của tôi, v́ cái sâu xa của những ǵ ngài chia sẻ, với đầy những hồi niệm riêng tư liên tục; hầu hết liên quan tới 13 năm ngài ở trong tù. Ngài đă nói với chúng ta rằng chính ở trong tù mà ngài đă hiểu được rằng nền tảng của đời sống Kitô giáo là ‘chọn một ḿnh Thiên Chúa’, hoàn toàn phó ḿnh vào bàn tay từ phụ của Chúa.  

 

Theo chiều hướng cảm nghiệm của ḿnh, ngài nói thêm rằng chúng ta được kêu gọi để loan báo ‘Phúc Âm hy vọng’ cho hết mọi người; và ngài nhấn mạnh rằng, chỉ bằng tất cả hy sinh của ḿnh chúng ta mới có thể hoàn tonà hiện thực được ơn gọi này mà thôi, thậm chí ở giữa những thử thánh dữ dội nhất. Ngài nói ‘Việc trân quí từng khổ đau như là một trong vô vàn gương mặt của Chúa Giêsu, và việc liên kết khổ đau của chúng ta với Người nghĩa là tham dự vào năng lực của t́nh yêu đau khổ của Người. Nghĩa là tham dự vào ánh sáng của Người, vào mănh lực của Người, vào b́nh an của Người, nghĩa là tái nhận thức trong chúng ta một sự hiện diện mới mẻ và phong phú của Thiên Chúa’ (Testimony of Hope, Rome 2001, pp. 93-94).

 

3.     Chúng ta có thể ngẫm nghĩ rằng ngài có được sự nhẫn nại và ḷng can đảm khiến ngài khác thường như thế. Về vấn đề này, ngài đă tiết lộ cho biết rằng ơn gọi linh mục của ngài là những ǵ liên kết một cách huyền nhiệm nhưng thực sự với máu của các vị tử đạo đă chết trong thế kỷ trước đó khi các vị rao giảng Phúc Âm ở Việt Nam. Ngài nhận định rằng, ‘Các vị tử đạo đă dạy chúng ta hăy thưa ‘vâng’: một tiếng ‘xin vâng’ vô điều kiện hay vô giới hạn trong việc mến yêu Chúa; thế nhưng cũng là một tiếng ‘không’ dứt khoát với hư ảo, với trung lập, với bất chính – có lẽ được biện minh bằng mục đích để cứu lấy sự sống của ḿnh’ (ibid., p. 107). Ngài nói thêm rằng đó không phải là vấn đề anh hùng mà là vấn đề trung thành, được triển phát bằng việc nh́n lên Chúa Giêsu là mô phạm của hết mọi chứng nhân và vị tử đạo. Đó là một di sản cần phải chấp nhận hằng ngày nơi một đời sống đầy yêu thương và hiền lành.

 

4.     Trong lời từ biệt cuối cùng của chúng ta với con người hùng gieo tin mừng Phúc Âm của Chúa Kitô này, chúng ta hăy tạ ơn Chúa đă ban cho chúng ta, nơi ngài, một tấm gương sáng ngời về ḷng trung thành Kitô giáo cho đến độ tử đạo. Ngài đă tự nhủ một cách hết sức chân thành rằng: ‘Trong cùng tận khổ đau của ḿnh… tôi không bao giờ xua đuổi ai ra khỏi ḷng tôi’ (ibid., p. 94). Bí mật của ĐHY là chính niềm tin tưởng bất khuất của ḿnh nơi Thiên Chúa, một niềm tin tưởng được nuôi dưỡng bằng lời nguyện cầu và chịu khổ v́ yêu. ĐHY cử hành Thánh Lễ hằng ngày trong tù với 3 giọt rượu và 1 giọt nước trong ḷng bàn tay của ḿnh. Đó là bàn thờ, là vương cung thánh đường của ngài. Ḿnh Chúa Kitô là ‘linh dược’ của ngài. Ngài đă đầy cảm xúc kể lại rằng: Mỗi lần tôi dâng Lễ, tôi lại có dịp để giang đôi bàn tay của tôi và đóng đanh ḿnh vào thập giá với Chúa Giêsu, cùng Người uống chén đắng. Hằng ngày, khi đọc lời truyền phép, tôi khẳng định với tất cả tấm ḷng và linh hồn tôi một giao ước mới, một giao ước đời đời giữa Chúa Giêsu và tôi nơi máu của Người ḥa với máu của tôi” (ibid., p. 131).

 

5.     ‘Đối với tôi sống là Chúa Kitô’ (Phil 1 :21). Trung thành cho đến cùng, ngài đă giữ được b́nh tâm và niềm vui ngay cả trong thời gian dài dẳng và đớn đau trong bệnh viện. Vào những ngày cuối cùng, khi không c̣n nói được nữa, ngài đă nh́n thẳng lên cây thập giá trước mắt. Ngài cầu nguyện trong thinh lặng, khi mà cuộc hy tế cùng tận của ngài lên đến tuyệt đỉnh, tôn vinh cuộc đời được đánh dấu bằng việc hào hùng nên giống Chúa Kitô trên thập giá. Thật là đúng khi áp dụng vào ngài những lời Chúa Giêsu tuyên bố hướng tới cuộc Khổ Nạn sắp sửa xẩy ra của Người: ‘Trừ phi hạt lúa miến rơi xuống đất chết đi bằng không nó c̣n nguyên như thế; nhưng nếu nó chết đi nó mới sinh nhiều hoa trái’ (Jn 12:24).  

 

Chỉ bằng việc hy hiến bản thân ḿnh Kitô hữu mới góp phần vào việc cứu độ thế gian. Đối với Người Anh Em Hồng Y khả kính của chúng ta đây là thế. Ngài đă rời bỏ chúng ta, nhưng gương sáng của ngài vẫn c̣n đó. Đức tin bảo đảm với chúng ta rằng ngài không chết nhưng đă tiến vào một ngày sống vĩnh hằng không c̣n đêm tối.

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về đời sống “chứng nhân hy vọng” của Đức Hng Y Thun:

 

·         Khung cảnh thiết yếu đầu tiên để học hy vọng đó là cầu nguyện. Khi không có ai lắng nghe tôi nữa th́ Thiên Chúa vẫn lắng nghe tôi. Khi tôi không c̣n nói với bất cứ một ai hay không thể kêu gọi bất cứ người nào, tôi vẫn có thể nói với Thiên Chúa. Khi không c̣n một người nào giúp tôi giải quyết nhu cầu hay niềm mong đợi vượt khả năng trần gian đối với niềm hy vọng th́ Ngài là Đấng có thể trợ giúp tôi (25). Khi tôi ch́m ngập trong t́nh trạng hoàn toàn cô quạnh…; nếu tôi biết cầu nguyện tôi sẽ không hoàn toàn lẻ loi. Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, một tù nhân 13 năm, 9 năm sống trong nơi biệt giam, đă để lại cho chúng ta một cuốn sách nhỏ quí giá: Những Lời Cầu Nguyện của Niềm Hy Vọng. Trong 13 năm trong tù, ở một t́nh trạng dường như hoàn toàn vô vọng, sự kiện mà ngài có thể nghe và nói cùng Thiên Chúa đối với ngài đă trở thành một quyền lực hy vọng gia tăng, một quyền lực giúp ngài, sau khi được thả ra, có thể trở thành một chứng nhân của niềm hy vọng cho dân chúng khắp nơi trên thế giới – niềm hy vọng cao cả không tàn phai ngay cả trong những đêm tăm tối cô quạnh”. (Thông Điệp Spe Salvi, đoạn 32)     

 

Để phát triển khả năng thanh tẩy này cho việc cầu nguyện, một đàng cần phải có một cái ǵ đó rất riêng tư, một cuộc gặp gỡ giữa bản thân sâu xa của tôi với Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa hằng sống. Đàng khác, cần phải được liên lỉ hướng dẫn và soi dẫn bởi các kinh nguyện cao cả của Giáo Hội cũng như của các vị thánh, bởi kinh phụng vụ, những kinh nguyện Chúa luôn dạy chúng ta làm sao để cầu nguyện một cách xứng hợp. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, trong cuốn sách về linh thao của ḿnh, đă nói với chúng ta rằng trong đời sống của ngài, có những giai đoạn dài ngài không thể cầu nguyện và ngài cứ theo các bản kinh nguyện của Giáo Hội như Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng và các kinh phụng vụ (27). Việc cầu nguyện bao giờ cũng cần phải bao gồm việc ḥa trộn kinh nguyện chung và riêng này. Đó là cách thức chúng ta có thể nói với Thiên Chúa và cách Thiên Chúa nói với chúng ta. Nhờ đó chúng ta trải qua những thứ thanh tẩy để chúng ta trở nên cởi mở với Thiên Chúa và chúng ta trở thành các thừa tác viên của niềm hy vọng cho người khác. Niềm hy vọng theo cảm quan Kitô giáo bao giờ cũng là niềm hy vọng cho cả kẻ khác nữa. Nó là một niềm hy vọng chủ động, niềm hy vọng chúng ta cố gắng để ngăn cản những ǵ tiến đến ‘cùng đích sai lạc’. Niềm hy vọng chủ động này c̣n có nghĩa là chúng ta giữ cho thế giới hướng về Thiên Chúa. Chỉ có thế nó mới tiếp tục là một niềm hy vọng thực sự của nhân loại”. (Thông Điệp Spe Salvi, đoạn 34) 

 

Nếu Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận sống chết với niềm hy vọng như thế, mà niềm hy vọng mănh liệt nhất chỉ được bộc lộ khi cảm thấy ḿnh bị bỏ rơi. Trong Tuần Pḥng của Giáo Triều Rôma từ ngày 12 đến 18 tháng 3 Đại Năm Thánh 2000, ở bài suy niệm thứ 10 về đ tài Lạy Cha, Lạy Cha, Sao Cha Bỏ Con? - Bị Chúa bỏ rơi, ngài đă chia sẻ cảm nghiệm về niềm hy vọng trong tuyệt vọng tiêu biểu của ḿnh như sau:

 

·         "’Lần đầu tiên tôi phải tự bào chữa trước ṭa, th́ chẳng có ai bênh vực tôi. Mọi người đă bỏ mặc tôi (...) Nhưng có Chúa ở với tôi và ban sức mạnh cho tôi: để rồi, cả trong hoàn cảnh đó, tôi có thể rao giảng sứ điệp của Chúa’ (2Tm 4,16-17).

 

“Những lời này của Thánh Phaolô phản ảnh kinh nghiệm của chính tôi trong những năm cam go của cảnh tù đày. Không phải v́ các giáo hữu và linh mục của tôi đă bỏ rơi tôi. Nhưng không ai có thể làm ǵ được cho tôi. Tôi hoàn toàn bị cô lập và cảm nghiệm t́nh trạng bị bỏ rơi. Nhưng "Chúa ở cùng tôi"; v́ thế, cả khi Ngài ẩn mặt, Chúa Cha vẫn không bỏ rơi chúng ta.

 

“Nhà tù nơi tôi bị giam trong những tháng đầu tiên tọa lạc tại khu vực có nhiều tín hữu Công giáo nhất trong thành phố Nha Trang, nơi tôi đă làm giám mục trong 8 năm.

 

“Từ pḥng giam, sáng tối tôi đều nghe tiếng chuông nhà thờ chính ṭa ngân vang, và suốt ngày, tôi nghe những tiếng chuông của bao nhiêu giáo xứ và nhà ḍng. Tôi ước mong được dời đi thật xa, lên miền núi để khỏi phải nghe những tiếng chuông ấy.

 

“Ban đêm, trong cái thinh lặng của thành phố, tôi nghe lại tiếng sóng Thái B́nh Dương mà tôi đă từng nghe thấy từ cửa văn pḥng ṭa giám mục của tôi. Không ai biết tôi ở đâu, mặc dù nhà tù chỉ cách nhà tôi vài cây số. Tôi sống trong t́nh trạng thật vô lư!

 

“Tối ngày 1 tháng 12 năm 1976, như tôi đă kể, người ta đưa tôi từ nhà tù Thủ Đức xuống tàu Hải Pḥng. Tối hôm ấy, trong khi chờ đợi, họ bắt chúng tôi ngồi xuống đất. Xa xa, cách đó 3 cây số, tôi thấy ánh điện của thành phố Saig̣n, trung tâm của giáo phận mà tôi đă được bổ nhiệm làm Giám Mục Phó ngày 24 tháng 4 năm 1975. Tôi biết rằng ḿnh sắp bị đưa đi xa khỏi nơi này. Đau khổ ấy làm tôi rùng ḿnh. Tôi nghĩ đến Thánh Phaolô Tông Đồ lúc giă từ các kỳ mục thành Êphêsô tại Milêtô, khi biết rằng sẽ không bao giờ c̣n được nh́n lại họ nữa. C̣n tôi th́ không được giă từ những người thân của tôi. Tôi cũng không thể an ủi hoặc để lại cho họ lời khuyên nào. Trong thâm tâm, tôi giă từ họ, nhất là Đức Tổng Giám Mục cao niên Phaolô Nguyễn Văn B́nh tốt lành của tôi. Tâm hồn tôi đau đớn, khi nghĩ ḿnh sẽ không bao giờ c̣n được nh́n lại họ nữa. Cho đến nay, tôi vẫn chưa gặp lại họ.

 

“Tôi cảm thấy niềm đau khổ mục tử sâu xa trong tất cả những điều đó, nhưng tôi có thể làm chứng rằng Chúa Cha không hề bỏ rơi tôi và Ngài đă ban sức mạnh cho tôi”.

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đă đến trong thế gian,

Chúa đă yêu thương chung Giáo Hội và môn đệ Chúa cho đến cùng,

tới độ Chúa đă tự hiến để họ được thánh hóa trong chân lư,

nhờ đó họ được hiệp nhất nên một trong Chúa và Cha

để cho thế gian nhận biết Chúa đă được Cha sai.

Xin Nhựa Sống Thánh Linh của Chúa luôn sung sức trong chúng con

để cành nho chúng con có thể trổ sinh muôn vàn Hoa Trái Thần Linh cho Chúa. Amen.